van hoc 12

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VHVN TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

1.Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá.

* Tiền đề:

- Pháp xâm lược, khai thác thuộc địa...cho nên cơ cấu xã hội VN có những biến đổi sâu sắc.

- Văn hoá VN tiếp xúc với văn hoá PT (Pháp).

- Vai trò của ĐCSVN đối với sự phát triển nền văn hoá dân tộc: làm cho nền văn hoá phát triển theo chiều hướng tiến bộ và cách mạng.

- Báo chí và nghề xuất bản phát triển mạnh; chữ quốc ngữ dần dần thay thế chữ Hán, chữ Nôm; phong trào dịch thuật phát triển, lớp trí thức Tây học thay thế lớp trí thức Nho học, đóng vai trò trung tâm trong đời sống văn hoá thời kì này.

* Khái niệm hiện đại hoá: là quá trình làm cho văn học VN thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học TĐ và đổi mới theo hình thức văn học PT, có thể hội nhập với nền vaă học hiện đại thế giới.

* Qúa trình hiện đại hoá:

a. giai đoạn 1: (1900 - 1920):

- Chữ quốc ngữ phát triển

- Đội ngũ sáng tác là các nhà văn Hán học cấp tiến đảm nhiệm trước nhu cầu xã hội .

- Sáng tác: văn xuôi, báo chí dịch thuật.

-> Các tác phẩm văn học giai đoạn này còn mang dấu ấn cuả thời đại cũ và mới( có cả Phương Đông lẫn Phương tây)

b, Giai đoạn 2: (1920 - 1930):

- Sáng tác: Tầng lớp trí thức Tây học đảm nhiệm.

-Thể loại: Truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ...với đường lối tư tưởng cách tân theo phương Tây. Nổi bật nhất là thơ ( đề cao cái Tôi - cái lemoi). Ngoài ra còn có các thể loại khác như: bút ký kịch thơ.

-> Đây là giai đoạn văn học có nhiều chuyển biến tích cực báo hiệu một cuộc cách mạng mới trong văn học.

c. Giai đoạn 3 : (1930 - 1945):

- Hoàn tất quá trình hiện đại hoá với nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ.

- Là giai đoạn bùng nổ các trào lưu văn học

2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng vừa đấu tranh với nhau vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.

a . Bộ phận công khai hợp pháp:

* VH lãng mạn:

- là tiếng nói của cá nhân tràn đầy cảm xúc, đồng thời phát huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả những khát vọng, ước mơ.

- Đề tài: tình yêu, thiên nhiên, quá khứ...

- Góp phần quan trọng vào việc thức tỉnh ý thức cá nhân, đấu tranh chống luân lý, lễ giáo PK...làm cho tâm hồn người đọc thêm tinh tế và phong phú...

- Tiêu biểu: Thơ mới, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, truyện ngắn trữ tình của Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếch, tuỳ bút và truyện ngắn của Nguyễn Tuân.

- H/c: ít gắn với đời sống xã hội chính trị...

* VH hiện thực:

- ND: phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời, phản ánh tình cảnh khốn khổ của các tầng lớp nhân dân bị áp bức bóc lột với một thái độ cảm thông sâu sắc.

- Tiêu biểu: Nam Cao, NCH, Nguyên Hồng, Tô Hoài, VTP, NTT...

b . Bộ phận phát triển bất hợp pháp:

- Có thơ văn cách mạng bí mật, đặc biệt là thơ của các chí sĩ và các chiến sĩ cách mạng trong tù. Tiêu biểu: Tố Hữu, NAQ- HCM.

- Đánh thẳng vào bọn thống trị thực dân cùng bè lũ tay sai, nói lên khát vọng độc lập, đấu tranh để giải phóng dân tộc, thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn và niềm tin không gì lay chuyển nổi vào tương lai tất thắng của cách mạng.

- Qúa trình hiện đại hoá gắn liền với quá trình cách mạng hoá văn học.

Hai bộ phận văn học này có sự tác động qua lại lẫn nhau; làm cho văn học phát triển không ngừng.

3. Văn học phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng

- Từ năm 1900 - 1945, đặc biệt là từ 1930 - 1945, các bộ phận, các xu hướng văn học đều vận động phát triển với một tốc độ đặc biệt khẩn trương, mau lẹ: số lượng tác giả và tác phẩm, sự hình thành và đổi mới các thể loại văn học và độ kết tinh ở những tác giả, tác phẩm tiêu biểu.

- Nguyên nhân: do sự thúc bách của yêu cầu thời đại, sự vận động tự thân của nền văn học, sự thức tỉnh của cái tôi cá nhân, viết văn trở thành một nghề kiếm sống

-         Tóm tắt:Hai đứa trẻ(Thạch Lam.)

Chị em liên và an được mẹ giao cho trông coi 1 cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu tại 1 phố huyện nghèo bên cạnh ga xe lửa,để giúp gia đình vốn đã lao đao:cha mất việc,cả nhà phải chuyển vế quê sinh sống.cũng như nhiều người dân lam lũ nơi  phố huyện chị em liên,an vừa bán hàng vừa trông chờ chuyến tàu đêm từ hà nội về,ầm ầm lăn bánh qua phố huyện rồi khuất dạng,im tiếng trong trời đêm sâu thẳm.lúc đó người buôn bán ở phố huyện mới dọn hàng sau 1 ngày ế ẩm trở về nhà,còn 2 đừa trẻ dần chìm vào giấc ngủ yên tĩnh

-         Tóm tắt:Chữ người tử tù(Nguyễn Tuân)

Huấn Cao là một tử tù do chống lại triều đình, ngoài ra ông còn là một nhà nho tài hoa nhất là tài "bẻ khóa và vượt ngục". Trước khi bị xử tử, Huấn Cao bị giải đến nhà ngục nơi có viên quản ngục và thầy thơ lại_những người rất yo mến cái đẹp và hâm mộ tài viết chữ của Huấn Cao. Trong những ngày bị giam ở đây, Huấn Cao đc viên quản ngục và thầy thơ lại đối đãi rất tốt. Khi viên quản ngục nhận đc tin ngày xử tử Huấn Cao đã tới gần, ông liền cùng thầy thơ lại vào nhà ngục để hoàn thành tâm nguyện là xin Huấn Cao cho chữ. Huấn Cao vì cảm mến thái độ "biệt nhỡn nhân tài" và tấm lòng yo cái đẹp của viên quản ngục nên đã đồng ý cho chữ. Vào buổi tối trước ngày Huấn Cao bị xử tử, ở trong nhà lao tỉnh Sơn đã xảy ra một chuyện "trước nay chưa từng có", đó là cảnh Huấn Cao_một tử tù trên mình đầy xiềng xích đang thỏa chí phóng từng nét bút trên tấm lụa trắng, bên cạnh là viên quản ngục và thầy thơ lại "run rẩy", "khúm núm". Sau khi đã cho chữ xong, Huấn Cao đã khuyên hai người nên tìm về nơi thôn dã bởi tấm lòng yo cái đẹp của họ ko thích hợp cho cuộc sống ở nơi hỗn loạn, rối ren như nhà ngục. Những lời khuyên đó của Huấn Cao đã làm viên quản ngục nghẹn ngào lạy tạ.

-Tóm tắt Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ) - Vũ Trọng Phụng.

Xuân tóc đỏ vốn là kẻ sống lang thang đầu đường góc phố,vô học từng làm đủ nghề:trèo me,trèo xấu,bán nhật trình,chạy cờ rạp hát....Sau khi có hành vi xấu xa(nhìn trộm phụ nữ tắm) Xuân được mụ phó đoan, một me tây góa dâm đãng đem”lòng thương” cứu vớt,đưa vào làm ở hiệu may”âu hóa”của ông chủ văn minh rồi gặp số đỏ hắn đổi đời dần dần thành sinh viên,giáo sư.kết ban với những nhân vật thương lưu TYPN,đốc tờ trực ngôn,cụ cố hồng,sư cụ tăng phú...số đỏ tiếp tuc mỉm cười với Xuân,hắn đươc cô tuyết say đắm,rồi được cả nhà cụ cố hồng biết ơn,kính trọng.nhất là khi hắn phạm hai tội là (quyến rũ cô tuyết,nói xấu hoàng hôn)lại lập dược 1 cái ơn to là góp phần làm cụ tổ mau chết.Đỉnh điểm của cái số đỏ mà Xuân đạt tới là:sau 1 trận đấu quần vợt thua hắn được suy tôn la anh hùng cứu quốc,được truy thưởng huân chương,được mời vào hội”khai trí tiến đức”và đươc gia đình cụ cồ hồng quyết định gả cô tuyết cho

-Tóm tắt Chí Phèo (trích) và tác giả Nam Cao.

Chí phèo say rượu vừa đi vừa chửi

 Chí phèo ở tù về,đến nha bá kiến rạch mặt an vạ

Chí phèo thức tỉnh,sống trong tình yêu và sự săn sóc của thị nở

Thị nở từ chối chí phèo

Chí phèo uất ức đi đòi lương thiện,giết bá kiến và tự kết liễu đời mình

Cảnh xôn xao của làng vũ đại và hình ảnh thoáng thiện của cái lò gạch cũ

- Khái quát Văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX.

a. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa

+ Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối văn nghệ xuyên suốt (Bản đề cương văn hóa năm 1943) > yếu tố trọng yếu chấm dứt sự phân hóa phức tạp của văn hóa văn học nước ta dưới ách thực dân, tạo nên một nền văn nghệ thống nhất sau 1945.

+ Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ trường kí suốt 30 năm đã tác động sâu sắc, toàn diện tới đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc, trong đó có văn nghệ, tạo nên những đặc điểm riêng biệt của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, ác liệt.

+ Nền kinh tế nghèo nàn và chậm phát triển, điều kiện giao lưu văn hóa bị hạn chế (chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng văn hóa các nước xã hội chủ nghĩa, cụ thể là Liên Xô và Trung Quốc…).

Trong hoàn cảnh như vậy, văn học giai đoạn 1945- 1975 vẫn phát triển và đạt được nhiều thành tựu, đóng góp cho lịch sử văn học những giá trị riêng.

b. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu

Chia làm 3 chặng

+ 1945- 1954:

- 1945- 1946: sáng tác phản ánh không khí hồ hởi mê say khi mới dành độc lập, ca ngợi “ cuộc tái sinh màu nhiệm” của dân tộc (Tình sông núi – Mai Ninh, Ngọn quốc kì- Xuân Diệu, Vui bất tuyệt – Tố Hữu…)

- Từ cuối 1946: tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp. Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến; hướng tới khám phá sức mạnh và phẩm chất tốt đẹp của quần chúng công nông binh; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của kháng chiến.

-  Thể loại:

· Truyện và kí: mở đầu cho văn xuôi kháng chiến (Một lần tới thủ đô, Trận phố Ràng của Trần Đăng, Truyện ngắn Đôi mắt và nhật kí Ở rừng của Nam Cao, truyện ngắn Làng của Kim Lân…), hình thành những tác phẩm khá dày dặn (Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Đất nứớc đứng lên của Nguyên Ngọc, Truyện Tây Bắc của Tô Hoài…)

· Thơ: đạt được nhiều thành tựu ( Cảnh khuya, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Tây Tiên của Quang Dũng…)

· Kịch: một số vở kịch gây sự chú ý (Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng,…)

+ 1955 - 1964:

- Nội dung bao trùm: Hình ảnh người lao động, những đổi thay của con người trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội với cảm hứng lãng mạn, lạc quan…

- Văn xuôi: mở rộng đề tài, bao quát nhiều vấn đề, nhiều phạm vi của hiện thực đời sống.

· Đề tài kháng chiến chống Pháp (Sống mãi với thủ đô, Cao điểm cuối cùng, Trứớc giờ nổ súng…)

· Đề tài hiện thực đời sống trước cách mạng tháng Tám (Vợ nhặt, Mười năm, Vỡ bờ…)

· Đề tài công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn với sự đổi đời của con người (Sông Đà, Mùa lạc, Cái sân gạch…)

- Kịch nói: một số tác phẩm được dư luận chú ý.

+ 1965 - 1975:

- Cao trào sáng tác viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ trong cả nước > chủ đề bao trùm: tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

- Văn xuôi:

· Những tác phẩm truyện, kí ra đời ngay trên tiền tuyến đầy máu lửa đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam anh dũng (Người mẹ cầm súng, Rừng xà nu, Hòn đất…)

· Miền Bắc: truyện, kí cũng phát triển (kí chống Mĩ của Nguyễn Tuân, Dấu chân người lính, Bão biển…)

· Thơ: đạt nhiều thành tựu xuất sắc

o Mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực.

o Tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận

o Ghi nhận một thế hệ nhà thơ trẻ chống Mĩ tài năng (Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Bằng Việt…) và hàng loạt các tác phẩm gây tiếng vang (Tập thơ Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường – Chim báo bão của Chế Lan Viên; Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm…

· Kịch: cũng có những thành tựu đáng ghi nhận.

Văn học vùng địch tạm chiếm: vì nhiều lí do không đạt được nhiều thành tựu lớn nếu đánh giá cả mặt tư tưởng và nghệ thuật.

c. Những đặc điểm cơ bản

c.1. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước > Đặc điểm bản chất của văn học từ năm 1945- 1975.

+ Mô hình nhà văn - chiến sĩ

+ Khuynh hướng tư tưởng chủ đạo: tư tưởng cách mạng, văn học là vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng.

+ Sự vận động, phát triển của văn học ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử của dân tộc> văn học là tấm gương phản chiếu những vấn đề trọng đại của lịch sử dân tộc.

c.2. Nền văn học hướng về đại chúng

+ Đại chúng: đối tượng phản ánh, đối tượng phục vụ, nguồn bổ sung cho lực lượng sáng tác.

+ Nội dung: cuộc sống nhân dân lao động, con đường tất yếu đến với cách mạng, xây dựng và khám phá vẻ đẹp hình tượng quần chúng…

+ Hình thức: ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng; hình ảnh lấy từ kho tàng văn học dân gian; ngôn ngữ giản dị, trong sáng. 

c.3. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn > Đặc điểm thể hiện khuynh hướng thẩm mĩ của văn học 1945- 1975.

+ Khuynh hướng sử thi:

- Đề tài: những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân tộc

- Nhân vật chính: những con người đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất, ý chí toàn dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng dân tộc hơn là khát vọng cá nhân. Văn học khám phá con người ở khía cạnh trách nhiệm, bổn phận, lẽ sống lớn, tình cảm lớn.

+ Cảm hứng lãng mạn:

- Là cảm hứng khẳng định cái tôi dạt dào tình cảm hướng tới cách mạng.

- Biểu hiện: ca ngợi vẻ đẹp của con người mới, cuộc sống mới, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tin tưởng vào tương lai đất nước.

Ø Cảm hứng nâng đỡ con người vượt lên những chặng đường chiến tranh gian khổ, máu lửa, hi sinh.

+ Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn kết hợp tạo tinh thần lạc quan thấm nhuần cả nền văn học 1945 – 1975 và tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học 1945- 1975.

2. Vài nét khái quát văn học Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX.

a. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá

+ 1975- 1985: nước nhà hoàn toàn độc lập, thống nhất nhưng gặp phải nhiều khó khăn thử thách mới.

+ Từ 1986: công cuộc đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực > văn học có điều kiện giao lưu, tiếp xúc mạnh mẽ > đổi mới văn học phù hợp với qui luật khách quan và nguyện vọng của văn nghệ sĩ.

b. Những chuyển biến và một số thành tựu

+ Thơ:

- Không tạo được sự lôi cuốn như giai đoạn trước nhưng cũng có những tác phẩm đáng chú ý (Chế Lan Viên với khát vọng đổi mới thơ ca qua các tập Di cảo, Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Thanh Thảo…)

- Trường ca nở rộ (Những người đi tới biển – Thanh Thảo, Đường tới thành phố - Hữu Thỉnh, Trường ca sư đoàn - Nguyễn Đức Mậu…)

+ Văn xuôi:

- Có nhiều khởi sắc hơn thơ ca.

- Ý thức đổi mới cách tiếp cận hiện thực đời sống, cách viết về chiến tranh tạo được sự chú ý với bạn đọc (Đất trắng - Nguyễn Trọng Oánh, Gặp gỡ cuối năm – Nguyễn Khải, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành - Nguyễn Minh Châu…)

- Kịch nói: phát triển mạnh mẽ (Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ,  Mùa hè ở biển – Xuân Trình…)

Ø Nhận xét:

+ Văn học vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân văn và nhân bản sâu sắc.

+ Đề tài: phong phú, đa dạng.

+ Cách tiếp cận và khám phá con người: mối quan hệ phức tạp của đời sống cá nhân, thậm chí cả đời sống tâm linh, quan tâm tới đời sống cá nhân > Hướng nội là cái mới tiêu biểu của văn học thời kì này.

+ Tuy nhiên văn học còn nảy sinh một số xu hướng tiêu cực.

1 Truyện " Vợ chồng A Phủ" - nhà văn Tô Hoài

“Vợ chồng A Phủ” kể về hai thanh niên người dân tộc thiểu số (dân tộc Mèo); Mị và A Phủ. Mị là một cô gái đẹp, hiếu thảo, đảm đang, giàu sức sống yêu đời và rất mực tài hoa. Chỉ vì một món nợ từ hồi cha mẹ mới cưới nhau. Mị bị thống lý Pá Tra bắt về làm dâu trừ nợ, thực chất đây là làm nô lệ không công cho nhà Thống Lý. Kể từ khi bước chân về nhà Thống Lý, Mị phải sống những chuỗi ngày đau thương, tăm tối, bị hành hạ về thể xác, bị dày bẹp về tinh thần. Mị phải lao động quần quật như con trâu, con ngựa. Đã có lần Mị muốn chết, nhưng sợ liên lụy đến bố nên lại thôi, tiếp tục trở về cuộc đời nô lệ. Cuộc sống đau khổ đã cướp mất tuổi xuân của Mị, làm cho cô gần như tê liệt sức sống, cứ vật vờ âm thầm như chiếc bóng “lùi lũi như con rùa trong xó cửa”. Cho đến một đêm mùa xuân náo nức, tiếng sáo gọi bạn tình bồi hồi tha thiết vọng đến tai Mị đã đánh thức trong tâm hồn cô niềm khát khao hạnh phúc và tình yêu mãnh liệt. Mị chuẩn bị áo, váy đi chơi ngày xuân. Nhưng rồi chồng Mị đã vùi dập phũ phàng ngọn lửa ham sống vừa bừng lên đó. Hắn bước vào buồng thản nhiên chói đứng Mị vào cột nhà. Cũng trong đêm ấy, hắn phá đám cuộc chơi của trai làng nên bị A Phủ đánh trọng thương. Nhất vào thế quan, thống lý Pá Tra bắt A Phủ phải làm đứa ở, lao động khổ sai để trả nợ. Một lần vì để hổ vồ mất con bò của nhà thống lý, A Phủ bị đánh đập tàn nhẫn và bị trói đứng ở ngoài sân suốt mấy ngày. Cảm thông cho người cùng cảnh ngộ, Mị đã cởi trói cho A Phủ cùng nhau chốn khỏi nhà ngục thống lí ở Hồng ngài tìm đến Phiềng Sa. Họ nhận nhau là vợ chồng. Họ được cán bộ là A Châu giác ngộ dìu dắt, cả hai lần lượt là du kích tham gia tích cực vào sự nghiệp đấu tranh thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai để giải phóng mình, giải phóng quê hương mình.

2. Truyện ngắn " Vợ nhặt" - Kim Lân

Truyện kể về Tràng một chàng trai nghèo dân ngụ cư đã nhặt được vợ trong nạn đói Ất Dậu (1945). Tràng là một người xấu xí thô kệch,ế vợ.Tràng làm nghề kéo xe bò thuê và sống với một mẹ già. Tưởng rằng hắn sẽ ở không đến già ai ngờ trong một lần xe thóc Liên đoàn lên tỉnh, Tràng đã quen với môt cô gái,vài ngày sau gặp lại cô gái ấy trông thât rách nát và đói. Tràng đã mời cô gái một bữa ăn cô gái liền ăn một chập bốn bát bánh đúc và với những câu nói đùa đẩy thì thị đã nhận lời về làm vợ Tràng. Chỉ một vài câu bông đùa mà Tràng lại nhặt được vợ trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Việc nhặt được vợ đã làm cả xóm ngu cư ngạc nhiên và cả bà Cụ Tứ ( mẹ Tràng ) cũng không nổi bàng hoàng ngạc nhiên và sự lo lắng nhưng rồi bà cụ cũng đã hiểu ra và chấp nhận người con dâu ấy. Trong "bữa cơm" đón nàng dâu mới, chỉ có một đĩa muối,một lùm rau chuối thái rối và nồi cháo cám,ấy vậy mà bà cụ Tứ rất vui. Trong bữa ăn bà nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau. Tác phẩm kết thúc ở chi tiết vào buổi sáng hôm sau tiếng trống thúc thuế dồn dập, quạ đen bay vù như mây đen. Thị nói về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật và Tràng nhớ lại hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới hôm nào.

3. Rừng xà nu - Nguyễn trung Thành

Tác phẩm viết về làng Xô Man và núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sau ba năm xa làng đi bộ đội giải phóng, Tnú trở về thăm quê, làng Xô Man bất khuất kiên cường nằm giữa rừng xà nu bạt ngàn của Tây Nguyên. Trong một buổi tối sum họp của làng, cụ Mết đã kể lại cho dân làng nghe về một trang sử bi thương mà hùng tráng của làng - nó gắn với cuộc đời Tnú. Làng Xô Man trong những năm đen tối của Cỏch Mạng, là một căn cứ bí mật vững chắc nuối dấu cán bộ. Lúc ấy, Tnú và Mai còn nhỏ nhưng đã góp phần tích cực vào việc chở che nuôi dấu cán bộ. Lớn lên, hai người thành vợ chồng. Tnú trở thành người lãnh đạo dân làng đánh giặc. Tin làng Xô Man “mài giáo mác chuẩn bị khởi nghĩa bay đến tai quân giặc”, chúng cho quân đến vây quét. Cụ Mết và Tnú, cùng thanh niên rút ra ngoài rừng. Giặc dùng mọi cách khủng bố uy hiếp tinh thần dân chúng. Để hòng dụ dỗ Tnú đầu hàng, chúng bắt vợ và con anh hành hạ. Núp trong rừng, chứng kiến cảnh vợ con bị đánh đập dã man, Tnú sôi sục căm thù đến mức không còn tỉnh táo được nữa, đã nhảy xổ ra chém giết lũ giặc. Nhưng anh cũng không cứu được vợ con mình. Anh bị giặc bắt trói, tẩm nhựa xà nu đốt cháy mười đầu ngón tay trước mắt dân làng, hòng uy hiếp “mộng cầm giáo mác” của họ. Tnú kiên cường, cắn răng chịu đựng không hề khuất phục. Căm thù tột độ, cả khối người đã vùng lên đánh gục kẻ thù “Cả làng Xô Man ào ào rung động và lửa cháy khắp rừng”. Câu chuyện khép lại bằng cảnh cụ Mết và Dít tiễn đưa Tnú trở lại đơn vị ở nơi cửa rừng xà nu tràn trề sức sống vượt lên trên sự huỷ diệt của bom đạn như làng Xô Man bất khuất kiên trung.

Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi.

Việt và Chiến là hai chị em sinh ra trong một gia đình nông dân Nam Bộ có mối thù sâu sắc với Mĩ - ngụy, ông nội và ba Việt đều bị giặc Mĩ giết hại. Má Việt vừa làm lụng vất vả để nuôi hai chị em, vừa phải đương đầu với những đe dọa, hạch sách của bọn giặc, cuối cùng cũng chết vì bom đạn. Gia đình giờ chỉ còn lại Việt, chị Chiến và cả thằng em út, chú Năm và một người chị nuôi lấy chồng xa. Những đau thương và chiến công của cả gia đình Việt đã được chú Năm ghi chép và cuốn sổ gia đình. Sau khi má mất, hai chị em Việt, Chiến đều xung phong tòng quân đi giết giặc, thằng Út em được gửi cho chú Năm nuôi, bàn thờ cũng khiêng sang nhà chú, ngôi nhà nhường cho xã mở trường lớp. Trong một trận đánh ác liệt ở rừng cao su, Việt diệt được một xe bọc thép của giặc nhưng anh đã bị thương nặng, nằm lại ở chiến trường và lạc đồng đôi. Anh đã ngất đi tỉnh lại nhiều lần, mỗi lần tỉnh lại , dòng hồi ức đưa Việt trở về với kỉ niệm thân thiết với má, chị Chiến, chú Năm, về đồng đội và anh Tánh. Ba ngày sau, anh Tánh và đồng đội mới tìm thấyViệt, đưa Vịêt về điều trị ở một bệnh viện dã chiến. Sức khỏe Việt dần khá lên, anh Tánh giục Việt viết thư cho chị Chiến kể về chiến công của mình. Vịêt nhớ chị mà chưa biết viết sao vì nghĩ chiến công của mình còn quá nhỏ bé so với thành tích của đơn vị và chưa được như mong mỏi của má.

 CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (1983, NGUYỄN MINH CHÂU)

Theo yêu cầu của trưởng phòng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đến một vùng ven biển miền Trung (cũng là nơi anh từng chiến đấu) để chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau. Sau nhiều ngày “phục kích”, người nghệ sĩ đã phát hiện và chụp được “một cảnh đắt trời cho” – đó là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh đã ngạc nhiên đến sững sờ khi chứng kiến từ chính chiếc thuyền đó cảnh người chồng vũ phu đánh đập vợ một cách dã man, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh trả lại cha mình.

Những ngày sau, cảnh tượng đó lại tiếp diễn và lần này người nghệ sĩ đã ra tay can thiệp . . . Theo lời mời của chánh án Đẩu (một người đồng đội cũ của Phùng) người đàn bà hàng chài đã đến toà án huyện. Tại đây, người đàn bà ấy đã từ chối sự giúp đỡ của Đẩu và Phùng, nhất quyết không bỏ lão chồng vũ phu. Chị đã kể câu chuyện về cuộc đời mình và đó cũng là lí do giải thích cho sự từ chối trên. Rời vùng biển với khá nhiều ảnh, người nghệ sĩ đã có một tấm được chọn vào bộ lịch “tĩnh vật hoàn toàn” về “thuyền và biển” năm ấy. Tuy nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh, người nghệ sĩ đều thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai và nếu nhìn lâu hơn bao giờ anh cũng thấy hình ảnh người đàn bà nghèo khổ, lam lũ bước ra từ tấm ảnh.

 HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT - 1981 (Lưu Quang Vũ)

Trương Ba, gần 60 tuổi- là một người làm vườn tốt bụng, đặc biệt rất cao cờ. Do tắc trách, Nam Tào gạch bừa tên Trương Ba, khiến ông phải chết oan. Vợ Trương Ba lên Thiên đình kiện. Theo gợi ý của Đế Thích,  để sửa sai, Nam Tào cho hồn Trương Ba nhập vào thể xác hàng thịt ở làng bên vừa mới chết, mới ngoài 30 tuổi, để được sống lại, ,.

Trú nhờ thể xác hàng thịt, hồn Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái : lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng; gia đình Trương Ba ngày càng lủng củng.  Đặc biệt, sống bằng thân xác hàng thịt, Trương Ba dần dà tiêm nhiễm một số thói xấu và những nhu cầu vốn xa lạ  với ông. Gay nhất là chị hàng thịt đòi hỏi Trương Ba phải là người đàn ông thực sự của chị. Lí trưởng nhân đấy sách nhiễu vòi tiền; con trai Trương Ba ngày càng đắc ý, lấn lướt, coi thường bố. Ngược lại, vợ, con dâu, cháu nội Trương Ba không thể chịu nổi và dần dần xa lánh. Trương Ba vô  đau khổ.

Trước nghịch cảnh ấy, Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt, cũng không chấp nhận nhập vào xác cu Tị , kiên quyết chấp nhận cái chết.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#n3v3rakid