tiếp

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

VII. Sân khấu dân gian

A. Rối nước

1.Khái niệm

- là một trò diễn dân gian các diễn viên trực tiếp là các con rối làm bằng gỗ, diễn viên giấu mặt, là người nghệ sĩ biểu diễn các con rối bằng que hoặc dây, nói lời thoại ỏ nói ở hậu trường.

2. Đặc trưng

- là một trò diễn dân gian, là một vở diễn có âm nhạc và lời ca

- tính chất ứng tác và ứng diễn trong nghệ thuật rối nước mang tính đặc trưng.

B. Chèo sân đình

1. Khái niệm

- là một loại kịch hát dân gian có tính chất tổng hợp, tính trữ tình thể hiện những tình cảm, cảm xúc của con người trong cuộc sống.

2. Đặc trưng

- là một loại kịch hát có tính chất tổng hợp: hát, múa, nhạc và các động tác biểu diễn.

- là lối kể chuyện bằng sân khấu: nhân vật chính thường là người dẫn dắt chuyện, nv phụ, nv hề: pha trò, giễu cợt.

3. H/a người dân vùng ĐB Bắc Bộ

- là những con người coi trọng đạo đức XH, đặc biệt là đạo đức của người phụ nữ:đạo đức vừa mang tinh thần nhân dân, vừa mang đậm tư tưởng nho giáo( trai thời trung hiếu làm đầu, gái thời tiết hạnh làm câu răn mình)

- là những con người có tinh thần phản kháng áp bức bóc lột: thái độ phản kháng được thể hiện qua nhân vật hề nói chơi mà thực, nửa đùa nửa thực để mỉa mai châm biếm tầng lớp thống trị.

-người dân ĐBBB trong chèo là những con người lạc quan, giàu lòng nhân ái

4. Nghệ thuật

- kết cấu: theo trục thẳng: giới thiệu - diễn biến - kết.

- nhân vật: chính, phụ, hề

VIII. Ca dao dân ca

1. Khái niệm

- Ca dao dân ca là các câu ca dùng các thể thơ dân tộc để biểu hiện tâm trạng cảm nhận của người dân.

2. Đặc trưng

- là tiếng than thân phản kháng

- là tiếng hát yêu thương tình nghĩa

IX: Sử thi

1. Định nghĩa

sử thi còn gọi là anh hùng ca, tráng sĩ ca, trường ca dùng để hát để kể, để sâu chuỗi các thần thoại, truyền thuyết thành hệ thống một cách nghệ thuật, sinh động và hấp dẫn về lịch sử anh hùng của cộng đồng.

2. Đặc trưng

- Đặc điểm hình thành và phát triển của sử thi

+ được hình thành trong giai đoạn chuyển từ XHNT - XHPK

+chuyển từ thị tộc, bộ lạc - bộ tộc

+ hình thành vào thời kì ngưỡng cửa văn minh: thay đồ đá = đồ sắt

- sử thi có tính khái quát

- sử thi có tính lí tưởng

3. Phân loại

- thần thoại

- anh hùng

4. Nghệ thuật

- NT xây dựng hình tượng: được lí tưởng hóa, có tầm vóc khổng lồ > đâij diện cho  sức mạnh của một bộ tộc trong một thời kì > là 1 điểm sáng.

- lấy TN so sánh với con người > con người mang vẻ đẹp kì vĩ như thần thánh

- giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu > nhân vật hiện lên sinh động , cụ thể, gần gũi, chân thật

- ko gian, thời gian:

+ ko gian: cộng đồng có tầm vóc lớn ( rộng lớn)

+ thời gian: có tính chất ước lệ( ko cụ thể)

X. Truyện thơ

1. Khái niệm

là những chuyện kể bằng thơ của những dân tộc ít người ( kết hợp tự sự và trữ tình) dùng để phản ánh số phận nghèo khổ, đấu tranh chịu áp bức bóc lột, đấu tranh cho tự do, tình yêu và cuộc sống > làm văn tự sự đặc sắc hơn > diễn tả tâm trạng nhân vật

2. Đặc trưng

- là sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình

- mang đậm tính chất văn hóa của các dân tộc

3. Phân loại

- kể về thân phận hẩm hiu. dâu khổ của con người

- kể về tình yêu ngang trái > khát vọng tự do yêu thương, cuộc sống hạnh phúc

4. Chân dung con người

- hình ảnh người dân đau thương, bất hạnh, cực khổ

- khát vọng tự do yêu đương và hạnh phúc lứa đôi

5. Nghệ thuật

- kết cấu: gặp gỡ > tai biến > chia li

- nhân vật: những người nghèo khổ nhưng lại có tên tuổi địa chỉ, hoàn cảnh xuất thân rõ ràng ( khác với nhân vật trong truyện cổ tích). chính việc có tên tuổi cụ thể ấy > nhân vật trong truyện thơ gần gũi với con người bình thường trong cuộc sống hàng ngày.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro