Vat Chat Y Thuc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Khái niệm vật chất: Vật chất là một phạm trù triết học dung để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.

Định nghĩa ý thức: ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động sáng tạo hoặc ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

Định nghĩa Vật chất của Mác – Lênin bao gồm những nội dung cơ bản sau:

- Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức, bất kể sự tồn tại ấy con người nhân thức được hay chưa nhận thức được.

- Vật chất là cái gây nên cảm giác của con người khi gián tiếp hoặc trực tiếp tác động lên các giác quan của con người.

- Cảm giác, tư duy, ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất.

Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức :

- Vật chất quyết định ý thức

+ Vật chất (được hiểu là những cơ sở vật chất, điều kiện vật chất, qui luật khách quan …) là nhưng tiền đề cơ sở,, nguồn gốc cho sự ra đời, tồn tại và phất triển chủa ý thức.

+ Điều kiện vật chất như thế nào thì ý thức như thế đó (Ví dụ như mô hình kinh tế quan liêu bao cấp thì ý thức con người không được nưng cao, ỷ lại vào nhau).

+ Khi cơ sở vật chất, điều kiện vât chất thay đổi thì ý thức thay đổi theo.

+ Như vậy vật chất quyết định ý thức là quyết định cả nội dung, bản chất và khuynh hướng vân động, phát triển của ý thức.

+ Cơ sở vật chất, điều kiện vật chất, môi trường sống còn là nơi kiểm nghiệm nhận thức con người, xác định nhận thức đúng, bác bỏ nhận thức sai.

Kết luận: tất cả các ý trình bày ở trên dều chứng tỏ rằng trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì vật chất quyết định ý thức

- Ý thức tác động trở lại vật chất

+ Ý thức do vật chất sinh ra và quyết định, song ý thức có tác động to lớn đối với vật chất . Biểu hiện : ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào óc con người, giúp con người hiểu được bản chất, qui luật vật động và phát triển của sự vật, hiện tượng . Trên cơ sở đó hình thành phương hướng mục tiêu và những phương pháp, cách thức thực hiện phương hướng mục tiêu đó.

+ Trong hoạt động thực tiễn, sự vật bao giờ cũng bộc lộ nhiều khả năng . Nhờ đó ý thức, con người biết lựa chọn những khả năng thực tế, phù hợp mà thúc đẩy sự việc phát triển, đi lên

+ Nói đến vai trò của ý thức đối với vật chất thực chất là nói tới vai trò hoạt động thực tiễn của con người, vì ý thức “ tự nó “ không thể thực hiện được gì hết . Mác nói “ Ý thức không thể tự đưa người ta ra khỏi trật tự, xã hội cũ “, ý thức chỉ có tác dụng đối vơí hiện thực trong thực tiễn, thông qua hoạt động thưc tiễn.

Kết luận chung: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là ngườn gốc của ý thức, quyết định ý thức, song ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn.

Ví dụ để chứng minh giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng với nhau :

- Như bạn biết, sau ngày 30/4/1975, nhà nước ta phát triển XHCN và xem Liên Xô như là một "hình mẫu" và rập khuôn 1 cách giáo đều theo mô hình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong những hoàn cảnh và điều kiện đất nước khác biệt so với Liên xô như : Tập thể hóa công – nông nghiệp nhà nước nắm độc quyền về kinh tế dẫn đến việc hình thành cơ chế quan liêu bao cấp về kinh tế, ( việc bao cấp nền kinh tế cũng là từ Liên Xô.)

- Thế nhưng, đến năm 1986, ta nhận thấy rằng đối với Việt Nam, ta không có được bước đà vững chắc và cao lớn như của Liên Xô nên đến năm 1986, Liên Xô không còn là hình mẫu của việc xây dựng XHCN ở Việt Nam nữa.

- Việc đổi mới cải cách năm 1986 là một bước đi tất yếu của lịch sử, Quan điểm Đổi Mới về kinh tế đã được hoàn thiện dần trong quá trình thực hiện, Đổi Mới về kinh tế : Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

* Theo mối quan hệ biện chứng như thì vật chất quyết định ý thức (Quan điểm về vật chất và ý thức của Triết học Mác - Lênin) và vận động là phương thức tồn tại của vật chất nên việc bao cấp hoàn toàn nền kinh tế sẽ dẫn đến việc vận động bị trì trệ, vật chất không được tạo ra và ý thức trở nên thấp kém. Nền kinh tế bao cấp đã cho thấy những nhược điểm rất lớn của nó là không thể tạo được sự cạnh tranh trong lực lượng sản xuất.

- Ngày đó vác cuốc ra đồng, giơ cuốc lên mà nghe tiếng kẻng thì cầm về luôn, ko thèm cuốc xuống đất nữa vì cuốc hay ko cuốc thì vẫn đc hưởng phần lương giống nhau, làm hay không làm cũng đc hưởng như nhau, dẫn đến vận động bị trì trệ, vật chất không được sản xuất và ý thức không được nâng cao.

- Như hợp tác xã giao cho 2 nhà mỗi nhà một con trâu chăng hạn, nhưng có nhà có hôm lại không đi chăn trâu mặc kệ trâu gầy trâu béo mặc kệ, vì những con trâu này không phải của nhà mình . Vì chăn hay không chăn vẫn được hưởng phần lương giống nhau, làm hay không lam vẫn được hưởng phần như nhau, dẫn đến vận động bị trì trệ, vật chất không được sản xuất và ý thức không được nâng cao.

- Ta thấy nền kinh tế bao cấp sẽ không thể tạo ra sự cạnh tranh trong lực lượng sản xuất, và nó kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển.

* Vậy bạn dễ thấy rằng vì giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Ý thức chỉ có thể tác động đối với vật chất khi nó được thực hiện thông qua hoạt động thực tiễn . nên nếu thực tiễn trì trệ thì ý thức cũng trì trệ theo . Nhờ có hoạt động thực tiễn, ý thức của Đảng được nưng cao và đã đề ra đường lối đổi mới và cải cách . Trước sự trì trệ và chậm chạp ấy, cuộc đổi mới và cải cách năm 1986 là cần thiết. Công cuộc đổi mới và cải cách ấy đã chấp nhận nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần để tạo nên sự cạnh tranh, thúc đẩy quá trình vận động của vật chất, tạo nên sự cạnh tranh trong san xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nhằm nâng cao ý thức của con người.

Ý nghĩa phương pháp luận .

Do vật chất là nguồn gốc và là cái quyết định đối với ý thức, cho nên để nhận thức cái đúng đắn sự vật, hiện tượng, trước hết phải xem xét nguyên nhân vật chất, tồn tại xã hội_ để giải quyết tận gốc vấn đề chứ không phải tìm nguồn gốc, nguyên nhân từ những nguyên nhân tinh thần nào.“tính khách quan của sự xem xét” chính là ở chỗ đó .

Mặt khác, ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại đối với vật chất, cho nên trong nhận thức phải có tính toàn diện, phải xem xét đến vai trò của nhân tố tinh thần.

Trong hoạt động thực tiễn, phải xuất phát từ những điều kiện khách quan và giải quyết những nhiệm vụ của thực tiễn đặt ra trên cơ sở tôn trọng sự thật. Đồng thời cũng phải nâng cao nhận thức, sử dụng và phát huy vai trò năng động của các nhân tố tinh thần,tạo thành sức mạnh tổng hợp giúp cho hoạt động của con người đạt hiệu quả cao.

Không chỉ có vậy, việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ trên khắc phục thái độ tiêu cực thụ động, chờ đợi, bó tay trước hoàn cảnh hoặc chủ quan, duy ý chí do tách rời và thổi từng vai trò của từng yếu tố vật chất hoặc ý thức.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro