ĐẤT NƯỚC (Nguyễn Khoa Điềm)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

MB:Đất nước là đoạn trích trong chương V của trường ca Mặt đường khát vọng. Nó được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sáng tác 1971 và được xuất bản 1974. Đây là thời kỳ mang tính quyết định, khi đất nước ta chuẩn bị tiến công đến Chiến dịch Điện Biên phủ trên không 1972 và hiệp định Paris 1973.(tùy theo đề bài mà viết)
TB:P1:9 câu đầu: đất nước có từ bao giờ
Đất nước ta bắt đầu từ đâu? Là từ thời nhà nước Văn Lang hay Âu Lạc? Không nó không bắt đầu từ đó mà đúng hơn đất nước ta hình thành từ trước cả mốc thời gian trên sách vở. Không chỉ là vùng trời, vùng biển, vùng đất mà nó bao chứa cả con người, lịch sử ,văn hóa của dân ta.
"Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái" ngày xửa ngày xưa "mẹ thường hay kể"
Đất nước xét về phương diện lịch sử thì có lời giải cho câu hỏi đất nước có từ bao giờ Nhưng nếu xét theo hướng đời sống kế thừa và truyền đời thì không ai có thể giải đáp. Thế nên mỗi chúng ta từ khi sinh ra đến khi lớn lên chỉ biết một điều rằng đất nước có trước mình và trước cả cha mẹ, ông bà mình. Sự hình thành về khái niệm đất nước trong ta hẳn phải kể đến những câu chuyện cổ tích với lời dẫn quen thuộc"ngày xửa ngày xưa". Đất nước hình thành nên chúng ta và mỗi người trong ta đều góp phần tạo nên đất nước. Trước hết là từ những câu truyện ca dao thần thoại, sau là đến phong tục tập quán.
"Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc"
Phong tục nhai trầu của ta có từ lâu đời,nó đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi chúng ta.Dù thời đại có đổi thay thì những tập quán ấy trở thành dấu ấn gợi nhắc về quê cha đất tổ.Bây giờ không còn nhiều người ăn trầu nhuộm răng nữa nhưng qua sử sách qua ca dao tục ngữ như "Miếng trầu là đầu câu chuyện".Trong bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến cũng nói về truyền thống trong miếng trầu của ta như sau:"Đầu trò tiếp khách trầu không có
Bạn đến chơi đây ta với ta".
Ngoài ra miếng trầu là một nét đẹp cổ truyền không thể thiếu trong các ngày trọng đại như cưới hỏi,giỗ tết.Tiếp là đến cây tre một loài cây có ý nghĩa quan trọng với dân ta.Tre có từ lâu đời ,tre ăn ở gắn bó với dân ta.Thân tre thẳng,gầy guộc nhưng mọc thành bụi thành chùm lại trở thành "lũy sắt dày".Ngày đầu lập nước,dân ta không một tấc sắt,cây tre là vũ khí tối ưu nhất để đánh trả quân thù."Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng,giữa nước,giữa mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín".Có thể nói cây tre đã theo dân ta từ buổi sơ khai dựng nước,từ khi khai khẩn đất hoang ta lấy tre dựng nhà dựng cửa ,đan giỏ,làm cần câu đến làm vũ khí chống lại sắt thép quân thù.Tre ăn sâu vào văn hoá của ta,hình tượng cây tre đại biểu cho cốt cách con người Việt Nam thẳng thắn,kiên cường,bất khuất,cần cù chăm chỉ và vô cùng đoàn kết.Trồng tre đánh giặc thể hiện ý thức bảo vệ đất nước đã hình thành và tình yêu đất nước dần trở thành truyền thống của ta.Đó là đất nước,nơi không chỉ được giới hạn bởi đường biên giới trên bản đồ mà nó được tạo nên bởi chính con người,văn hoá,phong tục tồn tại trên vùng đất đó qua hàng ngàn năm văn hiến vệ quốc.Từ bao điều nhỏ nhặt đời thường ta góp nhặt nên đất nước muôn đời.
"Tóc mẹ thì búi sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn".
Trong văn hoá Á Đông búi tóc là một phần đặc trưng cho nét đẹp ấy.Với người Việt cổ búi tóc có độ đa dạng và được chăm chút không kém quần áo lụa là trên người.Cách vấn tóc không chỉ thể hiện sự tinh tế,thời trang của người đó mà còn thấy được địa vị của họ.Đối với người Việt xưa chỉ có người Thái Đen là có quy định về búi tóc cho phụ nữ có chồng và chưa có chồng mà thôi.Thời vua Quang Trung có lời hịch:"đánh cho để dài tóc,đánh cho để đen răng".Thể hiện dân ta đã hình thành nên văn hoá cho riêng mình.Câu gừng cay muối mặn chỉ sự gian nan,sóng gió trong cuộc sống vợ chồng đồng thời cho thấy sự chung thủy của họ.Gừng và muối là thứ không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình,nhớ trong sự tích bánh trưng bánh dày khi không có muối làm bánh hoàng tử đã ra sau vườn đốt lá gừng thành tro để thay thế.Như vậy gừng,muối có mối liên kết chặt chẽ với mỗi gia đình từ thời ông cha nên không bất ngờ khi nó trở thành chất liệu cho ca dao,tục ngữ dân gian để nói về tình nghĩa vợ chồng.
"Cái kèo cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay,giã,giần,sàng"
Cái kèo,cột thành tên là khi dân mình có ngôn ngữ,tiếng nói riêng.Dân ta biết dựng nhà dựng cửa,kiến trúc,điêu khắc bắt đầu phát triển.Hầu như chúng ta biết về các triều đại, tổ tiên của ta qua các công trình kiến trúc còn sót lại.Khi chữ viết chưa hình thành ta chỉ có thể dựa vào những điêu khắc trên cột nhà,trống đồng,tường nhà để quay trở về tìm lại cội nguồn sử sách của ông cha mình.Đất nước ta ngàn đời tự hào với truyền thống lúa nước,những cánh đồng cò bay thẳng cánh,những đồng bằng phù sa màu mỡ đắp bồi qua hàng triệu năm tiền sử.Hạt gạo đã nuôi sống biết bao thế hệ dân ta từ đời này sang đời khác.Dù miến,phở,bún hay mỳ cũng được làm từ hạt gạo nhưng không bao giờ có thể thay thế cho bát cơm nóng hổi trên mâm cơm.Trước đây cơm gạo mới là món chính trên bàn ăn,các món ăn kèm chỉ để tăng độ ngon cho bát cơm nên ta mới có từ"ăn cơm"để đại diện cho việc ăn uống hàng ngày. Nhưng ngày nay khi cuộc sống đủ đầy ta có nhiều lựa chọn về thức ăn hơn dần dà cơm trở thành món phụ còn thức ăn kèm lại trở thành chính.Và để làm ra hạt gạo người nông dân phải dậy sớm hơn gà quần quật ngoài đồng vô cùng vất vả ngay giữa trời nắng đổ lửa."Một nắng hai sương"chính là chỉ sự vất vả của người nông dân một nắng là giữa trưa,hai sương là một sương buổi sớm một sương lúc tối khuya.Trong quá trình đó người nông dân trồng lúa đối mặt với vô số thử thách như sâu bệnh,thời tiết,tới lúc thu hoạch được cây lúa thì phải ở luôn ngoài đồng canh lúa phòng chuột hay con gì ăn mất,phòng ai đó cắt mất lúa.Tiếp đến hạt thóc phải qua xay,giã,giần,sàng mới trở thành hạt gạo đưa tới mâm cơm mọi nhà.Vì thế mà người ta mới nói hạt gạo là "hạt ngọc trời","Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần".Một phần đất nước ta được tạo ra từ đời sống lao động,sản xuất hàng ngày.Thế nên mỗi một cành cây ngọn cỏ,mỗi một truyền thống,di tích,nếp sống dân ta đều góp sức tạo nên diện mạo đất nước ngày hôm nay.Ở đoạn đầu "khi ta lớn đất nước đã có rồi"nó dành cho tất cả chúng ta những người ở thế hệ sau được thừa hưởng đất nước từ thế hệ trước.Mọi thứ đều được tác giả dụng ý viết theo một quy luật kế thừa trước sau.Người bà cho ta biết tập tục lâu đời như nhai trầu,đến mẹ sẽ nuôi dưỡng đất nước trong ta qua các câu truyện cổ tích.Cha mẹ giữ những nếp sống ngày xưa,mẹ búi tóc,cha xây tổ ấm để làm nên gia đình mang đậm chất Việt.Làm cho con người ta đi đâu cũng không thể quên gốc gác,đất nước của mình.Nói chung đất nước bao gồm tất cả những gì tạo nên nó,con người đã tạo nên khái niệm cho đất nước và xây dựng,tô vẽ lên dáng hình của dải đất hình chữ S.Cho ta những người sẽ tiếp bước ông cha mình gìn giữ hai tiếng Việt Nam tự hào."Đất nước có từ ngày đó".Ranh giới trên mặt đất ta chạm được là đất nước,phong tục tập quán, lao động sản xuất,văn hoá,lịch sử kiến tạo,di tích sử sách những gì ta được truyền dạy cũng là đất nước, tiếng nói chữ viết và tất cả những gì vô hình không chạm vào được tất cả là đất nước.Mọi thứ dù nhỏ nhất vô hình hay hữu hình là con người hay thiên nhiên núi sông đâu đâu cũng là tổ quốc của ta.Mỗi một nắm đất nơi đây đều được trả giá bằng mồ hôi nước mắt và thấm máu cha ông ta.
KB: Vì thế nên là thế hệ trẻ những người sẽ làm chủ đất nước mang trên mình trách nhiệm bảo vệ và phát triển đất nước xây dựng quê hương ngày một tươi đẹp hơn.Chúng ta không chỉ giữ đất nước nguyên vẹn trên bản đồ thế giới mà còn phải giữ được bản sắc,truyền thống,lời ăn tiếng nói của dân mình có như vậy hai từ "đất nước" mới thực sự trọn vẹn.Nếu thiếu đi khía cạnh nào cũng không thể làm nên"đất nước" Việt Nam trường tồn,phồn thịnh để bất cứ bạn bè quốc tế nào chỉ cần nhìn vào cũng có thể biết đó chính là Việt Nam đất nước xinh đẹp.

P2:33Câu tiếp:Đất nước có trong đâu
Từ đất là nơi anh đến trường đến làm nên đất nước muôn đời
TB: Đất nước được tác giả tách ra thành hai bộ phận là đất và nước,đại diện cho âm dương theo văn hoá Á Đông."Anh" danh xưng của con trai đại diện cho dương gắn với đất còn "em"là con gái tương ứng với âm đi liền với nước.Và khi hai từ đất nước được ghép lại là một giống như âm dương ngũ hành cân bằng như trong hình bát quái.
"Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm"
Con đường đất đưa anh đến trường,tiếp cận tri thức khai mở trí tuệ."Nước"là sông là suối là làn nước mát"em tắm" mỗi ngày.Đó là cái riêng còn khi nó gộp thành cái chung trở thành"Đất Nước", nơi hẹn hò của cả anh và em.Có thể thấy đất nước ở trong chính sinh hoạt hàng ngày của chúng ta.Là nơi đến trường,khi ta tắm rửa,những hoạt động hết sức bình thường diễn ra hàng ngày không ai để ý nhưng cũng chứa đất nước của ta.Từ sinh hoạt hàng ngày cho đến "nơi ta hò hẹn,nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm",trên đất nước mình tình yêu ta dần dà nảy nở.Khi anh và em xa nhau em đâm ra thương nhớ nỗi nhớ thầm được tác giả mượn ý từ bài ca dao "Khăn thương nhớ ai".
Hình ảnh "em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm" liên tưởng tới những câu trong bài ca dao đó như sau:"Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt."
Đó là trong cuộc sống hàng ngày,xét về xa hơn đất nước có trong cả danh lam thắng cảnh,nhắc về cội nguồn đất nước sử tích giống nòi của dân ta.
"Đất là nơi"con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"
Nước là nơi"con cá ngư ông móng nước biển khơi"
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng"
Con chim phượng hoàng ,con cá ngư ông loài trên trời loài dưới đất ngụ ý thiên địa,âm dương hài hòa phồn thịnh.Ở đây tác giả dùng dấu ngoặc kép trong hai câu thơ được trích dẫn trong câu hò Bình Trị Thiên:"Con chim phượng hoàng bay ngang hòn núi bạc - Con cá ngư ông móng nước ngoài khơi". Đất,nước sinh trong ca dao thần thoại,từ những gì tượng trưng thiêng liêng cao quý bước ra từ truyền thuyết cổ xưa. Thời gian dài tới đâu không gian có mênh mông đến mấy đất nước vẫn là nơi dân ta đoàn tụ.Đó là chốn về của" Chim,Rồng".Như con người ta có rời xa quê cha đất tổ đến chân trời xa xôi ngoài kia,định cư hay di dân ra nước ngoài qua bao đời thì đất nước Việt Nam vẫn là chốn để về,để cho những người con tứ xứ quy tụ lại với nhau.Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ nhắc nhở ta về cội nguồn,nòi giống con rồng cháu tiên cao quý của dân ta.Người Việt ta không phải dân đen thấp kém,là bọn mọi rợ ngu muội trong miệng của bọn thực dân.Dân ta tự hào vỗ ngực là người Việt Nam máu đỏ da vàng,con rồng cháu tiên không gì thay đổi được.
"Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ."
Điệp cấu trúc"Những ai...." tạo hiệu ứng nối tiếp cho câu thơ,giúp người đọc liên tưởng đến sự nối tiếp của các thế hệ từ đời này sang đời kia.Các thế hệ theo trình tự thời gian lần lượt từ quá khứ đến tương lai diễn ra tuần tự theo lẽ hiển nhiên ở đời"Tre già măng mọc". Những ai đã khuất là chuyện của quá khứ,là cha ông ta.Những ai bây giờ dành cho tất cả chúng ta,thế hệ hiện tại hiện hữu trên đất nước này.Tất cả chúng ta dù là đời trước hay đời sau đều sẽ "Yêu nhau và sinh con đẻ cái" từ đó tiếp tục sinh ra thế hệ mai sau và trở thành thế hệ trước dẫn dắt nuôi dưỡng bọn trẻ.Hậu bối thì có trách nhiệm gánh vác những gì cha ông để lại,cái nào đẹp rồi thì phải bảo vệ giữ gìn không để mất đi,việc gì còn dang dở,chưa tốt thì ta hoàn thiện ,sửa đổi nó sao cho phù hợp với thời đại mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc.Ngược lại thế hệ đi trước phải truyền lại cho con cháu mình truyền thống văn hoá của nước ta,dặn dò cho con cháu mình "chuyện mai sau".Đó có thể là việc chưa làm được,điều băn khoăn vướng mắc trong lòng muốn được hoàn thành,giãi bày hoặc kinh nghiệm tích cóp được muốn dặn con cháu để tránh đi vào vết xe đổ,lầm đường lạc lối.Nhưng dù ở thế hệ nào,bất cứ ở đâu là ai làm gì ta vẫn không quên đi gốc gác và cùng nhau quây quần nhớ về nguồn cội ,tưởng nhớ các đời vua hùng đã có công dựng nước và giữ nước.
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng ba"
Đất nước cho ta nơi trở về,là đất Tổ của mỗi người Việt Nam hàng năm ta vẫn nhố.Nơi bao thế hệ đời này qua đời khác sinh sống,hình thành.Mỗi người đều là một phần tạo nên đất nước.
"Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn,to lớn"
Đúng vậy đất nước có trong cả anh và em,bất kể già trẻ gái trai chỉ cần ta chảy trong mình dòng máu đỏ da vàng và giữ trong tim mình dải đất chữ S thân thương thì ta đã trở thành một phần đất nước.Khi hai người con trai con gái cầm tay nhau thể hiện sự gắn bó lúc ấy đất nước hài hoà nồng thắm,như sự hoà quyện giữa âm và dương tình yêu nảy nở và đất nước là nơi hò hẹn.Nhưng khi chúng ta cầm tay mọi người thì đó là sự đoàn kết,một khối đại đoàn kết không thể đánh bại,nhờ đó mà ta đánh tan bao cuộc xâm lăng của quân thù tàn bạo nhất như Mỹ,Pháp,Trung Quốc.Thế nên đất nước mới vẹn tròn,to lớn.Như câu"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao".
Mỗi cá nhân là anh là em nắm tay nhau thì đất nước nồng thắm nhưng nếu tất cả cùng nắm tay lúc này đây đất nước vẹn tròn,to lớn.Vì mỗi chúng ta đều là một phần đất nước nên chỉ khi tất cả những gì đất nước gộp chung lại đất nước mới thực sự hoàn chỉnh.
"Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng"
Và rồi khi thế hệ sau,đứa trẻ lớn lên mở ra chân trời mới.Chúng đem theo hoài bão,hy vọng và đem đất nước của mình đến với thế giới,"Sánh vai cùng các cường quốc năm châu" như lời Bác.Quả thật là như vậy,ngày nay đất nước Việt Nam đã được rộng rãi bạn bè quốc tế biết đến,quan tâm và yêu quý.Đất nước cũng ngày một phát triển,văn minh hơn.
"Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời..."
Tinh thần yêu nước được nhấn mạnh hơn bao giờ hết."Đất Nước là máu xương" ta xem đất nước trở thành thân thể của mình,từ"là" khẳng định chắc nịch nhận định ấy đúng và là một sự thật không cần bàn cãi.Chunhs vì là "máu xương của mình" nên khuyên ta phải "san sẻ,gắn bó,hoá thân cho dáng hình xứ sở ",trên đời đâu có ai sống được nếu mất đi xương và máu của mình.Nghe có vẻ vô lý và thấy liệu rằng tác giả có đang quá cường điệu hoá đất nước tới nỗi hy sinh mạng sống vì giữ đất ư.Nhưng quay về lại ngàn năm lịch sử ta thấy biết bao cuộc chiến đổ máu,hàng trăm hàng ngàn năm bị đô hộ áp bức.Khi đó không có Đất Nước ta chỉ là một tỉnh một châu hay một thuộc địa của nước nào đó.Dân ta bị giết dã man,máu chảy thành sông,đọng lại thành vũng trên mặt đất,đó chính là kết cục khi không còn đất nước.Cho nên ông cha ta không sợ hy sinh thân mình "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh" giành lại đất nước của ta để ta được hưởng cảnh thái bình như ngày hôm nay. Cho nên ta không phải đang hy sinh cho đất nước mà ta đang giữ lấy chính mạng sống của mình của con cháu mình mai sau.Bao thế hệ đã ngã xuống gởi hồn mình trong đất nước,hoá thân mình trở thành phần đất nước.Để làm nên "đất nước muôn đời" mỗi thế hệ đều phải kế thừa tình yêu nước và có nhận định đúng đắn về việc giữ gìn,bảo vệ cũng như tạo được mối liên hệ gắn kết với đất nước của mình. Có như vậy đất nước Việt Nam mới luôn rực rỡ một vùng trên bản đồ thế giới sánh vai cùng năm châu.Đất nước có trong mọi vật mọi việc quanh ta,thậm chí ta cũng có trong mình đất nước.

P3:13 câu cuối:Ai đã làm nên đất nước
Từ những người vợ nhớ chồng đến hết
TB:Quay về 4 ngàn năm lịch sử qua mỗi thế hệ không biết từ ai bắt nguồn khi nào mà đất nước có diện mạo như hôm nay. Ta chỉ biết chắc rằng đất nước hôm nay được tạo dựng lên từ rất nhiều người đi trước.Họ đã mở đường cho ta và nhào nặn lên đất nước.
" Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp lên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút,non Nghiên
Con cóc,con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc,Ông Trang,Bà Đen,Bà Điểm"
Có thể thấy tác giả đã dụng tâm liệt kê hàng loạt địa danh,thắng cảnh nổi tiếng của đất nước ta.Đem đến cho người đọc một cái nhìn tổng quan về dáng hình,núi non,sông suối trên khắp đất nước .Mà mỗi một địa danh,cảnh vật được nói đến đều chứa những câu chuyện riêng mình.Núi Vọng Phu là núi hình người vợ chờ chồng gắn liền với sự tích hòn Vọng Phu,có câu ca dao "Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị,có chùa Tam Thanh".Tượng trưng cho lòng chung thủy không thay đổi.Cũng là về tình cảm vợ chồng nhưng hòn Trống Mái tức hai hòn đá mang hình dáng giống trống mái lại đại diện cho tình cảm thủy chung son sắt,khát vọng được sống trong tình yêu bất diệt.Tương truyền đó là do mối tình bị ngăn cấm giữa tiên nữ và chàng trai phàm trần không chịu chia cắt nên hoá thân thành hòn Trống Mái để được bên nhau mãi mãi. Theo truyền thuyết,những đồi núi bao quanh núi Hi Cương nơi có đền thờ vua Hùng là đàn voi 99 con quây quần chầu phục đất Tổ.Thể hiện địa thế được linh vật bảo hộ qua đó thấy được mong muốn đất Tổ được bảo vệ,lòng tự hào về cội nguồn,kính yêu với các đời vua Hùng.Và ở truyền thuyết Thánh Gióng đoạn kết cuối trước khi Thánh Gióng về trời dân gian ta đã lý giải những ao đầm là dấu vết để lại từ gót ngựa của Thánh Gióng.Những lạch nước,dòng sông được ví như rồng,sông Cửu Long tẻ ra 9 hướng là 9 con rồng.Hay vịnh Hạ Long tương truyền nơi rồng hạ giá.Mong cho thủy lợi dồi dào,cuồn cuộn,an ổn được long thần trấn giữ.Nào núi Bút,non Nghiên trên mảnh đất Quảng Ngãi lại đem những khát khao,hoài bão của người học trò nghèo muốn được đến trường,đem con chữ đến mọi miền tổ quốc.Và khi những nét bút vẽ ra cảnh vật diệu kỳ,mang lòng hiếu học của dân ta vào sử tích muôn đời.Hạ Long thắng cảnh nổi tiếng với hòn Trống Mái,hòn Con Cóc,vẻ đẹp thôn quê cùng nhau tạo nên bức kiệt tác hài hoà của thiên nhiên.Không biết từ đâu người dân mình khai hoang lập nghiệp đi đến những vùng đất mới và dùng tên của những vị anh hùng Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm đặt cho địa danh,sơn danh ở xứ Nam kỳ.Đó là lòng yêu nước,sự kính trọng nhớ ơn với người có công với đất nước để tên họ trường tồn với đất trời,để nhắc cho con cháu đời sau biết đến.Có thể thấy mỗi một địa danh,cái ao,ngọn núi đều được dân ta gắn cho một sự tích giải thích sự hình thành bắt nguồn.Dù rằng đó là chuyện hoang đường nhất là khi ta nhìn qua lăng kính khoa học hiện đại,trong văn học sẽ là sử thi thần thoại chứa yếu tố kỳ ảo.Nhưng sẽ thật vô vị làm sao khi vốn dĩ tất cả chúng đều là những vật vô tri,đất đá thô cứng không có lấy gì đặc biệt.Và điều làm chúng trở nên tình cảm,đẹp đẽ,giàu tâm linh đến vậy là nhờ con người đã thổi hồn cho chúng.Hòn đá chỉ đẹp khi ta thấy nó đẹp vì chỉ có nhân loại mới đánh giá chúng xấu đẹp méo mó ra sao.Hình thù của núi non được ví von giống cây bút,nghiên mực hay con gà,con cóc,voi đến rồng một loài vật thần thoại thật đa dạng,đặc sắc.Một sự thật phũ phàng là những hình thù ấy chỉ là ảo quan và nếu không được nhắc trước có lẽ nhiều người không nhìn ra được.Thế mới thấy mỹ cảnh có hoành tráng,nên thơ cũng không có nghĩa lý gì nếu không có con người thưởng thức.Ngoài ra trong những câu truyện,giai thoại đều chính là những mong ước,nguyện vọng,hoài bão của nhân dân ta đến một tương lai tốt hơn hay về một điều gì tốt đẹp.Qua đó cho thấy tác giả không những có lòng yêu nước nhiệt thành mà ông còn rất am hiểu về văn hoá,con người và sông núi nước ta.Cảnh vật trên mọi miền tổ quốc đâu đâu cũng thấy non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.Bên ngoài đẹp diện mạo,bên trong hồn núi hồn sông ngự trị.
"Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình,một ao ước,một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta..."
Dân mình bắt nguồn từ đồng ruộng,trồng lúa nước bên các dòng sông dần hình thành lên đất nước.Đào mương,đắp đê,chia ruộng tất cả nhờ có bàn tay người .Ở đó mỗi tấc đất,hòn đá đều thấm nhuần dáng hình ông cha. Ta cày bừa,chăn trâu,nuôi bò trên khắp ruộng đồng, gò bãi là lối sống từ xưa đã vậy."Ai bảo chăn trâu là khổ /Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao",lối sống ấy đi vào cả thơ ca.Ao ước ông cha qua văn học dân gian mà mỗi cành cây ngọn cỏ,mây trời hay đất cát dưới chân đều được đưa vào nhào nặn thổi hồn mang theo hy vọng,mong ước nhân sinh. Và sau 4000 năm văn hiến lâu đời có không biết bao cuộc đời ta không nhớ nổi. Chỉ rất ít cuộc đời trong số họ ta biết đến tên nhưng họ đã sống và chết để hóa thân cho dáng hình xứ sở. Để có được mảnh đất hình chữ S ngày hôm nay, máu đã nhuộm đỏ sông, xác định chất thành đống. Để gây dựng tổ quốc ,để bảo vệ nước nhà họ những con người bất khuất đã hi sinh cuộc đời để hóa núi sông ta. Trong tác phẩm Lượm của Tố Hữu có đoạn:"cháu nằm trên lúa/ Tay nắm chặt bông/ Lúa thơm mùi sữa/ Hồn bay giữa đồng", ngay như trong tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng:"Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy/ Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi". Đó đều là hình tượng những người lính cũng là những người con của đất nước ,họ đã thực sự dùng chính thân mình tạo dựng nên non nước và để hồn mình mãi mãi hòa vào với núi sông. Thế mới thấy câu"Đất nước 4000 năm vất vả và gian lao" trích Mùa xuân nho nhỏ của thi sĩ Thanh Hải thật đúng đắn và sâu sắc. Để có được cuộc sống bình phàm ngày hôm nay, cơm no áo ấm, cảnh sắc mỹ miều ta tự hào đều nhờ công lao to lớn của ông cha. Nói cách khác con người Việt Nam đã tạo nên đất nước, làm nên dáng hình tổ quốc.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#vân