VHAS Duc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 4. VĂN HỌC ÁNH SÁNG ĐỨC

I.Đặc điểm xã hội và văn học nước Đức thế kỷ XVIII

Thế kỷ XVIII, bao trùm khắp nước Đức vẫn là hình thức phong kiến cát cứ với hơn 300 công quốc lớn nhỏ khác nhau. Tình trạng đất nước bị chia cắt kéo theo sự trì trệ về kinh tế, xã hội lạc hậu. Tầng lớp đông đảo nhất ở Đức thế kỷ XVIII là nông dân, chiếm 70% dân số. Giai cấp tư sản Đức chưa đủ mạnh để đứng lên phát động cuộc cách mạng tư sản như ở Anh và Pháp. Tuy nhiên, thế kỷ XVIII lại là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của văn học Đức với tên tuổi những nhà văn, nhà thơ tiêu biểu của văn học Anh sáng như: Johann Christoph Gottsched, Gotthold Ephraim Lessing (kịch), Friedrich Gottlied Klopstock (thơ), Martin Wieland (tiểu thuyết)…Đặc biệt, nửa cuối thế kỷ XVIII (1770-1785), ở Đức xuất hiện trào lưu văn học “Bão táp và Xung kích”-phản ánh những khuynh hướng tư tưởng tiến bộ của đẳng cấp thứ ba. Các tác phẩm thuộc trào lưu văn học này tập trung ca ngợi thiên nhiên và cuộc sống bình yên của người lao động nơi thôn dã, ca ngợi tình bạn, tình yêu và tự do cá nhân, đấu tranh chống lại chế độ phongkiến, phê phán lối sống xa hoa, đồi trụy của vua chúa và địa chủ. Văn học “Bão táp và Xung kích”không tuyệt đối tuân theo những nguyên tắc mỹ học truyền thống mà đề cao sự sáng tạo của cá nhân. Các tác giả quan niệm: “Quy tắc chỉ là cái nạng, chỉ có ích cho kẻ què quặt, nhưng là trở ngại cho người lành lặn”. Những nhà văn, nhà thơ tiêu biểu của trào lưu văn học này: Klinger, Lenz, Goethe, Schiller, Herder

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#koolstar