KHÁI QUÁT VĂN HỌC THÁI LAN THỜI KỲ SUKHOTHAI (XIII-XIV)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cảm ơn bạn Hải My Phạm Và Ban Nhã Uyên(Lu) đã cùng mình làm nên bài này.

Chương 1: Bối cảnh xã hội Sukhothai.

Sukhothai là vương triều đầu tiên trong lịch sử Thái Lan, tồn tại từ năm 1249-1350, sau khi đánh chiếm các thành trì của người Khmer thành lập nên vương quốc của riêng người Thái và lấy thành trì lớn nhất là Sukhothai làm kinh đô và tên vương triều này.

Trong thời kỳ đầu của Vương triều Sukhothai, việc cai trị đất nước theo kiểu "Cha bảo vệ con", nghĩa là Vua- người đứng đầu đất nước là cha, dân- người bị cai trị sẽ là con. Vua hay còn gọi là "Pho Khun" cũng là người đứng đầu quân đội sẽ bảo vệ tất cả con dân trong lãnh thổ của mình như một người cha sẽ bảo vệ gia đình của họ. Nhưng, sau thời kỳ thịnh vượng nhất của Vương triều là thời kỳ của Vua Ramkhamhaeng thì Sukhothai rơi vào tình trạng suy yếu suốt 50 năm và đến thời vua Lithai thì mới khôi phục lại được tuy nhiên lãnh thổ vẫn không thể khôi phục như thời vua Ramkhamhaeng. Vào giai đoạn này, mối quan hệ Vua dân- Cha con được thay thế bằng mối quan hệ hoàn toàn của người đứng đầu đất nước và người dân. Vua trở thành "Thammaracha" người thực thi pháp luật, đem tư tưởng của tôn giáo vào tư tưởng trị quốc của mình và là người làm gương cho dân noi theo.

Thời kỳ đầu của Vương triều Sukhothai, Phật giáo đã du nhập vào trong quốc gia nằm bên cạnh sự ảnh hưởng của nền văn hóa bản địa và văn hóa Khmer từ lâu đời. Và đến thời kỳ của vua Lithai thì Phật giáo được truyền bá rộng rãi, trở thành đức tin và tôn giáo chính của đất nước; trên cả đó, các giáo lý của Phật giáo còn trở thành tiêu chuẩn để vận hành đất nước và được ghi chép lại trong các văn bản hoàng gia.

Trong xã hội được vận hành như gia đình ở giai đoạn đầu cùng như chịu ảnh hưởng của giáo lý Phật giáo ở giai đoạn sau thì nhân dân thời Sukhothai được đánh giá là "ในน้ำมีปลาในนามีข้าว" (trong nước có cá trên ruộng có lúa- thể hiện sự trù phú). Ngoài ra, người dân có thể tự do làm kinh tế nhưng được miễn thuế có những quyền cơ bản như được thừa hưởng tài sản từ cha mẹ sau khi họ mất, góp phần giúp Sukhothai trở thành trung tâm giao lưu buôn bán của khu vực.

Như vậy, bối cảnh xã hội của Sukhothai khá là yên bình, không thường loạn lạc tạo điều kiện cho phát triển nghệ thuật và văn học, cũng chính từ xã hội như thế này đã ảnh hưởng đến cảm hứng văn học nghệ thuật của giai đoạn này.

Chương 2: Sự phát triển văn học thời Sukhothai.

Văn bản cổ nhất và được ghi bằng chữ viết được nhận định cho đến thời điểm hiện tại là bản chữ khắc trong thời kỳ Sukhothai. Điều này không có nghĩa là trước thời kỳ Sukhothai không có ghi chép nhưng việc viết một cuốn sách trong thời gian đó thường dùng giấy Khoy hoặc lá cọ dẫn đến sau hàng trăm năm thì nó hư hại, không còn nữa. Cho đến khi vua Ramkhamhaeng đã phát minh ra chữ viết của người Thái. Ngài đã tạo ra chữ " Lai su thay" dựa theo ký tự của người Khmer và làm cho nó viết dễ dàng hơn. Đồng thời vua Ramkhamhaeng cũng dùng kiểu chữ này để khắc lên đá những tác phẩm của mình. Chính nhờ phát minh này và thêm cả việc khắc lên bia đá cũng ảnh hưởng đến việc sáng tác của các thời kỳ sau.

Đặc điểm văn học thời kì này chủ yếu nói về văn hóa, xã hội, đạo đức và coi như là nền văn học thực tế. Bởi nó phản ánh xã hội, lịch sử, cuộc sống chứ không thuần túy là giải trí và được viết theo thể văn xuôi với sử dụng các từ cổ của Thái, tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Khmer được trộn lẫn vào nhau. Đa số các tác phẩm vào vương triều này chủ yếu được viết bằng văn xuôi như các bản chữ khắc của vua Ramkhamhaeng, Tephumi Katha, Nang Noppamas Ta Rap Thao Sri Chulalak Rawadee Noppamas và chỉ có duy nhất Suphasit Phra Ruang là thể loại thơ.

Ở thời kỳ của vua Ramkhamhaeng, chủ yếu là về các văn bản khắc trên bia đá của ngài. Nội dung chủ yếu về tiểu sử của Vua Ramkhamhaeng, cuộc sống, luật pháp, tôn giáo của Thái Lan và sự ổn định kinh tế và chính trị trong thời kì này. Điểm nổi bật trong giai đoạn này việc phát minh ra riêng chữ cái của người Thái và tạo tiền đề cho sự phát triển và hoàn thiện bảng chữ cái ở các giai đoạn sau.

Đến thời kỳ của vua Li Thay thì Phật giáo trở thành tôn giáo chính của đất nước Thái chính vì vậy văn học ở thời kì này chịu ảnh hưởng sâu sắc các giáo lý Phật pháp. Minh chứng cho điều này là tác phẩm "Tephumi Katha" do chính chính tay nhà vua Li Thay sáng tác dựa trên ba mươi cuốn kinh Phật pháp từ Ấn Độ. Với các quy luật nhân quả, những công đức, những hình phạt dành cho những kẻ tội đồ không chỉ như vậy ngài ấy còn miêu tả cảnh quan của của thiên đường, địa ngục – nơi ở của những kẻ xứng đáng với hành vi của bản thân mình,... Qua tác phẩm ấy ngài cũng răn dạy con dân mình sống sao cho phù hợp. Không chỉ có tác phẩm "Tephumi Katha" mà trong giai đoạn này tác phẩm " Nang Noppamas" cũng rất nổi bật. Nêu lên các truyền thống trong cung đình trong đó có cả truyền thống Loy Krathong, cách cư xử của phụ nữ hoàng gia, việc giáo dục của trẻ em trong thời gian này và các phong tục trong cung đình.

Như vậy, văn học trong thời kỳ đầu Sukhothai chủ yếu là ghi chép lại về kinh tế, tôn giáo, luật pháp trong giai đoạn vua Ramkhamhaeng trị vì. Đến giai đoạn sau thì các tác phẩm đa dạng hơn về nội dung nhưng vẫn xoay quanh trong cung đình và những điều răn dạy nhân dân từ giáo lý của Phật pháp. Văn học trong thời Sukhothai là minh chứng để các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về thời kì này.

Chương 3: Các tác phẩm tiêu biểu.

Văn bia của vua Ramkhamhaeng

Vào năm 1833, khi vua Phrabat Somdet Phra Chomklaochaoyuhua (hay còn gọi là vua Rama IV hoặc vua Mongkut) đến thành phố Sukhothai, ngài đã nhìn thấy những tấm bia đá được khắc chữ nằm trong khu vực cung điện Sukhothai xưa. Đức vua quyết định tìm hiểu và giải mã nội dung trên những tấm văn bia ấy. Tuy nhiên, qua nhiều năm nghiên cứu, Đứa vua cũng không thể giải thích được tất cả nội dung trên đó một cách hoàn toàn chính xác. Nhưng may mắn thay, công trình nghiên cứu của vua Rama IV vẫn được tiếp diễn cho đến ngày nay, các nhà khoa học đã phát hiện được hơn bốn mươi tấm bia đá với đặc điểm chung là đều có hình chữ nhật, chiều cao từ 1 – 2 m, chiều rộng từ 0,55 – 0,91 m. Do có diện tích bề mặt hạn chế nên mỗi tấm bia đá chỉ có chứa đựng nội dung trong khoảng tối đa từ 100 - 200 dòng. Riêng tấm bia đá đầu tiên, được xác định là do vua Ramkhamhaeng dựng vào năm 1292 có chiều cao khoảng 1,11m với các dòng chữ hoàn chỉnh lấp đầy cả bốn mặt, với mặt thứ nhất và mặt thứ hai mỗi mặt 35 dòng, mặt thứ ba và mặt thứ 4 mỗi mặt 27, tổng cộng cả tấm bia là 124 dòng.

Ngôn ngữ trên bia đá chủ yếu là tiếng Thái, được khắc theo hệ thống kí tự mà vua Ramkhamhaeng đã phát minh vào năm 1283, viết theo thể loại văn xuôi, ngắn gọn nhưng xúc tích, với hệ thống thanh điệu linh hoạt đã giúp văn bản trên tấm bia mang âm điệu và giàu tính nhạc.

Nội dung của tấm bia được chia làm ba phần:

Phần 1: Từ dòng thứ 1 – 18 của mặt thứ nhất, là lời tự thuật của nhà vua về quá trình lên ngôi, sử dụng đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất "กู" (koo).

Phần 2: Từ dòng thứ 18 của mặt thứ nhất đến dòng thứ 10 của mặt thứ ba. Các nhà nghiên cứu cho rằng phần này được soạn dưới triều đại của vua PraMaha ThamarachaLithai. Nội dung chủ yếu là đề cập đến những thành tựu và sự phát triển thịnh vượng mà vua Ramkhamhaeng đã làm được trong triều đại của mình: ngài đã ban hành luật thương mại và thuế, luật thừa kế, luật hành chính, luật sở hữu tài sản. Đưa ra các quy định về việc đối xử với tù nhân chiến tranh. Chú trọng phát triển nông nghiệp sao cho phù hợp với đặc điểm địa hình và khí hậu của Sukhothai. Xây dựng hệ thống thủy lợi. Phát triển giáo dục, văn hóa, nghệ thuật.

Phần 3: Từ dòng thứ 11 của mặt thứ ba cho đến hết văn bia, đưa ra những thay đổi giúp cho đạo Phật phát triển mạnh mẽ ở Sukhothai thời kì này.

Sự ra đời của những tấm văn bia dưới triều đại của vua Ramkhamhaeng đã mang đến những bước ngoặt đáng kể cho vương quốc Sukhothai lúc bấy giờ, thúc đẩy sự phát triển của vương quốc trên nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tôn giáo, nghệ thuật, ...

Đánh dấu cho việc Thái Lan bước đầu đã có một hệ thống chữ viết của riêng của mình, có những nét khác biệt so với tiếng Khmer, Pali hay Sanskrit. Thêm vào đó, việc tiếp nhận và dung hòa nét đặc trưng của phương ngữ phía Bắc, phía Nam và Đông Bắc đã làm cho tiếng Thái thêm giàu đẹp. Nhờ nền tảng ấy mà đến thời Rattanakosin, hệ thống chữ viết và ngôn ngữ đã dần hoàn thiện và được sử dụng trong mọi mặt của đời sống một cách linh hoạt, uyển chuyển.

Bời vì luật pháp là một công cụ giúp Nhà nước quản lý hữu hiệu, là phương tiện không thể thiếu bảo đảm cho sự tồn tại và vận hành bình thường của quốc gia nên việc hệ thống pháp luật có nhiều thay đổi tích cực đã làm vương quốc thêm hưng thịnh. Đức vua ban hành luật thương mại, luật thừa kế, luật sở hữu tài sản,... giúp bộ máy cai trị của vương quốc Sukhothai lúc bấy giờ hoạt động hiệu quả hơn, đặc biệt là luật thương mại giúp cho đất nước mở cửa với bên ngoài và ngày càng phát triển.

Tạo niềm tin và sự đoàn kết trong quần chúng nhân dân nhờ những giáo lý, lời răn dạy của Phật giáo, hướng nhân dân đến cái thiện, cái tốt đẹp của cuộc đời.

Khuyến khích, tạo cơ hội cho những nét văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp được phát triển và nhân rộng. Thực hiện các lễ nghi, nghi thức linh thiêng, xây dựng các công trình kiến trúc như chùa, tượng Phật nhằm phát triển Phật giáo, làm giàu đời sống tinh thần, thể hiện sự khéo léo, tài hoa của cư dân trong vương quốc lúc bấy giờ. Bên cạnh đó, dân chúng ở Sukhothai có quyền tận hưởng âm nhạc bất cứ lúc nào, không phân biệt giai cấp hay địa vị, khác biệt hẳn so với những nền văn hóa khác (Luật của người Khmer và người Môn cấm nô lệ chơi nhạc), tạo nên bản sắc rất riêng của vương quốc này.

2. Tác phẩm Tephumi Katha (Triphum Phra Ruang)

Tác phẩm văn học đứng vào hàng lớn nhất và được đánh giá cao, làm rạng rỡ cho văn học thời kỳ Sukhothai chính là tác phẩm "Tephumi Katha" (Triphum Phra Ruang) do vua Li Thay viết. Tác phẩm nói về ba thế giới mà ở đây chính là mặt đất, địa ngục và thiên đường: đó là thế giới của dục vọng, của trừng phạt và đền bù. "Tephumi Katha" là bộ sách được Phật giáo Thái Lan liệt vào loại sách thiêng. Nội dung của nó thường được minh họa trên các bức tường của nhiều ngôi chùa và được đọc trong các buổi lễ lớn. Cuốn sách là một tập chọn lọc từ ba chục tác phẩm tôn giáo của Ấn Độ. Sách được chia thành ba phần chính tương đương với ba thế giới. Trong mỗi phần lại chia thành nhiều đoạn. Riêng thế giới dục vọng đã có tới 11 đoạn. Tác phẩm được viết bằng tiếng Pali nên khá khó đọc. Kể từ vương triều Sukhothai cho đến đầu vương triều Rattanakosin, người đưa "Tephumi Katha" đến với dân làng là các nhà sư. Họ thuyết giảng cuốn sách và làm cho dân làng có thể hiểu được dễ dàng hơn.

Trong tác phẩm, tác giả mô tả địa ngục là một khối hộp vuông mà đáy và một khối sắt đỏ. Con người trong địa ngục sống chen chúc nhau, người này áp sát người kia và ngọn lửa hỏa ngục không hề tắt đi một giây phút nào. Ngọn lửa đó " cháy mãi mọi thời gian cho đến ngày tận thế". Những con người sống trong địa ngục này đã phải thường xuyên chịu nhiều sự trừng phạt và đày đọa hết sức nghiệt ngã. Tác giả đã khẳng định rằng: " Tội lỗi của loài người giống như những quả cây bằng lửa trong thân thể họ và chính bản thân họ lại là thức ăn cho những cái cây bằng lửa đó". Trái với địa ngục là cảnh sống của thế giới cực lạc dành cho các vị thần tiên và những người có đức hạnh. Ở đó, thiên nhiên đẹp lộng lẫy, có nhiều hồ nước quanh năm trong mát. Quanh hồ có nhiều hang động đầy ắp vàng và đá quý, có hương thơm và ánh sáng tuyệt diệu. Nước hồ chữa được mọi thứ bệnh tật. Các vị thần thánh và những người có đức hạnh lớn thường đến nghỉ ngơi và tắm nước hồ trong những ngôi nhà bằng thủy tinh có những bậc thang cũng bằng thủy tinh ngâm dưới mặt hồ.

Đây là tác phẩm có ảnh hưởng đến suy nghĩ của người Thái về tội lỗi, công đức và hình phạt; về sinh tử, cho phép người dân Sukhothai hiểu được cuộc sống của họ, cách họ sinh ra và cách họ đi đến thế giới hiện tại và thế giới tiếp theo. Tuy vậy "Tephumi Katha" vẫn không được coi là sách kinh của Phật giáo Thái Lan. Nhưng tác phẩm chính là bộ sách khổng lồ về vũ trụ quan và về đạo đức luân lý của Phật giáo Thái Lan. Chính những quan niệm về đạo đức của nó đã trở thành cơ sở cho học thuyết của Phật giáo Thái Lan sau này.

3. Tác phẩm Nang Noppamas

Nguồn gốc ra đời của tác phẩm vẫn còn bỏ ngỏ bởi hai luồng ý kiến khác nhau. Một nhóm các nhà nghiên cứu cho rằng, Nang Noppamas không được sáng tác ở thời kỳ Sukhothai mà ra đời vào thời kì Rattanakosin, trong giai đoạn của Vua Rama I - Vua Rama III. Nhóm còn lại thì khẳng định Nang Noppamas ra đời vào thời Sukhothai vì phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong tác phẩm đều mang dấu ấn của vương triều này. Vua Mongkut cho rằng tác giả chính là Nang Noppamas (hay còn gọi là Thao Sri Chulalak), là vương phi của vua PraMaha ThamarachaLithai. Tuy vẫn có những tranh cãi xung quanh tác phẩm này nhưng ta không thể phủ nhận được vị trí quan trọng của tác phẩm trong nền văn học Thái Lan, là cơ sở cho việc tìm hiểu các nghi thức hoàng gia và lễ hội truyền thống của người dân Thái Lan

Về mặt nội dung, tác phẩm chia ra làm hai phần

Phần 1: Tiểu sử của Nang Noppamas, là quá trình từ khi sinh ra cho đến lúc nhập cung để phục vụ cho hoàng gia và trở thành vương phi của Vua PraMaha ThamarachaLithai. Chất liệu sáng tác là những quy tắc, lề lối sinh hoạt trong cung điện. Bà đã đề cập những nghi lễ, nghi thức trang trọng như lễ hội PhauKhao, lễ Charot Pranang Phan, lễ hội Asawayud, lễ hội ChongFriendloi Pra Prathip một cách chi tiết và rõ ràng nhất

Phần 2: Những câu chuyện được lồng ghép khéo léo liên quan đến cách ứng xử của người phụ nữ sao cho chỉn chu, mực thước với những lề lối nghiêm khắc của hoàng gia.

Nang Noppamas là một tác phẩm mang giá trị văn hóa to lớn. Bởi nó là nguồn tư liệu phản ánh chân thực nhất về các truyền thống và nghi lễ hoàng gia, trong đó đặc biệt nhất phải kể đến lễ hội Loi Krathong thông qua sự trải nghiệm của chính tác giả. Còn về mặt xã hội, tác phẩm là sự chỉ dẫn cho người phụ nữ lúc bấy giờ, giúp người phụ nữ nhận thức được giá trị và vị trí của bản thân trong xã hội, có cách ứng xử đúng mực nhằm nâng cao giá trị và phẩm giá của bản thân. Bên cạnh đó, tác phẩm còn là nền tảng và chuẩn mực cho các nghi lễ hoàng gia sau này, đơn cử như lễ hội SipSongDuen của Rama V cũng được tổ chức theo những nguyên tắc trong tác phẩm.

4. Tác phẩm Suphasit Phra Ruang

Ngoài những tác phẩm đã nêu trên, thì ở vương triều Sukhothai còn để lại một số lớn các "Suphasit Pra Ruang" – những câu châm ngôn, tục ngữ. Có người nhận định tác giả của Suphasit là vua Ramkhamhaeng nhưng có nhà nghiên cứu lại nhận định Suphasit được viết tại thời kỳ của vua Li Thai. Mặc dù không rõ tác giả cụ thể là ai nhưng giá trị Suphasit mang lại như lời răn dạy cho dân chúng trong cách ứng xử và hành vi của mình.

Suphasit được viết theo thể thơ với ngôn ngữ bình dân chỉ có một ít từ Pali Phạn và Khmer, diễn đạt ý rõ ràng, không phức tạp, dễ hiểu, dễ nhớ. Vì vậy, nó nhanh chóng trở nên phổ biến và được dùng như những câu răn dạy trong đời sống hằng ngày. Các câu châm ngôn, tục ngữ Suphasit còn có ảnh hưởng đến các nhà văn nhà thơ sau này.

Ví dụ như câu "เมื่อน้อยให้เรียนวิชา ให้หาสินเมื่อใหญ่" ( Khi còn nhỏ hãy học kiếm tiền khi đã lớn) dạy về cách sống

"อย่าอวดหาญแก่เพื่อน" ( Đừng khoe khoang với bạn bè của bạn): dạy về cách chơi với bạn bè.

Chương 4: Đánh giá văn học thời kỳ Sukhothai.

Kết luận.

Tài liệu tham khảo.

Tài liệu mở:



Siddha Phinitpuwadon. สังเขปประวัติวรรณคดีไทย (Lược sử văn học Thái Lan)

Truy xuất từ :

ตำรับท้าวศรีจุฬาลักษณ์ (นางนพมาศ). Truy xuất từ

Ngô Văn Doanh.(1991). Tìm hiểu văn hóa Thái Lan. Hà Nội: NXB Văn hóa Thông Tin



Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro