Phân tích Trao Duyên

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Mở bài: Danh nhân văn hóa thế giới - đại thi hào dân tộc Nguyễn Du là một nhà thơ thiên tài của VN. Nhắc đến Ngx Du ngta ko thể ko nhắc đến "Truyện Kiều", một kiệt tác của thi ca và văn học VN. Cùng nền tảng văn học trug đại và khai thác về đề tài bất hạnh của ng phụ nữ trog xã hội đươg thời thế nhưg trog thơ Ngx Du lại đặc biệt chú trọng khắc họa rõ nét tâm trạg nv TK 1 cách chân thực trog từg phân cảnh, để lại trog lòg ng đọc nhx cảm nhận sâu sắc là "TD". Đoạn trích đặc sắc trog truyện Kiều nói về nỗi bất hạnh đớn đau đầu tiên trog cuộc đời 15 năm sóg gió lưu lạc của TK, 1 cô gái tài hoa nhưg mệnh bạc.

"... Cậy em em có chịu lời,
...
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây

Thân Bài:
     Đoạn trích Trao duyên từ câu 723 đến 756. Đây là một trong những đoạn ở vị trí mở đầu cho cuộc đời lưu lạc đầy đau khổ của Thuý Kiều. Trong đoạn trích, cái duyên ở đây chính là mối duyên tình yêu giữa KT với TK, thế nhưg vì hoàn cảnh gia đình rơi vào bi kịch, buộc Tk phải chọn chữ "hiếu" mà phải bán mình chuộc cho cha. Bán mình đi tức là nàg đã bán đi quyền lựa chọn đối với cuộc đời mình, nên nàg đành hy sinh mối tình dang dở vs KT. Nhưng K vẫn muốn vẹn toàn đôi bên, để ra đi mà khôg nuối tiếc điều gì. Nàg đã nhờ cậy em mình là TV tiếp nối mối duyên đứt đoạn của mình cùng với chàng Kim. Mở đầu đoạn trích ta thấy TK như đang hạ thấp mình để cầu xin em gá nghĩa với KT thay mình.

"... Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa."

Chỉ với hai câu thơ đầu nhưng nó đã thể hiện thấy sự chua xót và dằn vặt, đớn đau của TK, bởi vì giờ đây nàng k còn cách nào khác cả. Vốn dĩ là một người chị đáng lí ra nàg chẳng bao giờ phải cậy nhờ hay vái lạy em mình cả, thế nhưng ở đây Kiều trao duyên hay chính là đang nhờ Thúy Vân thay mình đền đáp tấm chân tình với Kim Trọng. Những từ "cậy", "ngồi lên", "lạy", "thưa" là những từ để chỉ thái độ kính trọng của người ngồi dưới là TK đối với người bề trên là TV. Đồng thời tạo không khí trang nghiêm, hệ lụy cho sự việc. Từ "cậy" còn hàm  chứa cả lòng tin tưởng, sự gửi gắm niềm hi vọng thiết tha của Kiều đối với Thúy Vân, mới trao lại cho em mình việc đại sự của đời mình, thay vì từ "nhận" để chỉ lên sự tự nguyện thì từ "chịu" bao hàm cả ý van nài, khiến cho Thúy Vân khó có thể mà từ chối được. Mà qua đó, nó cũng thể hiện Kiều hiểu cho tình thế khó xử và sự thiệt thòi của em mình khi phải nhận lời giúp mình.

   Nàng cậy nhờ rồi nàng nói lên những lời tâm tư tình cảm của bản thân mình. Đó là những tâm sự tận sâu trong đáy lòng của nàng:

" Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây."

Để giải thích cho lời nhờ vả của mình cũng như lý lẽ mà nàng phải trao duyên, Kiều đã giãi bày những mâu thuẫn mà bản thân đang phải đối mặt. Nàg rất đau khổ, áy náy dằn vặt vì tình yêu dang dở "giữa đường đứt gánh", hết sức xót xa, tội nghiệp không được như mong muốn. Kiều đã giải quyết mâu thuẫn ấy bằng cách "Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em". Chỉ bằng đúng từ "tơ thừa" đã thể hiện nỗi đớn đau khổ sở của Kiều trong việc dứt tình, trao duyên cho em gái, cũng là lòng thương xót, tội nghiệp cho Thúy Vân vì phải hứng mới duyên thừa, một mối duyên chắp vá mà không thể từ chối. Kiều "mặc em", buộc Thúy Vân vào khốn cảnh, dẫu biết rằng "Ngày xuân em hãy còn dài", biết rằng cơ hội hạnh phúc của Thúy Vân đang còn rộng mở, phơi phới. Nhưng Kiều biết rằng Thúy Vân sẽ không thể từ chối vì "Xót tình máu mủ" em sẽ "thay lời nước non", thay Kiều trả nghĩa cho Kim Trọng
Nàng đã hẹn thề với Kim Trọng, có vật làm chứng là "quạt ước" hẹn trăm năm, đã uống cạn "chén thề" về lòng thủy chung. Thúy Kiều từng rất nhiều lần thề nguyền chắc chắn với Kim Trọng, hơn thế nữa trong xã hội phong kiến, lời thề nặng tựa ngàn cân, vậy mà giờ đây Kiều buộc phải bội ước, trái lại lời thề với Kim Trọng. Nỗi đau đớn tuyệt vọng đến tột cùng. Thúy Kiều tin chắc rằng Thúy Vân sẽ đồng ý, nên tiếp tục giãi bày tâm trạng của mình "Chị dù thịt nát xương mòn/Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây", Kiều có dự cảm không lành về tương lai, nhưng cho dù có chuyện gì xảy ra thì Kiều vẫn có thể yên tâm, bằng lòng vì đã được an ủi bằng việc vẹn toàn chữ hiếu, lẫn chữ tình.

Thể thơ lục bát đã giúp cho Nguyễn Du dễ dàng khắc hoạ tâm trạng dằn vặt, sự đớn đau khi phải hi sinh chữ tình để vẹn tròn chữ hiếu của Thuý Kiều. Nàng đã được ông tô vẽ lên thật đẹp đẽ trong lòng người đọc. Một cô gái quá mong manh nhưng rất mạnh mẽ.

Qua việc phân tích bài trao duyên, chúng ta có thể thấy được bi kịch tình yêu và thân phận bất hạnh của Thúy Kiều một cách sâu sắc, đồng thời lên án xã hội phong kiến thối nát, đầy rẫy sự bất công, nghèo khổ. Đây cũng là một trong những trích đoạn tiêu biểu cho tài năng miêu tả nội tâm nhân vật của đại thi hào Nguyễn Du.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#vanmau