Vô danh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Nào đây những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng maú sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, 

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"

                                                      (Trích Nhớ rừng - Thế Lữ)

Phía trên là một bức tranh tứ bình bằng thơ tả về bốn khung cảnh khác nhau nhưng đều có chung một điểm là đều tả về con (thằng) hổ - nhân vật chính của bài thơ. Cả bốn cảnh đều là do con (thằng) hổ hồi tưởng về trong lúc đang bị nhốt trong cũi sắt của vườn bách thú và gậm-ing a block of căm hờn.

Cảnh đầu tiên là một buổi đêm [del biết con (thằng) hổ còn thức vì lí do gì ]. Ánh trăng lung linh huyền ảo trên nền trời đen, lấp ló sau những đám mây, chiếu những tia sáng kì diệu xuống nhân gian, nhuốm vàng cảnh vật (kể cả bờ suối). Con (thằng) hổ đi ra bờ suối vàng (Á à, thì ra mày còn thức vì lí do này!). Mà các bạn nhỏ không nên đến suối vàng chơi như con (thằng) hổ đâu nhé! Tôi khá chắc rằng trước đó, con (thằng) hổ đã ăn thức ăn có chứa tinh bột. Trong quá trình tiêu hóa, vì một lí do nào đó, tinh bột đã chuyển hóa thành men rượu khiến cho con (thằng) hổ bị say. Người ta say vì rượu còn con (thằng) hổ say vì mồi nhắm rượu=> Đúng là một con hổ lạ đời. Con (thằng) hổ cúi đầu xuống uống nước suối ( chắc là để giải rượu). Cùng hi vọng nước suối không bị ô nhiễm do chất thải đổ  trái phép nào! Trên mặt nước, không chỉ in hình con (thằng) hổ mà còn soi bóng cả chị Hằng nữa (may mà chị không bị lộ vùng kín). Khi con (thằng) hổ ngẩng đầu lên, nó thấy ngay mặt trăng (chứ không thì thấy ai nữa) nên nó muốn uống ánh trăng tan. Trăng là biểu tượng của vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên, vũ trụ. Con (thằng) hổ muốn uống ánh trăng tan tức là đang muốn nuốt trọn vẻ đẹp ấy, chiếm giữ vẻ đẹp ấy cho riêng mình. Điều đó cho thấy con (thằng) hổ rất ích kỉ, độc đoán. Cũng may mà nó không làm được chứ không thì Bác Hồ đã không có ai để cùng trò chuyện, ngâm thơ vào mỗi đêm rồi! 

Khung cảnh tiếp theo trong trí nhớ của con hổ hiện về là một ngày mưa. Trên trời, mây đen vần vũ, gió ngàn rít từng cơn, từng hạt mưa nặng nề rơi xuống, chỉ là một cơn mưa ngang qua thôi (chưa thành bão hay lốc xoáy) nhưng đã làm rung chuyển cả bốn phương ngàn; dưới đất, do con (thằng) hổ đã đầu tư hệ thống thoát nước nên không xảy ra tình trạng ngập úng như thành phố Hồ Chí Minh đâu! Nhưng dù mưa (bão) có to đến thế nào thì nó cũng del làm sập hang con (thằng) hổ. À mà con (thằng) hổ thì làm gì phân biệt được mưa hay bão đâu! Con (thằng) hổ nằm lặng trong hang của mình, trong một thế tĩnh hoàn toàn trái ngược với thế động của cơn mưa ngoài kia. Nó cứ nằm như thể mình là một con người à nhầm một con súc vật có khả năng điều khiển thời tiết, thiên nhiên. Các bạn chắc đang tưởng rằng:"Hôm nay mưa rơi tâm trí rối bời [con (thằng) hổ đang] nghĩ về một người ở nơi xa xôi." đúng không? Nhưng không, con hổ đang ngắm giang sơn đổi mới. Con (thằng) hổ đã mắc phải một sai lầm nghiêm trọng đó là tưởng rằng đất rừng (vốn thuộc quyền sở hữu của nhà nước) là của mình mặc dù chưa đi làm sổ đỏ. 

The third picture of the four-vase picture is a morning in the forest. The tiger is sleeping under a tán cây. On the cành cây, the birds are singing líu lo. Thực ra thì mấy con (thằng) chim đã đánh thức con (thằng) hổ dậy nên con (thằng) hổ đã thịt bọn chym để làm bữa sáng. Nếu tôi không viết bài này thì có lẽ số phận của mấy con (thằng) chym đó sẽ mãi là một bí ẩn không có lời giải. Press F to pray the birds. À quên, còn mấy cái cây xanh đang đung đưa theo gió, vươn cành lá về phía mặt trời để đón lấy những tia nắng đầu ngày nhưng thực chất là đang cố tránh xa cảnh tượng bi thương kia. Đúng là hạnh phúc của một tang gia.

Bức tranh cuối cùng (nhưng không có bất kì một chiếc lá nào ở đây) là về một buổi chiều tà, mặt trời đỏ rực khuất sau đỉnh núi, chiếu những tia nắng cuối ngày về phía sau cánh rừng - nơi con (thằng) hổ đang nằm giống như chúa đang ban cho nó sự cứu rỗi. Con (thằng) hổ đang nằm trên vũng máu lênh láng của mình, chân nó đã bị gãy, da thì bị cào xé, rách tả tơi, trông đến là thảm! Dù đã thất bại trong cuộc đi săn của mình nhưng con (thằng) hổ vẫn giữ thói kiêu ngạo hống hách cũng như ảo tưởng sức mạnh. Nó phớt lờ sự cứu rỗi của chúa [vì nó nghĩ mình là chúa (sơn lâm)] và còn gọi mặt trời - một ngôi sao cỡ trung bình của vũ trụ là "mảnh mặt trời" cũng như muốn chiếm lấy mặt trời làm của riêng (hi vọng nó không bị chết cháy). Đúng là một con (thằng) hổ ích  kỉ, ngạo mạn và mắc chứng ảo tưởng sức mạnh.

Câu thơ cuối cùng (cũng không có một chiếc lá nào) đã đưa nó về thực tại nghiệt ngã.  Giờ đây, con (thằng) hổ chỉ là một con (thằng) thú bị nhốt trong cũi sắt của trại tâm thần để chữa bệnh ảo tưởng sức mạnh [đừng lo, ở đây không có ai chửi tục và con (thằng) hổ cũng không có súng] và nó đang nhớ về một thời tự do tung hoành phá làng phá xóm đã qua. Qua bài thơ, chúng ta học được một bài học là đừng ảo tưởng sức mạnh như con hổ dẫn đến coi thường người khác để rồi nhận lấy cái kết.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro