Kiều ở lâu Ngưng Bích

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

"Thơ ông không biết có thời gian, bởi những nhân vật trong thơ ông đã trở thành bất tử". Đó là lời nhận xét của nhà thơ Tế Hanh dành cho kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Có được điều đó chính là Nguyễn Du đã xây dựng nhân vật trong thơ ông "vừa là con người của hành động, vừa là con người có cảm nghĩ nội tâm phong phú" Đọc đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" ta sẽ hiểu rõ hơn về điều đó.

Sau khi hiểu ra tình cảnh ê chề nhục nhã của một tiểu thư lá ngọc cành vầng bị lừa bán vào lầu xanh, Kiều đã liều tự sát. Tú Bà sợ bị mất món lời to nên hoảng hốt thuốc thang chạy chữa cho nàng rồi đưa nàng ra lầu Ngưng Bích với lời hứa sẽ gả chồng tử tế, thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới.

Một mình trên lầu cao cô đơn trơ trọi, giữa một không gian thiên nhiên mênh mông hoang vắng, heo hút không một bóng người khiến nàng cảm thấy rợn ngợp:

Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia

Ngước mắt xa trông, nàng chỉ thấy núi xa và mảnh trăng gần, nhìn xuống mặt đất thì cảnh vật bốn bề bát ngát, bên thì cồn cát nhấp nhô như sóng lượn, bên thì bụi hồng trải khắp dặm mênh mông. Cảnh thiên nhiên dầu nên thơ thoáng đãng cũng không làm nàng nguôi ngoai nỗi ưu sầu:

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Một chữ "bẽ bàng" mà lột tả thật sâu sắc tâm trạng của Kiều lúc bấy giờ: vừa chán ngán, buồn tủi cho thân phận mình, vừa xấu hổ, sượng sùng trước mây sớm, đèn khuya. Và cảnh vật như cũng chia sẻ, đồng cảm với nàng: "nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng". Bức tranh thiên nhiên được nhìn qua tâm trạng, đó chínlà bức tranh tâm cảnh của Kiều những ngày cô đơn, sầu tủi ở lầu Ngưng Bích.

Trong cảnh ngộ một mình một bóng nơi chân trời góc bể, nàng nghĩ đến ai? Trước hết nàng đau đớn nghĩ tới chàng Kim:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng.

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Nàng hình dung, nàng tưởng tượng, nàng nhớ lời hẹn ước trăm năm, chén rượu thề nguyền vẫn còn chưa ráo, vầng trăng vằng vặc giữa trời chứng giám như vẫn còn kia, vậy mà Liêu Dương cách trở. ở nơi xa, chắc Kim Trọng vẫn đang trông chờ nàng mỏi mòn tuyệt vọng, Và nàng đối diện với chính mình bằng những lời lẽ chân thực thiết tha:

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm thân gột rửa bao giờ cho phai.

Càng nhớ người yêu, càng nuối tiếc mối tình đầu trong trằng thơ ngây, nàng càng thấm thía tình cảnh bơ vơ trơ trọi nơi chân trời góc bể,nàng ý thức sâu sắc, chẳng bao giờ có thể gột rửa đượ tấm long thủy chung son sắt của mình với Kim Trọng. Và sự thực suốt 15 năm chìm nổi hình bóng chàng Kim không bao giờ phai nhạt trong tâm trí nàng Kiều.

Nhớ người yêu, nàng lại chuyển sang nỗi nhớ cha mẹ, nỗi nhớ thật xót xa da diết:

Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ

Sân Lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm

Nàng hình dung cha mẹ vẫn sớm hôm tựa cửa trông ngóng tin tức của nàng, Nàng xót thương da diết vì không thể "quạt nồng ấp lạnh" phụng dưỡng song thân đang ngày một già nua đau yếu. Chỉ bốn câu thơ độc thoại nội tâm với những điển tích quen thuộc mà tấm lòng hiếu thảo của Kiều đã được Nguyễn Du thể hiện cao đẹp và xúc động biết bao nhiêu!

Trong đoạn thơ này, Kiều đã nhớ người yêu trước, nhớ cha mẹ sau. Đó là nét bút đặc sắc , độc đáo của Nguyễn Du khi xây dựng khách quan tâm cảnh Thúy Kiều, là bằng chứng thể hiện sự cảm thông lạ lùng của Nguyễn Du đối với trái tim từng say mê yêu đương, hạnh phúc và đau khổ vì yêu đương trong một cảnh ngộ cực chẳng đã buộc phải lỗi lời hẹn ước, trái tim non trẻ rạo rực yêu đương của Thúy Kiều đã không bị lễ giáo phong kiến làm cho khô cứng. Và Nguyễn Du, với tấm lòng thấu suốt ngàn đời đã để cho nhân vật của mình đảo lộn trật tự của nề nếp lễ giáo phong kiến ngàn đời mà ưu tiên hàng đầu cho nỗi nhớ người yêu. Đối với cha mẹ, Kiều đã đền ơn sinh thành tự nguyện bán mình chuộc cha, đối với Kim Trọng, nàng tự cho mình đã làm lỡ dở tình duyên với Kim Trọng. Nguyễn Du am hiểu sâu sắc và cực kì tinh tế khi thể hiện tính biện chứng của tâm hồn nhân vât.

Bạn đọc không những tôn xưng Nguyễn Du là bậc thấy tâm lí mà còn khâm phục cách sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm để thể hiện tính cách nhân vật. Ở trên lầu cao, Kiều luôn trong cảnh "một mình mình biết, một mình mình hay", nàng chỉ còn biết lắng nghe những tiếng nói từ chính tâm hồn mình. Chính những lời độc thoại nội tâm này làm cho tính cách Kiều trở nên toàn vẹn hơn, xác thực hơn. Nàng không chỉ là người con gái tài sắc mà còn là người con nết na, đức hạnh, chung thủy vị tha, hiếu nghĩa vẹn toàn.

Trở lại với đoạn thơ, Kiều nhớ người yêu, nhớ cha mẹ rồi cuối cùng nàng lo lắng hoảng sợ cho cảnh ngộ hiện tại của chính mình:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Cảnh vật qua con mắt của Thúy Kiều lại được đặc tả bằng những khung cảnh khác nhau. Nguyễn Du đã diễn tả một nỗi buồn ôm trọn ba nỗi buồn bằng cách thể hiện "tình trong cảnh" ấy. Tất cả đều được tô đậm, nhấn mạnh liên tiếp và dồn dập bằng điệp ngữ "Buồn trông" tài ba và độc đáo. "Cánh buồm xa xa" trong buổi chiều tà gợi lên trong lòng nàng một nỗi buồn da diết về quê nhà xa cách, đó cũng là mong ước mơ hồ có ai đó đến cứu giúp nàng thoát khỏi tình cảnh hiện tại. Một cánh hoa trôi lưu lạc giữa dòng nước mênh mông là nỗi buồn về phận hoa trôi bèo dạt lênh đênh vô định của nàng. "Nội cỏ dàu dầu" giữa chân mây mặt đất một màu xanh mù xa tít tắp là nỗi bi thương vô vọng kéo dài không biết đến bao giờ. Và thiên nhiên dữ dội "gió cuốn mặt duềnh, ầm ầm tiếng song" chính là tâm trạng hãi hùng lo sợ trước những tai họa đang rình rập ập xuống đờì nàng, vì thế đang ngồi trên lầu cao mà nàng tưởng đang ở giữa biển khơi ầm ầm tiếng sóng.

Bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du quả là kiệt xuất! Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, và nỗi buồn của Kiều từ man mác, mông lung đến âu lo kinh sợ. Ngọn gió cuốn mặt duềnh và tiếng sóng "ầm ầm" như báo trước, ngay sau lúc này thôi, dông bão của số phận sẽ nổi lên xô đấy vùi dập cuộc đời Kiều.

"Với con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ thấu ngàn đời"( Mộng Liên Đường) Nguyễn Du đã khắc họa hình tượng Thúy Kiều trong tâm trạng tràn ngập niềm chua xót về mối tình tan vỡ, da diết nỗi buồn đau vì cách biệt cha mẹ, lo sợ hãi hùng trước cơn tai biến dữ dội như lúc nào cũng sắp ập xuống cuộc đờì nàng. Đây là đoan thơ tả cảnh ngụ tình kiệt xuất nhất trong Truyện Kiều khiến cho ai đã đọc một lần là không thể nào quên...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro