vết thương mạch máu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 3: Trình bày nguyên nhân và triệu chứng của vết thương mạch máu

a)nguyên nhân

-đạn bắn

-tai nạn nghề nghiệp:ngã dàn giáo,...

-tai nạn giao thông

-dao,vật sắc nhọn đâm phải

-tệ nạn xã hội

b)Triệu chứng

*Máu chảy ra ngoài

-toàn thân:khi bị chảy máu nhiều,người bệnh sốc do mất máu,dấu hiệu toàn thân rất nặng,mặt xanh tái,vã mồ hôi,chân tay lạnh,mạch nhanh,huyết áp hạ,khó thở

-xét nghiệm: số lượng hồng cầu giảm,tỷ lệ huyết cầu tố giảm

-trên đường đi của mạch máu tại chỗ bị tổn thương, máu chảy tại chỗ bị tổn thương,máu chảy ra tùy khẩu kính mạch máu,động mạch hay tĩnh mạch mà chảy nhiều hay ít

+máu tĩnh mạch:chảy ra ít hơn máu động mạch,màu đen,nếu chảy nhiều sẽ tràn đều trên bề mặt vết thương.nếu chặn phía dưới vết thương máu sẽ cầm

+máu động mạch:màu đỏ tương chảy phụt thành tia chảy theo nhịp đập của tim,ấn phía trên đường đi của động mạch máu sẽ cầm

+máu mao mạch:chảy ri rỉ từng giọt

*Bọc máu

-có khi mạch máu bị vỡ nhưng không chảy ra ngoài được mà chảy vào tổ chức xung quanh tạo thành bọc máu. Tại chỗ vết thương có khối máu tụ nắn đau

-nếu khối máu tụ to thì có thể gây chèn ép vào mạch máu(như 1 garo) làm cho phần chi dưới đó bị thiếu nuôi dưỡng và hoại tử, chi lạnh tím và không bắt được mạch

Câu 4: Chẩn đoán vết thương mạch máu và kỹ thuật cầm máu

a)chẩn đóan vết thương

*tại tuyến cơ sơ

-Với vết thương tĩnh mạch chỉ cần băng ép chặt

-với vết thương động mạch phải đặt ga rô,cố định chi và chuyển đến nơi có phẫu thuật

*tuyến có phẫu thuật

-bồi phụ khối lượng tuần hoàn đã mất bằng truyền mãu,huyết tương hay dịch thay thế

-khâu lại mạch máu,nối mạch,buộc mạch máu hay cắt cụt chi tùy trường hợp

b)Kỹ thuật cầm máu

buộc băng ép trên vết thương:lấy vải gạc hoặc băng cuộn thành 1 cuộn tròn chắc đặt trên đường đi của động mạch.phía trên vết thương dùng băng cao su hoặc băng cuộn băng chặt.nếu vết thương rộng có thể dùng gạc vô khuẩn nhét vào và băng ép lên trên

Câu 5: Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh có vết thương mạch máu

a)Nhận định

-trước mổ:

+người bệnh có sốc hay không?tình trạng mất máu và dấu hiệu sinh tồn thế nào

+vết thương động mạch hay tĩnh mạch?

+người bệnh đã được sơ cứu gì chưa?

+ga rô giờ thứ mấy? đúng hay sai

-Sau mổ

+tình trạng mất máu,dấu hiệu sinh tồn,da và niêm mạc

+tình trạng nuôi dưỡng sau mổ như thế nào

+vết mổ có thấm dịch máu không?

b)Chẩn đoán chăm sóc

-nguy cơ sốc do mất máu nhiều

-nguy cơ hoại tử chi do ga rô quá lâu

-nguy cơ thiếu nuôi dưỡng do huyết khối

-nguy cơ chảy máu sau mổ

c)lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc

*Trước mổ

-phòng và chống sốc

+băng ép(nếu là vết thương tĩnh mạch),ga rô cầm máu(nếu là vết thương động mạch)

+tiêm thuốc giảm đau theo y lệnh

+bù lại khối lượng tuần hoàn:truyền máu tươi toàn phần cũng nhóm các loại dịch thay thế máu

+lập bảng theo dõi dấu hiệu sinh tồn( 30 phút hay 1 giờ /1 lần)

+theo dõi nước tiểu qua sonde bàng quang theo giờ

+để người bệnh nằm đầu thấp nếu huyết áp thấp

-theo dõi ga rô

+sau khi ga rô xong phải có phiếu ghi theo dõi ga rô

+cứ 1 giờ nới dây ga rô 1 lần và mỗi làn nới 1-2 phút và không nới quá 6 lần

+ga rô đảm bảo vết thương không còn chảy máu và ga rô đúng nguyên tắc

+chỉ chuyển người bệnh khi không có sốc và ga rô cầm máu tốt

-Chuẩn bị người bệnh mổ

+hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án

+làm các xét nghiệm: công thức máu,nhóm máu,máu chảy máu đông...

+giải thích cho người bệnh và gia định người bệnh ký cam kết mổ

+thay băng và sát trùng vùng cần mổ

+thay băng áo nhà mổ và tháo đồ trang sức giao cho người nhà giữ

*Chăm sóc sau mổ

-Những giờ đầu:

+theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn

+để người bệnh nằm đầu thấp khi chưa tỉnh

+truyền dịch và thực hiện thuốc theo y lệnh

+theo dõi bài tiết

-theo dõi về nuôi dưỡng của chi sau mổ nối với mạch máu: nếu sau mổ máu lưu thông tốt thì có những dấu hiệu sau:

+đầu chi hồng,ấm

+không tê bì,vận động tốt

+kiểm tra thấy mạch đập,và bắt mạch thấy rõ

+dùng các thuốc chống đông theo y lệnh để giảm nguy cơ huyết khối động mạch,thuốc chống phù nề

-Chăm sóc vết mổ

+theo dõi dịch thấm băng: màu sắc,mức độ

+thay băng 2 ngày/1 lần nếu vết mổ khô

+cắt chỉ sau 7 ngày

-chống nhiễm trùng

+tiêm thuốc chống uốn ván

+dùng thuốc kháng sinh theo y lệnh

-theo dõi sonde nếu có

+dịch chảy qua sonde: số lường,màu sắc

+rút sonde: thường rút sau 24-48 giờ

-Dinh dưỡng

+cho ăn khi người bệnh tỉnh

+chế độ đảm bảo đủ calo,ăn tăng protein và các vitamin để chống nhiễm trùng

-Vệ sinh

+vệ sinh thân thể tránh làm ướt băng

+vệ sinh khoa phòng,thay ga và quần áo người bệnh hàng ngày

d)Đánh giá

người bệnh đc đánh giá là tốt khi

-ga rô đúng nguyên tắc

-người bệnh không có sốc

-người bệnh đến sớm,điều trị bảo tồn tốt

-không có biến chứng về tắc mạch

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro