Nghệ thuật tạo hình (les artes plasticas)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tranh ở Tây Ban Nha vào thế kỷ vàng: Những nghệ nhân vĩ đại
El Greco (1541-1614): Domenico Theotocopulos được biết đến dưới tên gọi là El Greco hay El Griego. Ông sinh ra ở đảo Creta và đã đến Tây Ban Nha vào năm 1576 để cộng tác trang trí tu viện El Escorial nhưng El Greco không thích vừa Felipe đệ nhị nên ông đã chuyển đến Toledo và sống ở đây cho đến khi ông qua đời. Chủ yếu các tác phẩm của ông xoay quanh đề tài tôn giáo nhưng đôi lúc ông cũng vẽ tranh chân dung cho các quý tộc triều đình lúc bấy giờ. Tác phẩm của El Greco thể hiện hết bản sắc riêng của ông. Các bức tranh của vị hoạ sĩ này là sự phối hợp tốt hai gam màu sáng và tối. Để thể hiện tốt nội dung bức tranh, ông đã kéo dài các đường nét chính của các hình khối trong tác phẩm của mình. Tác phẩm tiêu biểu khi nhắc đến El Greco là bức Mộ chơi cất của bá tước xứ Orgas (nhà thờ ở Santo Tomé, Toledo).

(Nguồn: sách Cultura en España)

Murillo (1617-1682): Bartolomé Esteban Murillo sinh ra và lớn lên ở Sevilla. Những tác phẩm của vị hoạ sĩ này phần lớn cũng về đề tài tôn giáo điển hình như bức Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội. Ngoài ra, ông còn vẽ những bức tranh về những đứa trẻ đường phố. Xử lý ánh sáng tốt và chất liệu vải để vẽ tranh là những điểm khiến tác phẩm hội hoạ của Murillo rất đặc biệt. Tác phẩm hội hoạ của ông theo trường phái Baroque.

(Nguồn: Sách Cultura en España)

Velazquez (1599-1660): Diego để Silva y Velasquez sinh ra ở Sevilla và là hoạ sĩ cung đình dưới thời vua Felipe đệ tứ. Tranh của ông hiện thực, phân tích và lột tả được những nhân vật làm cho tác phẩm hội hoạ của Tây Ban Nha trở nên phổ quát nhất. Ông có nhiều tác phẩm tiêu biểu nhưng bức tranh Gia đình vừa Felipe đệ tứ đã trở thành một trong những bức tranh quan trọng nhất ở Tây Ban Nha.

Tác phẩm hội hoạ Tây Ban Nha vào thế kỷ XVIII XIX
Goya (1786-1828): Francisco de Goya sinh ra ở vùng Fuendetodos (Zaragoza). Tác phẩm của ông được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau: Vẽ những bản hình mẫu trên thảm (los cartones para la elaboracion de tapices de la Real Fabrica de Tapices: Tapestry cartoon), vẽ tranh chân dung cho triều đình, vẽ những tác phẩm thể hiện sự kinh hoàng của chiến tranh.
Chỉ với cây cọ vẽ cùng với phong cách cá nhân của mình, tác giả đã thổi hơi thở thời đại vào trong những tác phẩm của mình. Ông được mệnh danh là cha đẻ của hội hoạ hiện đại Tây Ban Nha. Ông là hoạ sĩ hoàng gia dưới thời vua Carlos đệ tứ và và vua Fernando đệ thất.

(Nguồn: sách Cultura en España)

Pablo Picasso (1881-1973): Ông sinh ra ở Málaga, bắt đầu học vẽ ở Barcelona và chuyển đến sống ở Paris từ khi còn rất trẻ. Ông ấy theo trường phái hội hoạ lập thể để phá cách cách trình bày của một bức tranh truyền thống. Từ đó, người xem các tác phẩm của ông có thể hiểu được hết các quan điểm của hoạ sĩ và có quan điểm cá nhân của mình.

(Nguồn: Sách Cultura en España)

Tác phẩm hội hoạ trừu tượng Tây Ban Nha có thể kể đến những hoạ sĩ tài năng như Tapies, Manuel Viola hay là Antonio Saura. Nghệ thuật đại chúng (El pop estariá: pop art in English) được đại diện bởi nhóm Cronica. Người trong nghề sẽ gọi là chủ nghĩa hiện thực huyền diệu. Một trong những hoạ sĩ nổi bật của trường phái này là Antonio Lopez. Cuooie cùng, ở thời đại hiện nay, các công nghệ và thiết kế mới được áp dụng vào mỹ thuật có sự tham gia và đầu tư của Javier Mariscal.
Một trong những nghệ sĩ phổ quát nhất là Miquel Barceló, tác giả của mái vòm ở phòng Nhân Quyền của trụ sở Liên Hợp Quốc ở Geneva.

Các công trình kiến trúc:
Là một trong các lĩnh vực nghệ thuật đánh giá cao phần lớn lịch sử Tây Ban Nha. Chỉ sau Ý, các công trình kiến trúc La Mã trên đất nước Tây Ban Nha có tầm quan trọng nhất Châu Âu. Những di tích thành phố như là Segovia, Merida, hoặc ở Tarragona là một vài ví dụ điển hình nhất chứng minh dấu ấn của La Mã cổ đại trên mảnh đất này.
Nghệ thuật thời kỳ trung cổ ở Tây Ban Nha là một phần tất yêu của lịch sử. Cùng với sự xuất hiện của người Visigoth vào thế kỷ thứ V, người Hồi giáo vào thế kỷ thứ VIII, con đường hành hương  Santiago vào thế kỷ thứ X đã tạo nên những dấu ấn nghệ thuật mới. Những điều vừa kể trên đã làm cho Tây Ban Nha trở thành một quốc gia khác với những quốc gia còn lại của Châu Âu vì cùng lúc bị ảnh hưởng bởi Trung Âu, Địa Trung Hải và những xứ sở ở phương Đông xa xôi.
Các công trình kiến trúc thời Trung cổ ở Tây Ban Nha được chia thành hai trường phái: Cơ đốc  giáo ở phía bắc bán đảo còn Hồi giáo ở phía nam.
Nghệ thuật của Cơ đốc giáo: Hầu như các công trình kiến trúc có yếu tố tôn giáo như sự dựng xây các nhà thờ, tu viện, lâu đài. Các tác phẩm hội hoạ và điêu khắc nằm ở bên trong những công trình kiến trúc như thế và mang tính mô phạm để dạy cho các giáo dân về tín ngưỡng Cơ Đốc giáo.
Cùng với sự phát triển của Cơ Đốc giáo, từ nghệ thuật Visigoth đã xuất hiện một phong cách mới mang tên nghệ thuật tiền La Mã. Những bức tường của những công trình kiến trúc ở đây dày, mạnh mẽ với ít sự chạm trổ, trang trí. Sự tiến hoá tự nhiên của những công trình kiến trúc này làm phát sinh nghệ thuật La Mã cùng với sự ảnh hưởng của những khách hành hương người Pháp đã dựng nên con đường hành hương Santiago. Một vài công trình kiến trúc tiêu biểu như tu viện Silos ở Burgos, và tu viện Santa María ở Ripoll (Gerona).
Cùng với nghệ thuật Gothic vào thế kỷ thứ XIII đến thế kỷ thứ XV, các công trình kiến trúc được cách điệu hơn, các bức tường trở nên mỏng hơn và được lắp cửa kính màu. Những điều thay đổi trên để nhiều ánh sáng tự nhiên bên ngoài hắt vào các công trình kiến trúc, một biểu tượng của sự ân sủng của Thiên Chúa và thay thế các bức tranh trang trí trong nhà thờ. Vào cuối thời đại trung cổ ở Tây Ban Nha xuất hiện trường phái Plateresque (Plateresque, có nghĩa là "theo cách của một thợ bạc" (plata là bạc trong tiếng Tây Ban Nha), là một phong trào nghệ thuật, đặc biệt là kiến ​​trúc, được phát triển ở Tây Ban Nha và các lãnh thổ của nó, xuất hiện giữa cuối thời Gothic và đầu Phục hưng vào cuối thế kỷ 15, và  trải dài trong hai thế kỷ tiếp theo.  Nó là một sự sửa đổi của các khái niệm không gian gothic và một sự pha trộn chiết trung của các thành phần trang trí Mudéjar, Flamboyant Gothic và Lombard, cũng như các yếu tố Phục hưng có nguồn gốc Tuscan. Trích từ nguồn: Bozal, Valeriano; Art history in Spain: From the origins to the Enlightenment, pp. 157, 165. Ed Akal (1978).) Một điển hình của nghệ thuật này là mặt tiền của trường đại học Salamanca.
Nghệ thuật Hồi giáo:
Sự xuất hiện của người Hồi giáo ở Tây Ban Nha vào thế kỷ thứ VIII đã khái quát hoá việc sử dụng vòm móng ngựa cũng như trang trí hình học và thực vật trên các bức tường của các công trình kiến trúc.
Tây Ban Nha lưu giữ những di tích tuyệt đẹp về nghệ thuật Hồi giáo trong các lâu đài, công trình tôn giáo, nhà thờ Hồi giáo và cung điện như cung điện Aljaferia ở Zaragoza. Công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn Tây Ban Nha- Hồi giáo là nhà thờ Hồi Giáo Cordoba cùng với rừng cột và vòm ấn tượng. Đó còn là toà tháp Giralda ở Sevilla. Ngày nay, du khách có thể tìm thấy toà tháp này ở nhà thờ Thiên Chúa Giáo cũng ở Sevilla. Những dấu ấn này có thể được tìm thấy ở Alhambra (Granada) cùng với những cung điện, nhà ở của quan chức, khu vườn tuyệt đẹp ở Andalusia.
Phục hưng (thế kỷ XVI): Là một trường phái đến từ Ý và sử dụng các yếu tố của nghệ thuật Hy- La cổ đại vào trong các công trình kiến trúc. Một trong các nguyên tắc cơ bản chất trường phái là tính đối xứng giữa các hình thái và đầu cột cổ điển.
Nghệ thuật phục hưng được các nghệ sĩ người Ý du nhập vào Tây Ban Nha dưới thời vua Carlos đệ ngũ và vua Felipe đệ nhị. Một trong các công trình kiến trúc tiêu biểu của thời kỳ này là tu viện El Escorial bởi kiến trúc Juan de Herrera. Dưới thời vua Felipe đệ nhị, ngài đã ra lệnh khởi công xây dựng công trình này để làm nơi an nghỉ cuối cùng cho cha của ngài. Dưới thời vua Carlos đệ ngũ, tu viện này là nơi ăn mừng chiến thắng của San Quintin trong trận chiến với người Pháp. Bên trong tu viện, du khách đến đây sẽ có dịp chiêm ngưỡng những ngôi mộ của một vài vị vua và hoàng hậu Tây Ban Nha từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XX.
Nghệ thuật Baroque (XVII-XVIII): ra đời trước những phản ứng đối với nghệ thuật phục hưng. Những công trình kiến trúc mang dấu ấn Baroque có dạng cong tròn mà dù khách có thể chiêm nghiệm điều này ở nhà thờ Isabel ở Zaragoza. Đặc trưng của trường phái nghệ thuật này là kiến trúc cầu kỳ, hoa mỹ và phức tạp hơn nên ở Tây Ban Nha đã xuất hiện trường phái mới gọi là siêu Baroque ( "churrigueresco", ultra- baroque hay là churrigueresque trong tiếng Anh). Tên của trường phái này được đặt theo tên của kiến trúc sư và điêu khắc gia người Tây Ban Nha Juan de Churriguera.
Trường phái tân cổ điển (cuối thế kỷ thứ XVIII):  Từ những gì được các nhà khảo cổ khám phá được từ hầm mộ của Pompeya và Herculano ở Naples, Ý đã đánh dấu sự trở lại của trường phái nghệ thuật cổ điển.
Trường phái tân cổ điển từ Ý, Pháp đã đủ nhập vào Tây Ban Nha dưới triều đại vua Carlos đệ tam. Phần lớn các công trình kiến trúc tân cổ điển được đặt ở Madrid như cây cầu Alcala, bệnh viện General này là bảo tàng nghệ thuật nữ hoàng Sofia (nơi trưng bày bức tranh Guernica của Pablo Picasso), bảo tàng Prado và khu vườn thực vật.
Thế kỷ XIX: Chủ nghĩa lãng mạn châu Âu chỉ đủ nhập vào Tây Ban Nha vào cuối thế kỷ XIX. Nghệ thuật Tây Ban Nha vào giai đoạn này thiên về chủ nghĩa chiết trung (pha trộn, tổng hợp của nhiều trường phái nghệ thuật khác nhau).
Vào cuối thế kỷ này chủ yếu là những công trình kiến trúc bằng sắt như cầu và nhà ga.
Thế kỷ XX: Vào những năm đầu của thế kỷ XX, kiến trúc sư nổi tiếng Antonio Gaudi đã giới thiệu chủ nghĩa hiện đại vào Tây Ban Nha mà ở Pháp gọi là nghệ thuật mới (Art Nouveau), ở Anh gọi là tự do (liberty). Các công trình kiến trúc theo trường phái này là đường cong lấy cảm hứng từ tự nhiên và sử dụng vật liệu mới như sắt và thủy tinh. Nhưng Gaudi có phong cách riêng mình trong việc sử dụng men và gốm cùng những màu sắc sống động trong việc kiến tạo các công trình kiến trúc. Những công trình kiến trúc tiêu biểu của ông bao gồm công viên Güel và nhà thờ Sagrada Familia ở Barcelona.
Từ sau nội chiến (1936-1939) Tây Ban Nha bị cô lập bởi phần lớn các quốc gia khác ở Châu Âu. Do đó, công trình kiến trúc Tây Ban Nha lúc bấy giờ không theo một trường phái nghệ thuật cụ thể nào. Từ năm 1950, rất nhiều kiến trúc sư Tây Ban Nha đã du nhập rất nhiều khuynh hướng kiến trúc mới từ các nước khác ở Châu Âu và cả Mỹ nữa.
Những năm cuối thế kỷ này, rất nhiều kiến trúc sư Tây Ban Nha được quốc tế công nhận.

Điêu khắc vào thế kỷ XX
Các nhà điêu khắc nổi tiếng vào thế kỷ này có thể kể đến Mariano Benillure với bức phù điêu cảnh đấu bò. Ngoài ra còn có Pablo Gargallo, người đã tạo tác thành công các công trình điêu khắc bằng sắt mà thể hiện được hình khối 3 chiều. Điêu khắc gia trù tượng người Tây Ban Nha được quốc tế công nhận là Eduardo Chillida và Jorge Oteiza.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#sachdich