Tây Ban Nha trên trường quốc tế

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Vai trò của Tây Ban Nha trên trường quốc tế rất đa dạng tùy thuộc vào hệ thống chính trị xuyên suốt lịch sử Tây Ban Nha. Vào thời kỳ thực dân đế quốc diễn ra từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, quan hệ giữa Tây Ban Nha với các nước thuộc địa ở Châu Mỹ chủ yếu là về thương mại. Cùng với sự phi thực dân hoá vào thế kỷ thứ XIX và sự ra đời của rất nhiều quốc gia độc lập ở khu vực này, quan hệ trên đã thay đổi. Khi chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, Tây Ban Nha bị quốc tế cô lập vì ủng hộ cho phe phát xít.
Từ năm 1975 cho đến ngày nay, Tây Ban Nha tham gia vào liên minh Châu Âu.
Tây Ban Nha đế quốc nơi mặt trời không bao giờ lặn.
Sự sụp đổ của Constantinope vào năm 1453 và sự thống trị của người Thổ Nhĩ Kỳ ở Địa Trung Hải đã làm gián đoạn sự trao đổi của nơi này với phương Đông nơi cũng cấp hàng hoá cho Châu Âu. Điều này đã thúc đẩy những chuyến đi đầu tiên đến phía tây và phía nam để tìm những vùng đất mới, những thị trường mới. Vào năm 1483, Christopher Columbus đã đề xuất với vương triều Công giáo về việc tìm kiếm một tuyến đường mới từ Đại Tây Dương đến phương Đông. Từ cảng biển Palos ở Huelva vào ngày 3 tháng 8 năm 1492, Christopher Columbus đã xuất phát cùng với ba chiếc thuyền Pinta, Niña, và Santa Maria cùng với hơn 100 thủy thủ đoàn đã tìm ra Châu Mỹ vào ngày 12 tháng 10 cùng năm đó.
Người Tây Ban Nha đã gọi nơi này là vùng đất mới và đã thiết lập ở nơi này hệ thống chính trị thuộc địa cùng với đó đế chế Tây Ban Nha dưới thời trị vì của vua Philip đệ nhị được xem là hùng mạnh nhất trong lịch sử nhân loại vào bấy giờ.
Kinh tế ở những vùng thuộc địa dựa trên việc khai thác các mỏ kim loại quý giá và trồng trọt. Nhưng tất cả những sản vật của Châu Mỹ không làm cho Tây Ban Nha tiến bộ hơn mà chỉ là công cụ để chi trả cho những cuộc chiến tranh kéo dài liên miên và sự ăn chơi của giới quý tộc ở Tây Ban Nha bấy giờ.
Xâm lược thuộc địa diễn ra xuyên suốt rất nhiều vương triều ở Tây Ban Nha. Rất nhiều thổ dân Châu Mỹ mong muốn tiếp quản vùng đất họ đang sống. Người dân Tây Ban Nha xâm lược thuộc địa và sinh sống ở vùng Nam Mỹ tiếp quản đời này qua nhiều thế hệ.
Sự phi thực dân hoá đối với khu vực Châu Mỹ La Tinh.
Xuyên suốt cuộc chiến tranh giành độc lập từ năm 1808 đến 1814, Napoleon đã xâm lược Tây Ban Nha và bổ nhiệm anh trai mình là José Bonaparte là vua của xứ Tây Ban Nha. Các thuộc địa Châu Mỹ La Tinh đấu tranh giành độc lập do bị ảnh hưởng bởi cuộc cách mạng tư sản Pháp vào năm 1789 và cuộc đấu tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ. Quá trình này diễn ra nhanh chóng: chỉ trong vòng 15 năm từ năm 1808 đến năm 1821 hầu hết các quốc gia ở Châu Mỹ La Tinh đã giành được độc lập. Đến năm 1898, Cuba và Puerto Rico mới giành được độc lập.
Sự cô lập quốc tế
Vào năm 1939, chế độ độc tài ở Tây Ban Nha tuyên bố trung lập nhưng chính quyền này từng ủng hộ phe phát xít trong thời gian diễn ra chiến tranh thế giới lần thứ 2. Do đó, khi chiến tranh thế giới kết thúc, Tây Ban Nha đã bị cô lập toàn diện về mặt ngoại giao.
Nhưng tình hình này đã thay đổi khi xuất hiện tình trạng chiến tranh lạnh vào những năm 50. Do Tây Ban Nha có vị trí địa chiến lược ở khu vực Địa Trung Hải nên vào năm 1953, Hoa Kỳ và Tây Ban Nha đã ký thoả thuận nhằm thay đổi vị thế của Tây Ban Nha lúc bấy giờ. Vào năm 1955, Tây Ban Nha trở thành thành viên của Liên Hiệp Quốc.
Tây Ban Nha và liên minh Châu Âu
Thành lập liên minh Châu Âu
Ý tưởng thành lập liên minh giữa các quốc gia Châu Âu ra đời sau tuyên bố của bộ trưởng bộ ngoại giao Pháp Robert Schumann vào ngày 9 tháng năm năm 1950. Nguyên nhân của cuộc đề xuất này là việc sản xuất thân và thép của Pháp và Đức cùng với hậu quả để lại của hai cuộc chiến tranh thế giới ở Châu Âu.
Đến ngày một tháng 7 năm 2013 liên minh Châu Âu cơ bản đã hoàn thành việc mở rộng Đông Âu với sự gia nhập của Croatia.
Từ cộng đồng Than Thép Châu Âu, Liên minh Châu Âu đã trải qua quá trình dài của sự phát triển. Hiệp ước Maastricht năm 1992 và Lisbon năm 2009 đã tạo ra ba cơ quan chính của Liên minh Châu Âu
1. Sự thành lập của thị trường chung Châu Âu để đảm bảo sự tự do lưu thông của thị trường, dịch vụ, nhân lực và vốn đã tạo ra một loạt các chính sách chung và tôn trọng các quy tắc cạnh tranh và mình bạch giá cả.
2. Chính sách đối ngoại và an ninh Châu Âu tương ứng với các chính phủ khác nhau. Liên minh Châu Âu có một cơ quan đại diện chúng về đối ngoại và an ninh thực hiện vai trò điều phối giữa các quốc gia thành viên và thể hiện vị thế trên trường quốc tế.
3. Sự hợp tác tư pháp và chính sách đối nội đã tạo cho người dân Châu Âu sự bảo vệ cao thông quá kiểm soát biên giới bên ngoài, chính sách tị nạn và nhập cư, hợp tác tư pháp giữa các quốc gia và chống buôn lậu và buôn bán ma túy xuyên quốc gia.
Từ tháng bảy 2013, Châu Âu có 28 quốc gia thành viên.
Tây Ban Nha: thành viên của liên minh Châu Âu
.Thay đổi cơ bản diễn ra ở Tây Ban Nha vào thế kỷ XX là trở thành thành viên của tổ chức siêu quốc gia như Liên minh Châu Âu. Khi trở thành thành viên của Liên Minh Châu Âu, Tây Ban Nha đã có thành tựu nổi trội, ủng hộ tiến bộ, dân chủ, liên minh giữa các quốc gia.
Tây Ban Nha đã đóng góp vào thành tựu sau đây của liên minh Châu Âu:
Phê chuẩn đơn vị tiền tệ chung Châu Âu, đồng Euro, từ ngày 1 tháng 1 năm 2002. Đây là thành tựu đạt được sau hơn 25 năm kể từ ngày đề xuất. Sự xuất hiện của đồng Euro đã làm thay đổi đời sống và hệ thống kinh tế của hơn 300 triệu người dân Châu Âu và thay đổi hệ điều hành của toàn bộ ngân hàng quốc gia ở Châu Âu vì đồng tiền chung này được quản lý bởi duy nhất một cơ quan: Ngân hàng trung ương Châu Âu đặt trụ sở ở Frankfurt (Đức).
. Là thành viên của khối Schengen thành lập năm 1993. Khu vực Schengen được các quốc gia thành viên liên minh Châu Âu nhằm mục đích di chuyển tự do giữa các quốc gia.
. Sáng lập toà án Công Lý Châu Âu để giải quyết các vấn đề pháp lý trong nội bộ tổ chức.
. Phê chuẩn hiệp ước Lisbon vào năm 2009 để điều chỉnh một số hiệp ước cũ của Liên Minh Châu Âu.
Tây Ban Nha: thành viên của một số tổ chức quốc tế.
Hiện nay, Tây Ban Nha là thành viên của một số tổ chức quốc tế sau đây:
. Tổ chức chính trị và lợi ích chung
Liên Hợp Quốc: Được thành lập vào năm 1945, tổ chức này đặt trụ sở tại New York (Hoa Kỳ) để đặt ra các nguyên tắc cơ bản để giữ gìn hoà bình và an ninh thế giới.
Hội đồng nghị viện của Uỷ hội Châu Âu: Thành lập vào năm 1949, tổ chức này đặt trụ sở tại Strasbourg với nhiệm vụ bảo vệ sự phát triển của lý tưởng chừng cho nền dân chủ ở Châu Âu và ủng hộ sự tiến bộ của kinh tế-xã hội.
Tổ chức các bang Ibero- Mỹ: Thành lập năm 1957, tổ chức này đặt trụ sở tại Madrid.
. Tổ chức kinh tế: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế, Tổ chức thương mại thế giới, Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc, Tổ chức tiền tệ thế giới,...
. Tổ chức về an ninh và phòng vệ
Tổ chức Bắc Đại Tây Dương: Ra đời vào năm 1949 như là hệ quả của sự phân chia hai cực sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Tổ chức này đặt trụ sở tại Brussels (Bỉ).
Liên minh Tây Âu: Là tổ chức Châu Âu về hợp tác phòng vệ và an an ninh ra đời vào năm 1948 theo hiệp ước Brussels.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#sachdich