CON SÔNG ĐÀ HUNG BẠO (2)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng





Nhắc đến Nguyễn Tuân, ta nhớ ngay đến một nghệ sĩ tài hoa uyên bác, người luôn luôn kiếm tìm, khám phá và thể hiện cái đẹp với một niềm say mê kỳ lạ. Niềm say mê cái đẹp ấy đã khiến nhà văn tạo ra cho mình một cái nhìn nghệ thuật riêng: Khám phá và thể hiện thiên nhiên, con người từ góc độ văn hóa, thẩm mỹ. Đặc sắc phong cách đó của Nguyễn Tuân thể hiện rõ nét qua tác phẩm "Người lái đò sông Đà" được in trong tập tùy bút "Sông Đà" được xuất bản năm 1960. Với kiệt tác này, Nguyễn Tuân đã đặc biệt thành công trong việc biến vùng sông nước ấy thành nghệ thuật, thành một niềm gợi cảm mênh mông. Sông Đà qua ngòi bút tài hoa độc đáo của Nguyễn Tuân, không còn là thực thể vô tri vô giác mà như một cá thể có tính cách riêng: Hung bạo, dữ dằn mà vẫn trữ tình, đằm thắm. Đoạn văn: [...] vừa dựng lên bức tranh Đà giang độc đáo vừa thể hiện quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân.

      Sông Đà được nhà văn xây dựng thành một "nhân vật" có mặt suốt từ đầu đến cuối thiên tùy bút. Tác giả đã nhận xét khái quát: đây chính là con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Hai đặc điểm hung bạo và trữ tình này được nhà văn triển khai trong suốt cả bài tùy bút.
Đoạn văn nằm ở nửa đầu phần trích trong sách giáo khoa, miêu tả sự hiểm trở, hung bạo của thác đá và những trùng vi thạch trận trên sông Đà. Sau khi đã cho thấy nét đẹp hung bạo của SĐ ở "cảnh đá bờ sông dựng vách thành", "những quãng mặt ghềnh HL" "những hút nước", Nguyễn Tuân lại tiếp tục dẫn người đọc đến cảnh tượng hùng vĩ nhất cho nét đẹp ấy, đó là thác đá và thạch trận trên SĐ.

Dường như trong tiềm thức của nhiều người VN, SĐ là một dòng sông gập ghềnh, dữ dội, âm ba tiếng sóng thác. Thật vậy, chính thác đá đã trở thành một yếu tố quan trọng làm nên vẻ đẹp hùng vĩ cho sông Đà và được nhà văn Nguyễn Tuân thể hiện thật đặc sắc. Trước hết, đó là âm thanh cuồng nộ, hoang dã của nước thác: "Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên". Dường như khoảng cách giữa tác giả và con thác ngày càng gần. Khi đó, âm thanh càng trở nên khủng khiếp, trở nên kinh động cả một vùng hoang sơ: "Réo gần mãi", "réo to mãi lên". Có thể thấy, nhà văn Nguyễn Tuân đã cảm nhận bằng thính giác để bắt trọn âm thanh và đưa vào trong trang văn của mình những nét khắc họa vô cùng sống động.

Sự hình dung về âm thanh nước thác ngày càng cụ thể, chi tiết hơn" "Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo". Đến đây, ta cứ ngỡ Nguyễn Tuân đang phô bày ra trước mắt người đọc một bữa tiệc ngôn từ với hàng loạt từ ngữ chỉ cảm xúc, thái độ, tâm trạng của con người.  Cái hay ở đây là ông đã dùng ngôn ngữ của âm nhạc để tấu lên một bản giao hưởng của thiên nhiên, dùng từ ngữ gợi tả âm thanh theo những cung bậc cảm xúc, cả về âm lượng để thấy trong đó có nhiều giọng điệu, trạng thái, nhiều cung bậc cảm xúc như con người. Âm điệu đa thanh ấy thể hiện một điều gì bí ẩn, bí hiểm của kẻ thù còn giấu mặt. Lắng nghe được âm thanh thác nước như thế phải là người nghệ sĩ am hiểu về âm nhạc và có trí tưởng tượng phong phú.

Nhưng có lẽ câu văn giàu hình ảnh và tập trung bút lực bậc nhất về thanh âm nước thác nằm ở đây: "Thế rồi nó rống lên như tiếng một đàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng." Quả là một nét miêu tả thần tình, Nguyễn Tuân đã viết nên một câu văn dài đầy ắp những hình ảnh dữ dội gợi cho người đọc cảm giác như bị hụt hơi,lấn lướt của rừng lửa đang bao vây đàn trâu mộng. Bút pháp tạo hình tạo âm của NT đã phô diễn toàn bộ sức mạnh hoang dại, bản năng của SĐ. Đó là sự cộng hưởng của hai thứ âm thanh: Tiếng gầm thét của ngàn con trâu mộng trong tình thế cuồng loạn, hung dữ đang dùng hết sức lực để tìm sự sống, để thoát thân kết hợp với nhiều âm thanh của rừng lửa cùng gầm thét, rừng lửa của rừng vầu, rừng tre, nứa nổ lửa dữ dội.

Câu văn "tới cái thác rồi!" ngắn gọn giống như một tiếng reo ngỡ ngàng, thích thú khi cái thác hiện ra. Đây cũng là lúc nhà văn vẽ ra trước mắt người đọc một cảnh tượng mới: "Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá" Cách nói phóng đại, khoa trương, mang đến cảm giác choáng ngợp về đá. Đá ở đây lớp lớp, miên man, trùng điệp, lại ẩn hiện trong bọt sóng và chiếm lĩnh suốt chiều dài dòng sông. Tính từ "trắng xóa" còn được lặp lại hai lần trong đoạn văn, gây ấn tượng về sóng, về gió, về bọt nước trào sôi mãnh liệt, gợi tả làn nước như mờ đi trên mặt sóng, trên một diện rộng mênh mông, trên mặt của sông.

Đá sông Đà trên trang văn Nguyễn Tuân hoàn toàn không phải sự vật vô tri: "Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền" Từ "ngàn năm" kết hợp từ "mai phục" gợi cảm nhận như có tầng tầng lớp lớp đá đang ẩn mình dưới lòng sông sâu lúc nào cũng rình rập, tấn công thuyền. Có những tảng đá gồ ghề, tác giả cảm thấy nó nhăn nhúm, nó méo mó, nó ngỗ ngược, có những hòn đá bệ vệ, oai phong lẫm liệt, có những hòn hất ngược lên như đang hất hàm thách thức đối với người lái đò. Mỗi hòn một diện mạo, hòn nào trông cũng ngỗ ngược, dữ tợn, mang dáng dấp của một tên côn đồ hung hãn, một lũ du côn của thiên nhiên hoang dại. Bằng nghệ thuật nhân hóa, chúng ta nhận ra từng sắc diện người trong những hình thù của đá khiến cho chúng trở nên sống động, rõ nét, lạ lùng. Chúng như một bầy thủy quái vừa hung hăng, bạo ngược, vừa nham hiểm, xảo quyệt. Sẵn sàng ăn tươi nuốt sống mọi con thuyền. NT đã tận dụng hết sức mạnh điêu khắc của ngôn từ mà truyền sự sống cho từ thớ đá trên SĐ.

Cả một tập hợp đá là một chuỗi những nguy hiểm, rình rập người lái đò. Nó "bày thạch trận trên sông" với ba lớp trùng vi kiên cố, "chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền". Mỗi trùng vi được thần sông, thần dá thiết kế theo một sơ đồ riêng đầy cửa tử với những boong-ke chìm, pháo đài nổi và luôn có ba lớp án ngữ: Có hàng tiền vệ, có tuyến giữa, tuyến sau và mỗi tuyến lại có một nhiệm vụ khác nhau, cùng phối hợp với nhau trong việc tấn công đối phương. Hàng tiền vệ có nhiệm vụ canh cửa và dẫn dụ đối tượng vào sâu bên trong đến khi con thuyền của đối phương lọt vào sâu bên trong thì tuyến 2 phải đánh khuýp quật vu hồi. Nếu con thuyền du kích ấy vẫn lọt lưới khỏi tuyến 2 thì nhiệm vụ của tuyến ba phải đánh tan con thuyền và tiêu diệt tất cả thuyền trưởng, thủy thủ dưới chân thác. Có thể thấy, dưới ngòi bút NT, những hòn đá ấy trở thành những binh sĩ được huấn luyện tinh nhuệ, lại thêm chiến thuật bài bản, sẵn sàng tấn công mọi thuyền bè qua đó.
Với tài nghệ của Nguyễn Tuân, ông đã sử dụng nghệ thuật nhân hoá và dày đặc những thuật ngữ võ thuật kết hợp với nghệ thuật miêu tả, kể chuyện đặc sắc đã đem đến cho người đọc cảm nhận rõ hơn về thế giới thiên nhiên đầy hung bạo của con sông Đà.

Bằng cái nhìn chân thực, ngôn từ tinh tế, chắt lọc, Nguyễn Tuân đã phần nào cho người đọc thấy sự cuốn hút mà con sông Đà mang đến. Đọc những dòng tùy bút của tác giả về sông Đà giống như ta được trực tiếp ở đó, cảm nhận sự hung bạo đến đáng sợ của nó. Chính sự hung bạo, gầm gừ của dòng sông là điều đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Có lẽ Nguyễn Tuân thực sự đã tìm được thứ "vàng mười" mà ông ngày đêm theo đuổi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#vân