Công việc ở Tây Ban Nha

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đời sống chuyên nghiệp
Thông thường người dân Tây Ban Nha xem công việc như một cách để kiếm sống và là một hình thức để đo lường thành tựu cá nhân của họ.
Ngày càng ít đàn ông và phụ nữ Tây Ban Nha có suy nghĩ rằng phụ nữ không nên làm việc khi con họ còn nhỏ và chưa đến tuổi đi học. Chín trên mười người Tây Ban Nha khi được khảo sát đều cho rằng sự xuất hiện của người phụ nữ trên thị trường lao động là quá trình đầy nỗ lực. Luật bình đẳng giới đã thay đổi cơ cấu của đời sống lao động, gia đình và cá nhân.
Xuyên suốt quá trình hiện đại hoá kinh tế và xã hội ở những năm gần đây, phần trăm của lao động năm và nữ đã có sự tiến hoá theo cách khác biệt. Từ những năm 70 của thế kỷ trước, số lượng năm giới trong độ tuổi lao động tham gia vào thị trường việc làm giảm đi một phần là do họ dành nhiều thời gian hơn cho việc học và nghiên cứu.
Còn sự tham gia của nữ giới trong độ tuổi lao động tham gia vào thị trường việc làm tăng một cách đáng kể từ những năm 50 của thế kỷ XX. Mặc dù tăng trưởng nhanh chóng nhưng số lượng phụ nữ làm việc ở Tây Ban Nha vẫn dưới mức trung bình so với các quốc gia thành viên khác trong khối Liên Minh Châu Âu.
Để định giá một công việc điều quan trọng nhất là sự ổn định. Một nhân tố cân nhắc quan trọng nhất là làm thế nào để tiếp tục sống ở thành phố trước giờ họ vẫn sống. Rất nhiều công việc yêu cầu người lao động thay đổi nơi cư trú của họ.
Giờ làm việc trung bình một tuần là 40 tiếng. Ngoài thời gian này, hơn 40% người lao động phải làm thêm ngoài giờ. Một nửa trong số họ có thêm tiền thưởng phần còn lại thì không. Các công ty yêu cầu nhân viên làm thêm ngoài giờ để cạnh tranh với các công ty khác.
Di cư: Để tìm một tương lai tốt đẹp hơn
Đây là một hiện tượng phổ biến ở phần lớn các quốc gia phát triển. Số lượng nhập cư ở các quốc gia thành viên trong Liên Minh Châu Âu tăng lên từng ngày. Phần lớn những người di cư đến từ phía bắc Châu Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, các quốc gia châu Mỹ Latinh,... Tổ chức Liên Hợp Quốc đã cảnh báo về sự cần thiết phải chấp nhận những người nhập cư để duy trì tăng trưởng và bảo vệ lương hưu ở các quốc gia tiếp nhận. Tuy nhiên, sự gia tăng của dòng người nhập cư vào các quốc gia ở Châu Âu đã gây ra vấn đề xã hội và nhân đạo.
Đối với Tây Ban Nha thì tình hình này là đặc biệt khi quốc gia này nằm ở vị trí cửa ngõ phía Nam Châu Âu để dòng người nhập cư vào các quốc gia thuộc thế giới thứ nhất. Số lượng người nhập cư đến biên giới quốc gia này đã tăng lên đáng kể: kể từ năm 1998, con số này đã tăng gấp sáu lần. Số lượng người nhập cư đổ bộ lên  bờ biển phía nam của bán đảo và quần đảo Canary rất đông, đặc biệt là vào những tháng  xuân -hè, khi điều kiện tự nhiên cho phép vượt qua eo biển Gibraltar. Hội Chữ thập đỏ và các tổ chức phi chính phủ khác nhau chịu trách nhiệm về công tác nhân đạo giúp đỡ những người nhập cư này

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#sachdich