vat chat

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Vật chất với tư cách là phạm trù triết học đã có lịch sử khoảng 2.500 năm. Ngay từ lúc mới ra đời, xung quanh phạm trù vật chất đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Giống như mọi phạm trù khác, phạm trù vật chất có quá trình phát sinh và phát triển gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người và với sự hiểu biết của con người về giới tự nhiên.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy tâm thì thực thể của thế giới, cơ sở của mọi tồn tại là một bản nguyên tinh thần nào đó, có thể là "ý chí của Thượng đế" là "ý niệm tuyệt đối", v.v..

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật thì thực thể của thế giới là vật chất, cái tồn tại một cách vĩnh cửu, tạo nên mọi sự vật và hiện tượng cùng với những thuộc tính của chúng.

Vào thời cổ đại các nhà triết học duy vật đã đồng nhất vật chất nói chung với những dạng cụ thể của nó, tức là những vật thể hữu hình, cảm tính đang tồn tại ở thế giới bên ngoài. Đỉnh cao của tư tưởng duy vật cổ đại về vật là thuyết nguyên tử của Lơxíp và Đêmôcrít. Nguyên tử là các phần tử cực nhỏ, cứng, không thể xâm nhập được, không cảm giác được. Nguyên tử có thể nhận biết được bằng tư duy. Nguyên tử có nhiều loại. Sự kết hợp hoặc tách rời nguyên tử theo trật tự khác nhau của không gian tạo nên toàn bộ thế giới. Thuyết nguyên tử tuy còn mang tính chất chất phác nhưng phỏng đoán thiên tài ấy về cấu tạo vật chất đã có ý nghĩa định hướng đối với lịch sử phát triển khoa học nói chung, đặc biệt là vật lý học khi phát hiện ra sự tồn tại thực của nguyên tử.

Từ thời kỳ phục hưng đặc biệt là thời kỳ cận đại thế kỷ XVII - XVIII, khoa học tự nhiên - thực nghiệm ở châu Âu phát triển khá mạnh. Chủ nghĩa duy vật nói chung và phạm trù vật chất nói riêng đã có bước phát triển mới, chứa đựng nhiều yếu tố biện chứng.

Tuy vậy, khoa học thời kỳ này chỉ có cơ học cổ điển phát triển nhất, còn các ngành khoa học khác như vật lý học, hóa học, sinh học, địa chất học... còn ở trình độ thấp. Khoa học lúc này chủ yếu còn dừng lại ở trình độ sưu tập, mô tả. Tương ứng với trình độ trên của khoa học thì quan điểm thống trị trong triết học và khoa học tự nhiên

thời bấy giờ là quan điểm siêu hình - máy móc. Quan điểm đó đã chi phối những hiểu biết triết học về vật chất. Người ta giải thích mọi hiện tượng của tự nhiên bằng sự tác động qua lại của lực hấp dẫn và lực đẩy của các phân tử của vật thể, theo đó, các phần tử của vật trong quá trình vận động là bất biến, còn cái thay đổi chỉ là trạng thái không gian và tập hợp của chúng. Mọi phân biệt về chất giữa các vật thể đều bị quy giản về sự phân biệt về lượng; mọi sự vận động đều bị quy về sự dịch chuyển vị trí trong không gian; mọi hiện tượng phức tạp bị quy về cái giản đơn mà từ đó chúng được tạo thành. Niềm tin vào các chân lý trong cơ học Niutơn đã khiến các nhà khoa học đồng nhất vật chất với khối lượng, coi vận động của vật chất chỉ là biểu hiện của vận động cơ học, nguồn gốc vận động nằm ngoài vật chất. Kế thừa quan điểm nguyên tử luận cổ đại, các nhà triết học duy vật cận đại vẫn coi nguyên tử là phần tử nhỏ nhất, không thể phân chia được, tách rời nguyên tử với vận động, không gian và thời gian, v.v..

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro