van hoc va hien thuc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương III

VĂN HọC Và HIệN THựC

1. Nhà văn và hiện thực đời sống

Từ thời kì sơ khai, nghệ thuật nói chung, trong đó có văn học đ• đóng vai trò như một phương tiện nhận thức thế giới tự nhiên và bản thân đời sống con người. Qua đó, nghệ thuật tham dự tích cực vào quá trình lao động, cải biến tự nhiên, phục vụ lợi ích của con người.

Trong quá trình phát triển của x• hội, cùng với sự phân công lao động, nhất là sự phân hoá giai cấp trong x• hội, nghệ thuật cũng từng bước được chuyên nghiệp hoá.

Trong quá trình vận động và phát triển, nghệ thuật xa dần mục đích thực tế trực tiếp, mất dần tính tập thể mà trở thành một hoạt động thẩm mĩ chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp của một số ít những người có điều kiện và năng khiếu. Nhờ thế nghệ thuật càng phát triển thì càng thoả m•n những nhu cầu đa dạng trong đời sống tinh thần của con người và càng tự khẳng định tính độc lập của mình trước thực tiễn đời sống.

Cũng như mọi hình thái ý thức x• hội khác, văn học có khả năng tác động trở lại đời sống x• hội mặc dầu tự nó không thay thế được cách mạng, không tạo ra được những tiến trình lịch sử nhưng thông qua sự tác động tới tư tưởng, tình cảm của con người, văn học sẽ tham dự vào quá trình vận động chung của x• hội như một nhân tố thúc đẩy hoặc kìm h•m.

Thúc đẩy khi tác động tích cực: Văn học không chỉ khai sáng thức tỉnh con người trong hiện tại mà còn trở thành nguồn năng lượng tinh thần mạnh mẽ cho những thời đại tiếp theo.

Kìm h•m khi tác động tiêu cực: Những tác phẩm văn học có nội dung ngược lại với sự phát triển của x• hội (đồi truỵ, phản động, bảo thủ, lạc hậu...) dễ trở thành công cụ vô ý thức, kìm h•m quá trình phát triển của x• hội. Sự tác động này là đặc điểm khách quan thể hiện bản chất x• hội, chức năng x• hội của văn học nghệ thuật.

Hiện thực đời sống chính là nguồn nuôi dưỡng của văn học nghệ thuật. Hiện thực cung cấp tài liệu, chất liệu, rung cảm nghệ thuật cho văn học nghệ thuật. Từ xưa đến nay, văn học nghệ thuật bao giờ cũng vận động và phát triển trong sự gắn bó tất yếu, sự ràng buộc tự nhiên với hiện thực đời sống. Những đỉnh cao nghệ thuật từ xưa đến nay đều là những sáng tác bắt rễ từ nguồn mạch sâu xa trong mảnh đất thực tế của thời đại mình.

Là một hình thái ý thức x• hội đặc thù, nghệ thuật không tồn tại một cách thụ động, biệt lập mà luôn tồn tại, phát triển trong mối liên hệ qua lại với các hình thái ý thức x• hội khác và có tính độc lập tương đối với đời sống kinh tế - x• hội. Sự tác động ảnh hưởng, chi phối của cơ sở, kinh tế, của đời sống x• hội đối với văn học nghệ thuật là gián tiếp, thông qua nhiều yếu tố trung gian, nhiềukhâu chuyển hoá với những tính chất, hình thức, mức độ khác nhau tuỳ theo những điều kiện x• hội cụ thể. Mác đ• chỉ ra rằng: "Đối với nghệ thuật, người ta biết rằng những thời kì hưng thịnh nhất định của nghệ thuật hoàn toàn không tương ứng với sự phát triển chung của x• hội, do đó cũng không tương ứng với sự phát triển chung của cơ sở vật chất x• hội, của cái xương sống của tổ chức x• hội. Ví dụ so sánh người Hy Lạp đối với các dân tộc hiện đại, hay Sếcxpia cũng thế"(1).

Sự không tương ứng giữa một quá trình văn nghệ với một quá trình x• hội không phải như những ngoại lệ mà là một hiện tượng mang tính quy luật. Những thành tựu văn học rực rỡ nửa cuối thế kỉ XVIII tới đầu thế kỉ XIX lại thuộc về thời kì khủng hoảng trầm trọng nhất của chế độ phong kiến Việt Nam. Tìm hiểu sự không tương ứng này, bên cạnh những nguyên nhân mang tính đặc thù của x• hội Việt Nam giai đoạn đó, chúng ta còn nhận ra các nguyên nhân cơ bản có tính phổ biến đối với văn học nhiều nước. Đó là sự tác động của cuộc đấu tranh giai cấp xuyên dọc hai thế kỉ. Chính thời đại "bể dâu", thời đại nông dân khởi nghĩa này đ• tạo ra những điều kiện khách quan thuận lợi cho sự nảy sinh những tư tưởng thẩm mĩ mới, công chúng văn học mới và một lực lượng sáng tác hoàn toàn mới về chất. Nền văn học hiện thực và nhân đạo chủ nghĩa đ• ra đời như là sản phẩm tất yếu của một cuộc đấu tranh giai cấp khi ấy.

Thực tiễn văn học nhiều dân tộc đ• chứng minh rằng: Văn nghệ phát triển không tương ứng với trình độ kinh tế nhưng lại khá tương ứng với đấu tranh giai cấp trong x• hội. Không phải cứ một quá trình x• hội nào đó tiến bộ về phương diện lịch sử, phát triển về phương diện kinh tế cũng sẽ tất yếu dẫn đến một quá trình văn nghệ phát triển tương ứng.

Có ý kiến cho rằng văn học bao giờ cũng phản ánh cuộc sống, phản ánh hiện thực và đối tượng phản ánh của văn học chính là hiện thực cuộc sống. Song nếu hiểu như vậy thì đối tượng phản ánh của văn học cũng giống như các khoa học khác: đạo đức, chính trị, triết học v.v...

Vậy điểm giống và khác nhau trong đối tượng phản ánh giữa văn học và các khoa học khác là ở đâu?

Ví dụ: Triết học: Đối tượng phản ánh là hiện thực khách quan, tức là cái khách thể. Nhà khoa học miêu tả, phân tích, nghiên cứu để rút ra các quy luật, các phạm trù về cái khách thể đó.

Văn học: Đối tượng phản ánh cũng là hiện thực khác quan tức là cái khách thể. Về phương diện này, văn học giống các khoa học khác, nhưng đối tượng phản ánh còn là hiện thực chủ quan của chủ thể nữa.

Nói văn học là phản ánh cuộc sống, phản ánh hiện thực vẫn đúng, song có điều cần chú ý; văn học lấy mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể làm đối tượng chủ yếu trong khi phản ánh. Như vậy, đối tượng phản ánh của văn học là rất rộng. Văn học không chỉ phản ánh những cái ngoài nó, mà còn có nhu cầu phản ánh chính bản thân mình (đối tượng chủ thể: bản thân tác giả). Đây chính là nhu cầu tự biểu hiện của văn học: Văn học không chỉ phản ánh thế giới khách quan mà còn biểu hiện toàn bộ thế giới chủ quan của nhà văn: thế giới quan, cá tính, lý tưởng, ước mơ... Nếu cho rằng tác phẩm văn học chỉ thuần tuý biểu hiện tinh thần chủ quan của nhà văn thì là duy tâm. Nhưng nếu cho rằng văn học chỉ phản ánh hiện thực khách quan thì đó lại là duy vật siêu hình. Theo phản ánh luận Mác - Lênin thì văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Và đây mới là cách nhìn duy vật biện chứng. Khách quan và chủ quan ở đây cũng không phải là dấu cộng mà là sự chuyển hoá lẫn nhau. Cái chủ quan của nhà văn xét cho cùng cũng bắt nguồn từ cái khách quan. Hơn nữa, một ý dồ sáng tác cụ thể bằng cách nào đó cũng được gợi ý từ khách quan. Song mặt khác phải thấy rằng cái khách quan tự nó không thể đi thẳng vào tác phẩm văn học, mà trước hết nó phải được chuyển hoá thành cái chủ quan của nhà văn. Do đó, tác phẩm văn học, đối với cái khách quan chỉ có quan hệ gián tiếp và như vậy tác phẩm văn học là con đẻ tinh thần trực tiếp của chủ quan nhà văn. Trong văn học, phản ánh phải đi liền với biểu hiện. Và bất kỳ sự biểu hiện nào cũng bằng cách này hay cách khác đều gắn liền với phản ánh khách quan. Chủ thể và khách thể trong phản ánh của văn học là không thể tách rời.

Hiện thực trong văn học cũng bao hàm nghĩa rất rộng: Trước đây, nói tới hiện thực trong văn học chúng ta chú ý nhiều đến hiện thực khách quan, tồn tại độc lập bên ngoài mỗi chúng ta.

Hiện nay, theo ý kiến của các nhà nghiên cứu lý luận thì nói tới hiện thực được phản ánh trong văn học là nói tới toàn bộ thế giới khách quan (nói cách khác là cái ngoại hiện, ngoại giới - Phan Ngọc, hay cái vật giới - Cao Xuân Huy) và thế giới chủ quan - thế giới nội tâm, hiện thực tinh thần tồn tại bên trong mỗi chúng ta (tâm giới - Cao Xuân Huy). Nói như nhà nghiên cứu lý luận Lê Ngọc Trà: "Bản thân thế giới tinh thần này cũng là một hiện thực".

Thực tế cho thấy văn học muốn tồn tại trước hết phải phản ánh được hiện thực cuộc sống. Chính hiện thực đ• trao cho văn học những tài liệu, chất liệu, những rung cảm nghệ thuật. Như vậy, bám sát hiện thực, phản ánh và tái tạo hiện thực là yêu cầu hàng đầu đối với mỗi nhà văn.

1.1. Một số phương thức tiếp cận và phản ánh của văn học

- Phương thức trực tiếp: Nhà văn được "dấn thân" vào hiện thực, được sống với hiện thực đó hay nói cách khác được mắt thấy tai nghe hiện thực đó và trực tiếp phản ánh vào tác phẩm của mình.

Đây là phương thức phản ánh khá phổ biến trong lao động của các nhà văn, ví dụ: Trần Đăng, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Khải, Tô Hoài, v.v... Phương thức phản ánh này bao giờ cũng đòi hỏi các nhà văn phải thâm nhập thực tế, bám sát thực tế để quan sát, thu thập tài liệu của thực tế đó. Quá trình dấn thân vào thực tế là quá trình tích luỹ vốn sống (điều kiện sống còn đối với những người làm nghề cầm bút: viết văn và cả viết báo). Đối với nhà văn có tích lũy được vốn sống thì mới có cơ sở để tưởng tượng, hư cấu. Có hư cấu - sáng tạo thì tác phẩm mới có chiều sâu và nhờ đó, nó mới vượt qua được cái mức của một sự việc bình thường để trở thành một sự kiện văn học.

Đ• có rất nhiều ý kiến từ cổ chí kim bàn về vấn đề thâm nhập thực tế, thể nghiệm, chiêm nghiệm, trải nghiệm thực tế để tích luỹ vốn sống đối với người sáng tác văn học. Ví dụ: Lê Quý Đôn, Phan Huy Vịnh, Bùi Hiển, Tố Hữu, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Đình Chính, v.v...

Phương thức tiếp cận và phản ánh trực tiếp của nhà văn cũng rất gần gũi với phương thức tiếp cận và phản ánh hiện thực của nhà báo. Chúng ta biết rằng đặc điểm cơ bản trong nội dung phản ánh của tác phẩm báo chí là phải đáp ứng được yêu cầu thông tin về hiện thực đời sống một cách xác thực, đảm bảo tính thời sự và tính định hướng trực tiếp. Yêu cầu về sự xác thực đó đòi hỏi nhà báo không được bịa đặt hoặc thêm bớt một cách tuỳ tiện theo chủ quan của mình về những sự thật trong đời sống. Những sự thật này phải được phản ánh một cách chính xác, cụ thể với địa điểm, nhân chứng, thời gian, v.v... Như vậy, nhà báo không có quyền tưởng tượng, hư cấu như nhà văn. Để nhà báo sáng tác bất kỳ một tác phẩm báo chí thuộc thể loại nào, nhất thiết nhà báo phải thâm nhập thực tế. Với nhà báo thì cuộc đời là những chuyến đi. Lẽ dĩ nhiên đi và viết thế nào còn là cả một vấn đề phức tạp, tuỳ thuộc vào những điều kiện chủ quan của mỗi người cầm bút. Theo Tư M• Thiên, muốn viết cho được hay, được tốt thì phải đi nhưng phải đi đúng và phải đi nhiều.

Phương thức gián tiếp: Chủ yếu thông qua sách báo, tranh ảnh, băng từ hoặc thông qua những lời kể vì trên thực tế không phải lúc nào nhà văn cũng có mặt được ở hiện thực đó, cũng dấn thân được vào hiện thực đó và khi ấy nhà văn có quyền tưởng tượng ra một hiện thực trong tác phẩm của mình trên cơ sở những tài liệu đ• thu thập được cùng với những điều kiện khác mà đặc trưng văn học cho phép để sáng tạo tác phẩm.

Quan sát thực tế sáng tác của các nhà văn (cả nhà báo) có thể nói phương thức phản ánh gián tiếp cũng được người viết sử dụng khá phổ biến. Ví dụ: Nguyễn Công Hoan sáng tác "Chiếc quan tài", Tố Hữu sáng tác "Hoan hô chiến sĩ Điện Biên", Nguyễn Huy Tưởng sáng tác "Ký sự Cao - Lạng", Giôn-rít sáng tác "Mười ngày rung chuyển thế giới", A.Tônxtôi sáng tác "Pi-e đệ nhất", v.v...

Riêng đối với các nhà văn viết về các đề tài lịch sử cách nhà văn hàng trăm, hàng nghìn năm thì dù muốn hay không muốn, tất yếu vẫn phải "cầu viện" tới phương thức phản ánh gián tiếp.

Bên cạnh phương thức tiếp cận và phản ánh trực tiếp, người viết báo đôi khi cũng vẫn cần sử dụng kết hợp phương thứcnày.

Mối quan hệ giữa hai phương thức: Phương thức trực tiếp là chủ yếu song phương thức gián tiếp cũng là cần thiết vì nó có ý nghĩa bổ sung, hoàn thiện thêm cho phương thức trực tiếp.

Phương thức tiếp cận và phản ánh trực tiếp là chủ yếu vì nó là điều kiện để cho nhà văn tiếp xúc với nguyên mẫu - một trong những yếu tố để xây dựng hình tượng nghệ thuật. Ví dụ: Nguyễn Tuân đ• tiếp xúc với các nguyên mẫu để sáng tác các tác phẩm: Ký Sông Đà, truyện ngắn "Phở", "Giò lụa", v.v...; Nguyễn Minh Châu sáng tác "Dấu chân người lính", v.v...

1.2. Xung quanh vấn đề lý luận văn học phản ánh hiện thực của nhà nghiên cứu Lê Ngọc Trà

Năm 1991, cùng với ba tiểu thuyết "Bến không chồng" (Dương Hướng), "Mảnh đất lắm người nhiều mà" (Nguyễn Khắc Trường), "Thân phận tình yêu" (Bảo Ninh), tác phẩm "Lý luận văn học" (Lê Ngọc Trà) đ• nhận được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam. Vừa ra đời, tập sách lý luận duy nhất được giải thưởng này đ• nhận được sự quan tâm chú ý đặc biệt của giới nghiên cứu lý luận, phê bình. Một loạt các vấn đề lý luận văn học được đặt ra, bàn bạc, trao đổi trên một quan điểm hết sức mới mẻ như các vấn đề: Văn học và chính trị, vấn đề con người trong văn học hiện đại, nghệ sĩ, phê bình văn học cũng là văn học, chức năng của văn nghệ, tư tưởng lý luận của nhà văn và sáng tác văn học, một số vấn đề về thi pháp học, v.v... Song tâm điểm thu hút sự chú ý và cũng là đầu mối của nhiều cuộc tranh luận sôi nổi, kéo dài đó là vấn đề văn học phản ánh hiện thực.

Quan điểmcủa Lê Ngọc Trà: "... Theo phản ánh luận Lênin, ý thức là phản ánh của vật chất, ý thức x• hội phản ánh tồn tại x• hội. Nghệ thuật là hình thái ý thức x• hội đặc thù phản ánh hiện thực x• hội. Xét từ góc độ này, toàn bộ nội dung của tác phẩm văn học - kể cả tư tưởng - tình cảm của nhà văn và hiện thực được mô tả trong đó - xét đến cùng cũng chỉ là phản ánh của đời sống x• hội, ở đây phản ánh hiện thực là thuộc tính chứ không phải là nhiệm vụ của văn học"(1).

"... Trên bình diện lý luận nghệ thuật (khác với bình diện lý luận phản ánh) văn học trước hết không phản ánh hiện thực mà là sự nghiền ngẫm về hiện thực. Tác phẩm nghệ thuật thể hiện cách nhìn của nhà văn về cuộc sống, sự khao khát công lý x• hội; nó là lời tâm sự hay sám hối, là tiếng nói của tình yêu cái đẹp không đạt được, là gánh nặng ưu tư về lẽ đời, lẽ còn mất của nhân sinh và vũ trụ. Văn học chủ yếu không phải là ghi chép, mô tả hiện thực mà là hành động tự nhận thức của nhà văn, nhờ đó tác phẩm nghệ thuật trở thành mảnh đất nuôi dưỡng tình cảm con người, thành khu vườn nơi tâm hồn con người đến đơm hoa kết trái, như hình thức tồn tại và phát triển độc đáo của đời sống tinh thần nhân loại.

Văn học không phải không phản ánh, mô tả hiện thực, nhưng đừng nên xem đây là nhiệm vụ quan trọng nhất, nhiệm vụ hàng đầu và bao trùm của nó. Nội dung của tác phẩm văn học vì vậy cũng chứa đựng trước hết không phải hiện thực được phản ánh,mà là tư tưởng, tình cảm của nhà văn"(2).

Đây là một trong những vấn đề được đặt ra sớm nhất, ngay từ những ngày đầu của công cuộc đổi mới văn học, sau đó được tranh luận sôi nổi, rộng r•i, liên tục trong nhiều năm. Quan điểm của nhà lý luận Lê Ngọc Trà đ• trở thành điểm nóng cho các thái độ phản ứng khác nhau. Các ý kiến tranhl uận nhìn chung theo hai khuynh hướng chính:

- Đồng tình với quan điểm của Lê Ngọc Trà: đó là ý kiến của các nhà nghiên cứu: Hoàng Ngọc Hiến, Trương Đăng Dung, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Văn Hanh, v.v...

- Khuynh hướng không đồng tình với quan điểm của Lê Ngọc Trà: đó là ý kiến của các nhà lý luận: Phương Lưu, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Lê Xuân Vũ, Trần Đình Sử, L• Nguyên, v.v...

Nói chung cần tránh cách hiểu khái niệm phản ánh hiện thực trong văn học một cách đơn giản, sơ lược, công thức, máy móc. Cần hiểu hiện thực được phản ánh trong văn học là một thế giới vô cùng phong phú, phức tạp. Văn học quan tâm đến rất nhiều phương diện, nhiều cung bậc khác nhau của đời sống. Khi phản ánh cái khách thể, văn học luôn có nhu cầu biểu hiện cái chủ thể. Và như vậy trong phản ánh cái hiện thực khách quan đ• có biểu hiện thái độ, tư tưởng, tình cảm của chủ quan nhà văn; phản ánh luôn gắn liền với biểu hiện. Ông nhấn mạnh: "Không phải những người khuếch đặi nhiệm vụ phản ánh hiện thực của văn học không nói đến sáng tạo của nghệ sĩ, đến tính tích cực chủ quan của nhà văn. Nhưng đây vẫn chỉ là cái nằm trong khuôn khổ tính tích cực của sự phản ánh, nghĩa là phản ánh có suy n ghĩ, có đánh giá lựa chọn, v.v... chứ chưa phải tính tích cực như nguyên lý tổng quát của sáng tạo nghệ thuật". Cho nên, vấn đề trước hết đặt ra đối với văn học ngày hôm nay không phải là viết cái gì mà là viết như thế nào. Nói như Lê Ngọc Trà: "Ngày nay đối với văn học không chỉ có vấn đề tốt xấu hay đúng sai mà còn có vấn đề chiều sâu của nhận thức. Nghệ thuật phải làm cho con người lương thiện và thân ái hơn, nhưng nó cũng phải làm cho con người đa dạng, phong phú, từng trải và hiểu biết hơn"(1).

I.M.Lốtman (Liên Xô) cũng cho rằng văn học không phải phản ánh hiện thực mà là một hình thức tư duy về hiện thực (nhấn mạnh vai trò của chủ thể sáng tạo). Hoặc quan niệm như cổ nhân: "Văn chương thiên cổ sự. Đắc thất thốn tâm tư", tạm dịch là câu chuyện văn chương nghìn năm được hay mất là ở tấc lòng của nhà văn.

2. Vài nét về quan hệ giữa nhà văn với hiện thực trong văn học hiện đại Việt Nam từ sau 1945 đến thời kỳ đổi mới.

- Từ 1945 đến 1975, phản ánh hiện thực đ• trở thành nguyên lý trong các sáng tác văn học. Văn học gắn bó mật thiết với đời sống x• hội, trở thành "phiên bản" của đời sống x• hội, theo sát từng biến cố lịch sử, từng bước phát triển của phong trào cách mạng.

Hiện thực được các nhà văn lựa chọn để phản ánh nhìn chung là hiện thực chính trị rộng lớn. Các sáng tác thường tập trung xoay quanh các mảng đề tài lớn như công - nông - binh. Nội dung phản ánh hiện thực đ• trở thành tiêu chí, thước đo giá trị của tác phẩm văn học. Hiện thực đ• trở thành mục đích của sự phản ánh nghệ thuật. Không chỉ giới sáng tác mà cả các nhà nghiên cứu, phê bình cũng có xu hướng coi chủ nghĩa hiện thực là thước đo sự tiến bộ nghệ thuật. Thói quen đối chiếu văn học với sự thật đời sống đ• trở thành nét tâm lý phổ biến đối với người thưởng thức văn học.

Hiện thực theo quan niệm thời kỳ đó là hiện thức đ• được biết trước, luôn luôn vận động xuôi chiều, lạc quan. Có ý kiến cho rằng hiện thực theo quan niệm như vậy chưa phải là hiện thực như nó "vốn có" mà là hiện thực chúng ta "muốn có", hiện thực "cần có", "nên có", hiện thực chúng ta "mơ ước" như cách nói của Nguyễn Minh Châu... Lẽ dĩ nhiên trong bối cảnh lịch sử lúc đó, quan niệm về hiện thực như vậy là cần thiết và hợp lý.

Sau này (1986) khi Đảng khởi xướng công cuộc đổi mới, trong bài nói chuyện nhân cuộc gặp gỡ với các văn nghệ sĩ, cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, (Báo Văn nghệ ra ngày 17/10/1987) đ• khái quát khá đầy đủ quan niệm tương đối giản đơn về hiện thực trong văn học một thời của chúng ta và nêu lên những khó khăn của người cầm bút trong thời kỳ đó. Sự lệ thuộc của nhà văn vào hiện thực đời sống lúc đó, sau này khi nhìn lại, Nguyễn Khải cũng đ• tự phê bình một cách rất thẳng thắn.

- Từ sau 1975 đến nay, sự đổi mới quan niệm về hiện thực đ• manh nha, tiềm ẩn từ sau 1975. Là một bộ phận đặc biệt nhạy cảm của văn hoá, văn học đ• sớm ý thức về dổi mới. Bản "Đề dẫn" của nhà văn Nguyên Ngọc tại Hội nghị các nhà văn đảng viên họp từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 6 năm 1979 gồm hai phần: Đánh giá những thành tựu văn chương từ Đại hội Nhà văn lần II (1-1963) và đề ra phương hướng, nhiệm vụ của văn học trong tình hình mới và bài "Về một đặc điểm của văn học và nghệ thuậtở ta trong giai đoạn vừa qua" (Văn nghệ số 23.1979) với luận điểm chủ yếu, "Văn học phải đạo" của nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến (1979) đ• là những tín hiệu đầu tiên dự báo những thayđổi trong quan niệm văn chương, trong đó có vấn đề quan niệm về hiện thực.

Thực tế sáng tác đ• xuất hiện những dấu hiệu đổi mới trong quan niệm về hiện thực: có sự mở rộng phạm vi hiện thực, bổ sung vào hiện thực quen biết những mảng mà trước đây còn chưa được nói tới, chưa nên nói, chưa cần nói tới. Chẳng hạn những thời điểm khốc liệt của chiến tranh, những mất mát to lớn, những tiêu cực lớn, nhỏ trong nội bộ chúng ta, v.v... với tác phẩm như "Đất trắng" (Nguyễn Trọng Oánh), "Hai người trở lại trung đoàn" (Thái Bá Lợi), "Miền cháy", "Những người đi từ trong rừng ra" (Nguyễn Minh Châu), v.v... Một số tác phẩm đ• thể hiện cái nhìn bình tĩnh, khách quan, tỉnh táo hơn, công bằng hơn đối với những người ở phía bên kia như "Gặp gỡ cuối năm" (Nguyễn Khải), "Ông cố vấn" (Hữu Mai), v.v...

Hiện thực được phản ánh trong các sáng tác văn học cũng không đơn giản, xuôi chiều như trước mà được nhìn nhận từ nhiều chiều, nhiều hướng khác nhau, phức tạp hơn. Ví dụ: Hệ tiểu thuyết phóng sự: "Những khoảng cách còn lại" (1980), "Đứng trước biển" (1982), "Cù lao Tràm" (1985) của Nguyễn Mạnh Tuấn. Sau những năm 80, nhu cầu được nói sự thật đ• khơi lên thành cảm hứng chủ đạo chảy xuyên suốt dòng văn học chống tiêu cực phát triển rầm rộ vào giữa những năm 80. Nói thật sự thật đ• trở thành một tâm lý x• hội điển hình, một nhu cầu khẩn thiết của toàn x• hội lại được công cuộc đổi mới của Đảng tiếp sức, hàng loạt những tác phẩm văn học ra đời từ sau 1986 đ• xuất hiện một cách nhìn hiện thực đa dạng, đa chiều, đặc biệt là quan hệ giữa nhà văn và hiện thực đ• thay đổi. Nhà văn không bị lệ thuộc vào hiện thực như trước nữa mà được tự do hơn (tự do lựa chọn hiện thực, tựdo xử lý hiện thực, tự do trong đánh giá hiện thực,...). Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều người nói đến khái niệm "suy ngẫm" hiện thực, "nghiền ngẫm" hiện thực, v.v... Hiện thực là cái chưa biết, cái không thể biết trước, không thể biết hết. Hiện thực rất phong phú, đa dạng, phức tạp, cần phải nghiên cứu, tìm tòi, khám phá. Nhà văn lựa chọn một hiện thực nào đó là để chuyển tải tư tưởng, tình cảm của mình, cách đánh giá của mình trước hiện thực ấy cho nên bản thân hiện thực có khi trong không quan trọng bằng cách đánh giá của nhà văn. Trong khi đánh giá hiện thực, kinh nghiệm riêng tư, tư tưởng riêng của nhà văn giữ vai trò quan trọng, quyết định tạo ra sự độc đáo trong cái nhìn hiện thực. Ví dụ các sáng tác "Khách ở quê ra", "Phiên chợ Giát" (Nguyễn Minh Châu) là cách tiếp cận riêng, độc đáo của nhà văn về hiện thực nông thôn và người nông dân Việt Nam. Hoặc "Thời xa vắng" (Lê Lựu), nhà văn không coi việc dựng lại bức tranh đời sống là mục đích của nghệ thuật và bức tranh hiện thực ấy được tạo ra cũng không phải từ góc nhìn lịch sử dân tộc quen thuộc như trước mà từ một góc nhìn mới: góc nhìn thế sự, đời tư. Bức tranh hiện thực ấy chỉ là phương tiện để Lê Lựu diễn tả suy nghĩ riêng, tình cảm riêng của mình về quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng và quá trình thức tỉnh của ý thức cá nhân qua hình tượng nhân vật Giang Minh Sài.

Quả thực quan hệ giữa nhà văn và hiện thực đ• thay đổi rất nhiều so với văn học trước 1975. Từ phản ánh hiện thực đến nghiền ngẫm về hiện thực, vai trò của chủ thể sáng tạo đ• tăng lên. Nhà văn giữ vai trò chủ động trong việc lựa chọn hiện thực, xử lý hiện thực, thoát khỏi sự ràng buộc của chủ nghĩa đề tài. Nhà văn hoàn toàn được chủ động về tư tưởng. Kinh nghiệm riêng, tư tưởng riêng của nhà văn trở nên quan trọng hơn. Đây cũng là một trong những dấu hiệu cơ bản của xu hướng dân chủ hoá trong văn học.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro