Ve tieu thuyet To Tam cua Hoang Ngoc Phach

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tố Tâm là tiểu thuyết duy nhất của Hoàng Ngọc Phách được viết xong năm 1922, in lần đầu năm 1925 tại nhà xuất bản Châu Phương, Hà Nội. Tố Tâm xuất hiện “lập tức gây xôn xao, sôi nổi dư luận một thời” [2, 257], “từ Nam đến Bắc không mấy ai là không biết đến” [2, 87]. Tác phẩm được sùng bái đến mức trở thành cuốn sách gối đầu giường, thành tự điển cho những người “nhập môn hay muốn nhập môn vào tình yêu”. Với sự ra đời của mình, “Tố Tâm đã làm dậy lên một phong trào đi tìm tự do cá nhân cho thanh niên nam nữ” [3, 361].

Tố Tâm viết về chuyện tình trong sáng, say đắm nhưng cũng không kém phần bi thảm của Tố Tâm và Đạm Thủy. Đạm Thủy là sinh viên cao đẳng Sư phạm có tài văn thơ. Tố Tâm là cô con gái lớn xinh đẹp, nết na của bà Án, khi còn bé học chữ Nho, sau học trường Pháp – Việt, đỗ sơ học, rất yêu văn chương, đã thầm yêu Đạm Thủy khi đọc văn thơ của chàng đăng trên báo. Do tình cờ hội ngộ nên tình yêu giữa hai người nảy nở và ngày càng trở nên sâu nặng hơn. Song đó là một mối tình vô vọng bởi gia đình Đạm Thủy đã hỏi vợ cho chàng và chàng không muốn trái ý cha mẹ; còn Tố Tâm, mặc dù yêu tha thiết Đạm Thủy nhưng cũng không muốn làm cho người vợ chưa cưới của chàng đau khổ. Bà Án biết Tố Tâm và Đạm Thủy yêu nhau, chỉ “có ý giữ gìn” chứ không phản đối. Đến khi cậu tú B. dạm hỏi Tố Tâm, bà ưng gả nhưng Tố Tâm không thuận.

Tố Tâm và Đạm Thủy thường xuyên trao đổi những bức thư tình. Nhưng thư từ cũng không thể làm nguôi nỗi nhớ thương, họ thực sự có nhu cầu gặp nhau, cùng nhau trò chuyện. Hễ có điều kiện là hai người đi chơi vùng ngoại ô, có khi còn đi biển Đồ Sơn. Đó là những tháng ngày say đắm và đẹp đẽ nhất của Tố Tâm và Đạm Thủy. Trước tình yêu trong sáng của Tố Tâm, đã có lúc Đạm Thủy muốn vứt bỏ sự nghiệp cùng nàng trốn đến một nơi nào đó để cùng hưởng hạnh phúc nhưng vì nghĩ đến gia thân nên lại thôi. Khi bà Án ốm nặng, bà muốn Tố Tâm nhận lời lấy cậu tú B. để yên bề gia thất. Thương mẹ nên Tố Tâm chiều theo ý bà mà ưng thuận. Lấy chồng xong, Tố Tâm nhuốm bệnh, 36 ngày sau thì qua đời.

Tố Tâm được xem là cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của nền văn học Việt Nam viết theo lối kết cấu tâm lý, kết tinh thành tựu của một giai đoạn có tính chất giao thời của hai giai đoạn văn học. Tình yêu nam nữ trong tác phẩm đã bắt đầu thoát ra khỏi những ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến, hướng tới một chân trời mới lạ của tình yêu tự do cá nhân.

Với Tố Tâm, Hoàng Ngọc Phách đã có những đổi mới trong quan niệm về hiện thực phản ánh. Nếu các nhà văn khác cùng thời với ông có xu thế hướng ngoại, khai thác những vấn đề xã hội, hướng đến quan hệ giữa con người với con người để tố cáo xã hội thì Hoàng Ngọc Phách lại hướng vào nội tâm, vào thế giới bên trong, đi vào chiều sâu của tâm giới. Trong tác phẩm, mọi trạng thái tâm lý đều có cơ sở, có quá trình hình thành rất logic và hợp lý: để gặp và yêu ngay Tố Tâm, tiềm thức của Đạm Thủy đã lưu giữ gương mặt ấy ngay từ lúc ở nhà quan huyện; Tố Tâm đáp lại ngay chân tình của Đạm Thủy bởi nàng, vì yêu thơ, đã yêu cả chàng thi sĩ tài hoa – chủ nhân của những vần thơ bay bổng... Đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm phong phú và bí hiểm của con người là mảnh đất mới mà nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật hiện đại cần phải hướng đến. Chính sự đổi mới về thiên hướng khai thác này đã dẫn đến sự đổi mới trong nội dung phản ánh của Tố Tâm. Những sự kiện của đời sống bên ngoài và những hành động của nhân vật không còn giữ vai trò quan trọng hàng đầu nữa mà chỉ là yếu tố phụ, nhường chỗ cho những suy tư, những trạng thái tình cảm, những vui, buồn, lo âu, thấp thỏm và những phân tích về quá trình tâm lý của con người. Có thể nói, đi sâu vào thế giới bên trong, vào đời sống nội tâm của nhân vật là một phát hiện, một khám phá vô cùng mới mẻ của Hoàng Ngọc Phách.

Tố Tâm đã đặt ra vấn đề quyền sống trong lĩnh vực tình cảm của cá nhân con người trong xã

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#koolstar