Mở bài đa năng đây!!

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Mở Bài Đa Năng:

1.        Cõi đời là cõi hữu hạn. Nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven dừng chân tại kiếp sống này và để lại cho đời bản Sonata "Ánh trăng"- bản giao hưởng định mệnh. Nhà văn Banzac trước khi về với đất mẹ dấu yêu cũng ghi lại tên mình trên tượng đài văn học với "Tấn trò đời" . Sự đời "thương hải tang điền", rồi một ngày kia dòng sông năm tháng sẽ cuốn đi tất cả. Những thành quách lâu đài, những kì quan của tạo hóa rồi cũng sẽ dần phôi pha... Thế nhưng, giữa dòng chảy nghiệt ngã ấy, người đời vẫn nhớ đến một ngòi bút ..... tài hoa, một tiếng thơ thiết tha.....
2.       Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luôn luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích thực thì vẫn còn mãi mãi với thời gian. Trước khi chết, có lần vua Phổ cầm tay Môda nói: "Ta tiêu biểu cho trật tự, người tiêu biểu cho cái đẹp. Biết đâu hậu thế sẽ quên ta và nhắc đến ngươi?" Tác phẩm "ABC/XYZ" của nhà văn/ nhà thơ....là một trong số những tác phẩm nghệ thuật như thế. Đặc biệt là trích đoạn....( nếu người ta yêu cầu phân tích đoạn trích)
3.         Có một nhà văn đã nói rằng : "Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra". Hiện thực cuộc sống được xem như là cái nền cho những cảm hứng nghệ thuật chắp cánh và đâm chồi. Chính vì vậy mà bức tranh hiện thực cuộc sống và con người trong tác phẩm ABC/XYZ của nhà văn/nhà thơ gây ấn tượng đặc biệt sâu đậm trong lòng người đọc... Và nhân vật Y được phác họa như ...( coi lại những nhân vật hay gặp phải đã liệt kê ở cái 1)
4.         Có những tác phẩm đọc xong gấp sách lại là ta quên ngay, cho đến lúc cầm lại ta mới chợt nhớ là mình đã đọc rồi. Nhưng cũng có những cuốn sách như dòng sông chảy qua tâm hồn ta để lại những ấn tượng khắc chạm trong tâm khảm. Câu chuyện....
5.        Đã bao lần tôi băn khoăn tự hỏi: điều gì khiến mỗi tác phẩm văn học mang hình một chiếc lá thả mình vào dòng chảy miên viễn của thời gian? Một cốt truyện li kì, hấp dẫn? Một vần thơ sâu chảy tự tâm hồn? Để rồi một ngày kia khi tìm đến với những lời thơ/văn của...... tôi chợt hiểu rằng dáng lá chao mình ấy chính là những giá trị đặt sắc về  nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
6.        Đối tượng của văn học vốn là thân phận con người, nên chỉ có kẻ nào đọc và hiểu nó sẽ hóa thành không phải là một chuyên gia nghiên cứu văn học mà là một kẻ hiểu biết con người một cách sâu sắc". ( Văn chương lâm nguy, Todorov). Quả thực, con người luôn là nơi bắt đầu và cũng là nơi đi đến của văn học. Với mỗi thế giới khác nhau của mỗi một tác phẩm, người đọc lại có một thể nghiệm riêng về con người. Và trong tác phẩm........, nhà văn/nhà thơ ........đã dùng ngòi bút của mình để mang đến những trang văn neo đậu mãi trong tâm hồn chúng ta về nhân vật.......
7.        Puskin từng viết: "Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là nhờ ánh sang, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút". Và nhà văn/nhà thơ........ đã để tiếng lòng của mình cất lên, để linh hồn của tác phẩm .........bay lên qua hình tượng nhân vật........
8.       Nhà phê bình văn học G.Jung từng viết "Từ sự không thỏa mãn với đương thời, nỗi buồn sáng tạo dẫn đưa nghệ sĩ đi vào bề sâu cho tới khi nó tìm thấy trong vô thức mình cái nguyên tượng có khả năng bù đắp lại cao nhất sự tổn thất và què quặt của tinh thần hiện đại." Và trong tác phẩm........, nhà văn/nhà thơ đã để nguyên tượng ấy hiện lên đầy sống động.
Đoạn trích/ thơ:
1.        Đâu là cầu nối giữa quá khứ và tương lai, đâu là thanh nam châm thu hút mọi thế hệ? Đó chẳng phải là văn học hay sao. Văn học vẫn luôn sống một cuộc đời cao đẹp gắn liền với cuon người và kết tinh những giọt ngọc của thời đại. Tất cả những giá trị vĩnh cửu đó đã thăng hoa cùng ngòi bút của nhà văn/nhà thơ......để tác phẩm ......., đặc biệt là đoạn trích .........còn vấn vương trong trái tim biết bao bạn đọc.
2.        Nếu phải tìm bản nhạc hay nhất, có lẽ tôi sẽ chọn văn chương. Bởi chỉ khi đến với văn chương, người nghệ sĩ mới được tự do để trái tim dẫn dắt, được thể hiện quan niệm của chính mình và rồi mang đến cho người đọc biết bao giai điệu cảm xúc với nhiều cung bậc. Và tác giả..... đã để tác phẩm ........ của mình là nốt ngân đầy sáng tạo trong bản hòa tấu của văn học, đặc biệt là đoạn trích.....
So sánh tác phẩm:
1.  Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả... Nếu anh không có giọng riêng, anh khó trở thành nhà văn thực thụ (Sê – Khôp).
2. Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo vì vậy nó đồi hỏi người viết sự sáng tạo phong cách mới lạ, thu hút người đọc. (LLVH).
3. Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của chính mình, là cái giọng riêng của chính mình mà không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kỳ một người nào khác. (Tuốc– ghê – nhép).
4. Không có tiếng nói riêng không mang lại những điều mới mẻ cho văn chương mà chỉ biết dẫm theo đường mòn thì tác phẩm nghệ thuật sẽ chết. (Lêonit Lêonop)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#học