AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?(Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

MB: Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tạo nên một dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc qua hàng thế kỷ.Từ khi tác phẩm ấy được chắp bút vào 1981 tại chính trên đất Huế nơi con sông ngự trị.Ta đã say sắm vẻ đẹp biến ảo của dòng sông Hương qua mỗi chặng đường từ rừng già đại ngàn đến vùng đồng bằng Châu Hoá êm đềm cuối cùng là nằm gọn trong vòng tay người tình xứ Huế rồi mới lưu luyến rời đi ra biển lớn ngoài kia.(tùy yêu cầu đề bài)
TB:KHI Ở RỪNG GIÀ
Sông Hương rất kỳ lạ vì gần như nó chỉ thuộc về một thành phố duy nhất. Vẻ đẹp của nó cũng không một màu đơn điệu mà tùy theo mỗi đoạn mỗi khúc nó sẽ mang cho mình vẻ đẹp đặc trưng của nơi đó. Trước khi trở thành cô nàng dịu dàng,say đắm "giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng"về với vùng châu thổ êm đềm nó đã từng dành cả nửa cuộc đời của mình cho bản trường ca của rừng già. Sông Hương bản lĩnh gan dạ phóng khoáng và man dại giữa những bóng cây đại ngàn mãnh liệt qua những ghềnh thác và những cuộn xoáy như cơn lốc dưới những đáy vực bí ẩn. Người mẹ rừng già đã khuôn đúc cho sông hương bản lĩnh một tâm hồn tự do và trong sáng. Giữa rừng già đại ngàn to lớn sông Hương sống và mang trong mình một tâm hồn của cô gái Di-gan đầy man dại. Hồn nhiên vui chơi giữa những bóng cây cổ thụ lượn lờ qua những ghềnh thác và có gì đó điên cuồng bí ẩn như những cuộn xoáy dưới đáy vực. Ở đây sông Hương tự do và trong sáng không cần phải giấu mình e thẹn hay khép nép. Dòng sông như một đứa trẻ được mẹ rừng già nuôi dưỡng, nuông chiều hết mực. Chính rừng già nơi đây đã "chế ngự sức mạnh bản năng"của người con gái ấy khi ra khỏi rừng. Tựa như một cô gái trưởng thành dưới sự dạy dỗ của rừng già khắc nghiệt đã trở nên dịu dàng và trí tuệ. Giờ đây ta chỉ còn thấy mùa xuân hương mang một sắc đẹp dịu dàng, trí thức là "người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở". Và nếu với những ai chỉ thoáng nhìn qua con sông với khuôn mặt kinh thành của nó thì sẽ không hiểu được đầy đủ bản chất của sông Hương. Không thể nào biết được cuộc hành trình gian truân và phần tâm hồn sâu thẳm của dòng sông đã để lại ở rừng già không muốn bộc lộ đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa vào hang đá dưới chân núi Kim Phụng. Kể từ giây phút ra khỏi rừng già có lẽ sông Hương đã quyết định để lại một phần bản thân ở đó. Nó không muốn cho mọi người thấy tất cả của mình, nó muốn để cô gái Di-gan ở lại với rừng già để mãi giữ được vẻ đẹp phóng khoáng ,tự do, trong sáng nhưng cũng thật gan dạ và bản lĩnh. Con sông không muốn bị pha tạp đi cái chất của mình nên nó đã đóng lại nửa cuộc đời mình ở của rừng và ném chìa khóa đi để không ai có thể mở ra và xâm phạm được. Sau đó nó mới yên tâm trở thành người mẹ phù sa xuôi xuống đồng bằng mạng theo vẻ dịu dàng và trí tuệ.

Ở ĐỒNG BẰNG CHÂU HOÁ
Về đến Đồng Bằng sông Hương như người con gái đẹp đương ngủ mơ màng chữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại. Cô ấy như đang chờ người tình mong đợi đến đánh thức sau nhiều thế kỷ đi qua. Như trong truyện cổ tích nàng công chúa ngủ trong rừng từ nền văn học Châu Âu đang được tái hiện lại dưới vẻ đẹp phương Đông của sông Hương. Từ rừng núi bước ra không hiểu sao sông Hương chuyển dòng một cách liên tục. Dòng sông vòng giữa khúc quanh đột ngột uốn mình những đường cong thật mềm như thể đang quẩn quanh tìm kiếm một cách có ý thức để đi tới "thành phố tương lai" của nó. Từ ngã ba Tuần, nó chuyển mình theo nhiều hướng Nam Bắc Tây Bắc rồi vẽ một hình cung thật tròn về đông bắc đi qua nhiều nơi để" ôm lấy chân đồi Thiên Mụ,xuôi dần về Huế".Từ Tuần về sông Hương hẵng còn dư âm của Trường Sơn.Vượt qua lòng vực sâu chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm,đi qua giữa những dãy đồi sừng sững như thành quách và những điểm cao đột ngột.Đoạn này là ngã rẽ,bước ngoặt để con sông chuyển mình sang dòng khác.Thành ra con sông không còn man dại nữa nhưng vẫn sót lại dư âm chứ chưa hoàn toàn gột rửa được hết.Hết đoạn ấy từ Lưu Bảo trở đi người ta chỉ thấy một dòng sông"mềm như tấm lụa".Trên mặt sông cảnh thuyền đò qua lại,những chiếc thuyền ngược xuôi nom bé bằng con thoi giữa lòng sông rộng lớn.Và trên nền trời thành phố ta thấy phản quang những màu sắc thay đổi lên tục trong ngày."Sớm xanh,trưa vàng,chiều tím" sắc trời thay áo vô tình phản quang lên dòng sông khiến sông Hương cũng chuyển mình theo đó.Nếu sông Đà chỉ đổi màu hai lần trong năm mùa xuân màu xanh ngọc bích và màu lừ lừ đỏ lúc sang thu.Đem so với sông Hương ngày đổi màu đến ba lần sáng xanh của mây trời, trưa nắng chiếu vàng,chiều hoàng hôn ánh màu tim tím.Có thể thấy sông Hương vô cùng điệu đà,cầu kỳ và không kém phần tinh tế như con người xứ Huế.Cảnh sắc cũng thật mộng mơ,trữ tình bảo sao sông Hương lại là nàng thơ của biết bao thi nhân mặc khách.
Trong vẻ dịu dàng lại hàm chứa vẻ trí tuệ ta lần nữa mở ra vùng đất mới.Giữa đám quần sơn lô xô,sâu trong rừng thông u tịch,cổ kính với niềm kiêu hãnh của" những lăng tẩm đồ sộ" nơi vua chúa đi vào giấc ngủ ngàn năm.Câu"Bốn bề núi phủ mây phong-Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên" chính là dùng để miêu tả phong cảnh ấy.Dáng điệu này của sông Hương được nhận định là "vẻ đẹp trầm mặc nhất" lan toả ra khắp thượng lưu mang đến hơi thở của triều đại"như triết lí,như cổ thi".Tận đến khi gặp tiếng chuông Thiên Mụ lần nữa mặt sông phẳng lặng mới thôi không trầm mặc nữa.Mà xa xa bên bờ bên kia ta thấp thoáng thấy" những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà".

VÀO GIỮA LÒNG ĐẤT HUẾ
Như đã tìm đúng hướng đến "thành phố tương lai" nó hằng mong ước từ thời còn ở Trường Sơn đại ngàn,rầm rộ.Ta thấy con sông "vui tươi hẳn lên" bỏ lại vẻ" trầm mặc" ở ngay đoạn trước giữa rừng thông u tịch và những lăng tẩm đồ sộ.Thay vào đó sông Hương thả mình,bay nhảy giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long.Nó kéo một đường "thẳng thực yên tâm" hướng Tây Bắc-Đông Nam.Qua cây cầu trắng nối liền thành phố như một vành trăng non.Ở Cồn Giã Viên,sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang Cồn Hến.Và như tiếng nói "Vâng" của tình yêu,nó đã đến nằm gọn "giữa lòng thành phố yêu quý của mình".Con sông hoà làm một với vẻ đẹp của xứ Huế,nhìn tổng quan Huế vẫn là một đô thị cổ.Đầu và cuối phố những nhánh sông đào đem nước sông Hương tản ra khắp thành phố như để dòng sông thấm đẫm chất Huế và trở thành một phần không thể tách rời.Những cây đa,cây cừa cổ thụ toả bóng rũ sầm xuống xóm thuyền chài xúm xít trên sông,trong đêm ánh lửa thuyền chài lập loè như một linh hồn mô tê xưa cũ.Hai hòn đảo bên sông làm lưu tốc của dòng chảy giảm hẳn.Đến khi trôi qua thành phố sông Hương "đi chậm,thực chậm",mặt hồ gần như yên tĩnh.Trên thế giới có nhiều dòng sông rất đẹp nhưng chảy nhanh quá.Nhớ hai ngàn năm trước từng có một người Hi Lạp "đã khóc suốt đời vì những dòng sông trôi quá nhanh".Để không làm tổn thương người tình của mình khi đi qua thành phố,sông Hương chọn "điệu chảy lặng tờ" mà ta gọi đó là"điệu slow tình cảm "dành riêng cho Huế. Bằng cảm nhận của thị giác dưới trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh trôi dạt đến Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở,như nói lên những vấn vương của một nỗi tơ lòng.Sông ắt phải chảy ra biển báo hiệu một cuộc chia ly được đoán trước.Con sông dùng dằng cố nán lại với thành phố Huế như tình Kiều và Kim Trọng.Tha thiết đấy,mặn nồng đấy nhưng phận đời bắt chia xa.Rời kinh thành,chếch về hướng bắc,sông Hương ôm lấy Cồn Hến mơ màng trong sương khói.Càng xa thành phố nó lại càng lưu luyến ra đi qua vùng ngoại ô thôn Vĩ Dạ,tiễn biệt giữa màu xanh biếc của tre trúc,những vườn cau."Sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói",dòng sông đột ngột rẽ ngược về hướng đông tây để gặp lại "thành phố lần cuối".Ta gọi đó là nỗi vương vấn và cả một chút "lẳng lơ kín đáo của tình yêu".Khi nhân cách hoá nó lên ta thấy khúc quanh đầy bất ngờ, vốn đang êm đềm chảy giữa cánh đồng phù sa của nó giống như nàng Kiều trong đêm tự tình.Dường như sông Hương đã chí tình trở lại tìm lại Kim Trọng của nó để nói một lời thế :"Còn non,còn nước, còn dài,còn về,còn nhớ....."trước khi thực sự về với biển cả.Thành phố Huế và sông Hương như một đôi uyên ương nồng nàn.Ở đó sông Hương hiện lên là một cô gái đã vượt qua bao nhiêu trắc trở để cuối cùng tìm thấy được chàng hoàng tử lòng mình.Nhưng chuyện tình ấy lại chẳng được lâu tựa như mối duyên ngắn ngủi của Kiều và Kim Trọng chỉ kịp trao nhau lời thề rồi chia lìa từ đó.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#vân