van hoa xa hoi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chất kháng sinh là loại thuốc đặc biệt, nó ngăn chặn hoặc tiêu diệt sự phát triển của vi khuẩn hoặc các vi sinh vật có mầm bệnh. Chất kháng sinh giúp cho chúng ta có thể chống lại các bệnh tật và được sử dụng trong việc điều trị nhiều căn bệnh.

Từ "antibiotics" (kháng sinh) có nguồn gốc từ chữ "antibiosis" . "anti" có nghĩa là "chống lại" và "biosis" có nghĩa là "cuộc sống". Chất kháng sinh tác động, chống lại một số loại vi khuẩn. Thật vậy, chất kháng sinh là chất hoá học lấy từ cơ thể các vi sinh vật như vi khuẩn, nấm mốc, hoặc một vài thực vật.

Thời đại chất kháng sinh bắt đầu vào khoảng năm 1982 cùng với việc khám phá các loại Penicillin của bác sĩ Alexandra Flemning. Flemning đã đặt tên cho chất Penicillin. Chất kháng sinh này rất hữu hiệu cho việc điều trị các bệnh như viêm phổi, họ , viêm cuống họng, mụn mũ, đau nhức, v.v... Streptomycin là một chất kháng sinh khác được dùng để điều trị bệnh lao phổi. Ngoài ra còn có những chất kháng sinh khác như ampicilin, tẻtacyclin, chloromycetin, v.v... được dùng để trị những căn bệnh khác. Một vài loại kháng sinh rất hữu hiệu trong việc chống lại một số vi sinh vật, vài loại khác hữu hiệu trong việc chống lại các vi sinh vật ở phạm vi lớn được gọi là chất kháng sinh phổ rộng.

Khi một chất kháng sinh được đưa vào cơ thể, nó sẽ giết chết các vi khuẩn gây bệnh.

Bạn có biết chất kháng sinh được làm như thế nào không? Hầu hết các kháng sinh đều được làm từ vi khuẩn và nấm. Các khoa học gia thật sự đã không biết toàn bộ cách thức mà chất kháng sinh giết được các vi khuẩn mầm bệnh. Một vài khoa học gia cho rằng chất kháng sinh ngăn chặn oxy không tới được các vi khuẩn mầm bệnh nên các vi khuẩn này chết vì thiếu oxy. Một vài khoa học gia khác cho rằng , chất kháng sinh ngăn chặn các vi khuẩn không lấy được thức ăn . Dù cho cách thức tác động của chất kháng sinh có như thế nào đi nữa, nó vẫn là loại thuốc hữu ích cho con người. Mỗi năm hàng triệu bệnh nhân trên thế giới được chữa trị nhờ chất kháng sinh. Năm 1930, 20% đến 85% tổng số tử vong ở Mỹ là do bệnh lao phổi. Năm 1960 con số này giảm xuống còn 5%. Tương tự, số tử vong do sốt thương hàn gây ra đã giảm từ 10% đến 2%. Các bệnh truyền nhiễm cũng đỡ đi nhiều nhờ chất kháng sinh. Chất kháng sinh cũng hữu dụng trong việc ngăn ngừa những căn bệnh như nhiễm trùng cuống họng, bệnh sốt gây đau nhức các khớp xương và các bệnh lây qua đường tình dục, v.v...

Chất kháng sinh cũng có những phản ứng phụ, tạo ra phản ứng của cơ thể đối với chất kháng sinh chẳng hạn như chứng ban đỏ và các triệu chứng khác có thể gây ra những căn bệnh khác. Phản ứng trầm trọng nhất là dẫn tới tử vong. Đôi khi, chất kháng sinh không có hữu hiệu đối với một số vi khuẩn mầm bệnh.rong komodo o indonexia

tạo núi Cô Tiên được giải thích bằng câu chuyện tình

Ông Sèn Chỉn Ly, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho biết: Trong các ngày Tết Nguyên đán Tân Mão, đã có gần 4.000 lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn, với tổng doanh thu trên 3 tỷ đồng.   

Ngay từ ngày Mồng 1 Tết, Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn đã đón rất nhiều du khách đến tham quan, du lịch. Đây là một tín hiệu vui mừng đối với Hà Giang - tỉnh vùng cao địa đầu cực Bắc của Tổ quốc còn rất nhiều khó khăn.     

Không chỉ đến với những danh lam, thắng cảnh, du khách đến với Hà Giang trong dịp Tết Tân Mão còn được tận mắt "mục sở thị" các lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh như: Lễ hội lồng tồng của dân tộc Tày, lễ hội cầu mưa của dân tộc Lô Lô, lễ hội chọi trâu, lễ hội chọi gà... Tham gia các trò chơi dân gian như: đẩy gậy, đánh sảng, đánh yến, đi cà kheo, nhảy bao bố, tung còn... mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc.

Để thu hút khách đông đảo du khách đến với Hà Giang trong dịp Tết Nguyên đán, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo các địa phương trong tỉnh tổ chức tốt các hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao; các lễ hội truyền thống được tổ chức rộng khắp, mang tính xã hội hoá cao. Công tác xúc tiến du lịch được triển khai tích cực, hình thành nhiều điểm, tua, tuyến du lịch. 

Sau gần 3 năm chuẩn bị tích cực, Cao nguyên đá Đồng Văn đã được công nhận là thành viên mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu, tạo tiền đề quan trọng cho phát triển du lịch của tỉnh phát triển. Các làng văn hoá du lịch cộng đồng, hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư phát triển. Hà Giang đã phát huy thế mạnh các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch khám phá mạo hiểm, du lịch văn hóa... Nhiều điểm du lịch của tỉnh thu hút đông đảo du khách đến trong dịp Tết Nguyên đán là Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn, Cột cờ Lũng Cú, Phố cổ Đồng Văn, khu du lịch dinh nhà Vương (huyện Đồng Văn); núi Cô Tiên (huyện Quản Bạ); Mã Pì Lèng (huyện Mèo Vạc). Với sự khởi động ấn tượng trong những ngày đầu năm 2011, du lịch Hà Giang được kỳ vọng sẽ có những bước phát triển đầy hứa hẹn. Năm 2011 Hà Giang phấn đấu đón trên 350.000 lượt du khách, doanh thu từ du lịch đạt gần 300 tỷ đồng.             

Hội ngộ lý thú giữa khoa học và văn hóa bản địa

"Khi nghiên cứu về Công viên Địa chất cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), chúng tôi đã phát hiện cuộc hội ngộ lý thú giữa khoa học và văn hóa bản địa của 17 dân tộc sống trên mảnh đất này", nhà khoa học Lương Thị Tuất, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam chia sẻ. Điều đó sẽ mở ra hướng khai thác công viên địa chất một cách bền vững.

Không hề có khái niệm về "di sản địa chất" song cư dân địa phương từ xưa đã cảm nhận được về sự độc đáo của những núi đá này. Sống cùng với đá, họ không hề xâm phạm đến tự nhiên mà lại tạo ra thêm một giá trị di sản nhân văn đáng quý khác bên cạnh di sản địa chất "trời cho".

Những truyền thuyết về đá

Nhóm các nhà khoa học Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cho biết, nhiều di sản địa chất nổi bật trong vùng được đồng bào dân tộc lý giải một cách rất riêng dưới dạng các truyền thuyết, sự tích…

"Nếu nói với du khách về việc kiến tạo núi Cô Tiên hình bát úp là do sự bào mòn đều đặn, thẳng hướng các thành tạo dăm kết vôi chứa dolomit ở thung lũng đứt gãy Quản Bạ chắc khó ai nhớ nổi. Nhưng với truyền thuyết về chuyện tình một nàng tiên trốn xuống trần kết hôn với một chàng trai người HMông thì ngọn núi thật nên thơ", bà Lương Thị Tuất nói. Truyền thuyết kể rằng, khi bị vua cha gọi về trời, nàng tiên đã để lại đôi nhũ hoa cho con thơ. Đó chính là ngọn núi Cô Tiên.  

Hay giữa vùng núi đá ken kín đất đai lại xuất hiện hai hồ nước tưới tắm cho vùng đất dưới chân Cột Cờ Lũng Cú cũng được lý giải bằng truyền thuyết về đôi mắt rồng thiêng. Thực chất hai hồ nước là hai phễu karst cổ hiện đã ngừng hoạt động được bịt kín bởi sét - một sản phẩm phong hóa của đá vôi.

Các nhà khoa học ghi nhận ở đây hình thành một vùng "văn hóa đá", đời sống người dân gắn liền với đá. Câu chuyện về anh hùng người Hmông Sùng Mí Chảng đã dùng vũ khí đá, dựa vào thế núi đá để chống lại quân Pháp, giành được Đồng Văn những năm 1905-1906 là minh chứng sinh động cho việc sống cùng đá của người dân bản địa.

Hội làng, hay còn gọi là làng vào đám ở miền Bắc, là tổ chức lễ hội long trọng nhất của làng quê xưa, để cúng bái, tế lễ và sau đó là những cuộc vui chơi náo nhiệt.

Trong đời sống nông nghiệp ngày trước, “tháng giêng là tháng ăn chơi”, nên hội làng thường được tổ chức sau ba ngày Tết, kéo dài từ một tuần lễ đến mười ngày, thậm chí có nơi còn kéo dài hơn nữa. Ở quê tôi, hội làng thường được tổ chức vào rằm tháng giêng. Ở nhiều làng xã, hội làng gắn liền với lễ Kỳ yên (Tế Xuân, Tế Thu) mà ngoài mục đích cúng Thành hoàng, các bậc tiền hiền có công khai canh, lập làng, còn mang ý nghĩa tâm linh, cầu mùa, cúng tổ nghề…

Lễ nghi tế tự là phần quan trọng nhất. Tôi không thể nào quên khi lần đầu tiên theo ông nội lên đình làng xem lễ. Một cảm xúc khá lạ lùng, vừa có một chút gì đó e dè, kiêng sợ, lại vừa có sự tò mò, háo hức, mong được thấy, được hiểu. Vào đúng nửa đêm, tất cả các vị chức sắc trong làng đều khăn đóng, áo dài đen, tề tựu ở đình làng, cáo yết Thành hoàng để xin phép được tắm Thần vị. Ông tôi giải thích rằng nước tắm là thứ nước trong sạch nhất, được người ta chèo thuyền ra giữa sông để lấy vào lúc tinh mơ của ngày Mộc đục (tắm Thần vị). Tắm xong, Thần vị còn được những chức sắc của làng lau lại bằng nước trầm hương, sau đó đặt trở lại trên bệ thờ nghiêm chỉnh, để dân làng thay nhau vào dâng đồ tế lễ.

Trang nghiêm nhưng nhộn nhịp, nhiều màu sắc nhất trong các nghi thức tế lễ là đám rước Thần vị. Bao nhiêu cờ quạt, tàn lọng, chiêng trống, gươm giáo, đội nhạc bát âm, long kiệu… đi qua đường làng, với sự tham dự của tất cả các quan viên, chức sắc địa phương, và dĩ nhiên không thể thiếu những thanh niên nam nữ, ăn mặc đẹp đứng chật hai bên đường để nhìn ngắm, trầm trồ.

Ngoài phần tế tự, bao giờ cũng có những trò vui xuân, là phần thu hút dân làng, nhất là các chàng trai, cô gái, cũng là cơ hội để họ làm quen, trao duyên. Các cụ xưa thường gọi các trò vui xuân là bách hí, nhưng ta phải hiểu rằng, dẫu không có tới 100 trò vui, thì niềm vui trong lòng người chắc hẳn vẫn vượt xa con số đó.

Ở các làng quê thuộc đồng bằng Bắc bộ, các trò vui xuân khi làng vào đám rất đa dạng. Nào là đánh đu, bắt trạch trong chum, đua thuyền, đánh vật, kéo co, thi nấu cơm, thi dệt vải; có nơi lại có trò chơi cổ vũ chăn nuôi, như thi trâu bò, thi lợn gà, hoặc cổ vũ trồng trọt, như thi dưa hấu ở làng Thổ Tang, phủ Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc). Đặc biệt nổi tiếng là ngày Hội Lim, được tổ chức trên đồi Lim (Hồng Vân Sơn), thuộc xã Lũng Giang, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, là ngày hội của hát quan họ.

Ở miền Trung thì có đua ghe, đánh cờ người, thi đá gà, thi múa rồng, hát hò khoan, hát đối đáp trao duyên..., nhưng phổ biến nhất là trò chơi bài chòi. Bài chòi ở Quảng Trị và Thừa Thiên Huế thường được tổ chức với 11 chòi, còn từ Quảng Nam trở vào Bình Định thì chỉ dựng 9 chòi. Mỗi cái chòi lợp tranh, có gác một thanh tre ngang, chỉ đủ chỗ cho hai người ngồi.

Hội bài chòi thường không cốt ăn thua, mà chủ yếu là để người tham dự được vui xuân, thử thời vận, nhất là thưởng thức những câu hò bài chòi trữ tình hay dí dỏm, gây cười. Hội bài chòi thường mở ra dưới bóng những mái chùa, hay bên gốc đa làng, bãi chợ, với những ngọn đèn lồng mờ ảo được thắp lên lúc sương chiều buông xuống.

Đáng nhớ nhất là những đám hát bội. Tuổi thơ tôi ngập tràn màu sắc và âm thanh của những đêm hát bội trong dịp hội làng. Là một trong những cái nôi của hát bội, cùng với Bình Định, Quảng Nam đã từng có thời kỳ cực thịnh của loại hình nghệ thuật lôi cuốn này. Ngày xuân, khắp nơi đều nghe rộn rã tiếng trống chầu. Hấp dẫn và lôi cuốn: “Nghe rao trống chiến, không khiến cũng đi/Nghe giục trống chầu, đâm đầu mà chạy”. Hát bội ngày thường vốn đã hấp dẫn, đến ngày Tết nó lại càng quyến rũ, lôi cuốn hơn: “Nghe tiếng trống chiến, nó điếng trong ruột”…

Nhưng dấu ấn sâu sắc nhất trong lòng tôi, mỗi khi nhớ lại ngày hội làng của quãng đời thơ ấu, là âm thanh của tiếng trống đình, tiếng trống ấy mang âm hưởng của hồn làng, của ký ức tổ tiên, tình nghĩa gia tộc, làng xóm. Hồn làng kết nối với mệnh nước. Dân tộc ta luôn lấy sự hòa đồng, sự quây quần sum họp làm niềm vui, vì khi cùng chia sẻ với nhau nỗi hân hoan thì người ta sẽ cảm thấy niềm vui dường như được tăng lên bội phần. Chính với quan niệm cộng sinh cộng lạc này mà người dân quê Việt Nam luôn có tinh thần cố kết cộng đồng, hình thành tư tưởng huyết thống, cội nguồn, gắn bó với mảnh đất “một tấc không đi, một ly không rời”.

Hàng năm cứ đến ngày 15 tháng chạp, tôi theo mẹ vào rừng tìm chặt những cây chồi nhỏ mọc lúp xúp. Mẹ chặt, tôi vác để ngoài nắng phơi héo, đến chiều gom lại thành đống. Mẹ châm lửa đốt, lửa cháy càng to càng tốt. Chồi cháy rực, khi tàn nguội sẽ chuyển thành một loại tro trắng tinh. Mẹ hốt tro, gánh về nhà, cho vào một cái khạp nhỏ ngâm với nước. Sáng hôm sau, nước tro lóng trong và có chất nhớt như xà bông giặt. Mẹ đem lọc kỹ, lấy nếp đã xay sẵn đem vo sạch, cho vào nước tro.

Ngâm 24 giờ, mẹ vớt nếp xả sạch nhớt bám trên hạt nếp. Hạt nếp lúc này có màu vàng, đó là vật liệu duy nhất để làm bánh tro. Lá gói bánh không phải là lá chuối mà là lá chít, thuở trước có nhiều ở miền đông Nam bộ. Lá chít to, rộng cỡ bốn ngón tay, dài 30 cm, có nhiều đường gân dọc theo lá. Lá hái về được rửa sạch, lau khô, dùng tay cuốn tròn lại từ ngọn đến cuống lá, bít một đầu, cho nếp vào, cột chặt. Bánh tro không có nhân và chỉ lớn hơn ngón tay cái người lớn, dài cỡ 12 cm. Gói xong mẹ cho vào một nồi nấu (luộc) khoảng hơn 2 giờ là bánh chín, khi mở bánh ra không còn hạt nếp nguyên mà chúng tan ra, kết với nhau trong suốt. Và để tăng thêm phần thơm ngon, mẹ tôi còn dùng lá dứa giã nhuyễn vắt lấy nước cho vào nếp trước khi gói.

Bánh vớt ra, để nguội, xếp vào thúng, treo vào chỗ thoáng mát sẽ giữ được lâu, không thiu, để ăn dần trong những ngày Tết. Bánh tro ăn với đường cát hay đường tán, dễ tiêu.

Nhu cầu đổi tiền lẻ, tiền mới để làm tiền mừng tuổi (lì xì), hoặc đi lễ chùa vào mỗi dịp năm mới là chuyện bình thường, việc này diễn ra vào dịp trước và trong Tết Nguyên Đán hàng năm đã trở thành thông lệ từ rất lâu. Năm mới, cái gì cũng cần phải tươi mới và tiền cũng không phải ngoại lệ. Ý niệm này đã trở thành niềm ước ao, mong muốn không những đối với người lớn, mà còn rất đặc biệt với ngay cả trẻ thơ. Tất cả những điều này đã tạo dựng nên một thói quen và nhu cầu có thực trong đời sống xã hội chúng ta, nếu nhu cầu này được điều chỉnh một cách tích cực và có ý nghĩa văn hóa thì đây còn là một nét đẹp ứng xử ngày Tết cần được duy trì và gìn giữ.

Mừng tuổi bao nhiêu thì là vừa?

Con cái mừng tuổi bố mẹ, ông bà và bố mẹ mừng tuổi con trẻ cần được hiểu như một cách giao tiếp của nét đẹp văn hóa gia đình. Người ta rất ít thấy bạn bè mừng tuổi nhau, mặc dù nhiều khi việc mừng tuổi có thể diễn ra với cả trẻ em đến chơi gia đình mình khi đi cùng người lớn. Tiền mừng tuổi được đựng trong “bao lỳ xì” và tờ tiền chắc chắn phải là tờ mới và mệnh giá thì manh tính tượng trưng, nghĩa là giá trị của chúng  cũng chỉ tương đương như mỗi lần con trẻ hoặc người già dùng ăn quà vặt. Đây là nét đẹp nguyên sơ của thuở trước và được duy trì qua nhiều năm như thế. Bây giờ, việc mừng tuổi có vẻ tiến lên một mục tiêu khác. Trước hết, nó vượt ra ngoài danh giới gia đình, đến bạn bè, cơ quan, công sở, đồng nghiệp…và mệnh giá cũng thường lớn hơn rất nhiều, nhằm tạo ra áp lực nào đó, khiến cho đôi bên, người đưa và nhận đáng phải đắn đo, suy nghĩ. Còn nếu là với trẻ con thì đây là kiểu “mừng tuổi” dễ làm trẻ hư và hiểu lầm nhiều nhất về thước đo giá trị tiền bạc. Chúng thường sẽ tiêu pha phí phạm do không biết công sức của nguồn “của cải” không phải do mình lao động làm ra. Việc mừng tuổi ít, (hay tượng trưng) còn có một ý nghĩa lớn khác, đó là tạo dựng cho trẻ con luôn biết tiết kiệm, dành dụm, tích nhỏ thành lớn để thỏa mãn ước muốn của mình. Đây chính là một trong các cách rèn luyện tiết độ mà nhiều bậc phụ huynh đang áp dụng với con cái của mình. Biết giữ gìn và quý trọng đồng tiền chân chính, như chính ông bà ngày trước đã truyền lại cho họ.

Trẻ em ở Âu-Mỹ cũng thường nhận được quà trong dịp lễ Giáng sinh từ ông già Noel (thực chất là từ cha mẹ). Đây cũng là hình thức “lì xì”, chỉ khác là không phải bằng tiền. Một điều ước bình dị được gói trong chiếc tất treo lên lò sưởi để ngày hôm sau, chúng nhận được một món quà nhỏ, không có giá trị nhiều lắm nhưng ý nghĩa thì thường được các bậc phụ huynh rất cân nhắc. Vì chỉ có ý nghĩa mới thôi thúc ước muốn lần sau của trẻ nhỏ ở năm sau.

Những sai lầm cũng bắt đầu từ chính chúng ta

Hiểu sai cách mừng tuổi vô tình chúng ta lại góp phần làm tăng đột biến về nhu cầu tiền lẻ, tiền mới vào dịp trước Tết Nguyên Đán. Năm nay dịch vụ đổi tiền lẻ không chỉ dừng lại ở cách thức truyền thống như chợ đổi tiền lẻ ở Đinh Lễ, Nguyễn Xí, Đinh Tiên Hoàng của Hà Nội, mà còn được công khai trên các trang mạng, những lời mời chào đổi tiền mới, tiền lẻ được đăng tải ngày càng nhiều trên các trang mạng rao vặt…điều này cho thấy nhu cầu xã hội về vấn đề tiền lẻ, tiền mới vào dịp trước Tết Nguyên Đán đang  có nguy cơ trở nên quá tải, bất chấp sự gia tăng của các loại dịch vụ. Mặc dù người có trách nhiệm của Cục Phát hành và kho quỹ  NHNN năm nào cũng phải lo điều phối và cân đối lượng tiền lẻ, tiền mới trên toàn hệ thống vào dịp Tết  trên khắp các địa bàn cả nước, nhưng chắc chắn cách làm đó cũng còn phải căn cứ trên nguyên tắc đảm bảo an toàn cơ cấu mệnh giá theo cách tính của cơ quan quản lý tiền tệ. Do vậy, để góp phần tích cực cho việc quản lý lưu thông tiền tệ, rất cần mỗi chúng ta nên cân nhắc, có ý thức và trách nhiệm chung về vấn đề tiền lẻ, tiền mới.

Hiểu về giá trị văn hóa của nét đẹp mừng tuổi ngày Tết cũng chính là việc góp phần ngăn chặn, làm giảm nạn buôn bán tiền bất hợp pháp, giữ được nhu cầu tiền lẻ, tiền mới ngày Tết ở mức độ hợp lý, giúp cơ quan quản lý tiền tệ như ngành Ngân hàng có thể đáp ứng và cân đối được lượng tiền lẻ, tiền mới trên phạm vi cả nước tốt hơn vào mỗi dịp Tết đến.

Tiền vệ Cristiano Ronaldo đã phần nào được an ủi sau một năm trắng tay khi độc giả tờ Goal bình chọn là cầu thủ xuất sắc nhất năm với 6.759 phiếu. Trong năm 2010, Ronaldo đã không giành bất cứ danh hiệu nào tập thể khi câu lạc bộ Real Madrid kết thúc một mùa giải trắng tay cùng với việc đội tuyển Bồ Đào Nha sớm dừng bước tại vòng chung kết World Cup 2010.

Tuy nhiên về cá nhân, Ronaldo luôn tỏ ra không thua kém gì so với Lionel Messi - người luôn được đem ra so sánh với anh trong suốt thời gian khi có 46 lần lập công trên mọi mặt trận trong năm 2010, đặc biệt là ở nửa cuối mùa giải trước, anh ghi đã được 20 bàn trong màu áo Real Madrid.Chính con số này của Ronaldo đã gây ấn tượng tới độc giả Goal trong việc quyết định bình chọn anh là Cầu thủ xuất sắc năm chứ không phải là Messi.

Đứng sau Ronaldo trong danh sách bình chọn Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới thực sự gây bất ngờ khi đó lại không phải Messi mà là Milos Krasic - cầu thủ đang chơi cho câu lạc bộ Juventus với 6.623 phiếu.Với những gì đã thể hiện trong suốt thời gian qua, Krasic đang được xem như là một phần không thể thiếu trong đội hình "Lão phu nhân." Điều này đã thực sự gây ấn tượng mạnh đối với độc giả Goal bất chấp việc anh thi đấu không thực sự khởi sắc khi còn ở CSKA và đội tuyển Serbia trước đó.

Về thứ ba trong danh sách đó chính là Lionel Messi - cầu thủ có tên trong danh sách cuối cùng cho danh hiệu Quả bóng vàng FIFA. Đây là điều có phần bất công với ngôi sao người Argentina sau những gì anh đã có được trong năm qua khi giành danh hiệu như vua phá lưới La Liga, vua phá lưới Champions League, cầu thủ xuất sắc nhất La Liga…/.

Theo truyền thuyết của người Hoa Hạ, ông Lộc là một quan tham chuyên ăn của đút lót. Ông Thọ lại là vị quan thực dụng, ưa xu nịnh vua để được ban thưởng, trong dinh của ông cung nữ nhiều chẳng kém ở cung vua. Chỉ có ông Phúc là quan thanh liêm, ngay thẳng, con cháu đề huề.

Hiện nay, từ thành thị đến nông thôn, ở đâu ta cũng gặp các cụ Phúc, Lộc, Thọ. Các cụ thường được đặt ở nơi trang trọng nhất trong phòng khách, trên nóc tủ chè, có nhà còn làm cả bàn thờ rõ đẹp để thờ ba cụ cầu mong được phúc, được lộc, được thọ. Người sang thì có cả ba cụ bằng gốm Tàu rõ to, rõ đẹp. Người tầm tầm thì bằng gỗ pơ-mu hoặc sứ Bát Tràng…

Xin thưa, theo truyền thuyết, cả ba cụ đều là người Hán và dĩ nhiên đều sinh ra ở Trung Nguyên. Và ba cụ đều làm quan to ở ba triều đại.

Hãy kể theo thứ tự, bắt đầu từ cụ Phúc. Cụ Phúc tên thật là Quách Tử Nghi, Thừa tướng đời Đường. Cụ xuất thân vốn là quý tộc, đồng ruộng bát ngát hàng trăm mẫu, nhưng suốt cuộc đời tham gia triều chính, cụ sống rất liêm khiết, thẳng ngay. Không vì vinh hoa, phú quý mà làm mất nhân cách con người.

Cụ bà và cụ ông bằng tuổi nhau. Người Việt ta có câu: "Cùng tuổi nằm duỗi mà ăn". Còn theo người Hoa Hạ ở Trung Nguyên thì vợ chồng cùng tuổi là rất tốt. Họ có thể điều hòa sinh khí âm, khí dương cho nhau. Vì vậy, có thể bớt đi những bệnh tật hiểm nguy. Lại cùng tuổi nên dễ hiểu nhau, dễ thông cảm cho nhau, nên hai cụ rất tâm đầu, ý hợp. Hai cụ 83 tuổi đã có cháu ngũ đại. Lẽ dĩ diện phải là nam tử rồi. Cụ Phúc thường bế đứa trẻ trên tay là như vậy. Theo phong tục của người Hoa cổ đại, sống đến lúc có cháu ngũ đại giữ ấm chân nhang của tổ tiên là sung sướng lắm lắm! Phúc to, phúc dày lắm lắm! Bởi thế cụ mới bế thằng bé, cháu ngũ đại, đứng giữa đời, giữa trời, nói:

- Nhờ giời, nhờ phúc ấm tổ tiên, ta được thế này, còn mong gì hơn nữa. Rồi cụ cười một hơi mà thác. Được thác như cụ mới thực sự được về cõi tiên cảnh nhàn du. Cụ bà ra ôm lấy thi thể cụ ông và chít nội than rằng:

- Tôi cùng tuổi với chồng tôi. Phúc cũng đủ đầy, dày sâu, sao giời chẳng cho đi cùng…

Ai có thể ngờ, nói dứt lời cụ bà cũng đi luôn về nơi chín suối. Hai cụ được con cháu hợp táng. Vậy là sống bên nhau, có nhau, chết cũng ở bên nhau, có nhau. Hỏi còn phúc nào bằng. Và cụ được người đời đặt tên là Phúc.

Cụ thứ hai là cụ Lộc. Cụ Lộc tên thật là Đậu Từ Quân, làm quan đến chức Thừa tướng nhà Tấn. Nhưng cụ Đậu Từ Quân là một quan tham. Tham lắm. Cụ hưởng không biết bao nhiêu vàng bạc, châu báu, là của đút lót của những kẻ nịnh thần, mua quan, bán tước, chạy tội cho chính mình, cho con, cho cháu, cho thân tộc. Trong nhà cụ, của chất cao như núi. Tưởng cụ Đậu Từ Quân được như thế đã là giàu sang, vinh quang đến tột đỉnh. Cụ chỉ hiềm một nỗi, năm cụ tám mươi tuổi vẫn chưa có đích tôn. Do vậy cụ lo nghĩ buồn rầu sinh bệnh mà chết. Cụ ốm lâu lắm. Lâu như kiểu bị tai biến mạch máu não bây giờ. Cụ nằm đến nát thịt, nát da, mùi hôi thối đến mức con cái cũng không dám đến gần. Đến khi chết, cụ cũng không nhắm được mắt. Cụ than rằng:

- Lộc ta để cho ai đây? Ai giữ ấm chân nhang cho tổ tiên, cho bản thân ta?

Còn cụ thứ ba, cụ Thọ. Cụ Thọ tên là Đông Phương Sóc, làm Thừa tướng đời Hán. Triết lý làm quan của cụ Đông Phương Sóc là quan thì phải lấy lộc. Không lấy lộc thì làm quan để làm gì. Cụ coi buôn chính trị là buôn khó nhất, lãi to nhất. Nhưng cụ Đông Phương Sóc vẫn là quan liêm. Bởi cụ nhất định không nhận đút lót. Cụ chỉ thích lộc của vua ban thưởng. Được bao nhiêu tiền thưởng, cụ lại đem mua gái đẹp, gái trinh về làm thê thiếp. Người đương thời đồn rằng, trong dinh cụ, gái đẹp nhiều đến mức chẳng kém gì cung nữ ở cung vua. Cụ thọ đến 125 tuổi. Nên người đời mới gọi cụ là ông Thọ. Trước khi về chốn vĩnh hằng, cụ Thọ còn cưới một cô thôn nữ xinh đẹp mới mười bảy tuổi. Cụ Đông Phương Sóc bảo, cụ được thọ như vậy là nhờ cụ biết lấy âm để dưỡng dương.

Do cụ Đông Phương Sóc muốn có nhiều tiền để mua gái trẻ làm liều thuốc dưỡng dương, cho nên suốt cuộc đời của cụ, cụ chỉ tìm lời nói thật đẹp, thật hay để lấy lòng vua. Có người bạn thân khuyên cụ:

- Ông làm quan đầu triều mà không biết tìm lời phải, ý hay can gián nhà vua. Ông chỉ biết nịnh vua để lấy thưởng thì làm quan để làm gì.

Cụ Đông Phương Sóc vuốt chòm râu bạc, cười khà khà bảo:

- Làm quan không lấy thưởng thì tội gì mà làm quan. Can gián vua, nhỡ ra vua phật ý, tức giận, chém đầu cả ba họ thì sao?

Cụ Đông Phương Sóc 125 tuổi mới chịu từ giã cõi đời. Khi cụ chết thì con không còn, cháu cũng đã hết cơm hết gạo mà chắt đích phải làm ma, phải thay cha, thay ông, chở cụ nội.

Vậy làm quan như cụ, thọ như cụ phỏng có ích gì?

Qua ba bức tượng Phúc, Lộc, Thọ người đời thấy, người Hoa Hạ thật là tài giỏi. Họ đã khéo xếp ba vị thừa tướng, ba tính cách khác nhau ở ba triều đại khác nhau để răn đời.

Trong ba điều ước Phúc, Lộc, Thọ ấy chỉ có thể được một mà thôi.

0:13, 28-02-2011

(Cinet) - Xuân Quỳnh (1942-1988), nhà thơ nữ được đông đảo người đọc mến mộ sẽ một lần nữa trở lại trong Tuyển thơ Xuân Quỳnh với hai ấn bản tiếng Pháp (có tựa "Si demin", NXB Thế giới, dịch giả Nguyễn Minh Phương biên dịch) và tiếng Việt "Không bao giờ là cuối" do NXB Hội Nhà văn và Nhã Nam ấn hành. Cuộc tọa đàm về thơ Xuân Quỳnh diễn ra vào 18 giờ ngày 28-2 tại hội trường Trung tâm văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền, Hà Nội).

Nhà thơ Xuân Quỳnh

Chương trình có sự tham gia của các dịch giả, các nhà nghiên cứu văn học Lưu Khánh Thơ (em gái Lưu Quang Vũ, chồng nhà thơ Xuân Quỳnh), Chu Văn Sơn, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên…

Xuân Quỳnh - nữ thi sĩ nổi tiếng với những bài thơ tình làm say đắm lòng người như Sóng, Thuyền và Biển, Thơ tình cuối mùa thu… Đời thơ Xuân Quỳnh cũng trọn vẹn là đời - yêu của người đàn bà dù bao tổn thương, nghi vấn với người yêu vẫn không một lần chối bỏ tình yêu. Thơ Xuân Quỳnh giản dị, không cầu kỳ, không “làm chữ”. Nữ sĩ không cần vất vả tìm kiếm ngôn từ, bởi ngôn ngữ thơ nằm ngay trong trái tim, trong tình yêu lớn mà Xuân Quỳnh theo đuổi cả cuộc đời mình.

Với tuyển tập thơ Không bao giờ là cuối, người đọc sẽ bắt gặp những bài thơ tình quen và lạ của nữ sĩ được nhiều thế hệ độc giả yêu mến, từ những bài thơ tình viết tặng Lưu Quang Vũ - người mà Xuân Quỳnh yêu sâu sắc đến tận những giây phút cuối cùng cho đến những vần thơ nặng đầy trăn trở, suy ngẫm về cuộc đời giữa “những năm tháng không yên” của đất nước và lòng người. Tập thơ còn có một Xuân Quỳnh tươi trẻ, nồng hậu qua những trang viết dành cho thiếu nhi... 

Nguyên Hà

gười xưa quan niệm Thiên là căn bản gốc, Địa là ngọn ngành. Lập ra Thiên can người xưa lấy số Dương của Hà Đồ (số lẻ) là 1, 3, 5, 7, 9, lấy số 5 ở giữa gấp đôi lên để bao hàm cả âm can (Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý) và cả dương can (Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm), tất cả 10 can theo thứ tự Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Địa chi lấy số âm (số chẵn) là 2, 4, 6, 8, 10. Lấy số 6 ở giữa nhân gấp đôi để tạo thành 12 chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi bao gồm cả dương chi (Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất) và âm chi (Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi).

Thời xa xưa lấy mặt trời làm gốc. "Mặt trời mọc thì đi làm, mặt trời lặn thì nghỉ". Gặp hôm trời u ám không thấy mặt trời, thật chả biết dựa vào đâu. Tương truyền có một người tên là Đại Nhiêu đã lập ra Thập can và Thập nhi chi để tính thời gian.

Thập can và Thập nhi chi phối hợp với nhau để sinh ra Lục thập hoa giáp (chu kỳ 60 năm gọi là Ngyên). Lịch can chỉ ở 3 đời Hạ, Thương, Chu (bên Trung Quốc) không giống nhau. Hiện nay dùng lịch pháp đời Hạ, tức lấy tháng Dần làm khởi đầu của năm.

Mười hai con giáp là cách tính tuổi của người Đông Á. Theo phong tục của Việt Nam và Trung Hoa thì có 12 con giáp, những người sinh vào năm nào của con giáp nào thì sẽ cầm tinh con giáp đó.

• Tý (chuột)

• Sửu (trâu bò)

• Dần (hổ)

• Mão (mèo, thỏ)

• Thìn (rồng)

• Tỵ (rắn)

• Ngọ (ngựa)

• Mùi (dê)

• Thân (khỉ)

• Dậu (gà)

• Tuất (chó)

• Hợi (lợn)

Ở Việt Nam, con thỏ được thay bằng con mèo, nhưng ở Nhật Bản và Trung Quốc mèo không thuộc 12 con giáp. Bởi theo truyền thuyết, khi các con vật chạy thi, con chuột đã lừa con mèo rằng ngày chạy thi là ngày hôm sau, nên mèo yên tâm năm ngủ. Con chuột trèo lên lưng trâu, và trâu cứ lầm lũi chạy, gần đến đích thì con chuột nhảy xuống và chiến thắng. Vì vậy từ đó mèo căm thù và hay đuổi bắt chuột.

Ở Châu Âu, người ta tính tuổi theo Mười hai cung hoàng đạo.

Mốc thời gian trong một ngày

Tính hai tiếng một giờ:

- Tý (23h-1h)

- Sửu (1h-3h)

- Dần (3h-5h)

- Mão (5h-7h)

- Thìn (7h-9h)

- Tỵ (9h-11h)

- Ngọ (11h-13h)

- Mùi (13h-15h)

- Thân (15h-17h)

- Dậu (17h-19h)

- Tuất (19h-21h)

- Hợi (21h-23h)

Mốc thời gian trong một tháng

- Tý (ngày mùng một)

- Sửu (ngày mùng hai)

- Dần (ngày mùng ba)

- Mão (ngày mùng bốn)

- Thìn (ngày mùng năm)

- Tỵ (ngày mùng sáu)

- Ngọ (ngày mùng bảy)

- Mùi (ngày mùng tám)

- Thân (ngày mùng chín)

- Dậu (ngày mùng mười)

- Tuất (ngày mùng mười một)

- Hợi (ngày mùng mười hai)

Và tiếp tục vòng lặp lại.

Mốc thời gian trong một năm

- Tý (tháng một).

- Sửu (tháng chạp).

- Dần (tháng giêng).

- Mão (tháng hai).

- Thìn (tháng ba).

- Tỵ (tháng tư).

- Ngọ (tháng năm).

- Mùi (tháng sáu).

- Thân (tháng bảy).

- Dậu (tháng tám).

- Tuất (tháng chín).

- Hợi (tháng mười).

Cách tính người hợp tuổi (Tam hợp) và xung khắc (Tứ hành xung)

(Mục này chỉ nên biết không nên áp dụng trong tình yêu cũng như hôn nhân, dễ gây hậu quả không tốt)

Chúng ta có vòng tròn ghi thứ tự 12 con giáp. Nối các con giáp theo đỉnh của một tâm giác đều, được 4 tam giác đều.

- Những con giáp nào nằm trên 3 đỉnh của một tam giác đều sẽ hợp nhau, gọi là "Tam hợp". Có 4 bộ tam hợp.

- Bốn con giáp nằm trên 4 đỉnh đối nhau của 4 tam giác (trên đường chữ thập) sẽ xung khắc, gọi là "Tứ hành xung". Có 3 bộ tứ hành xung.

- Tam hợp là:

* Tỵ - Dậu - Sửu.

* Thân - Tý - Thìn.

* Dần - Ngọ - Tuất.

* Hợi - Mão - Mùi.

- Tứ hành xung là:

* Dần - Thân - Tỵ - Hợi.

* Thìn -Tuất - Sửu - Mùi.

* Tý - Ngọ - Mão - Dậu.

- Lãnh đạo Đài Phát thanh- Truyền hình Hà Nội vừa cho biết, Đài Truyền hình Hà Nội đã có được bản quyền phát sóng Lễ trao giải thưởng Oscar lần thứ 83 năm 2011.

Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất

Đây là lần thứ hai liên tiếp, Đài Phát thanh- Truyền hình Hà Nội  mua bản quyền phát sóng chương trình này.   

Theo đó, Lễ trao giải thưởng Oscar lần thứ 83 năm 2011 diễn ra tại Nhà hát Kodak Hollywood – Mỹ vào 16h ngày 27/2/2011, tức 4h ngày 28/2/2011 giờ Việt Nam được đài này truyền hình.

Năm nay, bản quyền tường thuật trực tiếp sự kiện điện ảnh này thuộc về kênh Star Movie trên toàn thế giới. Đáp ứng nhu cầu thưởng thức của khán giả VN, Đài PT – TH Hà Nội đã mua bản quyền phát sóng sự kiện điện ảnh lớn nhất thế giới này.

Đài Phát thanh- Truyền hình Hà Nội trở thành đơn vị độc quyền phát sóng chương trình này trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Chương trình được phát sóng vào 20h ngày 2/3 trên kênh 1 và phát lại vào 20h ngày 3/3/2011 trên kênh 2 Đài Phát thanh- Truyền hình Hà Nội.

Toàn bộ lễ trao giải Oscar  2011 gồm 3 phần: Chào đón ngôi sao trên thảm đỏ, Lễ trao giải Oscar chính thức và gặp gỡ, phỏng vấn ngôi sao đoạt giải sau lễ trao giải sẽ được trình chiếu trên kênh sóng của Đài Phát thanh- Truyền hình Hà Nội.

TH

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro