vat ly kien truc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đề cương ôn tập Vật Lý Kiến trúc

I – Chương 1

Câu 1. Các yếu tố hình thành khí hậu Việt Nam

3 yếu tố: Mặt trời ; Hoàn lưu khí quyển ; Địa hình

*) Mặt trời

- Là yếu tố động lực mang tính chất hành tinh.

- Mặt trời là yêu tố hàng đầu duy trì khí hậu trên trái đất. Là nhân tố chính duy trì sự sống và là nguyên nhân chủ yếu tạo ra các mùa khí hậu khác nhau trong 1 năm.

- Tác dụng chủ yếu của mặt trời là thông qua BXMT và bước sóng. BXMT thay đổi theo trị số lẫn bước sóng theo không gian, thời gian trên tráI đất và chịu ảnh hưởng lớn của khí quyển tráI đất. Bên ngaoif bầu khí quyển, BXMT có trị số rất lớn và gần như ko thay đổi

BXMT tổng cộng = BXMT trực tiếp + BXMT khuếch tán

- Sự giảm yếu của BXMT phụ thuộc vào 2 yếu tố:

+ Thành phần phần tử vật chất có trong khí quyển.

+ Chiều dày của khí quyển

*) Hoàn lưu khí quyển

- HLKQ cũng là yếu tố động lực, nó chi phối 1 cách mạnh mẽ những quy luật phân bố thời gian và không gian cũng như những nét đặc tsawcs riêng của khí hậu từng vùng.

- HLKQ là sự di chuyển của các khối không khí trên tráI đất mà nguyên nhân chính là do sự phân bố nhiệt độ của mặt trời nhận được từng nơi trên tráI đất không giống nhau tạo ra sự khác nhua về áp suất của các khối không khí. Ko khí sẽ di chuyển từ nơI có áp suất cao tới nơI có áp suất thấp.

- Có 2 loại HLKQ:

+ HL tín phong (gió mậu dịch): là thứ gió thổi theo 1 chiều nhất định trong năm

+ HL gió mùa: là gió thổi theo mùa, thay đổi 2 lần trong 1 năm. Gió mùa hảI dương và gió mùa lục địa.

- NgoàI ra còn 1 số HLKQ đặc biệt như: gió phơn, gió núi, gió thung lũng…

*) Địa hình:

- Địa hình là nguyên nhân gây ra sự phân hóa đa dạng và phức tạp của khí hậu.

- Địa hình có thể tạo ra những hiệu ứng địa hình của khí hậu hết sức độc đáo, là nguyên nhân chính tạo ra phân vúng khí hậu

- Các loại địa hình:

+ Đồng bằng

+ Trung du, đồi núi thấp

+ Cao nguyên

+ Núi cao

Câu 2: Đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam, phân vùng khí hậu XD VN

a. Đặc điểm chung

- Khí hậu VN là KH nhiệt đới ẩm và chịu tác động của gió mùa.

- Do lãnh thổ kéo dàI tới 15vĩ tuyến, 3/4 địa hình là đồi núi, KHVN chia thành 2 miền với sự khác biệt rõ rệt, lấy đèo HảI Vân làm ranh giới.

ã Miền KH phía Bắc: KH nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông lạnh

- Nền nhiệt mùa đông hạ thấp đáng kể, thấp hơn 4-5 độ với các vùng cùng vĩ tuyến.

- Có 2 mùa theo mùa gió. Có 1 mùa chuyển tiếp xen giữa. Mùa đông lạnh, ít mưa. Mùa hè nóng, mưa nhiều.

- Có tính bất ổn định cao trong trong diễn biến thời tiết khí hậu.

- Có tác đọng của gió phơn – Hình thành thời tiết gió Tây.

ã Miền KH phía Nam là KH nhiệt đới gió mùa điển hình. Với các đặc điểm:

- Có nền nhiệt độ cao, hầu như không thay đổi quanh năm. Nhiệt độ trung bình 26o – 27oC.

- Có 2 mùa: Mùa mưa trùng với mùa hè; Mùa khô trùng với mùa đông.

- KH miền Nam ít biến đông, nhất là trong chế độ nhiệt.

b. Phân vùng KH XD ở VN

- Miền khí hậu phía Bắc

+ Vùng A1: VKH núi Đông Bắc và Việt Bắc

+ Vùng A2: VKH núi Tây Bắc và Bắc Trường Sơn

+ Vùng A3: VKH đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

- Miền KH phía nam

+ Vùng B4: VKH núi Tây Nguyên

+ Vùng B5: VKH ĐB Nam Bộ và Nam Trung Bộ

Câu 3: Vi KH

- KháI niệm:

+ VKH là tình trạng lí học của ko khí trong 1 phạm vi nhỏ hẹp, trong một giới hạn ko gian nhất định như vkh trong xomd, trong tiểu khu, trong phòng…

+ VKH có 2 đặc điểm: phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu nơI đó và biến động rất lớn theo thời gian và ko gian

- Các yếu tố vkh

+ Nhiệt độ không khí

+ Độ ẩm ko khí

+ Vận tốc chuyền động trong ko khí

+ Nhiệt độ bề mặt bức xạ

Câu 4: Tổng quan các biện pháp KT – XD để nâng cao đkiện vkh ở VN

Chống nóng và chống lạnh.

a. Chống lạnh cho nền khí hậu phía Bắc và vùng núi cao.

- Nền nhiệt lạnh của nền kh phía Bắc là do gió mùa gây ra. Ko liên tục, làm cho nền nhiệt cả mùa đông ko thấp lắm = > chống lạnh cho nền kh miền Bắc là chống gió lạnh bằng cách tránh hướng gió lạnh. Kết cầu nhà của phảI kín gió, tránh lùa.

- Vấn đề cách nhiệt chống gió lạnh ko yêu cầu cao, nghĩa là ko cần ding kết cấu dày, năng, hoặc ding lớp vật liệu cách nhiệt, ngya cả khi sử dụng thiết bị sưởi ấm.

b. Chống nóng.

Các giảI pháp cơ về kiến trúc KH.

- GiảI pháp che BXMT là rất quan trọng. Che bxmt nói chung bao gồm cả cho bxmr chiếu lên kết cấu và chiếu trực tiếp vào phòng. Có thể dùng công trình phụ, cây xanh, cây leo… để che bxmt chiếu lên kết cấu. Che bxmt chiếu vào phòng bằng cách chọn hướng nhà thích hợp, dùng kết cấu che nắng.

- Cách nhiệt cho kết cấu phảI đc chú ý hàng đầu. Nhất là dưới máI và tường chịu bxmt lớn. Tuy nhiên phảI giảu quyết cách nhiệt theo 2 hướng: cách nhiệt tốt về ban ngyaf và thỉa nhiệt nhanh về cả ngày và đêm.

- Vấn đề gió mát và thông gió cần đc ưu tiên vì hiệu quả cao và tốn ít kinh phí

- Kiến trúc hòa nhập với thiên nhiên, với cây xanh, đồi núi, mặt nước… đó là kiến trúc cảnh quan, kiến trúc sinh tháI, kiến trúc mở vào thiên nhiên.

Câu 5. Các phương thức truyền nhiệt

1. Truyền nhiệt bằng dẫn nhiệt: là hình thức xảy ra khi các phần tử vật chất tiếp xúc với nhau.

2. Truyền nhiệt bằng đối lưu: Là quá trình trao đổi nhiệt xảy ra trong môI trường chất lỏng, chất khí có nhiệt độ khắc nhau => xảy ra chuyển động của chất lỏng, chất khí chuyển dời vị trí, do đó xảy ra đối lưu nhiệt.

3. Truyền nhiệt bằng bức xạ: là quá trình trao đổi nhiệt xảy ra giữa các vật có nhiệt độ khác nhau đặt cách xa nhau, năng lương bức xạ truyền trong không gian dưới dạng sóng điện từ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#devil#sad