Viêm

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 24: Các nguyên nhân gây viêm.

Viêm là 1 tập hợp những quá trình phản ứng của cơ thể để chống lại các xâm nhập, biểu hiện chủ yếu ở địa phương.

Viêm là 1 phản ứng tự vệ của cơ thể, tổ chức và thể dịch, tại chỗ và toàn diện với 1 tổn thương tổ chức.

Các nguyên nhan gây viêm:

Phản ứng viêm gây nên do nhiều tác nhân khác nhau gây hoại tử tế bào, làm thay đổi lý hóa của chất gian bào hoặc xâm nhập của các KN ngoại lai. Những tổn thương này dẫn đến sự hình thành và giải phóng các chất trung gian hóa học gây phản ứng viêm.

- Tác nhân nhiễm trùng: Vi trùng và KST tác động do độc tố, các sản phẩm chuyển hóa và các KN.

- Hoại tử tế bào do thiếu máu, chấn thương, virus và miễn dịch.

- Tác nhân vật lý:

+) Cơ học: Đụng dập vết thương kể cả vết thương vô trùng.

+) Nhiệt học: Bỏng nóng hoặc bỏng lạnh.

+) Bức xạ ion.

- Tác nhân hóa học:

+) Chất hòa tan gây hoại tử tế bào và tổn thương chất gian bào.

+) Chất đặc gây thực bào của bạch cầu đa nhân.

- Những thay đổi nội sinh của chất gian bào:

+) Một số chất dạng bột.

+) Hình thành các phức hợp miễn dịch.

+) Sinh sản ung thư.

Câu 25: Ý nghĩa sinh học của viêm.

Viêm là 1 tập hợp những quá trình phản ứng của cơ thể để chống lại các xâm nhập, biểu hiện chủ yếu ở địa phương.

Viêm là 1 phản ứng tự vệ của cơ thể, tổ chức và thể dịch, tại chỗ và toàn diện với 1 tổn thương tổ chức.

Ý nghĩa sinh học của viêm:

1. Viêm là những quá trình rối loạn tạm thời để đạt đến 1 thăng bằng mới trong cơ thể, nói chung là có lợi:

- Sau 1 nhiễm khuẩn nhẹ, cơ thể có khả năng chống đỡ với loại vi khuẩn 1 cách hữu hiệu hơn.

- Phương pháp tiêm chủng bằng những vaccin là phương pháp gây 1 viêm nhẹ để sau đó có thể sản xuất ra những khảng thể chống lại vi khuẩn theo yêu cầu phòng bệnh.

2. Viêm có thể đưa đến những phản ứng quá mức tùy theo từng cơ địa và trong 1 số trường hợp chuyển sang những trạng thái bệnh thực sự có thể gây tử vong. Ví dụ:

- Trong phản ứng Arthus, có sự huy động bạch cầu đa nhân đến để dọn sạch các phức hợp KN – KT lắng đọng ở thành mạch, nhưng khi giải phóng các enzym biểu mô, các bạch cầu đa nhân đồng thời gây hủy hoại vách huyết quản.

- Dị ứng trong lao là 1 phản ứng viêm quá mức gây hoại tử mô làm tổn thương đến các phủ tạng nhưng thực chất có lẽ là để loại nhanh chóng với số lượng lớn các trực khuẩn lao.

3. Viêm có thể liên quan nhiều hay ít đến miễn dịch, nhất là trong những viêm kéo dài thường có sự huy động hầu hết các tế bào có khả năng miễn dịch (lympho bào, tương bào, đại thực bào, v…v).

Tóm lại, về phương diện sinh học, cần đánh giá viêm 1 cách toàn diện qua những quá trình liên tục có sự điều hòa chung của cơ thể. Nếu sự điều hòa này tốt, viêm sẽ giúp cho cơ thể loại trừ được vât lạ, dù là nội tại hay ngoại lai và đưa đến 1 sự ổn định nói chung là có lợi cho cơ thể.

Câu 26: Các Amin mạch hoạt trong viêm.

Sau tác động ban đầu của viêm, nhiều chất trung gian hóa học duy trì và khuếch đại phản ứng viêm. Những chất này có nguồn gốc từ huyết tương, từ tế bào và tổn thương tổ chức.

Các acid amin mạch hoạt bao gồm:

- Histamin: Đây là chất trung gian hóa học quan trọng nhất được giải phóng ra do sự mất hạt của các dưỡng bào. Đó là những tế bào hình sao 1 nhân nằm quanh các mao mạch và tiểu TM có nhiều dưới da và mạc treo ruột. Bào tương có các hạt ưa kiềm lạc sắc giống như các hạt của bạch cầu đa nhân ưa kiềm. Dưỡng bào có thể giải phóng histamin và nhiều chất tàng trữ trong các hạt hay tổng hợp sau 1 kích thích trên màng tế bào.

Histamin tác động đặc hiệu trên các thụ thể H1 của tế bào cơ trơn tiểu ĐM gây giãn mạch và thụ thể H1 của tế bào nội mô gây co tế bào nội mô, tạo kẽ hở gian bào.

Có thể nói dưỡng bào là nguyên nhân phát động phản ứng viêm xuất phát từ những xâm phạm khác nhau.

- Serotonin: Ngoài vai trò gây đau, chỉ có hoạt động thứ yếu trong quá trình viêm thông qua việc tăng cường hiệu quả của histamin.

à Histamin và Serotonin giữ vai trò quan trọng trong khi viêm ở giai đoạn khởi phát.

Câu 27: Các Protease của huyết tương trong viêm.

Sau tác động ban đầu của viêm, nhiều chất trung gian hóa học duy trì và khuếch đại phản ứng viêm. Những chất này có nguồn gốc từ huyết tương, từ tế bào và tổn thương tổ chức.

Các Protease của huyết tương bao gồm:

- Hệ thống kinin: Gồm bradykinin và kallikrein, là những chất trung gian mạch hoạt rất mạnh (gấp 15 lần so với histamin), chúng thay thế histamin và serotonin ở giai đoạn toàn phát của viêm. Chúng có tác động:

+) Gây giãn tiểu ĐM, giảm huyết áp ĐM và giảm sức bền máu ngoại vi.

+) Gây co tiểu TM.

+) Làm tăng tính thấm thành mạch và biến dạng các TB nội mô.

+) Gây đau vùng viêm.

+) Làm bạch cầu đa nhân vách tụ nhiều hơn.

- Hệ bổ thể: C3a, C5a, C5b – C9 có tác dụng:

+) Tăng tính thấm thành mạch và gây giãn mạch.

+) Tác động lên dưỡng bào giải phóng histamin.

+) Hoạt hóa acid arachidonic ở bạch cầu đa nhân và đơn nhân.

+) Gây vách tụ bạch cầu và hóa hướng động, giúp hiện tượng thực tượng.

- Hệ thống đông và tiêu fibrin: Fibrinopeptides và các sản phẩm phân giải Fibrin.

Câu 28: Các chất chuyển hóa của acid arachidonic trong viêm.

Sau tác động ban đầu của viêm, nhiều chất trung gian hóa học duy trì và khuếch đại phản ứng viêm. Những chất này có nguồn gốc từ huyết tương, từ tế bào và tổn thương tổ chức.

Các chất chuyển hóa của acid arachidonic:

- Do tác động của men Cyclooxygenase: Endopeoxyd, Prostaglandin, Thromboxan.

+) Prostaglandin: Có thể gây giãn mạch, phù, hoạt hóa histamin, gây sốt, đau, phá vỡ hoạt động của bạch cầu đa nhân.

+) Thromboxan: Hoạt hóa tiểu cầu, giải phóng serotonin.

- Do tác động của men Lipoxygenase: Leucotrien, Hydroperoxyeicosa tetraenoicacid (HPTE), Hydroxyeicosa tetraenoicacid (HETE): Gây vách tụ các tế bào máu, gây hóa hướng động, kích thích bạch cầu chế tiết enzym thể tiêu, làm tăng tính thấm thành mạch (hàng nghìn lần so với histamin) và gây co thắt phế quản.

Câu 29: Hiện tượng toan hóa tổ chức trong viêm.

Sau 1 tổn thương tổ chức, có thể thấy 1 loạt hiện tượng xảy ra nhằm sửa chữa tổn thương này. Người ta có thể chia ra 4 giai đoạn: Giai đoạn tổn thương, phản ứng huyết quản huyết, phản ứng mô, kết thúc quá trình viêm.

Hiện tượng toan hóa tổ chức xảy ra ở giai đoạn tổn thương trong viêm.

- Toan hóa nguyên phát: Do thiếu oxy ở mô, quá trình chuyển hóa Glucose theo con đường yếm khí và hình thành acid pyruvic, acid lactic. Tế bào bị hủy hoại nên các loại acid này bị ứ đọng, làm cho pH giảm.

- Toan hóa thứ phát: Có liên quan đến vai trò của các men trong lysosome tế bào. Chúng tác động giải phóng các chất trung gian mạch hoạt.

Câu 30: Hiện tượng xung huyết động và xung huyết tĩnh trong viêm.

Sau 1 tổn thương tổ chức, có thể thấy 1 loạt hiện tượng xảy ra nhằm sửa chữa tổn thương này. Người ta có thể chia ra 4 giai đoạn: Giai đoạn tổn thương, phản ứng huyết quản huyết, phản ứng mô, kết thúc quá trình viêm.

Hiện tượng xung huyết xảy ra ở giai đoạn phản ứng trong viêm. Hiện tượng này gây ảnh hưởng ở đơn vị chức năng mao mạch Chambers và Zwerfach gồm:

- Đoạn tiểu ĐM đến, hậu tiểu ĐM với các cơ thắt tiền mao mạch.

- Đoạn mao mạch dưới dạng lưới vô lực thụ động.

- Đoạn TM: gồm tiền tiểu TM và tiểu TM.

- Các ống nối: ống Sacquer giữa tiểu ĐM và tiểu TM, ống nối ưu tiên giữa hậu tiểu ĐM và tiền tiểu TM.

1. Xung huyết động:

- Do giãn cơ tiểu ĐM và cơ thắt tiền mao mạch. Giãn cơ đến sau 1 co cơ rất ngắn trong vài giây. Hậu quả là xung huyết đông: Tăng lưu lượng máu và tăng áp lực thủy tĩnh trong các mao mạch, gây tổn thương thành mạch, làm tăng tính thấm thành mạch.

- Tổn thương thành mạch xảy ra ở giai đoạn tiểu TM, chủ yếu tổn thương của tế bào nội mô. Trước hết là thay đổi lớp Glucocalix: lớp này trở nên dày, có dạng Gelatin, bào tương kéo dài các đuôi trên bề mặt TB làm TB có nhiều nhú, bề mặt dính quánh. Đồng thời các TB nội mô co lại gây nên các kẽ hở giữa các TB nội mô. Bên cạnh đó, màng đáy bị mềm lỏng để các dịch và tế bào lọt qua.

- Xung huyết động và tổn thương thành mạch đều do tác động của histamin gây nên.

- Tổn thương vách các mao quản dẫn đến tăng tính thấm mao quản, dịch trong máu thoát vào mô kẽ gấp 5 – 7 lần bình thường, làm thay đổi thành phần của máu. Chất dịch thoát nhiều hay ít phụ thuộc:

+) Tính chất và cách tác động của sự xâm phạm.

+) Trạng thái và sự thay đổi của vách mao quản.

2. Xung huyết tĩnh:

Khi dịch thoát quản, độ quánh của máu tăng lên, hồng cầu nằm sát nhau tạo chuỗi dài gây tắc lòng mao quản, dòng máu chảy chậm. Khi dòng máu đến ổ viêm bị ngung trệ hoàn toàn xảy ra xung huyết tĩnh.

Câu 31: Ý nghĩa của dịch rỉ viêm.

Phù viêm là hiện tượng tích tụ các chất dịch rỉ viêm trong khoang giữa các mao quản. Đây là hậu quả của tổn thương tế bào nội mô và màng đáy. Dịch rỉ viêm có nhiều protein, albumin cao hơn 2,5g/100ml, có phản ứng Rivanta (+). Đánh giá dịch thẩm thấu hay phù viêm.

Ý nghĩa của dịch rỉ viêm:

- Biến chất gian bào từ trạng thái Gel sang trạng thá Sol tạo điều kiện thuận lợi cho sự vận động của tế bào viêm.

- Làm loãng tác nhân gây bệnh nên làm giảm phản ứng viêm.

- Mang đến mô kẽ nhiều protein tham gia phản ứng viêm:

+) Các bổ thể của huyết thanh từ C1 đến C9, trong đó C1 gồm C1q, C1r và C1s có nhiều vai trò: Hủy TB lạ, tham gia chống siêu vi trùng, Relars (bộ điều chỉnh) tác động giữa kháng thể và thực bào, 1 số khuếch đại phản ứng viêm, các kinin gây giãn tiểu ĐM và tổn thương tế bào nội mô.

+) Các chất opsonin hóa IgG, IgM, C3 của bổ thề và các thành phần huyết thanh không đặc hiệu như Tuftsine, fibronectin.

- Dịch phù viêm mang đến tơ huyết có tác dụng làm giảm pH của môi trường, tạo điều kiện thực tượng, làm chỗ dựa cho sự vận chuyển của bạch cầu đa nhân và làm màng ngăn giới hạn ổ viêm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro