vandonduongbiendkh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ

eBooks - Giáo trình, học liệu điện tử Page 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẬN TẢI ÐƯỜNG BIỂN

Vận tải đường biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác.

Ngay từ thế kỷ thứ V trước công nguyên con người đã biết lợi dụng biển làm các

tuyến đường giao thông để giao lưu các vùng các miền, các quốc gia với nhau trên thế

giới. Cho đến nay vận tải biển được phát triển mạnh và trở thành ngành vận tải hiện

đại trong hệ thống vận tải quốc tế.

* Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của vận tải đường biển:

-Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong buôn

bán quốc tế.

-Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao thông tự

nhiên.

- Năng lực chuyên chở của vận tải đường biển rất lớn. Nhìn chung năng lực chuyên

chở của công cụ vận tải đường biển (tàu biển) không bị hạn chế như các công cụ của

các phương thức vận tải khác.

- Ưu điểm nổi bật của vận tải đường biển là giá thành thấp, năng lực vận chuyển

lớn, có thể chạy nhiều tàu cùng một lúc, cùng một tuyến đường, thời gian nằm chờ

tại các cảng giảm nhờ sử dụng container và các phương tiện xếp dỡ hiện đại; thích

hợp vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa, nhất là hàng có khối lượng lớn, giá trị

thấp như than đá, quặng, ngũ cốc..., phí vận tải không cao. Cạnh đó, chi phí đầu tư

xây dựng các tuyến đường hàng hải thấp do hầu hết tận dụng những tuyến giao

thông tự nhiên.

* Từ những đặc điểm kinh tế kỹ thuật nói trên của vận tải đường biển, ta có thể

rút ra kết luận một cách tổng quát về phạm vi áp dụng như sau:

- Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá trong buôn bán quốc tế.

- Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá có khối lượng lớn, chuyên chở

trên cự ly dài nhưng không đòi hởi thời gian giao hàng nhanh chóng.

* Tác dụng của vận tải đường biển đối với buôn bán quốc tế.

- Vận tải đường biển là yếu tố không tách rời buôn bán quốc tế.

- Vận tải đường biển thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển.

- Vận tải đường biển phát triển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu thị trường

trong buôn bán quốc tế.

- Vận tải đường biển tác động tới cán cân thanh toán quốc tế.

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ

eBooks - Giáo trình, học liệu điện tử Page 2

Trong thanh toán quốc tế , chứng từ vận tải là chứng từ quan trọng nhất vì nó xác

nhận quyền sở hữu hàng hóa và được dùng làm chứng từ chủ yếu để nhận hàng ở nơi đến

.Tùy theo phương thức vận tải mà có chứng từ vận tải khác nhau. Trên thực tế, việc vận

chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu chủ yếu bằng đường biển nên vận đơn đường biển được

sử dụng phổ biến nhất.

I. ĐỊNH NGHĨA VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN (Marine Bill of Lading /

Ocean Bill of Lading).

Là chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng) cấp cho người gửi

hàng nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận để vận chuyển.

Tuy mỗi hãng tàu đều có mẫu vận đơn riêng, nhưng về nội dung chúng có

những điểm chung. Ở mặt trước của B/L có ghi rõ tên người gởi, người nhận (hoặc

"theo lệnh" ...), tên tàu, cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng, tên hàng, ký mã hiệu, số lượng

kiện, trọng lượng, giá cả, tổng trị giá, cách trả cước (cước trả trước hay trả tại cảng

đến), tình hình xếp hàng, số bản gốc đã lập, ngày tháng cấp vận đơn .v.v.. Mặ t sau

ghi các điều kiện chuyên chở. Khi chuyên chở hàng vừa có hợp đồng vừa có vận đơn

thì quan hệ giữa người vận tải và người nhận hàng do vận đơn điều chỉnh, còn quan

hệ giữa người gởi hàng và người vận tải do hợp đồng thuê tàu điều chỉnh.

Vận đơn đường biển tuy về danh nghĩa do nhà người vận tải cấp,nhưng trong

thực tế công tác,người gởi hàng phải chuẩn bị sẳn trên cơ sở mẫu chứng từ do hãng

tàu cấp.Thuyền trưởng chỉ căn cứ vào biên lai thuyền phó để kí vào vận đơn đường

biển và phê chú nếu thấy cần.

Vận đơn đường biển được lập thành một số bản gốc. Trên các bản gốc, người

ta in hoặc đóng dấu các chữ "Original". Ngoài bộ vận đơn gốc, còn có một số bản sao,

trên đó ghi chữ "Copy". Chỉ có bản gốc của B/L mới có chức năng nêu trên, còn các

bản sao không có giá trị pháp lý như bản gốc, chúng chỉ dùng trong các trường hợp:

thông báo giao hàng, kiểm tra

* Tác dụng của vận đơn:

Vận đơn đường biển có những tác dụng chủ yếu sau đây:

- Thứ nhất, vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người xếp hàng,

nhận hàng và người chuyên chở.

- Thứ hai, vận đơn là căn cứ để khai hải quan và làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá.

- Thứ ba, vận đơn là căn cứ để nhận hàng và xác định số lượng hàng hoá người bán

gửi cho người mua và dựa vào đó để ghi sổ, thống kê, theo dõi xem người bán (người

chuyên chở) đã hoặc không hoàn thành trách nhiệm của mình như quy định trong hợp

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ

eBooks - Giáo trình, học liệu điện tử Page 3

đồng mua bán ngoại thương (vận đơn).

- Thứ tư, vận đơn cùng các chứng từ khác của hàng hoá lập thành bộ chứng từ thanh

toán tiền hàng.

- Thứ năm, vận đơn là chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ khiếu nại người bảo

hiểm, hay những người khác có liên quan.

- Thứ sáu, vận đơn còn được sử dụng làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển

nhượng hàng hoá ghi tren vận đơn …….

II. BA CHỨC NĂNG CƠ BẢN:

- Là một biên lai của người chuyên chở xác nhận là họ đã nhận hàng để chở.

Vận đơn là bằng chứng hiển nhiên của việc người chuyên chở đã nhận hàng để

chở.Vận đơn là bằng chứng chứng minh cho số lượng , khối lượng,tình trạng của bên

hàng hoá đã đuợc giao.Tại cảng đến ,người chuyên chở cũng phải giao cho người

nhận theo đúng trọng lượng ,khối luợng ,tình trạng của hàng hoá như lúc nhận ở cảng

đi ,khi người nhận xuất trình vận đơn phù hợp.

- Là một bằng chứng về những điều khoản của một hợp đồng vận tải đường

biển (Contract of Carriage) .Mặc dù bản thân vận đơn đường biển không phải là một

hợp đồng vận tải , vì nó chỉ có chử kí của một bên nhưng vận đơn có giá trị như một

hợp đồng vận tải đường biển. Nó không những điều chỉnh mối quan hệ giữa người

chuyên chở và người nhận hàng hoặc người cầm vận đơn. Nội dung của vận đơn

không chỉ được thể hiện bằng những điều khoản trên đó mà còn bị chi phối bởi các

công ước quốc tế về vận đơn và vận tải đường biển.

- Là một chứng từ sở hữu hàng hóa (Document of Title), quy định hàng hóa

sẽ giao cho ai ở cảng đích, do đó cho phép mua bán hàng hóa bằng cách chuyển

nhượng B/L. Ai có vận đơn trong tay ,người đó có quyền sở hữu hàng hoá ghi trên đó.

Do có tính chất sở hữu nên vận đơn là chứng từ lưu thông được (Negotiable). Người

ta có thể mua bán , chuyển nhượng hàng hoá ghi trên vận đơn bằng cách mua bán,

chuyển nhượng vận đơn.

III. PHÂN LOẠI :

1) Nếu xét theo dấu hiệu trên vận đơn có ghi chú xấu về hàng hóa hay không, thì

vận đơn được chia làm hai loại:

- Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L) là vận đơn không có ghi chú khiếm khuyết

của hàng hóa hay bao bì.Hay nói một cách khác , trên vận đơn không có những ghi

chú , những nhận xét xấu hoặc những bảo lưu về tình trạng bên ngoài của hàng hoá.

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ

eBooks - Giáo trình, học liệu điện tử Page 4

Những điều ghi chung chung như : "người gửi hàng xếp và đếm , niêm phong và kẹp

chì", "không biết về số lượng , phẩm chất , nội dung bên trong", "bao bì dùng lại ,

thùng cũ"…không làm mất tính hoàn hảo của vận đơn. Một vận đơn và người chuyên

chở hay đại diện của họ không ghi chú gì thì cũng coi là vận đơn hoàn hảo.

Lấy được một vận đơn hoàn hảo có y nghĩa rất quan trọng trong thương

mại quốc tế.Người mua cũng như ngân hàng đều yêu cầu phải có vận đơn hoàn hảo,

vận đơn hoàn hảo là bằng chứng hiển nhiên của việc xếp hàng tốt.

Muốn lấy được vận đơn hoàn hảo thì khi xếp hàng lên tàu phải đảm bảo

hàng không bị hư hỏng đổ vỡ , bao bì không bị rách , không bị ướt, nghĩa là phải có

một biên lai Thuyền phó (Mate's Receipt) sạch. Trong trường hợp biên lai Thuyền

phó không sạch , người gửi hàng có thể xuất trình thư bảo đảm ( Letter of Indemnity)

cam kết chịu mọi hậu quả xảy ra để yêu cầu Thuyền trưởng cấp vận đơn hoàn hảo.

Tuy nhiên thư đảm bảo đó không có giá trị pháp lí , không được các toà án thừa nhận,

nên các Thuyền trưởng khôn ngoan thường không chấp nhận

- Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L) ngược với vận đơn hoàn hảo là

loại vận đơn trên đó người chuyên chở có ghi chú xấu về tình trạng hàng hóa hay

bao bì.

Ví dụ : Vận đơn bị Thuyền trưởng ghi chú : Kí mã hiệu không rõ , một số

bao bì bị rách , thùng chảy…Vận đơn không hoàn hảo không được ngân hàng chấp

nhận để thanh toán tiền hàng.

2) Nếu xét theo dấu hiệu người vận tải nhận hàng khi hàng đã được xếp lên tàu

hay chưa, thì B/L được chia làm hai loại:

- Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on board B/L) nghĩa là vận đơn đã được

cấp khi hàng hóa đã nằm trên tàu. Đây là loại vận đơn được dùng phổ biến vì người

mua khi yêu cầu xuất trình bộ chứng từ để thanh toán tiền hàng thường yêu cầu xuất

trình vận đơn đã xếp hàng ,tức là hàng hoá thực sự được xếp lên tàu . Việc đã xếp

hàng lên tàu ( On Board) được thể hiện trên vận đơn như sau:

+ Nếu trên vận đơn (ở góc dưới bên phải) có chữ in sẵn "Nhận để xếp"

(Received for Shipment hoặc Taken in Charge), thì khi Thuyền trưởng kí vận đơn ,

phải ghi thêm chữ "Đã xếp hàng lên tàu , ngày tháng năm " để chứng minh cho việc

dã xếp hàng, thể hiện bằng tiếng Anh là "Laden on Board 5 October 1997" hoặc

"Shipped on Board 5 October 1997" và ngày đó là ngày giao hàng.

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ

eBooks - Giáo trình, học liệu điện tử Page 5

+Nếu trên vận đơn có ghi sẵn chữ "Shipped on Board", thì không cần ghi

thêm gì để chứng minh cho việc đã xếp ,mà ngày kí vận đơn chính là ngày xếp hàng

lên tàu cũng là ngày giao hàng.

- Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L) là vận đơn

được cấp trước khi hàng hóa được xếp lên tàu. Trên B/L không ghi rõ ngày, tháng

được xếp xuống tàu. Sau khi xếp hàng xuống tàu, người gửi hàng có thể đổi lấy vận

đơn đã xếp hàng. Loại vận đơn này có thể bị ngân hàng từ chối thanh toán trừ khi thư

tín dụng (L/C) quy định cho phép .Khi hàng đã thực sự xếp lên tàu, có thể đóng dấu

hoặc ghi thêm chữ "Đã xếp" để biến thành vận đơn đã xếp hàng.

3) Nếu xét theo dấu hiệu qui định người nhận hàng sẽ có các loại vận đơn:

- Vận đơn theo lệnh (B/L to order) là vận đơn trên đó không ghi rỏ họ tên ,

địa chỉ của người nhận hàng mà ghi chữ :"Theo lệnh" (to order) hoặc có ghi tên người

nhận hàng đồng thời ghi thêm chử "Hoặc theo lệnh" (or order) .Trên vận đơn theo

lệnh có thể ghi rỏ theo lệnh của người gửi hàng, của người nhận , của ngân hàng .Nếu

không ghi rỏ theo lệnh của ai thì hiểu là theo lệnh của người gửi hàng.

Vận đơn theo lệnh có đặc điểm có thể chuyển nhượng được cho người

khác bằng cách kí hậu (Endorsement) .Nếu là vận đơn theo lệnh của người gửi hàng,

thì người gửi hàng phải kí hậu người nhận hàng mới nhận được hàng.Có thể kí hậu để

trống ( in Blank), kí hậu cho một người cụ thể hay theo lệnh của một người nào đó.

Nếu không kí hậu, chỉ người gửi hàng mới nhận được hàng. Vận đơn kí phát theo lệnh

của một ngân hàng trong trường hợp ngân hàng muốn khống chế hàng hoá của người

nhập khẩu(người nhập khẩu vay tiền của ngân hàng để mua hàng). Để nhận được

hàng phải có kí hậu chuyển nhượng của ngân hàng vào vận đơn.

Vận đơn theo lệnh được sử dụng rộng rải trong buôn bán quốc tế bởi vì nó

là một chứng từ có thể lưu thông được.

- Vận đơn đích danh (B/L to named person) or (straight B/ L) là B/L trong

đó có ghi rõ tên và địa chỉ người nhận hàng, do đó hàng chỉ có thể giao được cho

người có tên trong B/L. Loại vận đơn này không thể chuyển nhượng đựơc bằng cách

kí hậu.

- Vận đơn xuất trình (Bearer B/L) hay vận đơn vô danh, là vận đơn trong

đó không ghi rõ tên người nhận hàng, cũng không ghi rõ theo lệnh của ai. Người

chuyên chở sẽ giao hàng cho người cầm vận đơn xuất trình cho họ. Vận đơn này

thường được chuyển nhượng bằng cách trao tay.

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ

eBooks - Giáo trình, học liệu điện tử Page 6

4) Nếu theo dấu hiệu hàng hóa được chuyển bằng một hay nhiều tàu thì có các loại

vận đơn:

- Vận đơn đi thẳng (Direct B/L) cấp cho hàng hóa được chuyên chở bằng

một con tàu đi từ cảng xếp đến cảng đích, nghĩa là tàu chở đi từ cảng đến cảng

- Vận đơn đi suốt (Through B/L) là B/L dùng trong trường hợp chuyên

chở hàng hóa giữa các cảng bằng hai hoặc nhiều tàu thuộc hai hay nhiều chủ khác

nhau. Người cấp vận đơn đi suốt phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trên chặng đường

từ cảng xếp đến cảng dỡ cuối cùng.

- Vận đơn địa hạt (Local B/L) là B/L do các tàu tham gia chuyên chở cấp,

loại B/L này chỉ có chức năng là biên lai nhận hàng hóa mà thôi.

- Vận đơn đa phương thức (vận tải liên hợp ) : Vận đơn vận tải đa phương

thức (Multimodal Transport B/L) hay vận đơn vận tải liên hợp (Combined Transport

B/L) là vận đơn được sử dụng trong trường hợp hàng hoá được chuyên chở từ nơi đi

đến nơi đến bằng hai hay nhiều phương thức vận tải khác nhau. Vận đơn này có đặc

điểm:

+ Trên vận đơn thường ghi rõ nơi nhận hàng để chở và nơi giao hàng,

người cấp B/L này phải là người chuyên chở .

+Ghi rõ việc được phép chuyển tải, các phương thức vận tải tham gia và nơi

chuyển tải.

+Người cấp vận đơn này phải chịu trách nhiệm về hàng hoá từ nơi nhận

hàng để chở ( có thể nằm sâu trong nội địa ) đến nơi giao hàng (có thể nằm sâu trong

nội địa của nước đến)

* Ngoài các loại B/L cơ bản kể trên, trong thực tế còn gặp các loại B/L

khác như:

- Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter party B/L) là loại B/L do

thuyền trưởng cấp. Loại này chỉ in một mặt, còn mặt sau để trắng (nên còn có tên gọi

là B/L lưng trắng - Blank back B/L). Trừ khi có quy ịnh riêng trong L/C, các ngân

hàng sẽ từ chối các loại vận đơn này.

- Vận đơn hỗn hợp (Combined B/L) là loại vận đơn chở hàng bằng nhiều

loại phương tiện vận tải khác nhau, trong đó có vận tải bằng đường biển. Loại vận

đơn này đã được phòng Thương mại Quốc tế thừa nhận trong khuôn khổ Hiệp hội

những người vận tải FIATA nên được gọi là FIATA combined B/L.

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ

eBooks - Giáo trình, học liệu điện tử Page 7

- Vận đơn rút gọn (Short B/L) là loại vận đơn tóm tắt những điều khoản

chủ yếu.

- Vận đơn đến chậm (Stale B/L) : Trong trường hợp hàng hoá được

chuyên chở trên tàu chuyển , khi nhận hàng , người vận tải cấp cho chủ hàng một vận

đơn theo hợp đồng thuê tàu. Thông thường trong một vận đơn này không bao gồm

mục " Cơ sở pháp lí của vận đơn " và các điều khoản về trách nhiệm và miễn trách

nhiệm của người vận tải. Về những vấn đề này, người ta vẫn chiếu đến hợp đồng thuê

tàu và đến công ước Bruxelles. Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu muốn có tác dụng

đầy đủ phải có hợp đồng thuê tàu kèm theo (và trên vận đơn phải dẫn chứng đến các

điều khoản của hợp đồng kèm theo).

- Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter Party B/L) : là vận đơn được

phát hành trong trường hợp hàng hoá được chuyên chở theo một hợp đồng thuê tàu

chuyến và trên đó có ghi câu " Phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu" hoặc câu "Sử dụng

với hợp đồng thuê tàu" (to used with Charter Party). Ví dụ vận đơn CONGEBILL

được phát hành sử dụng kèm hợp đồng thuê tàu mẫu GENCON, có ghi câu: All

Terms and condition as Overleaf are herewith Incorporate" (tất cả điều kiện , điều

khoản ở mặt sau được gắn liền theo đây).

- Vận đơn đã xuất trình tại cảng gửi (B/L Surrendered): Thông thường

muốn nhận hàng tại cảng đến , người nhận hàng phải xuất trình vận đơn gốc. Trong

thực tế có nhiều trường hợp hàng đã đến nhưng vận đơn chưa đến do đó không nhận

được hàng. Để khắc phục tình trạng này và để tiết kiệm chi phí gửi vận đơn gốc ,trong

những năm gần đây người ta dùng một loại vận đơn gọi là vận đơn đã xuất trình tại

cảng gửi. Đây là loại vận đơn thông thường , chỉ khác là khi cấp vận đơn này , người

chuyên chở hoặc đại lí đóng thêm dấu "Đã xuất trình" (Surrendered), đồng thời điện

báo "Express Release" cho đại lí tại cảng đến biết để đại lí giao hàng cho người nhận

mà không cần xuất trình B/L gốc.Người gửi hàng chỉ cần Fax bảng vận đơn này đến

người nhận là người nhận có thể nhận được hàng.

- Giấy gửi hàng đường biển (Sea Waybill): Do sự tiến bộ về khoa học kĩ

thuật trong ngành vận tải nên tốc độ đưa hàng trong thương mại quốc tế rất nhanh

chóng.Như đã nói ở trên, nhiều trường hợp hàng đã đến cảng đích nhưng vận đơn gửi

qua ngân hàng hoặc bưu điện vẫn chưa đến.Người nhận không nhận được hàng. Hơn

nữa cuộc cách mạng thông tin trong những năm qua , việc sử dụng rộng rãi mạng vi

tính ở tất cả các nước trên thế giới tạo ra một khả năng buôn bán thông qua trao đổi

dữ liệu điện tử( EDI) mà không cần chứng từ kể cả vận đơn đường biển.Vận đơn

đường biển cùng với một loạt giấy tờ, chứng từ khác trong thương mại quốc tế trở

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ

eBooks - Giáo trình, học liệu điện tử Page 8

thành trở ngại và tốn kém.Vì vậy người ta đề nghị sử dụng một chứng từ không lưu

thông (Non-Negotible) để thay thế vận đơn truyền thống đó là "Giấy gửi đường biển".

Giấy gửi đường biển này có ưu điểm là người nhận có thể nhận hàng khi

xuất trình giấy tờ , chứng từ để nhận dạng , chứ không cần xuất trình bản thân "Giấy

gửi hàng đường biển".

Nhược điểm của nó là không thể dùng khống để khống chế hàng hoá , vì

vậy hiện tại " Giấy gửi hàng đường biển" chỉ mới được dùng để gửi các dụng cụ gia

đình, hàng mẫu .hàng triển lãm,hàng phi mậu dịch… và trong buôn bán theo phương

thức ghi sổ với bạn hàng tin cậy.

- Vận đơn bên thứ ba (Third Party B/L): là vận đơn mà trên đó ghi người

hưởng lợi L/C không phải là người gửi hàng (Shipper) mà là người khác.

Vận đơn này sử dụng trong trường hợp khi một nhà máy hay xí nghiệp

xuất khẩu uỷ thác qua một đơn vị xuất nhập khẩu. Nếu L/C có quy định chấp nhận cả

vận đơn bên thứ ba thì có nghĩa là vận đơn và chứng từ gửi hàng khác được phép ghi

tên người gửi hàng không phải là người hưởng lợi L/C,chứ không liên quan đến người

kí phát chứng từ.

- Vận đơn có thể thay đổi (Switch B/L) là vận đơn cho phép thay đổi một số

chi tiết trên B/L như cảng xếp hàng,cảng dỡ hàng, số lượng hàng, người gửi,ngày kí

v.v..

IV. NỘI DUNG CỦA VẬN ĐƠN:

Theo quy tắc Hamburg, vận đơn đường biển, ngoài các chi tiết khác phải có các chi

tiết sau đây:

- Tính chất chung của hàng hoá, những mã hiệu chính để nhận dạng hàng hoá,

tính chất nguy hiểm của hàng hoá (nếu có), số lượng, trọng lượng của hàng

hoá, các chi tiết khác do người gửi hàng cung cấp.

- Tình trạng bên ngoài của hàng hoá.

- Tên và trụ sở kinh doanh chính của người chuyên chở.

- Tên người gửi hàng.

- Tên người nhận hàng nếu do người gửi hàng chỉ định.

- Cảng xếp hàng theo hợp đồng vận tải đường biển và ngày mà người chuyên

chở nhận hàng để chở.

- Cảng dỡ hàng.

- Số lượng bản vận đơn gốc.

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ

eBooks - Giáo trình, học liệu điện tử Page 9

- Nơi phát hành vận đơn.

- Chữ kí của người chuyên chở hoặc người thay mặt người chuyên chở.

- Khoản cước do người nhận trả.

- Điều nói về việc áp dụng Công ước.

- Điều nói về việc hàng sẽ hoặc có thể chở trên boong.

- Ngày hoặc thời hạn giao hàng tại cảng dỡ, nếu có thoả thuận giữa các bên.

- Thoả thuận tăng thêm giới hạn trách nhiệm(nếu có).

Về mặt hình thức, vận đơn của các hãng tàu thường một khuôn mẫu tương

đối giống nhau. Các vận đơn đều gồm hai mặt. Mặt trước được chia thành từng ô và

có các chi tiết, theo thứ tự từ trên xuống dưới là: Tên hãng tàu, người gửi hàng, người

nhận hàng, bên thông báo, tên tàu, cảng xếp, cảng dỡ, số vận đơn, số phiếu lưu cước

tham chiếu xuất khẩu, đại lí giao nhận, nơi xuất xứ của hàng hoá, những chi tiết do

người gửi hàng cung cấp (tên hàng, kí mã hiệu, trọng lượng, số lượng, thể tích, số

container…), cước phí, phụ phí, trước trả trước hay sau, số lượng bản gốc, ngày phát

hành vận đơn, ngày xếp hàng hay ngày nhận hàng, chữ kí… Mặt sau của vận đơn in

sẵn các điều kiện, điều khoản chuyên chở (terms and Condition of Carriage) như: các

định nghĩa, điều khoản tối cao, cước phí và phục phí, trách nhiệm của người chuyên

chở, đi thuê lại, thông báo tổn thất và thời hạn khiếu nại, giao hàng, kiểm tra hàng

hóa, container do người gửi hàng đóng, hàng dễ vỡ, hàng nguy hiểm, cầm giữ hàng,

tổn thất chung, giải quyết tranh chấp; điều khoản hai tàu đâm va nhau đều có lỗi, điều

khoản New Jason…

V. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH CỦA VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN.

Vận đơn của các hãng tàu có thể khác nhau về hình thức và nội dung chi tiết

các điều khoản. Nhưng tất cả các vận đơn được phát hành liên quan đến vận chuyển

hàng hoá bằng đường biển quốc tế đều do một nguồn lực duy nhất điều chỉnh – đó là

các Công ước quốc tế về vận đơn và vận tải đường biển. Các quy phạm pháp luật

quốc tế này quy định những vấn đề quan trọng trong chuyên chở hàng hoá bằng

đường biển như: Trách nhiệm của người chuyên chở, người gửi hàng, hình thức và

nội dung vận đơn, thông báo tồn thất, kiếu nại và kiện tụng…

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ

eBooks - Giáo trình, học liệu điện tử Page 10

Hiện nay có 2 nguồn luật quốc tế chính về vận tải biển, đó là:

- Công ước quốc tế để thống nhất một số thể lệ về vận đơn đường biển, gọi tắt là

Công ước Brussels 1924 và hai Nghị định thử sửa đổi Công ước Brussels 1924 là : +

Nghị định thư sửa đổi Công ước Brussels 1924 gọi tắt là nghị định thư 1968. (Visby

Rules - 1968) Nghị định thư năm 1978

- - Công ước của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hoá bằng đường

biển, gọi tắt là Công ước Hamburg 1978.

Những lưu ý khi sử dụng vận đơn đường biển

Vận đơn đường biển là một chứng từ quan trọng trong giao nhận vận chuyển, bảo

hiểm, thanh toán và khiếu nại (nếu có). Trong thực tiễn sử dụng vận đơn phát sinh

nhiều tranh chấp gây ảnh hưởng đến các bên liên quan do các bên chưa thực sự hiểu

hoặc có những cách hiểu khác nhau về giá trị pháp lý của vận đơn, về nội dung và

hình thức của vận đơn…

Bộ luật Hàng hải Việt Nam.

Tại Việt Nam, nguồn luật điều chỉnh vận đơn đường biển là Luật Hàng hải Việt Nam

được ban hành vào ngày 30 tháng 06 năm 1990 và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01

năm 1991. Về cơ bản, Luật Hàng hải giống Qui tắc Hague- Visby

Giá trị pháp lý của vận đơn:

Theo thông lệ Hàng hải Quốc tế (công ước Brussels 1924, điều 1 khoản b) và Bộ luật

Hàng hải Việt nam (điều 81 khoản 3) thì vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ

giữa người nhận hàng và người chuyên chở. Khi xảy ra thiếu hụt, hư hỏng, tổn thất….

đôí với hàng hoá ở cảng đến thì người nhận hàng phải đứng ra giải quyết với người

chuyên chở căn cứ vào vận đơn. Trên lý thuyết thì như vậy nhưng trong thực tế có rất

nhiều tranh chấp phát sinh xung quanh vấn đề này. Cụ thể là:

Trong thương mại hàng hải quốc tế thường lưu hành phổ biến 2 loại vận đơn: vận đơn

loại thông thường (gọi là Conline bill) và vận đơn cấp theo hợp đồng thuê tàu (gọi là

Congen bill). Điểm khác nhau cơ bản của 2 loại vận đơn này là: Conline bill chức đầy

đủ mọi quy định để điều chỉnh quan hệ giữa người nhận hàng và người chuyên chở

như phạm vi trách nhiện, miễn trách, thời hiệu tố tụng, nơi giải quyết tranh chấp và

luật áp dụng, mức giới hạn bồi thường, các quy định về chuyển tải, giải quyết tổn thất

chung, những trường hợp bất khả kháng…. Thông thường loại vận đơn này có đầy đủ

3 chức năng như điều 81 Bộ luật Hàng hải Việt nam quy định.

Ngược lại, Congen bill được cấp phát theo một hợp đồng thuê tàu chuyến nào đó.

Loại này thường chỉ có chức năng là một biên nhận của người chuyên chở xác nhận

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ

eBooks - Giáo trình, học liệu điện tử Page 11

đã nhận lên tàu số hàng hoá được thuê chở như đã ghi trên đó. Nội dung của loại vận

đơn này rất ngắn gòn và bao giờ cũng phải ghi rõ: phải sử dụng cùng với hợp đồng

thuê tàu (to be used with charter parties). Ngoài ra trong vận đơn loại này bao giờ

cũng có câu: mọi điều khoản, mọi quy định miễn trách nhiệm cho người chuyên chở

đã ghi trong hợp đồng thuê tàu kể cả các điều khoản luật áp dụng và trọng tài phải

được áp dụng cho vận đơn (All terms and conditions, leberties and exceptions of the

charter party, dated as overleaf, including the law and abitration clause, are herewwith

incorporated).

* Theo quy định của UCP 600, những vấn đề cần quan tâm tới chứng từ chuyên

chở hàng hóa bằng đường biển cụ thể như sau:

Các loại chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển

UCP 600 đã chia chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển thành 3 loại:

- Vận đơn đường biển (Bill of Lading)

- Giấy gửi hàng bằng đường biển không lưu thông (Non-Negotiable Seawaybill)

- Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter Pary Bill of Lading)

Như vậy khi gửi hàng bằng đường biển, tùy theo yêu cầu của tín dụng chứng từ, các

loại chứng từ trên đây đều được ngân hàng coi là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng

đường biển và chấp nhận để thanh toán.

* Hình thức của chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển

Chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển có thể phát hành dưới hai hình thức:

- Chứng từ giấy: Đối với chứng từ giấy thì bao gồm 2 mặt: mặt 1 sẽ chứa đựng những

nội dung theo quy định, mặt 2 chứa đựng các điều kiện và điều khoản chuyên chở.

- Chứng từ điện tử: Đối với chứng từ điện tử, UCP 600 không đề cập trong nội dung,

mà sẽ có bản phụ trương hướng dẫn cụ thể kèm theo. Nếu phát hành dưới dạng điện

tử thì không bao gồm 2 mặt mà bao gồm 2 bộ phận hợp thành: bộ phận thứ nhất gọi là

chứng từ vận đơn điện tử (Electronic Bill of Lading text) và bộ phận thứ hai gọi là

trang đăng ký chuyển đổi.

Song phát hành dưới hình thức nào cũng phải đảm bảo những nội dung được quy định

trong UCP 600.

* Nội dung của chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển

Tên gọi của chứng từ

Chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển cho dù được gọi như thế nào,

UCP 600 không quan tâm, miễn là nội dung của chứng từ đáp ứng những quy định

của UCP.

Ví dụ: Một chứng từ khi xuất trình tại ngân hàng có tiêu đề: "Bill of Lading or

Seawaybill for Combined transport Shipment or port to port Shipment" chưa phải là

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ

eBooks - Giáo trình, học liệu điện tử Page 12

cơ sở để ngân hàng chấp nhận hay từ chối, mà việc chấp nhận hay từ chối sẽ phụ

thuộc vào nội dung chứng từ thể hiện theo quy định.

Người phát hành và người ký chứng từ

+ Người phát hành chứng từ: Đối với vận đơn đường biển và giấy gửi hàng bằng

đường biển, phải chỉ rõ tên người chuyên chở (indicate the name of the carrier),

nhưng không được thể hiện và ghi là phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu (contain no

indication that it is subject to a charter party).

Đối với vận đơn theo hợp đồng thuê tàu, không cần chỉ rõ tên người chuyên chở,

nhưng có ghi là phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu (containing an indication that it is

subject to charter party).

+ Người ký chứng từ: Theo UCP 600, người ký các chứng từ chuyên chở hàng hóa

bằng đường biển cụ thể như sau:

Đối với vận đơn đường biển và giấy gửi hàng bằng đường biển, người ký chứng từ

có thể là người chuyên chở hay đại lý hoặc người thay mặt người chuyên chở; thuyền

trưởng hay đại lý hoặc người thay mặt thuyền trưởng.

Đối với vận đơn theo hợp đồng thuê tàu, người ký chứng từ có khác đôi chút so

với người ký chứng từ trên vận đơn đường biển và giấy gửi hàng bằng đường biển.

Cụ thể, người ký vận đơn theo hợp đồng thuê tàu có thể là thuyền trưởng hay đại lý

hoặc người thay mặt thuyền trưởng; chủ tàu hay đại lý hoặc người thay mặt chủ tàu;

người thuê tàu hay đại lý hoặc người thay mặt người thuê tàu (người thuê tàu thường

gọi là người chuyên chở).

Người ký chứng từ, khi ký phải thể hiện rõ tư cách pháp lý của mình. Riêng đối với

đại lý, khi ký, ngoài việc thể hiện là đại lý, còn phải ghi rõ đại lý cho ai, nghĩa là phải

ghi rõ tên của người mà mình là đại lý cho họ.

* Xếp hàng lên tàu

Trên các chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, UCP 600 quy định rất cụ

thể về hàng xếp lên tàu. Chứng từ vận chuyển phải chỉ rõ hàng hóa đã được xếp lên

con tàu chỉ định tại cảng giao hàng quy định trong thư tín dụng (indicate that the

goods have been shipped on board a name vessel at the port of loading stated in the

credit). Nội dung này trên chứng từ có thể được thể hiện bằng hai cách, hoặc là một

cụm từ in sẵn (pre-printed wording) hoặc là một ghi chú là hàng đã được xếp lên tàu

và có ghi ngày xếp hàng lên tàu (an onboard notation indicating the date on wich the

goods have been shipped in board).

* Ngày giao hàng

Theo quy định của UCP 600 thì ngày phát hành vận đơn sẽ được coi là ngày giao

hàng (the date of issuance of the Bill of Lading will be deemed to be the date of

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ

eBooks - Giáo trình, học liệu điện tử Page 13

shipment), trừ khi trên chứng từ vận chuyển đã có ghi chú ngày xếp hàng lên tàu thì

ngày xếp hàng lên tàu sẽ được coi là ngày giao hàng (the date stated in the on board

notation will be deemed to be the date of shipment).

Như vậy, theo quy định của UCP 600, ngày xếp hàng lên tàu chính là ngày giao hàng.

Còn ngày phát hành chứng từ vận chuyển sẽ được coi như ngày giao hàng nếu trên

chứng từ không có ghi chú khác về ngày xếp hàng lên tàu. Trên thực tế cũng có

những trường hợp ngày phát hành chứng từ vận chuyển có thể trước hoặc sau ngày

xếp hàng lên tàu – Trong những trường hợp này không được coi ngày phát hành

chứng từ vận chuyển là ngày giao hàng.

* Hành trình của hàng hóa

Theo UCP 600, hành trình của hàng hóa phải được thể hiện cụ thể trên chứng từ

chuyên chở hàng hóa bằng đường biển. Nghĩa là trên chứng từ vận chuyển phải chỉ rõ

chuyến hàng được giao từ cảng xếp hàng tới cảng dỡ hàng đã được quy định trong thư

tín dụng (indicate shipment from the port of loading to the port of discharge state in

the credit). Còn trường hợp trên chứng từ vận chuyển chưa xác định rõ được cảng xếp

hoặc ghi cảng dự định xếp hàng thì khi xếp hàng lên tàu phải ghi chú rõ tên cảng xếp

như quy định trong tín dụng, ngày xếp hàng lên tàu và tên tàu hàng đã xếp lên.

* Chuyển tải

Vấn đề chuyển tải được UCP 600 đề cập đối với vận đơn đường biển và giấy gửi hàng

bằng đường biển, còn không đề cập đối với vận đơn theo hợp đồng thuê tàu.

Ở Điều 20 và 21 của UCP 600, khoản b và c sau khi đưa ra khái niệm về chuyển tải,

đã quy định là trên chứng từ vận chuyển có thể ghi hàng hóa sẽ hoặc có thể chuyển tải

miễn là toàn bộ hành trình vận chuyển chỉ sử dụng một và cùng một chứng từ.

Nếu hàng hóa được giao bằng container, xe moóc hoặc sà lan tàu LASH ghi trên

chứng từ, thì ngay cả khi tín dụng thư cấm chuyển tải (even if the credit prohibits

transhipment) các ngân hàng vẫn có thể chấp nhận một chứng từ vận chuyển ghi việc

chuyển tải sẽ hoặc có thể xảy ra (transhipment will of may take place).

* Chứng từ vận chuyển gốc

Trong chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, khi nhận hàng để chở, người nhận hàng

để chở thường phát hành cho người gửi hàng 01 hoặc 01 bộ chứng từ vận chuyển gốc

- Ở nội dung này, UCP 600 cũng quy định cụ thể: Khi xuất trình chứng từ vận chuyển

gốc tại ngân hàng có thể xuất trình một bản gốc duy nhất nếu phát hành một bản gốc,

còn phát hành một bộ thì phải xuất trình trọn bộ chứng từ gốc đã phát hành.

* Điều kiện và điều khoản chuyên chở

Với điều kiện và điều khoản chuyên chở, UCP 600 chỉ đề cập đối với vận đơn đường

biển và giấy gửi hàng bằng đường biển, còn không đề cập đối với vận đơn theo hợp

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ

eBooks - Giáo trình, học liệu điện tử Page 14

đồng thuê tàu:

+ Đối với vận đơn đường biển và giấy gửi hàng bằng đường biển, UCP 600 quy

định "không thể hiện phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu". Vì vậy, trong nội dung của

hai chứng từ này phải "chứa đựng các điều kiện và điều khoản chuyên chở hoặc phải

dẫn chiếu tới các nguồn khác chứa đựng những điều kiện và điều khoản chuyên chở

(trường hợp vận đơn hay giấy gửi hàng mặt sau để trắng). Về nội dung của các điều

kiện và điều khoản chuyên chở, theo quy định của UCP 600, thì các ngân hàng không

có trách nhiệm kiểm tra, xem xét.

+ Đối với vận đơn theo hợp đồng thuê tàu, UCP 600 quy định có ghi trên đó là phụ

thuộc vào hợp đồng thuê tàu, mà hợp đồng thuê tàu đã đầy đủ các điều kiện và điều

khoản chuyên chở, cho nên UCP 600 không đề cập tới điều kiện và điều khoản

chuyên chở trên vận đơn. Về nội dung của hợp đồng thuê tàu, các ngân hàng cũng

không có trách nhiệm kiểm tra và xem xét ngay cả khi hợp đồng thuê tàu phải xuất

trình theo yêu cầu của thư tín dụng…

Trên đây là những quy định về chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển và

những nội dung cơ bản cần quan tâm trong chứng từ vận chuyển đường biển khi xuất

trình tại ngân hàng theo UCP 600.

VI. KHÓ KHĂN CỦA VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN:

- Tốc độ gửi vận đơn gốc chậm hơn hàng hóa : Ngày nay, do sự tiến bộ về khoa học

kỹ thuật trong ngành vận tải biển, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của vận tải

container nên tốc độ chuyên chở hàng hoá trong thương mại quốc tế rất nhanh chóng.

Trong rất nhiều trường hợp, hành trình của vận đơn theo đường hàng không hay

đường bưu điện chậm hơn rất nhiều so với hành trình trên biển của hàng hóa. Do đó,

người nhận hàng không có vận đơn để nhận hàng, đồng thời phải mất thêm chi phi

lưu kho, lưu bãi. Trong một số trường hợp người nhận hàng muốn nhanh chóng lấy

hàng do tính thời vụ của hàng hoá thì họ phải đến ngân hàng xin bảo lãnh để được

nhận hàng. Để có thế được bảo lãnh, người nhận hàng phải đặt cọc hay vay ngân hàng

tiền, do vậy, họ lại phải chịu thêm chi phí vay tiền bảo lãnh. Như vậy, đôi khi, vận

đơn lại cản trở, làm chậm lại sự phát triển của thương mại quốc tế.

-Phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, điều kiện hàng hải, gặp nhiều rủi ro như mắc

cạn, đắm, cháy, đâm va nhau, va phải đá ngầm, mất tích, cướp biển... Theo thống kê

của các công ty bảo hiểm, trung bình hàng tháng trên thế giới có khoảng 300 tàu

biển bị các tai nạn trên biển, trong đó có nhiều trường hợp tổn thất toàn bộ.

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ

eBooks - Giáo trình, học liệu điện tử Page 15

- Tốc độ của tàu biển còn thấp,tốc độ chỉ khoảng 14-20 hải lý/1 giờ và việc tăng

tốc độ khai thác của tàu biển còn bị hạn chế

-Sử dụng vận đơn đường biển rất tốn kém. Thứ nhất, chi phí in ấn và phát hành

vận đơn không nhỏ bởi vận đơn được in thành nhiều bản gốc và bản sao, và mỗi lần

gửi hàng là một lần phát hành vận đơn.Thứ hai, việc in ấn B/L đòi hỏi nhiều công

sức và tốn kém bởi chữ in mặt sau của B/L thường rất nhỏ, khoảng 0,3mm để chống

làm giả .Thứ ba, do vận đơn có tính tiêu chuẩn không cao, mỗi hãng tàu đều phát

hành một loại vận đơn khác nhau, do vậy, sử dụng vận đơn lại phải mất thêm chi phí

lưu trữ. Theo số liệu của WTO, thng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu năm 1996 đạt

10.380 tỉ đô la Mỹ, trong đó chi phí cho vận đơn là gần 7 %.

Sử dụng vận đơn phải sử dụng bản gốc, do đó không áp dụng được những thành tựu

của công nghệ tin học, trong khi đó vận chuyển hàng hoá bằng đường biển lại chiếm

hơn 80% số lượng hàng hóa trong thương mại quốc tế. Do vậy, vận đơn đường biển

cùng một loạt các chứng từ khác trong thương mại quốc tế trở thành trở ngại và tốn

kém trong xu thế nên thương mại quốc tế không cần chứng từ.

-Việc sử dụng B/L có thể gặp rủi ro trong việc giao nhận hàng hoá (nếu đơn vị bị

mất cắp) vì B/L là chứng từ sở hữu hàng hoá….

Như vậy một loại chứng từ mới có thể thay thế được cho B/L và có chức năng tương

tự như B/L đã ra đời. Đó là giấy gửi hàng đường biển (seaway bill). Sử dụng seaway

bill có thể khắc phục được những tồn tại đã phát sinh của B/L.

Thứ nhất, khi sử dụng seaway bill người nhận hàng có thể nhận được hàng hoá ngày

khi tàu đến cảng dỡ hàng hoá mà không nhất thiết phải xuất trình vận đơn đường biển

gốc vì seaway bill không phải là chứng từ sở hữu hàng hoá. Hàng hoá sẽ được người

chuyên chở giao cho người nhận hàng trên cơ sở những điều kiện của người chuyên

chở hoặc một tổ chức quản lý hàng hoá tại cảng đến.

Thứ hai, seaway bill không phải là chứng từ sở hữu hàng hoá, do đó người ta không

nhất thiết phải gửi ngay bản gốc cho người nhận hàng ở cảng đến mà có thể gửi bản

sao qua hệ thống truyền số liệu tự động. Như vậy đồng thời với việc xếp hàng lên tàu,

người xuất khẩu có thể gửi ngày lập tức seaway bill cho người nhận hàng trong vòng

vài phút. Người nhận hàng cũng như người chuyên chở không phải lo lắng khi giao

nhận mà không có chứng từ.

Thứ ba, khi sử dụng seaway bill, việc in các điều khoản bằng chữ rất nhỏ ở mặt sau

được thay thế bằng việc dẫn chiếu đến các điều kiện, quy định liên quan đến vận

chuyển ở mặt trước bằng một điều khoản ngắn gọn. Mặt khác người chuyên chở chỉ

cần phát hành 1 bản gốc seaway bill trong khi phải phát hành tối thiểu 1 bộ 3 bản gốc

nếu sử dụng B/L.

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ

eBooks - Giáo trình, học liệu điện tử Page 16

Thứ tư, seaway bill cho phép giao hàng cho một người duy nhất khi họ chứng minh

họ là người nhận hàng hợp pháp. Điều này giúp cho các bên hữu quan hạn chế được

rất nhiều rủi ro trong việc giao nhận hàng, không những thế, vì seaway bill không

phải là chứng từ sở hữu hàng hoá nên khi bị mất hay thất lạc thì cũng không ra hậu

quả nghiêm trọng nào.

Tuy nhiên, seaway bill không phải là không có những hạn chế như seaway bill cản trở

mua bán quốc tế (vì seaway bill là rất phức tạp và khó khăn khi người chuyên chở và

người nhận hàng là những người xa lạ, mang quốc tịch khác nhau; luật quốc gai của

một số nước và công ước quốc tế chưa thừa nhận seaway bill nhưu một chứng từ giao

nhận hàng….

Ở Việt nam, việc áp dụng seaway bill vận còn rất mới mẻ, mặc dù đã có cơ sở pháp lý

để áp dụng seaway bill. Mục C - điều 80 Bộ luật Hàng hải Việt nam quy định. Người

vận chuyển và người giao nhận hàng có thể thoả thuận việc thay thế B/L bằng giấy

gửi hàng hoặc chứng từ vận chuyển hàng hoá tương đương và thoả thuận về nội dụng,

giá trị của các chứng từ này theo tập quán Hàng hải quốc tế.

VII. VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN ĐIỆN TỬ (BOLERO).

Nội dung của Vận đơn Bolero (B.B/L): có nội dung cơ bản giống như vận đơn

truyền thống do người chuyên chở cấp cho người gửi hàng. B.B/L có thể bị ghi chú

sạch hay không sạch (clean or unclean), hàng đã xếp lên tàu hay nhận để xếp phù hợp

với tập quán hàng hải quốc tế. B.B/L có thể bao gồm các điều khoản và điều kiện

chung của người chuyên chở.

Điểm khác biệt so với vận đơn truyền thống là B.B/L không có phần ghi tên người

chuyên chở, người gửi hàng, những người được chuyển nhượng khác, đồng thời

người chuyên chở không trực tiếp ký vào B.B/L mà ký bằng chữ ký kỹ thuật số vào

bức thông điệp trong đó có chứa B.B/L khi người chuyên chở gửi đến trung tâm xử lý

B.B/L.

Trong thương mại truyền thống, như chúng ta đã biết thông thường người gửi hàng sẽ

nhận được bản vận đơn bằng giấy do người chuyên chở phát hành sau khi hàng hoá

được xếp lên tàu hoặc hàng hoá đã được nhận để chở. Để thu tiền theo phương thức

thư tín dụng (L/C), người gửi hàng sẽ ký hậu vận đơn cho ngân hàng ở nước của

người xuất khẩu (ngân hàng thông báo, ngân hàng xuất trình…). Ngân hàng này

thông thường là do ngân hàng phát hành tín dụng thư (ngân hàng của người nhập

khẩu) chỉ định. Sau khi kiểm tra vận đơn, ngân hàng ở nước người xuất khẩu sẽ ký

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ

eBooks - Giáo trình, học liệu điện tử Page 17

hậu cho ngân hàng phát hành đồng thời với việc nhận tiền hàng, và ngân hàng phát

hành cuối cùng sẽ chuyển vận đơn cho người mua. Vì vận đơn là một chứng từ có thể

chuyển nhượng được nên ngân hàng có thể giữ chứng từ này như một sự bảo đảm cho

các khoản tín dụng cấp cho nhà nhập khẩu. Khi hàng hoá tới cảng đến, người mua

xuất trình vận đơn gốc cho người chuyên chở để nhận hàng.

Mục tiêu của việc thay thế hệ thống vận hành vận đơn vốn từ lâu đã đi vào quy củ này

là phải giữ được những chức năng truyền thống của vận đơn mà thay thế hình thức

tồn tại trên giấy tờ của nó. Một số chức năng của vận đơn truyền thống có thể dễ dàng

được thay thế bởi vận đơn điện tử vì đó chỉ đơn giản là sự thay đổi hình thức trao đổi

thông tin từ giấy tờ sang dữ liệu điện tử. Tuy nhiên, để thực hiện được chức năng là

chứng từ sở hữu hàng hoá, vận đơn điện tử phải được xây dựng trên một cơ sở kỹ

thuật khả thi và đáng tin cậy.

1. Khái quát quá trình ra đời và phát triển của các chứng từ vận tải điện tử

Vài nét về sự ra đời, phát triển, mục tiêu và các bộ phận chủ yếu của hệ thống Bolero

Bolero là viết tắt của “ Bill of Lading Electronic Registry Organization”. Dự án

Bolero được sự ủng hộ của Uỷ ban Châu Âu và được thực hiện trên cơ sở sự hợp tác

giữa Society for Worldwide Interbank Finance Transaction (SWIFT) và Thorough

Transport Mutual Insurance Association Ltd. (TT club). Ý tưởng của các bên khi tiến

hành dự án này là nếu một tổ chức chuyên thực hiện việc thanh toán các giao dịch

thương mại quốc tế và một tổ chức có chức năng giảm thiểu rủi ro cho các nhà chuyên

chở trong các giao dịch này mà hợp tác với nhau để xây dựng và vận hành một hệ

thống điện tử thì hệ thống đó dễ được thị trường chấp nhận hơn là một hệ thống do

những người chẳng có chút liên quan nào đến thương mại quốc tế tạo lập nên.

Hệ thống Bolero được chính thức đưa vào hoạt động từ ngày 27 tháng 9 năm 1999.

Bolero bao gồm hai công ty riêng biệt, do đối tượng khác nhau sở hữu nhưng có mối

quan hệ hết sức mật thiết với nhau trong việc duy trì hoạt động của cả hệ thống.

Bolero Association Limited (BAL) do các thành viên của nó sở hữu. BAL được thành

lập năm 1995 và bao gồm tất cả các thành viên của Bolero.net cũng như các tổ chức

ngành nghề (cross-industry bodies) ủng hộ mục tiêu tạo ra một nền thương mại điện

tử thay thế cho nền thương mại dựa trên giấy tờ từ trước tới nay. Bolero International

Limited là một công ty liên doanh giữa SWIFT và TT Club và là người cung cấp các

dịch vụ của hệ thống Bolero.net.

* Các mục tiêu chính mà dự án Bolero theo đuổi bao gồm:

1. Đảm bảo các dịch vụ do Bolero cung cấp đáp ứng được các yêu cầu của các thành

viên; và các dịch vụ thương mại khác có liên quan được phát triển đồng bộ với các

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ

eBooks - Giáo trình, học liệu điện tử Page 18

dịch vụ trên;

2. Hoạt động như một diễn đàn liên ngành để giải quyết các vấn đề liên quan đến thực

tiễn thương mại điện tử trong thương mại quốc tế, tập trung vào các vấn đề liên quan

đến các chứng từ có khả năng chuyển nhượng và các chứng từ điện tử tương đương;

3. Tạo lập và phổ biến các chuẩn mực trong thương mại điện tử;

4. Thiết lập một khuôn khổ pháp lý đảm bảo rằng các yêu cầu đối với các chứng từ

vận tải truyền thống có thể được đáp ứng bằng các chứng từ điện tử tương ứng mà

không làm thay đổi sự cân bằng về rủi ro đã được thiết lập giữa các bên;

5. Làm đầu mối liên lạc với các cơ quan quản lý quốc gia và quốc tế để đảm bảo rằng

các nhu cầu của doanh nghiệp được cân nhắc đến một cách đầy đủ trong quá trình

hoàn thiện cơ sở pháp lý và cơ sở kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển của thương mại.

2 .Nguồn luật điều chỉnh vận đơn đường biển điện tử

* Incoterms2000

ICC đã tiên liệu sự phát triển của EDI và đưa ra các qui tắc diễn giải mới. Điều 8A và

8B Incoterms 2000 đề cập tới giá trị hiệu lực của thông tin điện tử: “ở nơi nào người

mua và người bán thoả thuận liên lạc bằng điện tử thì có thể dùng thoả thuận trao đổi

dữ liệu điện tử (electronic data interchange agreement) có giá trị tương đương thay

cho chứng từ thông thường.

Vì thế các bên cần phải thoả thuận sẽ sử dụng các thông điệp điện tử thay thế các

chứng từ vận tải thông thường trong đó bao gồm cả vận đơn truyền thống.

* Qui tắc của CMI đối với vận đơn đường biển điện tử

Điểm đáng chú ý của qui tắc này là áp dụng đối với vận đơn phải được kiểm tra.

Những qui tắc này đã được tổ chức CMI soạn thảo tại Paris vào tháng 6/ 1990. Và các

qui tắc của CMI không mang tính chất bắt buộc. Do vậy, các bên phải thoả thuận các

qui tắc này và trên cơ sở đó thống nhất với hợp đồng chuyên chở. Điều 1 nêu rõ: “

Qui tắc này áp dụng bất kỳ lúc nào các bên chấp nhận.” Nếu các bên quyết định

chuyển từ vận đơn CMI sang vận đơn giấy tờ thì mã khoá riêng sẽ mất hiệu lực.

Điểm mấu chốt của qui tắc CMI chính là sự ra đời của vận đơn đường biển điện tử.

Các qui tắc này không nhằm mục đích điều chỉnh về EDI nói chung và vận đơn nói

riêng trên cơ sở toàn diện. Do đó, các qui tắc này không nhằm để thay thế luật thực

chất áp dụng cho vận đơn.

* Quy tắc Bolero. Tuỳ thuộc vào loại vận đơn đường biển điện tử mà có nguồn luật

điều chỉnh như khi sử dụng vận đơn Bolero thì sẽ phải theo các qui tắc do Bolero

International Limited đưa ra (Bolero rulebook - chủ yếu cũng dựa trên qui tắc của

CMI).

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ

eBooks - Giáo trình, học liệu điện tử Page 19

Cơ sở pháp lý của hệ thống Bolero

Để cả hệ thống Bolero có thể hoạt động trôi chảy cần có các thoả thuận giữa (i) những

người sử dụng hệ thống với Bolero và (ii) những người sử dụng hệ thống với nhau.

Vấn đề này được giải quyết thông qua việc ban hành Bolero Rulebook.

Tất cả các thành viên khi gia nhập hệ thống Bolero sẽ bị ràng buộc bởi Bolero

Rulebook. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng Bolero Association và Bolero International

không đảm bảo cũng như không chịu trách nhiệm về bất kỳ nghĩa vụ nào mà một

thành viên phải có với bên kia theo các quy định của Bolero Rulebook hoặc các

nguồn luật khác.

Về bản chất, Bolero Rulebook quy định cách thức các công ty sử dụng hệ thống

Bolero để phát hành vận đơn điện tử. Bolero Rulebook chịu sự điều chỉnh của luật

Anh, và các toà án Anh sẽ có thẩm quyền các giải quyết tranh chấp phát sinh có liên

quan đến các quy tắc này.

Nội dung của Bolero Rulebook khá đầy đủ, chi tiết, bao gồm ba phần chính là:

Phần 1: Các định nghĩa và giải thích

Phần 2: Các điều khoản chung

Phần 3: Hệ thống đăng ký sở hữu

Một bộ phận không thể tách rời của Rulebook là Phụ lục quy định cụ thể về các thủ

tục vận hành (operational procedures) của hệ thống. Mặc dù bản quy tắc này bao quát

nhiều nội dung, điều khoản cốt lõi của nó là các thành viên của hệ thống Bolero chấp

nhận các thông điệp điện tử được gửi qua hệ thống Bolero như thể chúng được thể

hiện trên giấy và thừa nhận hiệu lực của chữ ký điện tử trong hệ thống Bolero.

3. Quy trình đăng nhập hệ thống Bolero:

Gồm 3 bước chính sau đây:

• Hình thành hợp đồng: Để trở thành thành viên của hệ thống Bolero, một thành viên

phải ký kết ba hợp đồng sau đây: (1) Hợp đồng dịch vụ BAL (BAL Service Contract)

để trở thành thành viên của Hiệp hội Bolero (Bolero Association), (2) hợp đồng với

từng thành viên khác của hệ thống cam kết tuân thủ Bolero RuleBook và (3) Hợp

đồng tiến hành dịch vụ (Operational Service Contract) ký kết với Bolero International

để sử dụng các dịch vụ của hệ thống Bolero.

• Cung cấp thông tin và các tài liệu chứng minh (Providing information and

supporting documentation): Để có thể cung cấp các dịch vụ một cách hiệu quả nhất,

Bolero International và Bolero Association đều cần có những thông tin nhất định về

người sử dụng như tên công ty, địa chỉ…Một số thông tin về một thành viên còn cần

phải có sự xác nhận tin cậy về tính chính xác để các thành viên khác có thể nhận biết

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ

eBooks - Giáo trình, học liệu điện tử Page 20

được thành viên đó và tin cậy vào tính chân thực của các thông điệp mà thành viên đó

gửi đi. Người xác nhận các thông tin đó (hiện tại là Bolero International) do đó phải

có đầy đủ chứng cứ để khẳng định tính chính xác của thông tin. Đối tượng đăng nhập

phải cung cấp các tài liệu cần thiết để hỗ trợ cho việc xác nhận của Bolero

International.

• Thiết lập tài khoản kỹ thuật (Technical account set-up): Khi người sử dụng tiềm

năng đã ký và cung cấp các thông tin cần thiết để xác nhận tính chính xác của các

thông tin, Bolero International sẽ mở một tài khoản cho người sử dụng mới, phát hành

các chứng nhận (Certificates) sẽ được sử dụng để nhận diện các chữ ký điện tử, và

nhập thông tin của người sử dụng này vào cơ sở dữ liệu của người sử dụng (User

Database).

Bước này chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở người sử dụng đã có sự chuẩn bị đầy

đủ về mặt kỹ thuật. Những công việc liên quan đến kỹ thuật cần phải hoàn thành là:

+Thiết lập hệ thống của người sử dụng: Người sử dụng phải cài đặt và vận hành một

hệ thống nội bộ để tiếp cận và sử dụng hệ thống Bolero. Bolero International không

cung cấp hệ thống này nhưng người sử dụng có thể mua của các nhà cung cấp được

liệt kê tại địa chỉ

www.boleroassociation.org/dow_soft.htm.

+ Chọn mã nhận diện của người sử dụng (RID): Mã này dùng để nhận diện người sử

dụng với tư cách một công ty trong hệ thống Bolero. Người sử dụng có thể chọn

chính tên thương mại của công ty mình, miễn là tên này không quá giống với RID của

một người sử dụng khác.

+Cung cấp mã khoá công cộng (public key): mã khoá công cộng này sẽ được điền

vào chứng nhận mà Bolero cấp cho mỗi người sử dụng. Để cung cấp được mã khoá

công cộng, hệ thống của người sử dụng phải tạo ra nó cùng với mã khoá bí mật

(private key) tương ứng.

4. Hệ thống đăng ký sở hữu của Bolero( Bolero title registry)

Hệ thống đăng ký sở hữu của Bolero là cơ sở dữ liệu điện tử trung tâm lưu giữ các

thông tin về các vận đơn Bolero. Hệ thống này cho phép vận đơn Bolero có khả năng

thay thế được vận đơn trên giấy truyền thống, do đó đẩy nhanh dược tốc độ của các

giao dịch.

4.1 Tính chất của vận đơn Bolero

Như chúng ta đã biết, vận đơn là một chứng từ do người chuyên chở phát hành với

các chức năng (1) biên lai nhận hàng để chở, (2) bằng chứng của hợp đồng chuyên

chở và (3) chứng từ sở hữu hàng hoá, cho phép người nắm giữ hợp pháp chứng từ có

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ

eBooks - Giáo trình, học liệu điện tử Page 21

thể nhận hàng từ người chuyên chở. Thông thường vận đơn sẽ được người chuyên

chở cấp cho người gửi hàng và người cuối cùng nắm giữ vận đơn là người mua hàng

sau khi vận đơn có thể đã được chuyển qua rất nhiều đối tượng khác ví dụ như các

ngân hàng. Những người sở hữu vận đơn sẽ có những quyền lợi và nghĩa vụ liên quan

đến vận đơn.

Vận đơn Bolero vẫn bảo đảm những chức năng của vận đơn truyền thống nhưng thay

thế hình thức thể hiện trên giấy tờ bằng các bản ghi điện tử (electronic records). Một

vận đơn Bolero bao gồm các bản ghi sau đây:

Văn bản vận đơn (“BBL Text”): là một văn bản chứa phần nội dung chính của vận

đơn. Văn bản này có chữ ký điện tử của người chuyên chở và mã nhận diện văn bản

(document ID) và phải đảm bảo các yêu cầu đối với văn bản của Bolero. Văn bản vận

đơn sẽ được gửi tới hệ thống Bolero thông qua Core Messaging Platform và sẽ được

lưu với mã nhận diện văn bản và loại văn bản là “705”. Nội dung của văn bản vận đơn

Bolero tương tự như một vận đơn truyền thống. Văn bản vận đơn có thể là “sạch”

hoặc “bảo lưu”, có thể thể hiện là hàng đã bốc hoặc được nhận để xếp… Ngoài ra,

người chuyên chở cũng có thể dẫn chiếu đến các điều kiện chuyên chở.

Bản đăng ký sở hữu (Title Registry Record): Hệ thống đăng ký sở hữu sẽ duy trì một

bảng cơ sở dữ liệu (database table) cho mỗi vận đơn Bolero. Bảng cơ sở dữ liệu này

được gọi là “Bản đăng ký sở hữu. Bảng này sẽ liệt kê RID của các thành viên có vai

trò nhất định liên quan đến vận đơn cũng như một số các dữ liệu khác. Các thành viên

có thể thay đổi thông tin trên Bản đăng ký sở hữu (tương đương với việc ghi nhận các

giao dịch liên quan đến vận đơn) bằng cách gửi các chỉ thị đến Hệ thống đăng ký sở

hữu thông qua Core Messaging Platform.

Như vậy hiểu một cách đơn giản, vận đơn Bolero bao gồm (1) BBL Text, một văn

bản với những nội dung tương tự như vận đơn truyền thống và (2) một bản ghi cơ sở

dữ liệu có tên là Bản ghi đăng ký sở hữu trong đó ghi nhận các giao dịch có liên quan

có liên quan đến BBL Text. Thông qua các giao dịch này mà các thành viên của

Bolero sẽ phát sinh các quyền và nghĩa vụ liên quan đến vận đơn Bolero theo quy

định của Bolero Rulebook.

4.2- Các bên liên quan đến vận đơn Bolero

Các bên liên quan đến một vận đơn Bolero sẽ được ghi lại trên các trường dữ liệu

(data fields) của Bản đăng ký sở hữu (Title Registry Record). Thông qua hoạt động

của Hệ thống đăng ký sở hữu mà vận đơn Bolero thực hiện được các chức năng

truyền thống của vận đơn. Trong các trường dữ liệu của một Bản đăng ký sở hữu, hệ

thống sở hữu lưu giữ các thông tin về trạng thái của vận đơn Bolero đó và các quyền

và nghĩa vụ của các thành viên có liên quan đến vận đơn đó. Sơ đồ sau mô tả một

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ

eBooks - Giáo trình, học liệu điện tử Page 22

cách đơn giản cấu trúc của một Bản đăng ký sở hữu:

Sơ đồ 5: Mô hình giản lược một Bản đăng ký sở hữu (Nguồn: Appendix to Bolero

Rulebook-Operating Procedures/www.bolero.net)

Mỗi bên liên quan đến một vận đơn Bolero sẽ được thể hiện trên một trường dữ liệu

bằng mã nhận diện (RID) của thành viên đó, bao gồm cả các phần mã nhận diện chi

tiết (specific identifiers) nhưng không bao gồm phần mở rộng của của mã nhận diện.

Mặc dù một mã nhận diện được ghi trong Bản đăng ký sở hữu, bất cứ ai có tài khoản

phụ (sub- account) cùng sử dụng một mã nhận diện gốc (Root Indentifier) đều có thể

gửi các chỉ dẫn đến Hệ thống đăng ký sở hữu để thay đổi Bản đăng ký sở hữu của vận

đơn trừ phi bị giới hạn bởi hệ thống của chính người sử dụng đó.

4.2.1. Người chuyên chở (Originator/Carrier):

Người chuyên chở là người chuyên chở theo hợp đồng. Đây chính là người phát hành

vận đơn Bolero theo thoả thuận với người gửi hàng. Vai trò của Người chuyên chở

trong Hệ thống đăng ký sở hữu được thể hiện như sau:

Có thể được đảm nhận bởi Về lý thuyết, bất kỳ thành viên nào cũng có thể được ghi

tên trong trường dữ liệu Người chuyên chở. Tuy nhiên trên thực tế chỉ một số thành

viên của Bolero có khả năng hoạt động như những người chuyên chở.

Số lượng Chỉ có một thành viên được ghi nhận với vai trò là người chuyên chở của

một vận đơn Bolero.

Tính bắt buộc Tất cả các vận đơn Bolero đều phải có một người chuyên chở

Được chỉ định bởi Người chuyên chở tự chỉ định chính mình khi phát hành vận đơn.

Tính cố định Khi một vận đơn Bolero được phát hành, không một người sử dụng nào

có thể chỉ định một người chuyên chở mới hay thay đổi mã nhận diện của người

chuyên chở ghi trên Bản đăng ký sở hữu.

Quyền hạn Người chuyên chở có thể:

- Phát hành một vận đơn Bolero cũng có nghĩa là có quyền chỉ định người gửi hàng,

người nắm giữ ban đầu (initial Holder, bên theo lệnh ban đầu (initial To Order Party),

người nhận hàng và các bên khác có liên quan.

- Chấp thuận hoặc từ chối đề nghị sửa đổi vận đơn, và nếu chấp thuận thì tiến hành

quá trình sửa đổi.

4.2.2. Bên xuất trình (Surrender Party):

Là một người do người chuyên chở chỉ định để hoàn thành việc thực hiện nghĩa vụ

của người chuyên chở khi vận đơn Bolero được xuất trình (là người mà vận đơn phải

được xuất trình cho người đó để nhận hàng). Vai trò của bên xuất trình. Vai trò của

bên xuất trình có thể được tóm tắt như sau:

Có thể được đảm nhận bởi Bất kỳ thành viên nào của hệ thống cũng đều có thể được

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ

eBooks - Giáo trình, học liệu điện tử Page 23

chỉ định là bên xuất trình (RID của thành viên đó được ghi trong trường “Bên xuất

trình”

Số lượng Mỗi vận đơn Bolero chỉ có thể có một bên xuất trình được chỉ định.

Tính bắt buộc Việc chỉ định bên xuất trình là tuỳ thuộc vào người chuyên chở. Nếu

người chuyên chở không chỉ định bên xuất trình, người chuyên chở sẽ tự nhận vận

đơn Bolero được xuất trình.

Được chỉ định bởi Chỉ có người chuyên chở của một vận đơn Bolero mới có thể chỉ

định bên xuất trình của vận đơn đó.

Tính cố định Một khi đã được chỉ định, Hệ thống đăng ký sở hữu không thể thay đổi

bên xuất trình, tuy nhiên bên xuất trình có thể được thay đổi thông qua việc người

chuyên chở sửa đổi vận đơn

Quyền hạn Bên xuất trình không thể thực hiện bất cứ chức năng nào thông qua Hệ

thống đăng ký sở hữu, tuy nhiên bên xuất trình vẫn được thông báo các thông tin liên

quan đến vận đơn nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện nghĩa vụ giao hàng khi vận

đơn được xuất trình.

4.2.3. Người gửi hàng (Shipper)

Là người ký hợp đồng với người chuyên chở để chuyên chở hàng hoá. Thông thường,

người gửi hàng là người bán hay người xuất khẩu. Vai trò của người gửi hàng trong

hệ thống đăng ký sở hữu được thể hiện như sau:

Có thể được đảm nhận bởi Bất kỳ thành viên nào của hệ thống cũng đều có thể được

chỉ định là người gửi hàng (RID của thành viên đó được ghi trong trường “Người gửi

hàng”).

Số lượng Mỗi vận đơn Bolero chỉ có thể có một người gửi hàng.

Tính bắt buộc Mỗi vận đơn Bolero được phát hành đều có một người gửi hàng được

chỉ định.

Được chỉ định bởi Người chuyên chở phát hành vận đơn chỉ định người gửi hàng theo

như thoả thuận với người gửi hàng.

Tính cố định một khi đã được chỉ định, không thể thay đổi người gửi hàng thông qua

hệ thống đăng ký sở hữu, tuy nhiên người gửi hàng có thể được thay đổi thông qua

việc người chuyên chở sửa đổi vận đơn.

4.2.4. Người nhận hàng (Consignee)

Là người mua hoặc người nhập khẩu hàng hoá, là người sẽ nhận hàng hoá được

chuyên chở theo một vận đơn Bolero không thể chuyển nhượng. Khi một người nhận

hàng được chỉ định cho một vận đơn Bolero có thể chuyển nhượng, vận đơn đó sẽ trở

thành một vận đơn không thể chuyển nhượng. Vai trò của người nhận hàng trong hệ

thống đăng ký sở hữu được thể hiện như sau:

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ

eBooks - Giáo trình, học liệu điện tử Page 24

Có thể được đảm nhận bởi Bất kỳ thành viên nào của hệ thống cũng đều có thể được

chỉ định là người nhận hàng (RID của thành viên đó được ghi trong trường “Người

nhận hàng”.

Số lượng Chỉ có một RID duy nhất được chỉ định là người nhận hàng của một vận

đơn.

Tính bắt buộc Việc chỉ định người nhận hàng là không bắt buộc

Được chỉ định bởi Trong quá trình phát hành vận đơn, người chuyên chở có thể chỉ

định người nhận hàng của vận đơn, nếu người chuyên chở không chỉ định bên theo

lệnh của vận đơn.

Sau khi bên theo lệnh của vận đơn được chỉ định, bên theo lệnh hoặc người cầm vận

đơn vô danh có thể chỉ định người nhận hàng.

Tính cố định Một khi đã được chỉ định, không thể thay đổi người nhận hàng thông

qua hệ thống đăng ký sở hữu, tuy nhiên người nhận hàng có thể được thay đổi thông

qua việc người chuyên chở sửa đổi vận đơn.

4.2.5. Bên theo lệnh (To Order Party)

Là người được ký hậu (endorsee) một vận đơn Bolero có thể chuyển nhượng. Vai

trò của bên theo lệnh trong hệ thống đăng ký sở hữu như sau:

Có thể được đảm nhận bởi Bất kỳ thành viên nào của hệ thống cũng đều có thể

được chỉ định là bên theo lệnh (RID của thành viên đó được ghi trong trường “ Bên

theo lệnh”).

Số lượng Tại một thời điểm chỉ có một RID có thể được chỉ định là bên theo lệnh

của một vận đơn Bolero.

Tính bắt buộc Việc chỉ định bên theo lệnh là không bắt buộc.

Được chỉ định bởi Khi phát hành vận đơn, người chuyên chở có thể chỉ định bên

theo lệnh ban đầu (initial To Order Party) (theo các chỉ dẫn của người gửi hàng).

Người cầm vận đơn vô danh (Bearer Holder) cũng có thể chỉ định bên theo lệnh

bằng một chỉ thị huỷ bỏ trạng thái ký hậu bỏ trống của vận đơn và điền RID của một

thành viên vào trường “Bên theo lệnh”.

Sau khi được chỉ định, một bên theo lệnh cũng có thể chỉ định một bên theo lệnh

tiếp theo thông qua một thủ tục tương tự như thủ tục ký hậu đối với vận đơn truyền

thống (sẽ được mô tả cụ thể ở mục… dưới đây).

Tính cố định Khi một bên theo lệnh được chỉ định, bên này có bị thay thế theo thủ tục

được mô tả trong mục … dưới đây.

4.2.6. Người cầm vận đơn vô danh (Bearer Holder)

Người cầm vận đơn vô danh trong hệ thống Bolero cũng tương tự như người nắm giữ

một vận đơn vô danh truyền thống, loại vận đơn có thể được chuyển nhượng một cách

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ

eBooks - Giáo trình, học liệu điện tử Page 25

đơn giản bằng cách trao tay. Một người cầm vận đơn vô danh mới được chỉ định

thông qua thủ tục ký hậu bỏ trống vận đơn và sau đó tuỳ chọn chỉ định một người cầm

vận đơn như mô tả trong mục… sau đây. Do đó, người nắm giữ vận đơn vô danh có

thể được hiểu đơn giản là người cầm vận đơn Bolero được ký hậu bỏ trống.

Vai trò của người cầm vận đơn vô danh được thể hiện như sau:

Có thể được đảm nhận bởi Bất kỳ thành viên nào của hệ thống cũng đều có thể được

chỉ định là người cầm vận đơn vô danh (RID của thành viên đó được ghi trong trường

“Người cầm vận đơn vô danh”).

Số lượng Tại một thời điểm chỉ có một thành viên có thể được chỉ định là người cầm

vận đơn (bao gồm cả người cầm vận đơn vô danh) của một vận đơn Bolero.

Tính bắt buộc Người cầm vận đơn vô danh chỉ tồn tại nếu vận đơn Bolero được ký

hậu để trống. Việc ký hậu để trống là tuỳ chọn.

Được chỉ định bởi Người chuyên chở trong quá trình phát hành vận đơn hoặc người

cầm vận đơn theo lệnh hiện thời (current Holder – To – Order) đều có thể ký hậu bỏ

trống vận đơn.

Những người cầm vận đơn tiếp theo sẽ được chỉ định như mô tả trong mục…. Như đã

đề cập ở trên, khi một vận đơn Bolero được ký hậu để trống, việc chỉ định một người

cầm vận đơn tương đương với việc chỉ định một người cầm vận đơn vô danh.s

Tính cố định Người cầm vận đơn vô danh hiện tại có thể chỉ định người kế tiếp bằng

cách chỉ định một người sử dụng khác là người cầm giữ vận đơn và giữ nguyên trạng

thái ký hậu bỏ trống của vận đơn. Người cầm vận đơn vô danh cũng có thể tự huỷ bỏ

vai trò của mình bằng cách thay đổi trạng thái ký hậu bỏ trống của vận đơn và chỉ

định một bên theo lệnh hoặc người gửi hàng.

4.2.7. Người nhận thế chấp (Pledgee)

Là một tổ chức tài chính (hoặc tổ chức khác) có lợi ích liên quan đến một vận đơn

Bolero trên cơ sở cung cấp tài chính hoặc đảm bảo thanh toán cho lô hàng được

chuyên chở. Vai trò của người nhận thế chấp trong hệ thống đăng ký sở hữu được thể

hiện như sau:

Có thể được đảm nhận bởi Hiện tại, bất kỳ thành viên nào của hệ thống cũng đều có

thể được chỉ định là người nhận thế chấp (RID của thành viên đó được ghi trong

trường “Người nhận thế chấp”)

Số lượng Tại một thời điểm chỉ có một thành viên có thể được chỉ định là người nhận

thế chấp của một vận đơn Bolero.

Tính bắt buộc Việc chỉ định người nhận thế chấp là tuỳ chọn.

Được chỉ định bởi Người cầm vận đơn theo lệnh hoặc người cầm vận đơn vô danh có

thể chỉ định một người nhận thế chấp. Một người nhận thế chấp cũng có thể chỉ định

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ

eBooks - Giáo trình, học liệu điện tử Page 26

một người khác làm người nhận thế chấp kế tiếp.

Khi một người nhận thế chấp được chỉ định, người nhận thế chấp sẽ tự động được chỉ

định là người cầm vận đơn Bolero bị thế chấp (pledged Bolero Bill of Lading). Miễn

là người nhận thế chấp vẫn giữ vai trò nhận thế chấp, anh ta sẽ vẫn là người cầm vận

đơn. Người nhận thế chấp đồng thời là người cầm vận đơn được gọi là “người cầm

vận đơn làm tài sản thế chấp” (“Pledgee Holder”).

Tính cố định Người nhận thế chấp có thể chỉ định một người nhận thế chấp kế tiếp,

hoặc một người cầm vận đơn mới, trong trường hợp này RID của người nhận thế chấp

trong trường “người nhận thế chấp” sẽ bị xoá đi.

4.2.8. Người cầm vận đơn (Holder)

Là người có quyền nắm giữ vận đơn nếu vận đơn Bolero được chuyển thành vận

đơn giấy. Người cần vận đơn có vai trò như sau:

Có thể được đảm nhận bởi Bất kỳ thành viên nào của hệ thống cũng đều có thể

được chỉ định là người cầm vận đơn (RID của thành viên đó được ghi trong trường

“Người cầm vận đơn ”).

Số lượng Tại một thời điểm chỉ có một thành viên có thể được chỉ định là người

cầm vận đơn của một vận đơn Bolero.

Tính bắt buộc Mỗi vận đơn Bolero ở mọi thời điểm kể từ khi được tạo ra cho đến

khi được xuất trình đều phải có người cầm vận đơn. Người cầm vận đơn không thể

xoá RID của anh ta trong trường “người cầm vận đơn”.

Được chỉ định bởi Người cầm vận đơn hiện tại có thể chỉ định một thành viên

khác của hệ thống là người cầm vận đơn tiếp theo.

Tính cố định Người cầm vận đơn có thể thay đổi miễn là vận đơn còn hiệu lực

(từ khi vận đơn được tạo ra cho dến khi nó được xuất trình hoặc chuyển thành vận

đơn trên giấy).

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ

eBooks - Giáo trình, học liệu điện tử Page 27

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ

eBooks - Giáo trình, học liệu điện tử Page 28

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ

eBooks - Giáo trình, học liệu điện tử Page 29

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ

eBooks - Giáo trình, học liệu điện tử Page 30

VIII. THỰC TRẠNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN Ở

VIỆT NAM:

Hiện hàng hóa XNK của Việt Nam hầu như đều sử dụng phương tiện vận tải

bằng tàu biển và 84% tổng lượng hàng hóa XNK cả nước phải thuê mướn các hãng

tàu nước ngoài, vì đội tàu buôn trong nước số lượng ít, trọng tải nhỏ, tuổi già (bình

quân 19 năm) và chủng loại không thích hợp. Thông thường các chủ hàng trong

nước thuê tàu qua các tổ chức, cá nhân môi giới (hiểu rõ từng chuyến tàu, đặc điểm

con tàu...) nên thường chỉ nhận được vận đơn từ các chủ tàu. Vận đơn này hiện được

xem là một chứng từ quan trọng đối với các chủ hàng, vì có thể dùng thế chấp vay

ngân hàng, mua bán, làm thủ tục xuất nhập hàng hóa, kiện cáo...

Biết để tránh rủi ro

Trước nhu cầu XNK hàng hoá ngày càng tăng, nhưng sự hiểu biết về việc thuê

mướn tàu và những lợi ích cũng như rủi ro trong việc thuê mướn tàu hàng nước

ngoài của doanh nghiệp trong nước chưa nhiều.Nếu trực tiếp đứng ra thuê tàu hàng

nước ngoài, chủ hàng cần nắm rõ các yếu tố quan trọng như: tên tàu phải có trong

các chứng từ vận chuyển, phải biết rõ người chuyên chở hàng hóa (đôi khi chủ tàu

chỉ cho thuê tàu chứ không là người trực tiếp nhận chuyên chở), quốc tịch tàu (nơi

tàu đăng ký hành nghề), chất lượng tàu (tàu sử dụng trên 20 năm là tàu già, giá cước

rẻ), trọng tải tàu (định lượng sức chuyên chở), mớn nước của tàu (để không tốn

thêm chi phí bốc dỡ sang tàu khác mang hàng vào cảng vì mớn nước tàu thuê không

vào sâu được một số cảng), trách nhiệm của người đứng ra nhận chuyên chở hàng

cho mình...

Khi thuê tàu nước ngoài vận chuyển hàng, chủ hàng cần ghi rõ tên hàng, ký

hiệu hàng hóa vì các cảng quốc tế có quyền từ chối bốc dỡ hàng không có ký hiệu

hàng hóa hoặc ký hiệu không rõ ràng. Không nên ghi quá chính xác số lượng hàng

hóa mà nên cộng trừ phần trăm chênh lệnh trọng lượng (ví dụ: không ghi 1.000 tấn

gạo mà nên ghi 1.000 tấn gạo cộng trừ %) và nên thêm tên hàng phụ là “một mặt

hàng khác hợp pháp” (phòng hờ không đủ lượng theo hợp đồng chính có thể thế

lượng mặt hàng khác). Về trọng lượng, ngoài đơn vị tính là tấn (1 tấn bằng 1.000

kg), nhiều hãng tàu trên thế giới còn sử dụng đơn vị “tấn dài” (1 tấn bằng 1.016 kg),

“tấn ngắn” (1 tấn bằng 907kg) và “tấn xanh” (dùng cho sản phẩm tươi). Khi thuê tàu

cũng cần xem kỹ hãng tàu đó có nằm trong “sổ đen” của nước nhập khẩu hay

không, vì nếu xuất hàng sang Mỹ thì không thể thuê tàu của Cu Ba, Bắc Triền Tiên

(Mỹ không cho cập cảng của họ). Trong các phương thức thuê tàu thì thịnh hành

nhất hiện nay là thuê “tàu chợ”. Đây là loại tàu chỉ theo một tuyến nhất định, ghé

những cảng nhất định và theo một lộ trình nhất định (các nhật báo thường đăng lộ

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ

eBooks - Giáo trình, học liệu điện tử Page 31

trình của loại tàu này). Vì phải theo lộ trình chính xác, đúng ngày vào, ngày ra cảng

nên “tàu chợ” thường có tốc độ nhanh, được ưu tiên cập các bến do có lịch đăng ký

trước. Dù cước phí loại tàu này do chủ tàu quyết định song tương đối ổn định,

không cao, thuận lợi cho doanh nghiệp mới kinh doanh. Tuy nhiên, nhược điểm của

loại tàu này là chỉ thích hợp vận chuyển hàng bách hóa số lượng nhỏ, cấu trúc hầm

tàu phức tạp nhiều khoang, nhiều boong (để nhận được nhiều loại hàng) và điều

kiện chuyên chở in sẵn trong vận đơn (chủ hàng chỉ chấp nhận, không được thương

lượng hay sửa đổi) và không cập những bến cảng ngoài lộ trình.

Một điều khá quan trọng mà các chủ hàng cần biết là dù có hợp đồng vận

chuyển, có nghĩa là chủ tàu hoàn toàn chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa an

toàn đến các cảng, nhưng theo thông lệ hàng hải quốc tế, có 2 trường hợp hàng hóa

hư hỏng mà chủ tàu được miễn tránh nhiệm đang được áp dụng ở nhiều nước là do

sơ suất tàu đâm vào cầu, cảng (thuật đi biển) và trong công tác vận hành tàu (quản

trị tàu) làm hàng hóa hư hỏng (ví dụ: lỡ bơm nước vào làm ướt hàng hóa). Ngoài ra,

cước phí bốc dỡ cũng chiếm chi phí khá cao trong phí vận chuyển. Có 2 cách tính

loại phí này: tính trong đơn vị vận chuyển và không tính do chủ tàu chịu. Tuy nhiên,

đối với loại hàng hóa như gạo còn thêm phí sắp xếp bao gạo ngay ngắn vào khoang,

phí “cào sang” trong trường hợp gạo không chứa từng bao...

Các điều kiện khác khi thuê mướn tàu hàng nước ngoài mà các doanh nghiệp

cũng nên chú ý là thời gian bốc dỡ hàng hóa tính hay không tính các ngày lễ quốc tế

(quốc tế lao động 1/5), lễ dân tộc (quốc khánh 2/9 của Việt Nam)... Vì nếu tàu hàng

bốc dỡ không đúng thời gian hợp đồng phải chịu phí tổn do sự chậm trễ này gây ra

(phí vận chuyển đi, về kho, phí lưu kho, công bốc dỡ, cả hao hụt hàng hóa nếu có...).

Trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, việc vận chuyển hàng hóa bằng

đường hàng hải vô cùng quan trọng, vì thế doanh nghiệp cần từng bước nắm rõ

những điều kiện thuê tàu hàng nước ngoài để bớt khâu trung gian, giảm chi phí,

không làm lỡ việc kinh doanh. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Tiến, khi có hàng xuất khẩu,

các doanh nghiệp nên cố tranh thủ nhận phần vận chuyển hàng hóa, vì như thế sẽ

chủ động được việc chọn hãng tàu có giá cước rẻ, tạo cơ hội cho đội tàu trong nước

có thị phần, hỗ trợ được cho các lao vụ trong nước và tiết kiệm được ngoại tệ.

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ

eBooks - Giáo trình, học liệu điện tử Page 32

KẾT LUẬN

Trong những phương thức vận chuyển hàng hóa như:vận chuyển bằng đường

bộ,đường không,… vận chuyển hàng hải, một phương tiện không thể thiếu trong

XNK hàng hóa,không những vậy,vận tải đường biển hiện đóng vai trò quan trọng

nhất trong việc chuyển hàng hoá ngoại thương góp phần xúc tiến quá trình xuất

nhập khẩu ngày càng phát triển,đẩy nhanh sự hội nhập ,phát triển ,giao thương hàng

hóa ra nước ngoài,thúc đẩy nền kinh tế ngày càng tăng trưởng với tốc độ cao.Đặc

biệt sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) nhiều cơ hội

cũng như thử thách cho nền kinh tế nói chung cũng như trong xuất nhập khẩu nói

riêng.Do đó các doanh nghiệp trong nước cần tranh thử nắm bắt những cơ hội ,đồng

thời cũng rất thận trọng trong việc tuân thủ ,nắm bắt các quy định ,thông lệ của quốc

tế .Có như vậy chúng ta mới không bỡ ngỡ ,mắc những sai lầm không đáng có trong

cuộc chơi này.

Đề tài này chỉ trình bày một khía cạnh rất nhỏ những kiến thức về B/L trong bộ

chứng từ thanh toán,giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể ,rõ ràng hơn một số vấn đề về

B/L trong bộ môn thanh toán quốc tế .Trong quá trình nghiên cứu đề tài không thể

tránh khỏi sơ sót rất mong cô thông cảm,đóng góp để làm sáng tỏ hơn đề tài.Xin

chân thành cảm ơn.

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN GVHD: Ths.PHAN CHUNG THUỶ

eBooks - Giáo trình, học liệu điện tử Page 33

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.ACB - Asia Commercial Bank

2.Eximbank

3. www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/vie/category

4.VietNamNet

5.GIÁO TRÌNH THANH TOÁN QUỐC TẾ -TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ

CHÍ MINH

6. GIÁO TRÌNH GIAO NHẬN VẬN TẢI TRONG NGOẠI THƯƠNG

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro