Chữ người tử tù 3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”.
1️⃣ , Huấn Cao – Một nghệ sĩ tài hoa trong lĩnh vực thư pháp- CHỮ TÀI
- Tài viết chữ của ông Huấn qua lời đồn của dân vùng tỉnh Sơn và qua những lời nhận xét của viên quản ngục và thầy thơ lại.
- Niềm ao ước cháy bỏng của quản ngục và tấm chân tình, sự đối đáp của quản ngục để xin chữ Huấn Cao. “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm (…). Có được chữ Huấn Cao mà treo là có một vật báu trên đời”. Cho nên, “Sở nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia treo ở nhà riêng mình một câu đối do tay ông Huấn Cao viết”. Để có được chữ của ông Huấn Cao, viên quản ngục không chỉ phải kiên trì, mà còn phải liều mạng, “không xin được mấy chữ, thì ân hận suốt đời”. Bởi quản ngục cũng biết thế nào là cái giá phải trả cho kẻ bỏ qua lệnh triều đình biệt đãi tội phạm nguy hiểm, có khi phải trả giá bằng tính mạnh của mình.
⇒ Cách miêu tả gián tiếp làm cho người đọc có ấn tượng mạnh về tài năng của Huấn Cao. Tài năng đó giống như một huyền thoại được hết thảy mọi người kính phục.
- Chữ Huấn Cao vuông vắn, tươi tắn, nó nói lên cái hoài bão tung hoành của cả một đời con người.
2️⃣, Huấn Cao – Một con người có thiên lương trong sáng (CHỮ TÂM)
- Thiên lương thể hiện qua quan niệm về chữ và quyết định cho chữ:
+ Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ: câu nói này đã tóm gọn triết lý sống mà cả cả cuộc đời Huấn Cao luôn có ý thức gìn giữ: bần tiện bất năng di, phú quý bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất.
→ Chữ là thứ quý giá, là nghệ thuật cho nên chỉ trao tặng cho những ai xứng đáng với nó.
+ Lý do tặng chữ: Huấn Cao tặng chữ cho quản ngục vì cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài và vì sợ phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ. Câu nói : “thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”: Bộc lộ lẽ sống của Huấn Cao: Sống là phải xứng đáng với những tấm lòng, phụ tấm lòng cao đẹp của người khác là không thể tha thứ.
-> Sự trân trọng đối với những người có sở thích thanh tao, có nhân cách cao đẹp.
→ Động cơ tặng chữ chữ rất trong sáng và cao quý. Hành động tặng chữ vừa là sự xúc động đạo đức – tri kỷ (tặng chữ là trả nghĩa) vừa là sự xúc động thẩm mỹ (cầm bút tức là sáng tạo).
- Thiên lương biểu hiện qua lời khuyên: ở đây khó mà giữ thiên lương cho lành vững…
→ Huấn Cao không chỉ giữ thiên lương cho mình mà còn dùng chính thiên lương ấy tỏa sáng, hướng thiện, giúp người khác được khơi gợi thiên lương, cũng có được thiên lương. Đó là biểu hiện của bút pháp lãng mạn, lý tưởng hóa.
3️⃣,, Huấn cao – Một khí phách anh hùng.(CHỮ DŨNG)
- Một con người chọc trời khuấy nước: Lãnh đạo nông dân khởi nghĩa chống triều đình, chấp nhận tội danh “ cầm đầu bọn phản nghịch”. Nguyễn Tuân khi xây dựng hình ảnh người tù phản nghịch đã ca ngợi tinh thần anh dũng, dám đứng dậy chống lại trật tự xã hội của Huấn Cao. Để tô đậm sự anh dũng của đó, Nguyễn Tuân đã mượn lời quản ngục: …những người chọc trời khuấy nước, đến trên đầu người ta, người ta cũng còn chẳng biết có ai nữa huống chi là cái thứ mình chỉ là một kẻ tiểu lại giữ tù…
→ Khí phách con người thể hiện trong tầm vóc to lớn của công
- Một phẩm chất hiên ngang dù đã sa cơ:
+ Chi tiết cái gông nặng: Ngay cả khi thất thế, Huấn Cao vẫn được coi là một kẻ nguy hiểm, cần chú ý đặc biệt.
→ Thông qua tả một chi tiết tưởng như không liên quan, Nguyễn Tuân đã khắc sâu trong lòng độc giả ấn tượng về sự anh hùng của Huấn Cao.
+ Huấn Cao dù bị giam cầm vẫn ung dung tự tại, coi nhà tù như giang sơn, vẫn hành động như lúc còn vẫy vùng trong thiên hạ (điềm nhiên rỗ gông, điềm nhiên nhận rượu thịt). Ngục tù chỉ gông cùm được thể xác, Huấn Cao vẫn sống tự do về tinh thần, vẫn những hứng sinh bình mà ông từng làm: Rỗ gông, nhận rượu thịt thảm nhiên
+ Một tử tù chỉ đợi ngày ra pháp trường mà không hề nao núng, vẫn ung dung, đàng hoàng “ Đến cái cảnh chết chém, ông còn chẳng sợ nữa là…”. Đối với viên quản ngục, ônh chẳng những không sợ mà còn tỏ ra khinh bạc đến điều”.
- Sáng tạo thư pháp và truyền lại cái đẹp trước khi lĩnh án tử hình mà vẫn ung dung, đường hoàng chứng tỏ trong con người tài hoa ây là một khí phách vô cùng cứng cỏi và vượt trên hoàn cảnh. Trước khi ra pháp trường, đối mặt với cái chết, người ta thường khó tránh khỏi cảm giác sợ hãi. Thế nhưng Huấn Cao vẫn có thể đường hoàng viết ra những nét chữ vuông vắn, tươi tắn nói lên cái hoài bão
⇒ Khí phách của Huấn Cao được miêu tả vừa trực tiếp vừa gián tiếp kết hợp với nghệ thuật đối lập, bút pháp lý tưởng hóa, kết hợp kể và tả hành động, thái độ có tác dụng khắc sâu, tô đậm bản lĩnh ngạo nghễ, ngang tàng của nhân vật.
4️⃣, Tư tưởng của nhà văn gửi gắm.
- Huấn Cao được nhà văn Nguyễn Tuân xây dựng từ nguyên mẫu người anh hùng Cao Bá Quát đầu thế kỷ XIX (người cầm đầu cuộc khởi nghĩa Nghĩa Lương chống lại triều đình nhà Nguyễn). Nhất sinh đê thủ bái mai hoa.
- Nguyễn Tuân đã tạo ra tình huống éo le để tô đậm những vẻ đẹp khác thường của nhân vật. ( Tình huống điển hình lảm nảy sinh những tính cách điển hình).
- Một tinh thần dân tộc sâu sắc: Yêu mến và trân trọng nét đẹp của truyền thống văn hoá dân tộc.
- Lòng say mê cái đẹp và đi tìm cái đẹp ở tài năng, đạo đức và nhân cách con người.
- Khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp, thiên lương và nhân cách ngay trong hoàn cảnh ngặt nghèo, ngay ở môi trường của cái ác và bóng tối.
Nguồn: Sưu tầm
#YEUVAN #Literature_In_Heart #NGỮVĂN11 #Chữ_người_tử_tù#ÔNTHITHPT #Nguyễn_Tuân

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#vanhoc