Không Tên nhưng là phần 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


[...] Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông,  giao lại cho Thạch Sanh xét sử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung. Đó là do anh Hoàng đã gọi Thiên Lôi đến để bảo kê cho con trai mình và đó cũng là sự trừng phạt thích đáng dành cho chúng. Hai mẹ con Lí Thông  bị hóa kiếp thành bọ hung, đời đời sống trong dơ bẩn, bị nhân dân căm ghét. Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế (rõ ràng là họ không hiểu được tiết kiệm là quốc sách, đâu giống như nhiều cặp đôi trong thời kì kháng chiến chống Pháp). Thấy vậy hoàng tử mười tám nứơc chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội binh lính mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xinh nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn cảu chàng vừa cất lên [rằng: "Ôi (các) hoàng tử, hãy tha thứ cho người em gái (ở đây chỉ công chúa) bị chúng lời nguyền ... Xin đừng làm mọi chuyện tồi tệ hơn.".] thì quân sĩ 18+ nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Từ trong nhà ngục, từ  tay chàng dũng sĩ - tù nhân đơn độc, tiếng đàn ra giữa chiến trường, từ tài năng, đức độ của một phò mã (chắc chắn không dịch là đĩ ngựa) , tấu lên sức mạnh chính nghĩa, khát vọng hòa bình. Trước quân tướng của mười tám nước chư hầu đày hận thù và tham vọng xâm lược, thay mặt nhà vua, thay mặt triều đình và cả dân tộc, Thạch Sanh một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc,  tấu lên khúc nhạc thần kì. Lời kể chỉ ngắn gọn một câu mà gợi cho người đọc, người nghe bao nhiêu tưởng tượng, suy nghĩ. Tiếng đàn của Thạch Sanh đã ngân vang những cung bậc gì (với âm lượng bao nhiêu dB và tần số bao nhiêu Hz) mà kì diệu đến thế? Phải chăng đấy là tiếng nói nhân nghĩa, yêu chuộng hòa bình của cả triều đình, của cả dân tộc ta lúc bấy giờ? Trước đây, tiếng đàn của Thạch sanh vang lên từ ngục tối, như tiếng én gọi mùa xuân, thức tỉnh tâm hồn (Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ - Mặt trời chân lí chói qua tim - Tầm hồn tôi là một vườn hoa lá - Rất đậm hương và rộn tiếng chim), tình yêu của nàng công chúa. Nó hóa giải bi kịch riêng của chàng dũng sĩ. Giờ đây, tiếng đàn ấy ngân vang "như nước cành dương tưới nhuần" (lời miêu tả trong truyện thơ Nôm Thạch Sanh). Như vậy,  tiếng đàn Thạch Sanh đã hóa giải một tình thế khó khăn, nguy cấp - có thể coi là bi kịch của cả một dân tộc. Sáng tạo ra hình tượng tiếng đàn có sức mạnh chiến thắng như thế, phải chăng tác giả truyện cổ tích Thạch Sanh muốn ngợi ca một chiến lược quan trọng của dân tộc ta trong công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm? Đó là nghệ thuật "mưu phạt tâm công" - đánh vào lòng người, dùng văn chương, nghệ thuật hỗ trợ cho thanh gươm, khẩu súng. Tiếng đàn Thạch Sanh, binh pháp Việt Nam kì diệu biết bao! Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn quân lính, tướng sĩ thấy Thạch Sanh chỉ dọn ra vỏn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa (Không làm mà đòi có ăn thì chỉ có ăn dương vật, ăn bãi chất thải của hệ tiêu hóa. Thế cho nó nhanh.). Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước. Thạch Sanh đã chiến thắng hoàn toàn quân địch như thế nào? Bởi chiến thắng của tiếng đàn Thạch Sanh mới chỉ ở chặng đầu. Quân chư hầu mười tám nước bằng lòng lui binh. Các hoàng tử cởi giáp xin hàng. Nhưng đội ngũ vẫn trùng trùng điệp điệp trước kinh thành. Làm thế nào đây? Phải cấp lương thực để cho chúng no bụng, vui vẻ về nước chứ. Lúc bấy giờ nhà vua lo lắng. Cả triều đình lo lắng, nghĩ kế, bày mưu. Thạch Sanh chẳng nghĩ nhiều, chàng sai dọn một bữa thiết đĩa những kẻ bại trận. Bữa cơm . . . chỉ vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu khiến giặc bĩu môi, như chế giễu, như hỏi han, như chất vấn. Thạch Sanh đố họ ăn hết và hứa sẽ trọng thưởng. Một câu đố - một bài toán xuất hiện trong tác phẩm. Đơn giản quá, dễ dàng quá, caí "bài toán niêu cơm". Vậy mà, hàng vạn quân của mười tám nước chư hầu không giải được bài toán ấy. Chúng đành phải cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước. Chao ôi! Niêu cơm của Thạch Sanh, cái vật dụng đất nung nhỏ bé, bình thường mà sao có sức chứa lớn lao, phi thường như vậy. Thật lạ lùng và thú vị! Tôi chợt nhớ thành ngữ xưa "nước lọ, cơm niêu" cha ông ta dùng để thở than về cuộc sống thiếu thốn, đói nghèo từng đày đọa bao kiếp người lao động. Khổ cực thế! Bốn nghìn năm nay, cái nồi cơm, cái niêu cơm Việt Nam nó nhỏ lắm, nó bé lắm. Nhưng cũng bốn nghìn năm nay, dân tộc Việt Nam biết dạy nhau, nhường nhịn nhau để sống, để đánh giặc giữ nước. Niêu cơm nhỏ xinh ấy đã trở thành một hình tượng thẩm mĩ đặc sắc khiến cho câu chuyện "dũng sĩ giết chằn tinh trừ hại cho dân", "dũng sĩ diệt đại bàng cứu người đẹp" trong nhiều thần thoại, cổ tích thế giới trở thành cổ tích Thạch Sanh đậm đà chất Việt Nam, đích thực là sản phẩm tinh thần độc đáo của (siêu) trí tuệ, tâm hồn Việt Nam. Khác với tiếng đàn, niêu cơm chẳng nói nửa lời, cứ lặng lẽ vơi rồi lại đầy, giúp cho một người no nê, sảng khoái, rồi mười người, trăm ngàn người, biến họ từ những kẻ hung dữ, kiêu ngạo thành người hiền lành, phục thiện. Từ sản vật bình thường, niêu cơm đem lại cho Thạch Sanh sức mạnh tinh thần phi thường, to lớn. Nó tượng trưng cho lòng bao dung, độ lượng, chí tình, chí nghĩa của chàng dũng sĩ xuất thân dân dã. Nó bắt nguồn từ truyền thống khoan hồng, từ chủ nghĩa nhân đạo Việt Nam mà biết bao anh hùng cứu nước từng thực hiện và nhắc nhở. Niêu cơm Thạch Sanh không chỉ là biểu tượng cho đạo lí Việt Nam trong công cuộc giữ nước mà còn là khát vọng nghìn đời của cả dân tộc ta về miếng ăn, về của cải vật chất có thể nuôi sống mình, gia đình mình và để cho kẻ thù nể sợ. Sáng tạo ra hình tượng "niêu cơm" ở cuối câu chuyện, tác giả truyện cổ tích Thạch Sanh thực sự rất am hiểu, rất yêu mến và trân trọng quê hương, đồng ruộng, hạt gạo, nồi cơm, tâm hồn, khát vọng cùng biết bao giá trị khác nữa trên mảnh đất và trong tâm hồn Việt Nam. Cái thời "nước lọ, cơm niêu" đã qua rồi. Ngaỳ nay, "cơm niêu" xuất hiện trở lại, như một biểu tượng của đặc sản cao cấp Việt Nam, thật thú vị! Những hình tượng thẩm mĩ độc đáo một khi bắt nguồn từ cuộc sống, nhất là cuộc sống đẫm mồ hôi và nước mắt của người lao động, qua sự sáng tạo tài tình của người nghệ sĩ thì nó sẽ trẻ mãi không già, sẽ trường tồn và trở đi trở lại với chúng ta trong cuộc sống, cũng như lòng người. So với những truyện cổ tích quen thuộc trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, cổ tích Thạch Sanh có nội dung, kết cấu, số phận, tính cách nhân vật phong phú, đa dạng hơn nhiều. Nhân vật Thạch Sanh trong truyện vừa mang những nét đặc trưng cuả các nhân vật dũng sĩ trong anh hùng ca thời thị tộc - bộ lạc, vừa có những nét tính cách và số phận tiêu biểu cho loại nhân vật trong cổ tích thần kì ra đời trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp. Vì thế, Thạch Sanh vừa là biểu tượng cho con người lương thiện, nêu cao điều kiện, để đấu tranh diệt trừ cái ác vừa là người anh hùng tài năng, trí dũng vẹn toàn chiến đấu chống ngoại xâm, giữ yên bờ cõi. Đỉnh cao (đỉnh kout) của phẩm chất nhân nghĩa, anh hùng trong Thạch Sanh phải chăng là tiếng đàn hóa giải và niêu cơm nhân nghĩa? Kéo tấm màn huyền thoại, hoang đường, sương khói kì ảo của trí tưởng tượng dân gian, chúng ta nhìn thấy được những chứng tích lịch sử, lắng nghe được những tiếng nói của cha ông về khát vọng hòa bình, no ấm tự ngàn đời nay vọng lại. Tiếng đàn Thạch Sanh hay chính là văn hóa, văn học nghệ thuật Việt Nam có khả năng hóa giải mọi bi kịch? Niêu cơm Thạch Sanh, hay chính là hạt thóc, nồi cơm, của cải vật chất trên mảnh đất Việt Nam đã từng nuôi lớn dân tộc, đã từng chiến thắng ngoại xâm sẽ maĩ mãi đem lại ấm no, hạnh phúc cho mỗi gia đình, cho mọi người Việt Nam chúng ta? Ôi, tiếng đàn kì diệu, niêu cơm nhỏ bé mà có sức mạnh vô hạn, vô biên, đáng yêu, đáng nhớ làm sao! Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh. Điều này thể hiện ước mơ, khát vọng đổi đời, khát vọng được làm chủ cuộc đời, làm chủ đất nước của người nông dân Việt Nam.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro