Chiều tối - Hồ Chí Minh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

 MB:  Nhật ký trong tù là tên tập thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác, khi Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm trong nhà tù Trung Quốc, từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943. Cuốn nhật ký bằng thơ này ghi lại biết bao điều Người đã chứng kiến và tâm tư của Người trong “mười bốn trăng tê tái gông cùm” ấy. Một trong những bài thơ tức cảnh xinh xắn nhất của tập thơ này phải kể đến bài Chiều tối (Mộ):

  “Chim mỏi cánh về rừng tìm chốn ngủ

       Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không

       Cô em xóm núi xay ngô tối

       Xay hết lò than đã rực hồng”

     Soạn bài: Chiều tối

       Câu 1. So sánh

       Câu 2: Nguyên tác là “cỏ vân mạn mạn độ thiên không”

       Dịch nghĩa : Chòm mây lẻ tẻ trôi lững lờ tận tầng không”

       Dịch thơ: Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.

       + “Cô vân” – “Chòm mây” không gợi được sự lẻ loi, cô đơn.

       + “Mạn mạn” nghĩa là “trôi lững lờ” dịch thơ “trôi nhẹ”. Chưa thể hiện được sự mệt mỏi, không muốn trôi, trôi một cách chậm chạp của chòm mây.

       C3. Nguyên tác “Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc”

       - Dịch nghĩa: Thiếu nữ xóm núi xay ngô tối

       - Dịch thơ: Cô em xóm núi xay ngô tối.

       + “Thiếu nữ” – “cô em” không hợp với cách nói của Bác

       + “Dịch thơ”: “tối” dư – Bác không nói “tối” mà từ hình ảnh lò than “hồng” có ý biết trời tối.

       Bài 2. Trong bài “chiều tối” hình ảnh đẹp nhất, thể hiện tập trung vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh là hình ảnh cô giá xay ngô tối bên bếp lửa hồng. Hình ảnh đó cho thấy Bác đã quên cảnh ngộ đau khổ của mình để cảm nhận cuộc sống của nhân dân, hình ảnh nói lên sự quan tâm, tình thương của Bác với những người lao động nghèo mà sự làm việc nặng nhọc được biểu hiện qua âm điệu khắc khổ của lời thơ. Công việc xay ngô kết thúc cũng là ánh lửa bếp đỏ rực lên, ánh lửa của sự sống con người đã xua tan vẻ ảm đạm của cảnh vật, cho thấy dù hoàn cảnh khắc nhiệt đến đâu, tâm hồn nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh vẫn luôn hướng về sự sống và ánh sáng, lấy đó làm nguồn sức mạnh tinh thần to lớn của mình để bước tiếp trên đường xa. Hoàng Trung Thông viết chữ “Hồng” trong nghệ thuật thơ đường là “con mắt của thơ” nó sáng bừng lên, nó cân lại, chỉ một chữ thôi, với hai mươi bảy chữ khác dầu nắng đến mấy đi chăng nữa”

       3. “Chất thép” là tinh thần chiến đấu, dũng khí kiên cường của người chiến sĩ. “Chất tình” là tình yêu thắm thiết với thiên nhiên, con người, cuộc sống. Bất cứ bài thơ nào của tập Nhật Ký trong tù cũng có sự hài hòa của “thép” và “tình”. Bài Chiều tối “cũng thế. Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong hai câu thơ đầu thể hiện bản lĩnh thép của người chiến sĩ, vì nếu không có phong thái ung dung tự chủ, nghị lực kiên cường, không có những sự từ do hoàn tròn về mặt tinh thần thì không thể có những câu thơ cảm nhận thiên nhiên tinh tế và sâu sắc đến thế trong hình ảnh khắc nghiệt của tù đầy. Thấm sâu trong lời thơ còn là niềm cảm thông của Bác với cánh chim mỏi mệt bay về rừng, chòm mây cô đơn trôi về phía trời xa – cội nguồn của sự thông cảm ấy là tình yêu thương mênh mông của Bác dành cho mọi sự sống trên đời. Với hình ảnh cô gái xay ngô tối bên bếp lửa hồng, trung tâm cảm hứng của bài thơ lại là con người, con người lao động và ngọn lửa của sự sống. Nó cho thấy cái nhìn tràn đầy niềm tin yêu với con người và cuộc đời. Tình thương nhân dân của con người “nâng niu tất cả, chỉ quên minh”.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro