viêm khớp dạng thấp và chăm sóc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 30: Trình bày triệu chứng và cách điều trị viêm khớp dạng thấp

a)Triệu chứng:

a.1. Lâm sàng:

* Triệu chứng tại khớp:

- Vị trí tổn thương: Hay gặp ở khớp ngón tay, khớp cổ tay, khớp bàn chân, khớp cổ chân, khớp gối, khớp khuỷu, khớp vai, khớp háng.

- Đặc điểm tại khớp:

+ Chủ yếu sưng đau, ít nóng đỏ.

+ Đau có tính chất đối xứng.

+ Có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng.

+ Đau tăng về đêm.

+ Các khớp tổn thương lâu ngày dẫn đến teo cơ cứng khớp, biến dạng khớp, lệch trục. Hay gặp ở khớp bàn tay, khớp bàn chân (ngón tay hình thoi do các ngón gần sưng to phì đại, bàn tay lệch trục).

* Triệu chứng ngoài khớp:

- Bệnh nhân mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn, giảm cân, da xanh nhẹ. Giai đoạn

muộn xuất hiện hội chứng Sjogren đặc trưng bởi viêm khớp có giảm bài tiết nước bọt và nước mắt.

- Có thể tìm thấy hạt dưới da (gọi là hạt thấp) ở 25% số bệnh nhân VKDT.

Hạt dưới da xuất hiện ở gần khớp tổn thương.

a..2.Triệu chứng cận lâm sàng:

- Chụp khớp viêm: Thấy hình ảnh thoái hoá sụn nham nhở, các khe khớp hẹp. Giai đoạn muộn các khớp dính thành một khối.

- Xét nghiệm máu:

+ Số lượng hồng cầu giảm, bạch cầu có thể tăng hoặc giảm.

+ Tốc độ máu lắng tăng.

+ Axít uric tăng.

- Xét nghiệm miễn dịch học: Tìm yếu tố dạng thấp trong máu, trong dịch ổ khớp có yếu tố dạng thấp ( > 80% số bệnh nhân VKDT).

- Soi khớp: Nhìn thấy bao hoạt dịch, sụn khớp, sụn chêm, sụn chằng sẽ thấy tổ chức sụn khớp bị phá huỷ với những sẹo xơ.

- Chọc dò ổ khớp: Thấy dịch khớp đục màu sữa hoặc màu vàng thẫm

(trong dịch khớp: có nhiều bạch cầu, tế bào viêm, lượng mucin giảm)

b)Điều trị

-viêm khớp dạng thấp mức độ nhẹ,vừa

+chườm nóng hoặc chườm lạnh kết hợp với tập luyện

+nghỉ ngơi

+nếu đau nhiều dùng thuốc giảm đau không steroide

-viêm khớp dạng thấp mức độ nặng

+dùng corticide:solu-medrol,depersolon.predniso;om

+thuốc giảm đau miễn dịch:methotrexat,thuốc chống sốt rét tổng hợp

Câu 31: Lập kế hoạch chăm sóc BN viêm khớp dạng thấp

1. Nhận định chăm sóc:

- Hỏi chi tiết vị trí đau các khớp và tính chất đau:

+ Đau ở những khớp nào ? thời gian đau?

+ Có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng?

+ Vận động ở mức độ hạn chế? Có tự phục vụ mình ( đi lại, tắm rửa, mặc quần áo...) hay không

+ Có sốt ? Có chán ăn, giảm cân?

- Quan sát và khám thực thể:

+ Quan sát khớp viêm có đối xứng 2 bên, xem khớp viêm có sưng không?

+ Quan sát các cơ vùng khớp viêm có teo cơ, loạn dưỡng, yếu cơ...

+ Sờ khớp viêm đánh giá nhiệt độ.

+ Xem có nề, tràn dịch khớp, sờ điểm đau?

2. Chẩn đoán chăm sóc:

- Bệnh nhân đau và khó chịu do viêm các khớp.

- Giảm khả năng vận động do hạn chế vận động khớp.

- Bệnh nhân lo lắng bệnh tật do đau khớp triền miên kéo dài làm giảm khả năng lao động.

- Những thay đổi về dinh dưỡng do thức ăn đưa vào chưa thoả đáng.

3. Kế hoạch chăm sóc:

- Làm giảm hoặc mất đau và hết khó chịu cho bệnh nhân.

- Tăng khả năng vận động.

- Giảm lo lắng cho bệnh nhân.

- Tăng cường dinh dưỡng.

4. Thực hiện chăm sóc:

* Làm mất đau và hết khó chịu cho bệnh nhân:

- Vị trí và tư thế bệnh nhân: Để bệnh nhân và các khớp viêm ở tư thế thích hợp giúp bệnh nhân đỡ đau, dễ chịu.

- Bất động và nghỉ ngơi: Làm giảm đau, giải phóng cho khớp khỏi sức nặng của cơ thể.

- áp dụng nhiệt trị liệu:

+ Chườm nóng: Có tác dụng giảm đau, giảm viêm và co cơ.

Phương pháp: tắm hơi nóng, chườm nóng, đắp parafin.

+ Chườm lạnh: Một vài bệnh nhân chườm nóng đau tăng lên thì chườm lạnh.

Phương pháp: chườm bằng túi đá.

- Phương pháp trợ giúp: Như nạng, thanh nẹp, dùng để chống đỡ và cố định khớp ở tư thế cơ năng.

- Hướng dẫn ngưòi bệnh sử dụng thuốc giảm đau: Diclophenac, Cocticoit...

Tất cả các thuốc chữa VKDT đều gây nhiều tác dụng phụ, gây nhiều tai biến nên phải theo dõi và tránh lạm dụng thuốc.

* Tăng cường khả năng vận động của khớp và hoạt động của cơ thể:

- Điều dưỡng viên phải hướng dẫn bệnh nhân vận động sớm khi khớp đã giảm đau nhiều, đòi hỏi phải luyện tập vận động, xoa bóp sớm và thường xuyên để làm tăng sức mạnh của cơ tránh teo cơ, cứng khớp.

- Hướng dẫn và giúp đỡ bệnh nhân tự chăm sóc một cách độc lập.

- Hướng dẫn bệnh nhân tự thực hiện một số công việc như: Tự chải đầu, tự xúc ăn, tắm rửa...)

* Tăng cường niềm lạc quan tinh thần cho bệnh nhân:

Bệnh nhân bị VKDT hay lo sợ buồn rầu bi quan, hoặc cáu kỉnh nên điều

dưỡng kết hợp cùng gia đình bệnh nhân hiểu và thông cảm cho bệnh nhân, cổ vũ động viên niềm lạc quan tin tưởng, khuyên bệnh nhân chịu khó tập luyện để tránh tàn phế.

* Tăng cường dinh dưỡng:

- Bệnh nhân VKDT thường chán ăn, mệt mỏi và thiếu máu nhẹ... nên giúp đỡ họ bằng biện pháp sau:

- Hướng dẫn cho bệnh nhân biết cách lựa chọn thức ăn để cung cấp nhiều năng lượng: như chọn thực phẩm nhiều Protein, rau quả tươi, các Vitamin, sắt để giúp phục hồi tổ chức.

- Động viên bệnh nhân ăn nhiều nếu bệnh nhân không quá béo.

- Khuyên bệnh nhân ăn làm nhiều bữa nhỏ, ăn những thức ăn có nhiều giá trị dinh dưỡng cao: thịt nạc, trứng, sữa...

- Đối với bệnh nhân quá béo, cần hướng dẫn ăn giảm trọng lượng vì tăng trọng lượng làm tăng thêm gánh nặng cho khớp và càng làm tổn thương thêm.

5. Đánh giá:

Những kết quả mong muốn là:

- Hết đau các khớp.

- Bệnh nhân hiểu về bệnh và an tâm tin tưởng vào điều trị.

- Biết cách luyện tập vận động để tránh tàn phế.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro