van mau

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bài viết số 6 lớp 11 đề 2 : Anh ( chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về "bệnh thành tích" một "căn bệnh" gây tác hại ko nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta ngày nay...

Bài làm

Trong cuộc sống đang bộn bề, biến chuyển hằng ngày như hiện nay thì xã hôi, đất nước đang cần đến một lực lượng thanh niên học sinh giỏi giang, tài đức. Và ngay từ bây giờ, học sinh- được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình.

Nhưng trái lại bên cạnh đó, lại có một số học sinh đang học với không đúng khả năng của mình, và điều này đã tạo điều kiện cho một “ căn bệnh” xâm nhập vào học đường đang hoành hoành, gây xôn xao ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Vâng, đó chính là bệnh thành tích trong giáo dục.

Thật vậy, học sinh đến trường học qua loa đối phó, nâng điểm số và kết quả học tập thì rất cao- đó là những biểu hiện cụ thể, triệu chứng của bệnh “ chuộng” thành tích.

Nhiều lúc ta cảm thấy ngạc nhiên trwocs lối hcọ của một số hoc sinh, lên lớp thì nghệch ngoạc vài chữ, ngáp lên ngáp xuống, học theo kiểu “ cưỡi ngựa xem hoa”, về nhà thì vở vất đầu giường. Thế nhưng, hok hiểu sao cứ đến kì thi lại có hok ít người rất tự tin cầm bút vào phòng thi, rốt cuộc “ may mắn” làm sao, điểm vẫn trên trung bình, danh sách học sinh tiên tiến, học sinh giỏi ở các trường vẫn “ thừa thắng xông lên”. Tại sao lại có sự mâu thuẫn đến như vậy?Thật là khó lí giải. Họ thông minh đến nỗi không cần học bài , hiểu bài cũng có thể thi, làm kiểm tra điểm cao à. Và rồi khi bước vào kì thi đại hoc thật sự, kết quả lại khiến nhiều người sửng sốt, bất ngờ. Có chăng chỉ là những học sinh tiêu biểu đó đã gặp may mắn trong khi quay cóp, tài liệu hay là do thái độ ỷ lại vào bạn bè, sự dễ dãi của một số thầy cô trong các kì thi,...

 Có thể thầy cô không nỡ nhìn học sinh của mình buồn khi nhận những con điểm kém, kết quả tồi nên họ đã làm ngơ trước một vài điều hay là với tâm lí sợ trò học không giỏi một phần là do thầy cô dạy không hay, có trường hợp nhiều học sinh đỗ xô đi học một giáo viên A, B,.. nào đó không chỉ đơn thuần là giáo viên đó dạy giỏi, giảng hay mà còn vì giáo vien đó “ thương” học trò và biểu hiện ra đó là cho học sinh biết trước những đề kiểm tra, khi cho điểm thi lại hết sức nhẹ nhàng với học trò “ tại gia” của mình. Xin nói thẳng chính vì thương kiểu đó mà đã có không ít những kết quả sai lệch, học giả nhưng điểm thật. Và những thầy cô đó có thật sự thương học sinh của mình mà đang huỷ hoại dần vốn kiến thức và ý thức học tập của hcọ sinh, dần dần họ cứ nghĩ rằng cứ có thật nhiều tiền mua quà chăm sóc thầy cô hay có một chỗ ngồi êm ấm trong nơi học thêmt hì sẽ dễ dàng với việc học, thi, kiểm tra. Thật là sai lầm!

 Ông bà ta đã từng nói: “Không học thì làm sao có tương lai”. Tương lai đó không htể mua bằng tiền, bằng những mẹo vặt khi làm bài hay sự nài nỉ của một ai đó... Tương lai là do chính bản thân mình nắm lấy, mình bắt giữ, phải đổ mồ hôi, nước mắt trong học tập thật sự thì mới có một tương lai tươi sáng.

 Trong kì thi đại học vừa qua đã có không ít “ sĩ tử” thành “tử sĩ” chỉ vì học không đúng với bản thân, hổng kiến thức trầm trọng, thế nhưng trong các năm học trứoc hay thi tốt nghiệp vẫn luôn là “ giỏi”. Chính lúc bước vào kì thi chung của cả nước, kì thi đại học gắt gao thì khả năng của mỗi học sinh mới được thể hiện thật sự chính xác, ai giỏi có cố gắng thì sẽ đậu, ai mà chỉ biết mánh khoé, học giả dối thì phải nhận kết quả thấp,hi vọng rằng họ sẽ không than vãn là “ học tyài thi phận”. Không biết rằng trước kết quả đáng buồn của học sinh mình, thầy cô có hối hận hay không, vì đã quá dễ dãi trong việc dạy dỗ học sinh của mình.

 Tuy nhiên, nói cho công bằng trách nhiệm cũng không nên đỏ hết cho thầy cô, đó còn là sự học buông thả của một số học sinh, không chuyên tâm vào học hành, chỉ biết học đối phó, qua loa và cách dạy có thể chưa hợp lí, làm học sinh thích thú...

 Không thể để khối u nhột- bệnh thành tích này hoành hành và phát triển trong học đường. Gia đình và thầy cô giáo cần kiểm tra về kiến thức và việc học của học sinh chặt chẽ hơn nữa, tạo ra nhiều phương pháp học khiến học sinh thích thú nên hạn chế những lối học “thầy đọc, trò chép” khô khan. Hơn hết quan trọng nhất là ý thức của mỗi hcọ sinh, sự nỗ lực và cố gắng của từng bạn, lúc đầu có thể khó khăn nhưng về sau bạn có thể có được niềm vui đích thực khi đón nhận những điểm số tốt xứng đáng với sức mình bỏ ra. Hiện nay ngành giáo dục và xã hội ta đang páht động cuộc vận động “Chống tiêu cực trong giáo dục và bệnh thành tích” hay khẩu hiệu “Ba không” trong học đường...Mọi người, mọi trường đang tham gia hưởng ứng một cách tích cực, học sinh chúng ta hãy hòa mình vào đó. Hãy từ biệt căn bệnh thành tích trong nhà trường. Sống và học tập hết mình để xứng đáng trở thành những người kế thừa và phát triển đất nước. bác Hồ đã từng nói “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”.

Bài viết số 6 lớp 11 đề 3 :Hãy phân tích tác hại của căn bệnh thiếu trung thực trong thi cử .Theo anh( chị) phải làm thế nào để khắc phục được thái độ đó...?Bài.là

1. Mở bài

 Nêu ra vấn đề (thực trạng hiện nay là chất lượng dạy và đặc biệt nhấn mạnh là chất lượng học tập của học sinh có chiều hướng giảm sút đi rất nhiều, một trong số những nguyên nhân là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả thi giả...)

 2. Thân bài

(Theo mình thì đề bài này yêu cầu phân tích tác hại, nên cần đi sâu vào luận điểm đó, xong nếu chỉ có tác hại mà bỏ qua biểu hiện, nguyên nhân thì không thể được, mà nếu có tác hại rồi lại không nêu ra hướng giải quyết thì bài văn sẽ đi bài hướng bế tắc đó....)

 LĐ1: Giải thích thái độ thiếu trung thực là gì?

 - Thiếu trung thực là làm không đúng, không tôn trọng ý kiến của mình , với những gì đã có, đã xảy ra.

 -Trong thi cử, thiếu trung thực là gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ qua kiến thức thực ( đoạn này nêu luôn biểu hiện của thái độ thiếu trung thực)

 LĐ2: Nguyên nhân của việc thiếu trung thực trong thi cử xuất phát từ chính bản thân mỗi học sinh

- Học trò lười học, học không hết bài mà muốn được điểm cao thì phải gian lận thôi.

 -Có những người cũng có kiến thức xong cứ đến giờ kiểm tra là họ không thể tự chủ được bản thân, không tự tin và họ không dám tin rằng mình có thể làm được bài mà không cần đến sách, thế là quay bài.

 LĐ3: Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận nguyên nhân cũng một phần xuất phát từ bên ngoài

 - Ba mẹ nào cũng muốn con mình học hành giỏi giang nên gây áp lực: nào học thêm, nào con nhất định phải đạt học sinh giỏi... khiến các con cũng phải oằn mình gánh lấy ước muốn lớn lao của cha mẹ cho dù không phải ai cũng "thông minh vốn sắn tính trời."

 - Một số người ưa thành tích ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thi giả nên đánh phải thiếu trung thực mà vớt được số lượng như mong muốn.

 LĐ4: Tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử

 - Không có kiến thức khi bước vào đời

 -Gian lận được mộ lần mà có thể trót lọt thì lần sau họ sẽ tiếp tục gian lận để vươn tới vị trí cao hơn.

- Người có chí dễ bi quan do nhiều người không bằng họ xong lại có vị trí cao hơn nhờ quay cóp, luồn cúi

-Bằng giả, bằng thật ai biết đâu mà lần. Nhưng rồi tấm bằng cũng quyết định một phần quan trọng trong việc tìm công ăn việc làm sau này nên nhiều người cứ vin vào đó để tiếp tục gian lận.

 -Xã hội sẽ mất niềm tin vào ngành giáo dục của đất nước, chất lượng giảm sút không thể nâng cao vị thế nền giáo dục trên trường quốc tế.

 LĐ5: Biện pháp khắc phục

 - Học bài, cố gắng học thật tốt vào và hãy tự tin vào bản thân, tin rằng thế hệ 8x, 9x chúng ta cóp thể làm được ngay cả những điều mà chúng ta nghĩ mình không làm được, hãy dũng cảm thoát li khỏi cuốn sách, quyển vở trong giờ kiểm tra, không vụ lợi, không vì điểm số, không thàn tích giả.

 - Kiên quyết chống bệnh thành tích, đề cao nhân tài có thực tài thực chất

 - Khen thưởng, động viên kịp thời những đối tượng đầu tàu, gương mẫu trong vấn đề gạt bỏ mặt tiêu cực trong ngành giáo dục hiện nay.

 3. Kết bài:

Bày tỏ niềm tin rằng trong tương lai, thái độ thiếu trung thực này sẽ được khắc phục

co the dua luan diem nay vao

Thật đáng buồn khi ngành giáo dục, một ngành đào tạo và góp phần xây dựng nên nhân cách con người, lại nhiễm phải một căn bệnh trầm kha như vậy. Khi người đào tạo bị nhiễm bệnh thành tích thì tất yếu họ sẽ tạo ra những con người, thậm chí là những thế hệ bị nhiễm bệnh thành tích. Như thế quả là tai hại cho xã hội nếu như căn bệnh này tiếp tục hoành hành trong ngành giáo dục như hiện nay.

Chung quy lại nguyên nhân sâu xa của bệnh thành tích trong ngành giáo dục hiện nay là do kết quả xét danh hiệu thi đua của ngành dựa trên tiêu chí tỉ lệ học sinh tốt nghiệp và lên lớp là chính. Mọi danh hiêu như trường, lớp tiên tiến, lao động giỏi, lao động tiên tiến… đều từ đó mà ra. Chính vì vậy mà các trường, các tổ chức giáo dục thường tìm mọi cách cố tạo ra một tỉ lệ tốt nghiệp hoặc lên lớp cao để được khen thưởng.

 Thiết nghĩ, để khắc phục được căn bệnh này, chúng ta cần có nhiều biện pháp tổng hợp, trong đó có các biện pháp sau:

 Thứ nhất, sửa đổi lại cách đánh giá các danh hiệu thi đua của cá nhân và tập thể nhà trường một cách sát thực hơn. Thay vì lấy tiêu chí học sinh lên lớp, đậu tốt nghiệp làm cơ sở chính để xét thi đua thì ngành giáo dục dùng các biện pháp như tăng cường dự giờ, thao giảng, kiểm tra sổ sách, lấy ý kiến phản hồi từ học sinh về khả năng và phương pháp dạy - hiểu của giáo viên đối với học sinh, khả năng tổ chức quản lý dạy học của nhà trường…

 Thứ hai, giáo dục thêm cho các giáo viên ý thức đấu tranh phê bình và tự phê bình đối với các biểu hiện thiếu trung thực về thành tích dạy học cũng như các vấn đề tiêu cực khác trong nhà trường.

 Thứ ba, có các biện pháp kỷ luật đích đáng đối với các cá nhân tổ chức có các việc làm nhằm phản ánh sai thành tích dạy học của mình để được khen thưởng.

 Thứ tư, phát huy tinh thần tố cáo tiêu cực của học sinh, giáo viên và phụ huynh trong học tập, thi cử và có các biện pháp xử lý nghiêm khắc các tập thể cá nhân vi phạm.

 Có rất nhiều giáo viên trong ngành giáo dục có tâm huyết với nghề và hết lòng vì các thế hệ tương lai của dân tộc. Sức mạnh nòng cốt của đội ngũ đáng kính này kết hợp sức mạnh tổng hợp của toàn dân sẽ chắc chắn tiêu diệt được căn bệnh thành tích trong ngành giáo dục nước nhà, góp phần đưa chất lượng giáo dục Việt Nam đi lên!

Dàn ý:

Thể loại: NLXH, kết hợp các thao tác lập luận phân tích, so sánh, bác bỏ, giải thích, chứng minh.

Nội dung: vấn đề xã hội: một vấn nạn trong thi cử.

Phạm vi dẫn chứng: Thực tế xã hội, số liệu.

B: Giải thích

1/Như thế nào là trung thực?

2/Như thế nào là thiếu trung thực

Là luôn tôn trọng sự thật , tôn trọng chân lí , lẽ phải ; sống ngay thẳng , thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm,người trung thực là người không làm điều sai trái, lời nói và việc làm phản ánh đúng sự thật. Đó là người có phẩm chất đạo đức tốt.

TRUNG THỰC

THIẾU TRUNG THỰC

Gian dối, không thật thà ngay thẳng, có biểu hiện lừa học đó là biểu hiện xấu của đạo đức.

-Trong thi cử, thiếu trung thực là gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ qua kiến thức thực

C/BÌNH LUẬN

Thái độ thiếu trung thực trong thi cử.

Về phía người đi thi

Về phía người tổ chức thi cử

Về phía người đi thi

_Tìm mọi cách để đạt kết quả, đạt thành tích tốt khi bản thân không có năng lực, không muốn bỏ công sức ra học tập.

_Phụ huynh học sinh và học sinh chưa có quan niệm đúng đắn về nghề nghiệp chưa đánh giá đúng thực chất của con em mình: muốn có học vị cao, có những nghề nhàn nhã đã chạy chọt đút lót tiêu cực… 

Quay cóp trong giờ làm bài kiểm tra

Xây dựng “văn hóa học đường” - Cha mẹ học sinh không đứng ngoài cuộc

Muốn quản lý, giáo dục học trò có hiệu quả cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, mà đại diện là các thấy cô giáo chủ nhiệm và cha mẹ học sinh. Đã có một thời sự “ăn ý” nhà trường-gia đình để “giáo dục thế hệ cách mạng cho đời sau” diễn ra rất đẹp và thu nhiều kết quả tốt, trở thành bài học kinh nghiệm cho nhiều thế hệ thầy cô giáo.

Thời kinh tế thị trường, xô bồ thực dụng, đồng tiền chỗ này chỗ khác làm băng hoại đạo đức của một số thầy cô giáo, cha mẹ học trò. Quan hệ tốt đẹp được thể hiện trong câu ca dao cổ:“Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy Thầy”

Ngày nay người người ta hiểu sai đi, “yêu lấy thầy” tức là tạo “liên minh ma quỉ”, “quan hệ xin cho”. Đầu năm học cha mẹ “chạy trường chuyên lớp chọn”, suốt năm học “khoán trắng” cho nhà trường bằng một câu rất .. xạo “trăm sự nhờ các thầy”. Cuối năm học lao vào “chạy điểm” cho con lên lớp, thậm chí là học sinh giỏi. Để đạt được mục đích đó, một số vị phụ huynh làm theo triết lý “ông mất chân giò , bà thò chai rượu”. Cha mẹ, thầy giáo “tiếp tay” tạo nên thành tích “ảo”. Hình ảnh thầy cô, cha mẹ cứ xấu dần đi “trong mắt trẻ thơ”. Nhiều vị coi việc “mua” được thầy nọ cô kia là “chiến tích” cứ bô bô kể trước mặt con cái: "Mày cứ yên tâm mà học, tao đã “lót tay” từ Ban giám hiệu đến suốt lượt thầy cô giáo dạy mày rồi".

Có vị “chạy chọt đủ kiểu” mà cậu con trai vì “ngồi nhầm lớp”, cuối năm vẫn xếp đội sổ. Ông bố cáu mắng con : "Mày có biết để ngồi vào lớp 10A1 tao đã mất bao nhiêu “vé” không?"

Khá đông phụ huynh giàu có nhiều tiền, nặng “bệnh sĩ”, cho con du học nước ngoài để lấy tiếng. Nhiều “cậu ấm cô chiêu” tận dụng thời gian ở nước ngoài đàn đúm ăn chơi vô cùng làng phí. Cha mẹ “đầu tư” không đúng chỗ. Con cái sống dựa dẫm lệ thuộc. Chắc chắn khó thành đạt. Có người sống vật vờ chui lủi bất hợp pháp ở nước ngoài. Có người trở về đem theo thứ văn hóa lai căng làm vẩn đục môi trường sống tại nước nhà.

Không ít gia đình, bố mẹ sống với nhau “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, gia đình tan nát, cách dạy con thiếu khoa học, cha mẹ sống không gương mẫu ảnh hưởng xấu tới nếp nghĩ , hành vi đạo đức của con cái. Con cái cảm thấy sống cô đơn, mất niềm tin, chọn cách sống “bụi” trả thù đời. Lỗi đó rõ ràng thuộc về cha mẹ.

Số liệu từ Ofqual cho thấy một mức độ gia tăng tới 6% về gian lận thi cử của các thí sinh, mặc dù chính cơ quan này cho biết nạn gian lận vẫn còn rất hiếm, chỉ ảnh hưởng tới 0,03% các kỳ thi. 

Cách thức gian lận chính của học sinh là sử dụng điện thoại di động hoặc công nghệ khác. 

Các trường học đang được chào bán máy móc nhằm phát hiện dấu vết các thiết bị được sử dụng bí mật trong các phòng thi. 

Nhưng bản thân các học sinh cũng đang trở thành mục tiêu cho các trang mạng công khai bán "thiết bị gian lận thi cử", bao gồm các thiết bị có thể dấu kín ở tai nhằm thu nhận thông tin. 

Về phía những người có trách nhiệm tổ chức thi cử.

Vào phòng thi được khoảng 30 phút, thí sinh (đã được dặn trước) xin đi vệ sinh. Ra đến nhà vệ sinh hoặc là đã có sẵn một giáo viên đứng đợi ở đó để đưa bài giải hoặc như đã giao hẹn: “Cứ đến chỗ để giấy vệ sinh mà lấy”! 

Đối với dư luận xã hội, việc quay cóp, gian lận được giám thị tiếp tay mà  thầy giáo Đỗ Việt Khoa, giáo viên Trường THPT Vân Tảo đã tố cáo trong kỳ thi THPT tại Trường THPT Phú Xuyên A, tỉnh Hà Tây, nơi thầy làm giám thị mới đây là chuyện sửng sốt, thậm chí “tày trời”, thì với những người trong cuộc, đặc biệt là những giáo viên thường xuyên trực tiếp đi coi thi, đó chỉ là chuyện... thường ngày, chuyện mùa thi nào chả có!  

Chiều 24/6, ông Bá Văn Bẩm - Phó Trưởng phòng Giáo dục huyện Ninh Phước kiêm tổ trưởng tổ thanh tra, cho biết vụ lộ đề thi học kỳ II khối lớp 8 năm học 2007-2008 tại Trường THCS Trần Thi sau ba ngày thanh tra đã có kết quả.

Theo kết quả thanh tra, đề thi bị lộ xuất phát từ lớp 8/1, nơi có con ông Phạm Bé - Phó Hiệu trưởng chuyên môn kiêm chủ tịch hội đồng ra đề của trường này. 

Vụ lộ đề thi đã được ngành giáo dục huyện thanh tra từ ngày 20/6. Có bốn môn thi bị lộ trước khi thi là văn, công nghệ, hóa, lý. Cả bốn đề thi này đều bị lộ đầu tiên tại lớp 8/1. Một số học sinh lớp này đã đem đề thi bị lộ đi phôtô rồi truyền cho các bạn lớp khác, thu tiền từ 500 đến 3.000 đồng/đề thi. Trách nhiệm quản lý đề thi thuộc về ông Phạm Bé. Ông là người tổng hợp các bản thảo đề thi từ các tổ trưởng bộ môn, rồi quản lý cho đến ngày hội đồng duyệt. Khi hội đồng ra đề duyệt xong, ông Bé cũng là người mang đề thi đi phôtô. Ngoài ra, các tổ trưởng bộ môn có đề thi bị lộ cũng có trách nhiệm trong vụ này. 

TÁC HẠI CỦA THÁI ĐỘ THIẾU TRUNG THỰC TRONG THI CỬ

_Phá vỡ sự nghiêm túc cần có trong các kì thi, làm rối loạn trường thi. Gây ra sự mất công bằng giữa các thí sinh.

_Làm cho mọi suy nghĩ và hành vi của người mắc lỗi bị lệch chuẩn. Ảnh hưởng không nhỏ tới việc hình thành nhân cách và quá trình tạo dựng sự nghiệp.

Làm tha hóa đạo đức, nhân cách người học, người dạy và một số tầng lớp khác trong xã hội như phụ huynh, cán bộ …

- Không có kiến thức khi bước vào đời

-Gian lận được một lần mà có thể trót lọt thì lần sau họ sẽ tiếp tục gian lận để vươn tới vị trí cao hơn.

- Người có chí dễ bi quan do nhiều người không bằng họ xong lại có vị trí cao hơn nhờ quay cóp, luồn cúi

-Bằng giả, bằng thật ai biết đâu mà lần. Nhưng rồi tấm bằng cũng quyết định một phần quan trọng trong việc tìm công ăn việc làm sau này nên nhiều người cứ vin vào đó để tiếp tục gian lận.

-Xã hội sẽ mất niềm tin vào ngành giáo dục của đất nước, chất lượng giảm sút không thể nâng cao vị thế nền giáo dục trên trường quốc tế.

Những biện pháp khắc phục

_Nâng cao nhận thức của toàn dân về mục đích đúng đắn của việc học hành, thi cử của thí sinh. Hạn chế sự sao chép theo sách vở.

_đối với các thí sinh cố tình vi phạm, cần phải có biện pháp kỉ luật thích đáng như trừ điểm, hủy bài, cao nhất là cấm thi vĩnh viễn.

_Lập lại trật tự, kỉ cương của trường học, trường thi …

_Nâng cao vị thế của giáo viên, giám thị, giám khảo và các cá nhân có trách nhiệm liên quan tới kì thi. 

Những người có trách nhiệm: “ nói không với tiêu cực – chống bệnh thành tích trong giáo dục”.

Nâng cao nhận thức xã hội về quan niệm ngành nghề…

Rèn luyện phẩm chất đạo đức.

Không tạo cơ hội cho người có năng lực mà muốn hưởng thụ.

Những người có trách nhiệm: “ nói không với tiêu cực – Chống bệnh thành tích trong giáo dục”.

_Nâng cao nhận thức xã hội về quan niệm ngành nghề…

_Rèn luyện phẩm chất đạo đức.

_Không tạo cơ hội cho người có năng lực mà muốn hưởng thụ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro