Vẻ đẹp của Huấn Cao trong cảnh cho chữ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đề: Vẻ đẹp của Huấn Cao trong cảnh cho chữ

Nguyễn Tuân là gương mặt lớn trên thi đoàn văn học Việt Nam hiện đại, một cây bút tài hoa uyên bác, một con người suốt đời tìm cái đẹp. Ngay từ cách mạng tháng tám, ngòi bút của Nguyễn Tuân đã biết hướng thiện, hướng mĩ, tìm và lưu giữ cho đời những vẻ đẹp một thời còn vang bóng trong nhiều vẻ đẹp của tập "vang bóng một thời" nổi lên là vẻ đẹp chói loà rực rỡ của hình tượng nhân vật Huấn Cao nhân vật chính của truyện ngắn "chữ người tử tù". Một trong những chi tiết đặc sắc nhất của truyện đó chính là vẻ đẹp của Huấn Cao trong cảnh cho chữ - một cảnh tượng xưa nay chưa từng có.

"Chữ người tử tù" là áng văn tiêu biểu nhất của Nguyễn Tuân, giá trị của tác phẩm chủ yếu tập trung ở cảnh cho chữ. Đó là người tử tù cho chữ một viên quản ngục. Huấn Cao là người tử tù được Nguyễn Tuân sáng  tạo từ nguyên mẫu có thật trong lịch sử. Đó là người anh hùng của cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương, nhà thơ, nhà thư pháp tài hoa Cao Bá Quát được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn lý tưởng hóa có tài, có dũng khí và thiên lương trong sáng. Huấn Cai là người viết chữ đẹp còn quản ngục là người say mê chữ đẹp của huấn cao, coi chữ huấn cao như vật báu. Họ gặp nhau trong tình huống đặc biệt đó là nhà ngục. Nơi của bóng tối độc ác và nhơ bẩn. Trên bình diện xã hội họ là kẻ thù: Huấn cao là phản nghịch của triều đình còn quản ngục lại phục vụ cho triều đình. Trên bình diện nghệ thuật họ là tri âm đều yêu cái đẹp. Những ngày bị biệt giam ở tỉnh Sơn, huấn cao nhầm tưởng quản ngục là kẻ cặn bã thất đức, nhưng khi nghe thầy thơ lại nói về sở nguyện xin chữ của quản ngục huấn cao rất cảm động: "ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi, thiếu chút nữa ta phụ 1 tấm lòng trong thiên hạ". Huấn cao đã xem quản ngục là một tấm lòng, một tri âm. Vì thế khi chuẩn bị ra pháp trường chịu án, huấn cao đã quyết định cho chữ. Sự hợp nhất của tài hoa, khí phách, thiên lương đã làm sáng lên vẻ đẹp của huấn cao. Nguyễn tuân đã dồn hết bút lực, huy động vốn ngôn ngữ để tái hiện tình huống phi thường này, bởi đây là cảnh tượng xưa nay chưa từng có.

Hoàn cảnh và địa điểm cho chữ chưa từng có nó đã làm nổi bật vẻ đẹp của Huấn Cao. Chơi chữ vốn là thú vui tao nhã của người xưa. Người ta thường hay chữ đẹp ở những nơi thư phòng thoáng mát trong không gian và lòng người phải thư thái. Nhưng ở đây cho chữ lại diễn ra trong ngục tối nơi cái ác, cái xấu xa nhơ bẩn ngự trị ở nhà tù tỉnh Sơn. Nguyễn Tuân Đã sử dụng bút pháp tương phản đối lập làm nên cảnh cho chũe bi tránh chưa từng thấy. Đặc biệt, không khí cổ kính, thời gian là vào lúc nửa đêm, chỉ vài giờ nữa ra pháp trường. Không gian là một buồng giam chật hẹp, tăm tối đối lập lại là 1 bó đuốc tẩm dầu cháy rực soi rõ 3 cái đầu chụm vào nhau.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#vanhoc