vi~mo MKT

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1 Môi trường vĩ mô

Các yếu tố của môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến ngân hàng thường là các

yếu tố chủ yếu sau đây:26

1.1 Môi trường kinh tế

Tăng trưởng kinh tế

Các năm gần đây, kinh tế thế giới luôn luôn tăng tr ưởng, đặc biệt năm

2006 đạt mức tăng trưởng trên 5%. Trong năm 2007, kinh tế thế giới tăng trưởng

chậm lại, có dấu hiệu khủng hoảng lương thực, tài chính; giá vàng, xăng dầu và

các nguyên liệu cơ bản khác tăng đột biến . Đến tháng 9 năm 2008 đã hiện rõ các

khủng hoảng về tài chính và chính phủ các nước cũng đã có biện pháp khắc

phục, giá một số nguyên nhiên liệu giảm xuống.

Nhưng thời gian qua cũng là thời kỳ đánh dấu nhiều thành công của Việt

Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó nỗi bật nhất là sự kiện Việt Nam đã

tổ chức thành công Hội nghị APEC lần thứ 14, chính thức trở thành thành viên

thứ 150 của WTO, Hoa Kỳ thông qua Qu y chế thương mại bình thường vĩnh

viễn (PNTR) với Việt Nam. Mặc khác, tốc độ tăng trưởng GDP ngày càng cao.

Năm 1999, do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á tốc

độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã giảm xuống còn 4,9%. Tuy nhiên đến năm

2000, nền kinh tế đã phục hồi nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,79%

và liên tục tăng trong các năm tiếp theo.

Khi nền kinh tế tăng trưởng, các doanh nghiệp có nhu cầu về vốn để đầu

tư trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc mở rộng và phát triển hoạt động sản

xuất kinh doanh, việc đầu tư không chỉ dừng lại ở phạm vi quốc gia mà còn

xuyên quốc gia...làm phát sinh mạnh mẽ các nhu cầu dịch vụ đòi hỏi ngân hàng

cung cấp từ dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, thuê mua đến chuyển đổi ngoại tệ....27

Chính vì thế, khi nền kinh tế tăng trưởng thì nhu cầu về dịch vụ ngân hàng cũng

tăng theo.

Hoạt động xuất nhập khẩu

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng liên tục qua các năm như: Xuất khẩu

năm 2005 là 32.447 triệu USD, năm 2006 là 39.826 triệu USD, năm 2007 là

48.561 triệu USD. Nhập khẩu năm 2005 là 36.761 triệu USD, năm 2006 44.891

triệu USD, năm 2007 62.682 triệu USD. Hoạt động xuất khẩu tăng lên làm nảy

sinh nhu cầu dịch vụ ngân hàng như: chiết khấu bộ chứng từ, chuyển đổi ngoại

tệ, vay vốn để sản xuất....

Hoạt động đầu tư

Trong những năm gần đây, việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đã

có những chuyển biến tích cực. Chính phủ đã từng bước cải thiện môi trường

đầu tư, tại điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. Nhờ đó, vốn đầu

tư toàn xã hội đã có sự gia tăng đáng kể. Nhiều thị trường xuất nhập khẩu mới28

mở ra như thị trường Mỹ, đã trở thành một trong những đối tác thương mại lớn

của Việt Nam.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2006 đạt 393,5 ngàn tỷ đồng. Trong ba

khu vực kinh tế phân theo thành phần sở hữu thì khu vực có vốn đầu tư nước

ngoài tăng nhanh nhất, 2006 tăng 12,41% so với 2005. Nguồn vốn thuộc khu vực

kinh tế ngoài quốc doanh năm 2006 cũng tăng 3,7% so với 2005. Trong khi đó,

vốn đầu tư ở khu vực kinh tế nhà nuớc giảm 5,6% so với năm 2005. Đây là một

tín hiệu tốt cho thấy nền kinh tế nước ta với sự ổn định chính trị, hành lang pháp

lý được cải thiện ngày càng thông thoáng đang thực sự là điểm đến đầu tư an

toàn và hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài.

.1.2 Môi trường văn hoá, xã hội

Quy mô dân số và cơ cấu dân số

Quy mô dân số cả nước năm 2006 ước tính 84.110 nghìn người, tăng

1,19% so với năm 2005. Cơ cấu dân số có sự thay đổi theo hướng gia tăng dân

thành thị do tốc độ đô thị hoá những năm gần đây rất nhanh , cơ cấu dân thành thị tăng đều qua các

năm. Nếu như trong năm 2002 dân thành thị chỉ chiếm 25,11% tổng số dân cả

nước, đến năm 2006 tăng lên 27,10% và dự báo dân số vào năm 2020 khoảng

90.000 nghìn người, trong đó tỷ lệ dân thành thị chiếm khoảng 35%-50%.29

Quy mô dân số và cơ cấu dân số có ảnh hưởng không nhỏ đến tiềm năng

nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng. Việt Nam là nước đang phát triển, người

dân vẫn chưa có thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là ở nông thôn.

Chính vì thế khi quy mô dân số tăng và cơ cấu dân số dịch chuyển theo hướng

gia tăng dân thành thị sẽ làm cho nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng cũng tăng

theo.

Thu nhập của người dân

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng lên, mức sống tăng nên

người dân có tích luỹ sẽ xuất hiện nhu cầu đầu tư các khoản thu nhập của mình

để sinh lời, cũng như nhu cầu vay để tiêu dùng trước. Tất cả họ phải tìm đến thị

trường dịch vụ tài chính từ tư vấn đến kênh đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, đầu

tư hộ, môi giới, quản lý ngân quỹ, bảo hiểm... Từ đó nhu cầu về các dịch vụ tài

chính ngân hàng sẽ tăng mạnh.

Những năm gần đây, sự ổn định kinh ntế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế của

nước ta làm cho GDP bình quân đầu người và GDP bình quân một lao động

hàng năm tăng liên tục. Cụ thể năm 2006, GDP/người ước tính khoảng 11.578

nghìn đồng, tăng gấp hai lần so với năm 2001 và GDP/lao động ước tính khoảng

22.419 nghìn đồng, cũng tăng gấp hai lần so với năm 2001.

Việc GDP/người và GDP/lao động tăng là một trong những chỉ báo quan

trọng phản ánh mức sống và thu nhập của người dân được nâng cao. Khi đời

sống xã hội được nâng cao sẽ tạo điều kiện phát triển lĩnh vực tài chính ngân

hàng.

Cơ cấu tổng phương tiện thanh toán

Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán của người dân tuy có cải

thiện nhưng chưa nhiều.30

Về cơ cấu, thanh toán qua hệ thống ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong

tổng phương tiện thanh toán và có xu hướng tăng dần qua các năm từ 77,4% năm

2002 tăng khoảng 85,4% năm 2006. Ngược lại, tỷ trọng tiền mặt 2006 tiếp tục

giảm so với các năm trước đó. Điều này cho thấy cơ cấu tổng phương tiện thanh

toán toàn xã hội được cải thiện theo hướng giảm dần tỷ lệ tiền mặt trong nền

kinh tế, đồng thời cũng phản ánh ngày càng mở rộng và phát triển các hình thức

thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư của hệ thống ngân hàng như thẻ

ATM đã góp phần làm giảm khối lượng tiền mặt trong thanh toán. Nhưng thị

trường này chưa phát triển nhiều, chủ yếu mới chỉ tập trung ở phân khúc thị

trường công chức nhà nước, nhân viên văn phòng, công nhân một số doanh

nghiệp lớn. Tính đến cuối năm 2006, số thẻ nội địa phát h ành là 4.298.875 thẻ,

tăng 70% so với năm 2005, số thẻ quốc tế phát hành 242.531 thẻ, tăng 80% so

với năm 2005 với gần 60 thương hiệu, 16 ngân hàng phát hành và hơn 20 ngân

hàng làm đại lý thanh toán. Tổng số máy ATM trong toàn hệ thống các ngân

hàng hiện có là 2.782 máy, tăng 60% so với năm 2005; máy POS có 11.282 máy,

tăng 8% so với 2005( Nguồn: báo cáo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam - nhiệm kỳ

III). Điều này cho thấy cơ sở hạ tầng thanh toán còn ít, khả năng thuyết phục

người dân còn hạn chế. So với dân số Việt Nam năm 2006 ước tính 84.110 nghìn31

người thì số lượng thẻ phát

hành đến thời điểm này còn khá khiếm tốn, thị trường còn rất nhiều tiềm năng

chưa khai thác.

Giáo dục và đào tạo

Bên cạnh đó, ngành giáo dục và đào tạo cũng phát triển mạnh. Ngoài hệ

thống các trường công lập, hệ thống các trường dân lập ngày càng nhiều, hiện ở

các trường hầu như đều có các ngành đào tạo nguồn nhân lực cho ngân hàng.

Hiệp hội ngân hàng và Trung tâm đào tạo ngân hàng cũng thường xuyên mở các

khóa huấn luyện nhằm giúp cho các nhân viên của các ngân hàng thương mại

cập nhật kiến thức thường xuyên.

2.2.1.3 Môi trường pháp luật, Chính phủ và chính trị

Chính trị

Nhìn chung tình hình chính tr ị xã hội của Việt Nam rất ổn định. Việt Nam

được tổ chức quốc tế thừa nhận là có nền chính trị ổn định nhất khu vực Châu Á.

Hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng

Khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng từng bước được cải thiện để đáp

ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao hiệu quả h oạt động tiền tệ ngân

hàng, cụ thể là Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng đã được

bổ sung và sửa đổi trong năm 2003 và 2004. Những sửa đổi này nhằm xây dựng

hệ thống ngân hàng hiện đại, phù hợp hơn với thông lệ và chuẩn mực quốc tế,

giảm thiểu sự can thiệp của cơ quan quản lý vào hoạt động của các ngân hàng.

Khung pháp lý không ngừng hoàn thiện và đổi mới theo hướng nới lỏng kiểm

soát dịch vụ ngân hàng và thị trường tài chính như Luật Công cụ chuyển nhượng

số 49/2005/QH11 được Quốc hội ban hành 29/11/2005, Luật chứng khoán số

70/2006/QH11 được Quốc hội ban hành 29/06/2006, Luật Giao dịch điện tử số

51/2005/QH11 được Quốc hội ban hành 29/11/2005...

Quản lý và điều hành chính sách tiền tệ

Trong việc quản lý và điều hành, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thành32

công trong việc điều hành chính sách tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền, thúc đẩy

tăng trưởng kinh tế, đảm bảo sự ổn định và phát triển của hệ thống ngân hàng.

Các công cụ của chính sách tiền tệ được sử dụng là các công cụ gián tiếp như

nghiệp vụ thị trường mở, hoán đổi ngọai tệ đã thay thế cho các công cụ mang

tính chất hành chính. Lãi suất dần dần được tự do hóa, tỷ giá được chuyển đổi từ

chế độ tỷ giá cố định sang chế độ tỷ giá linh hoạt có điều tiết dựa tr ên cơ sở thị

trường. Cơ chế về quản lý ngoại hối, tín dụng, hoạt động thanh toán ngày càng

linh hoạt, thông thoáng hơn, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các

ngân hàng.

.1.4 Môi trường công nghệ

Công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam đang phát triển với tốc độ

nhanh. Các ứng dụng của CNTT vào đời sống và hoạt động kinh doanh trở nên

phổ biến: các trang Web giới thiệu sản phẩm, giao dịch qua thư điện tử, đường

truyền dữ liệu ADSL...33

Hệ thống ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây rất tích cực đầu

tư vào công nghệ: hệ thống chuyển tiền điện tử li ên ngân hàng cho phép thanh

toán tiền cho người nhận trong vài giây, hệ thống ATM cho phép phục vụ tự

động 24/24, hệ thống SWIFT thanh toán to àn cầu, đấu thầu tín phiếu kho bạc...

Có thể nói trình độ công nghệ của ngân hàng thuộc nhóm cao cấp và hiện đại

nhất của nền kinh tế. Hiện nay các thao tác, công đoạn nghiệp vụ được xử lý trên

máy vi tính, việc xử lý trên mạng đã được thực hiện ở hầu hết các ngân hàng,

nhiều nghiệp vụ được xử lý trực tuyến có tính hiện đại hoá .

Ứng dụng thông tin trong quản lý của NHNN cũng đã thực hiện ngày

càng phát triển như việc các NHTM gửi báo cáo hàng ngày, tháng, năm cho

NHNN bằng việc truyền file dữ liệu thay cho báo cáo bằng văn bản như trước,

hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng do NHNN chủ trì hiện nay đã có 71

ngân hàng tham gia với hơn 300 chi nhánh.

Tuy nhiên khả năng cung ứng trong đời sống vẫn còn hạn chế không thể

thoát khỏi môi trường công nghệ chung ở trình độ thấp của cả nền kinh tế.

.2 Môi trường vi mô

Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ng ành, ngoại cảnh đối với

ngân hàng nhưng quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh của ngân hàng, gồm

5 yếu tố:

.2.1 Đối thủ cạnh tranh

Tại Việt Nam, hệ thống ngân hàng có nhiều bước tiến vượt bậc về quy

mô, mạng lưới hoạt động, công nghệ, vốn...hiệu quả v à chất lượng hoạt động

được cải thiện đáng kể. Với chủ trương phát triển thị trường tài chính tiền tệ của

Chính phủ, ngành ngân hàng luôn được tạo điều kiện để tự thân phát triển và tiếp

cận với trình độ hiện đại của thế giới.

Nhà nước tiếp tục cổ phần hoá các ngân h àng thương mại quốc doanh.

Các NHTMCP không ngừng tăng cường quy mô và năng lực hoạt động của

mình bằng cách phát hành thêm cổ phiếu, niêm yết trên thị ttrường chứng khoán,34

kêu gọi cổ đông nước ngoài để vừa thu hút vốn vừa tranh thủ tiếp cận công nghệ,

trình độ quản lý...

Tình hình cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng ngày càng khắc nghiệt hơn

nhưng hiện nay chủ yếu vẫn là cạnh tranh bằng lãi suất và mạng lưới. Tương

quan lợi thế giữa khối ngân hàng thương mại quốc doanh và ngoài quốc doanh

dần được rút ngắn, thể hiện qua sự vươn lên của một số ngân hàng cổ phần và

sự có mặt ngày càng nhiều chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Hệ

thống ngân hàng chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các định chế t ài chính khác: công

ty tài chính, quỹ đầu tư, quỹ hỗ trợ phát triển, công ty bảo hiểm....

Căn cứ vào tính chất sở hữu, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

tính đến tháng 08 năm 2008 đã có 5 ngân hàng thương mại Nhà nước với tổng

cộng 4.000 chi nhánh, 2 ngân hàng chính sách với hàng trăm chi nhánh, 6 ngân

hàng liên doanh, 36 ngân hàng cổ phần, 44 chi nhánh ngân hàng nước ngòai, 1

quỹ tín dụng nhân dân Trung ương với hơn 30 chi nhánh trải hơn 25 tỉnh, thành

phố và 998 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cấp phường, xã.

Với những con số này, các chi nhánh, phòng giao dịch và điểm dịch vụ

ngân hàng đã thật sự "phủ sóng" đến tận các bản làng, thôn xóm.

.2.2 Khách hàng

Khách hàng là một phần quan trọng của ngân hàng, khách hàng trung

thành là một lợi thế cho ngân hàng. Sự trung thành của khách hàng được tạo

dựng bởi sự thoả mãn những nhu cầu của khách hàng và mong muốn làm tốt

hơn. Vì vậy ngân hàng phải có chiến lược khách hàng mềm dẻo trong phong

cách phục vụ mà vẫn đảm bảo lợi nhuận cho mình. Như trong giai đoạn căng

thẳng về tỷ giá, ngân hàng có thể đưa ra tỷ giá cạnh tranh so với các ngân hàng

khác, nhưng bù lại phí dịch vụ thanh toán có thể cao hơn một chút cũng làm cho

khách hàng được thoả mãn.

Khách hàng hiện tại có nhiều lựa chọn ngân hàng phục vụ mình, bởi các

ngân hàng thương mại tiếp thị sản phẩm tận nhà, phục vụ 24/24 và việc chuyển

sang mua hàng của ngân hàng khác không gây tốn kém gì. Mặc khác, mỗi ngân

hàng có chiến lược chăm sóc khách hàng đem lại lợi nhuận cho họ rất chu đáo.

Vì vậy để tìm kiếm khách hàng, BIDV phải nỗ lực tiếp thị khách hàng mới,

tránh tập trung vào một khách hàng lớn để phân tán rủi ro và giảm quyền lực

thương lượng của họ trong việc có khả năng ép giá các dịch vụ ngân hàng.

.2.3 Nhà cung cấp

Nguồn nguyên vật liệu, thiết bị của ngân hàng chủ yếu là máy vi tính,

phần mềm về hoạt động ngân hàng, giấy in, poster quảng cáo, vật liệu văn phòng36

phẩm....nên ngân hàng sẽ không phải chịu áp lực từ phía các nh à cung cấp này

bởi các sản phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp trong và ngoài nước luôn chào

bán với giá và chất lượng dịch vụ cạnh tranh nhau.

Hiện nay các ngân hàng đang chịu áp lực về nguồn lao động, bởi ngân

hàng mới thành lập rất nhiều trong khi đó việc đào tạo nguồn nhân lực lại không

đáp ứng kịp. BIDV là NHTMQD chế độ tiền lương theo quy định của Nhà

nước nên khó giữ người giỏi. Các NHTMCP luôn dùng chính sách tiền lương

cao để thu hút người giỏi từ NHTMQD, họ là những người tốt nghiệp đại học

chính quy, được đào tạo bài bản trong môi trường của BIDV và có kinh nghiệm

trong nghiệp vụ. Việc giữ nhân tài đã khó, việc tuyển dụng còn khó hơn.

Ngoài ra, vốn là nguồn quan trọng cho hoạt động ngân hàng. Vì vậy, tổ

chức/cá nhân gửi tiền là nhà cung cấp vốn rất quan trọng. Trong điều kiện cạnh

tranh về lãi suất như hiện nay, BIDV BSG khó theo kịp lãi suất của các

NHTMCP. Để có nguồn vốn hoạt động, BIDV phải nâng cao chất lượng

phục vụ, phát huy tối đa uy tín thương hiệu mới thu hút và giữ chân được người

gửi tiền.

.2.4 Đối thủ tiềm ẩn

Trên thế giới, các ngân hàng đang đi sâu vào phát triển lĩnh vực dịch vụ

công nghệ cao, cung ứng tối đa tiện ích cho khách h àng; mở rộng thị trường sang

các nước khác thông qua việc mở chi nhánh v à sáp nhập với ngân hàng ở nước

sở tại. Giai đoạn 2007-2011 mang đặc điểm nỗi bật là tiến trình hội nhập quốc tế

của Việt Nam sẽ trở nên sâu rộng hơn. Việc hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có ảnh

hưởng sâu sắc đến các doanh nghiệp, các ngân hàng, các nhà quản lý, các tầng

lớp người lao động và hầu như ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã

hội. Tuy nhiên khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ tăng nhu cầu về dịch vụ ngân

hàng, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng quốc tế.

Trong nước, các công ty có vốn lớn cũng muốn đầu tư vào lĩnh vực ngân

hàng bằng cách liên kết với hai hay nhiều công ty lớn khác, như TienPhongBank37

được thành lập bởi Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT, Công ty

thông tin di động VMS, Tổng công ty tái bảo hiểm Quốc gia Vinera.

.2.5 Sản phẩm thay thế

Sức ép của sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngân

hàng do bị chia sẻ thị phần, làm cho ngân hàng tụt lại với các thị trường nhỏ bé.

Ngành bảo hiểm đưa ra nhiều sản phẩm bảo hiểm như bảo hiểm nhân thọ,

an sinh...phí đóng bảo hiểm hàng tháng trong nhiều năm, người được bảo hiểm

có thể rút lại tiền đã đóng và được hưởng lãi suất trên số tiền mình đã đóng.

Hình thức này giống như sản phẩm tiết kiệm của ngân hàng, nếu ngân hàng

không có chiến lược trong hoạt động huy động vốn thì rất dễ bị bảo hiểm chiếm

mất thị phần của mình vì khách hàng vừa được bảo hiểm vừa được hưởng lãi

suất trên tiền gửi trong thời gian họ tham gia bảo hiểm.

Ngày nay đã có thị trường chứng khoán, doanh nghiệp có thể phát h ành cổ

phiếu để huy động vốn cho hoạt động kinh doanh của mình làm hạn chế hoạt

động tín dụng của ngân hàng.

Trên thị trường chợ đen cũng có các sản phẩm, dịch vụ giống ngân hàng

như nhận tiền gửi, cho vay, chuyển tiền với thủ tục đơn giản, gần gũi với người

lao động, trình độ thấp, ngại giao dịch giấy tờ với ngân h àng đang diễn ra. Nó đã

chiếm một thị phần không nhỏ của ngân h àng. Tuy nhiên, thị trường này cũng có

nhiều tiêu cực như vỡ nợ do lừa đảo huy động với lãi suất cao, cho vay nặng

lãi...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro