Đề 1,2,3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

     
Mở bài:
Tố Hữu ( 1920 - 2002 ) tên khai sinh Nguyễn Kim Thành, quê Thừa Thiên Huế. Ông là một trong những lá cờ đầu của nên văn nghệ cách mạng Việt Nam với những tác phẩm lưu mãi với thời gian. Thơ ông viết mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc dễ đi sâu vào lòng người.
     "Việt Bắc" được sáng tạo trong hoàm cảnh chia ly cách biệt giữa quân và dân tại căn cứ Việt Bắc sau kháng chiến chống Pháp. Bài thơ được xem như lời tâm tịn chứa đựng nỗi niềm của Tố Hữu đối với mảnh đất anh hùng này.

Thân bài đề 1:
 
Tb: Tình cảm thương nhớ của người cán bộ cách mạng đối với cảnh vật, con người, kỷ niệm ở Việt Bắc trong những năm kháng chiến được thể hiện qua khổ thơ:
     "Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi..
       Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa,  chăn sui đắp cùng.
        Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô."
       Tác giả sử dụng từ "nhớ" như một cách mở đầu những kỉ niệm. Thông qua điệp từ "nhớ" hình ảnh Việt Bắc hiện lên giản dị mộc mạc. Việt Bắc được thi sĩ ví như người yêu của mình để thấy rằng tình cảm gắn bó nơi đây là vĩnh cửu.
    "Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi..."
    Đây là câu thơ thú vị nhất trong bài với cách ngắt nhịp 2/2/1/1/1/1. Câu thơ tưởng chừng như bị rời rạc, không liên kết với nhau. Tác giả ngắt nhịp như thế để nhấn mạnh từng hình ảnh về khoảng thời gian trong chiến tranh cùng người dân Việt Bắc. Câu thơ độc đáo khi mang nhiều vị "đắng - cay - ngọt - bùi" là những cảm xúc riêng củ con người nay được gắn kết với cái thời gian chung nói lên những hoài niệm kề vai sát cánh có nhau của quân dân Việt Bắc.
    Gắn bó với thiên nhiên là hình ảnh con người bình dị. Tuy rằng thiếu thốn trăm bề nhưng cảnh và người luôn hiện ra đẹp đẽ và đậm đà tình nghĩa. Trong nỗi nhớ của nhà thơ hình ảnh đồng bào Việt Bắc hiện lên với phẩm chất cao đẹp:
      "Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nữa chăn sui đắp cùng"
      Tác giả đã khéo léo dùng phép liệt kê những hình ảnh chân thật tượng trưng cho kháng chiến "củ sắn lùi,  bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng" qua đó sự thiếu thốn lúc bấy giờ được nhấn mạnh. Thế nhưng những tấm lòng của người dân nơi ấy đã khiến cho người chiến sĩ quên đi cái thiếu thốn. Kết hợp cùng phép liệt kê chính là từ cùng nghĩa "chia, sẻ, cùng" khắc họa nên tâm hồn và con người Việt Bắc. Nỗi nhớ không nguôi sự chịu ơn của người cán bộ cách mạng được diễn tả sâu sắc. Tuy thiếu thốn nhưng những người lính luôn hạnh phúc vì những tấm lòng ấm áp của người dân nơi đây.
    Tiếp đến con người Việt Bắc xuất hiện với hình ảnh thiêng liêng của người mẹ qua hai dòng thơ tiếp theo:
     "Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô"
    Hình ảnh người mẹ hiện lên với sự tần tảo, cần cù lao động. Tác giả sử dụng hình ảnh rất riêng nhưng lại nói lên cái chung. Đó là các bà mẹ chiến sĩ trong kháng chiến hy sinh, chịu gian lao khó nhọc, cưu mang, nuôi dưỡng nuôi dưỡng những người con nơi đất khách quê người để trở thành những anh hùng của dân tộc. Người mẹ ấy thầm lặng hy sinh cho các mạng đây là một hình ảnh rất đẹp nói lên ân tình một con người Việt Bắc theo năm tháng không thể phai nhòa. Những hình ảnh ấy cũng được thể hiện qua:
     "Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
       Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
      Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
      Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng. "
( Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm )

Thân Bài Đề 2:

Thiên nhiên và con người Việt Bắc hòa quyện và trộn lẫn vào nhau qua bộ tứ bình cỉa bài thơ:
        "Ta về, mình có nhớ ta
   Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
          Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
    Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
           Ngày xuân mơ nở trắng rừng
    Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
           Ve kêu rừng phách đổ vàng
     Nhớ cô em gái hái măng một mình
            Rừng thu trăng rọi hòa bình
     Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung."
       Xuyên suốt bài thơ "Việt Bắc" là dòng tâm tư chứa đựng tình cảm sâu lắng của Tố Hữi dành cho quân và dân từng tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ. Bốn mùa ở Việt Bắc mang những sắc thái rất riêng, bức tranh thu gọn cả âm thanh, thiên nhiên, con người Việt Bắc. Tố Hữu phải là con người nặng tình thì mới thổi hồn vào từng câu chữ đối đáp bằng thơ lục bát một cách nhuần nhuyễn như vậy. Khổ thơ được mào đầu bằng câu đối đáp nhẹ nhàng giữa "ta" và "mình":
        "Ta về, mình có nhớ ta
    Ta về ta nhớ những hoa cùng người"
   Chúng ta có thể thấy sự khéo léo và tinh tế của Tố Hữu khi truyền đạt tình cảm cảm một cách kín đáo. Tố Hữu tài tình khi chọn hai hình ảnh đối xứng với nhau "hoa - người". Với ngôn ngữ gần gũi, cách diễn tả nhẹ nhàng đã khiến người đọc cảm thấy thấm. Nói đến hoa là thể hiện hình người, nói đến người lại lấp loáng bóng hoa. Lời mào đầu sâu sắc này đã dẫn người đọc khám phá nét đặc trưng của núi rừng Việt Bắc qua những bức tranh trải dọc theo bốn mùa "đông - xuân - hạ - thu".
      Bức tranh đầu tiên mà Tố Hữu vẽ lên đó là bức tranh mùa đông ấm áp tràn đầy tin yêu:
       "Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
  Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. "
     Phải nói tuy là mùa Đông nhưng qua thơ Tố Hữu mùa Đông nơi đây không hề buồn trầm lắng mà lại rất ấm áp và sáng qua hình ảnh "Hoa chuối đỏ tươi". Màu xanh của rừng núi đã vô tình mở rộng không gian làm nền cho bức tranh. Màu xanh của rừng lặng lẽ tràn đầy bí ẩn trên nền xanh ấy đã khéo léo xuất hiện một nét son, màu đỏ của hoa chuối. Màu đỏ son ấy của hoa chuối làm bừng lên khung cản rừng núi mùa Đông Việt Bắc khiến người đọc ngẩn ngơ. Đây là nghệ thuật chấm phá rất đắc điệu của Tố Hữu giúp người đọc cảm thấy ấm lòng khi nhớ về Việt Bắc.
     Cùng hiện lên bên phông nền thiên nhiên hùng vĩ là hình ảnh con người xuất hiện thật mạnh mẽ, tự tin. "Đèo cao" cho thấy tầm mắt của nhà thơ hướng lên xa hút. Con người nổi bật trong không gian đèo cao lại càng nổi bật hơn trong ánh nắng. Đó là hình ảnh con người mang trong mình nét hiên ngang, kiêu hãnh tỏa sáng cùng thiên nhiên.
   Đông qua, Xuân đến mùa Xuân của Việt Bắc lại mang một vẻ đẹp dịu nhẹ sâu lắng lòng người:
      "Ngày Xuân mơ nở trắng rừng
   Nhớ người đan nón chuốt từng sộ giang".
      Nền xanh của rừng nay đã bị lấn át bởi màu trắng tinh khôi của hoa mơ khi Xuân đến. Không gian núi rừng được bao quanh bởi màu trắng của rừng mơ. Động từ "nở" làm cho sức Xuân lan tỏa tràn đầy sức sống. Không chỉ không gian "trắng rừng" mà ngay cả thời gian cũng trắng. Sắc trắng dịu nhẹ ấy mang cho người đọc một cảm giác thơ mộng nhẹ nhàng. Người đi không thể quên đi cái sắc ấy lại càng không thể quên đi con người Việt Bắc - người đan nón, cần cù, uyển chuyển trong công việc. Chi tiết "chuốt từng sợi giang" gợi lên dáng vẻ tỉ mỉ, tài hoa của con người Việt Bắc. Mùa Xuân nơi đây tuy không tưng bừng pháo nổ mà lại lặng lẽ tràn đầy sức sống.
  Mùa Hạ được bắt đầu một cách độc đáo cho người đọc cảm nhận được sự chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang thị giác:
         "Ve kêu rừng phách đổ vàng
     Nhớ cô em gái hái măng một mình"
         "Ve kêu" và "rừng phách" là hai hình ảnh đặc trưng khi hạ đến. Nhưng tác giả đã tính tế hơn khi nói về tiếng ve. Tiếng ve đã kéo sắc vàng bao trùm cả không gian. Từ "đổ" được sử dụng độc đáo gợi lên sụe chuyển mùa mau lẹ, sự đổi màu của cỏ cây. 
     Nổi bật giữa khung cảnh ấy chính là hình ảnh "cô em gái" hiện rất thơ mộng. "Cô em gái hái măng" mang một vẻ đẹp mộc mạc nhưng đầy uyển chuyển. Cách gọi thật dí dỏm tác giả cất lên như lời gọi tình tứ, thân thiết. "Một mình" tô đậm hơn vẻ đẹp ấy, một mình nhưng không hiu quạnh.
      Tạm biệt mùa hạ với gam màu rực rỡ. Thu đến mang một cảm giác bình yên, dịu mát, đầy vẻ huyền ảo:
       "Rừng thu trăng rọi hòa bình
      Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"
      Khác hẳn với không gian tràn đầy ánh sáng, khép lại bộ tứ bình tác giả đã chuyển cảnh thu về đêm. Đêm thu và ánh trăng như hòa quyện vào nhau. Mùa thu với ánh trăng trải dài khắp núi rừng mang một niềm tin mạnh mẽ, chiến thắng, giành lại hòa bình. Nhắc đến mùa thu, ánh trăng ta không thể không nhắc đến thơ của Bác:
        "Tiếng suối trong như tiếng hát xa
         Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
   ( Cảnh khuya - Hồ Chí Minh )
    Trong thơ có tiếng hát ân tình thủy chung làm khung cảnh trở nên ấm áp tình người. Tiếng hát ấy đọng lại trong nỗi nhớ tha thiết gợi nên rình cảm mấy mươi năm mặn nòng.

Thân Bài Đề 3:

Nỗi nhớ về Việt Bắc không chỉ là nỗi nhớ về con người, về kỉ niệm chiến đấu cùng nhau mà còn là nỗi nhớ về khung cảnh núi rừng trong gần chín năm kháng chiến chống Pháp:
      "Những đường Việt Bắc của ta
   Đêm đêm rầm rập như là đất nung
         Quân đi điệp điệp trùng trùng
    Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
         Dân công đỏ đuốc từng đoàn
     Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
          Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
     Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
         Tin vui chiến thắng trăm miền
     Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về.
          Vui từ Đồng Tháp, An Khê
      Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng"
                 Ấn tượng đầu tiên của nhà thơ là về con đường chiến đấu, dùng con đường mà nói lên khí thế của người ra trận,  dùng cái cụ thể để diễn tả cái trừu tượng:
           "Những đường Việt Bắc của ta
        Đêm đêm rầm rập như là đất nung. "
         "Những đường Việt Bắc" mà Tố Hữu nhắc đến chính là con đường hành quên ra trận của bộ đội và nhân dân ta. Như để tăng khí thế hào hùng của bộ đội ta nhà thơ đã diễn tả qua hai từ láy biểu hiện sự tuần hoàn của thời gian "đêm đêm" cùng cuộc hành quân kéo dài "rầm rập". Với thủ pháp so sánh tiếng bước chân đi rung động, nhà thơ đưa khí thế đoàn quân lên một tầm cao mới dũng mãnh, hiên ngang.
       Biện pháp so sánh và nói quá được đặt chung với nhau khiến người đọc hiểu được khí thế xung trận của những người lính chiến đấu vì chính nghĩa:
          "Quân đi điệp điệp trùng trùng
       Ánh sao đầu sung bạn cùng mũ nan"
            Hai câu thơ miêu tả hình ảnh đoàn quân đi rất đẹp, dùng từ ngữ "điệp điệp, trùng trùng" tả núi non để vẽ nên cảnh hành quân kéo dài với sức mạnh dường như vô tận. Không chỉ dừng ở đó vẻ đẹp còn thể hiện ở "Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan" khiến ta liên tưởng đến "đầu súng trăng treo" trong Đồng chí của Chính Hữu. Ánh sao trở nên gần gũi trở thành bạn với chiếc mũ nan nhưng bên cạnh đó còn soi rọi lí tưởng của những người lính.
    Trong kháng chiến chống Pháp thì ban ngày là của giặc còn ban đêm là của ta. Trong đêm đoàn dân công và chiếc đèn pha xe được tác giả dùng bút pháp thực hiện chứa đầy hào khí:
           "Dân công đỏ đuốc từng đoàn
      Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay
            Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
      Đèn pha bật sáng như ngày mai lên. "
            Hình ảnh tả thực đoàn quân ban đêm đốt đuốc đi từng đoàn lại đi cùng "muôn ngàn lửa bay". Nhà thơ đặt "đỏ đuốc" đi cùng "tàn lửa" và từ chỉ số lượng "từng đoàn" cùng "muôn tàn" khiên hình ảnh đoàn quân đốt đuốc bổng dưng trở thành hội hoa đăng trong đêm, hội hoa đăng ấy tiếp sức cho "bước chân nát đá".
            "Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
      Đèn pha bật sáng như ngày mai lên".
      Ngọn đèn pha tuy nhỏ nhưng lại có sức mạnh xé tan màn sương "nghìn đêm" để chiếu cho tương lai "ngày mai". Nơi đâu có chiến tranh nơi đó có sự mất mát và đau thương. Ở Việt Bắc cũng thế nhưng dù có khó khăn bao nhiêu người dân Việt Bắc vẫn kiên cường để rồi tin vui chiến thắng được lan tỏa trên nhiều mặt trận làm nức lòng dân:
        "Tin vui chiến thắng trăm miền
    Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
          Vui từ Đồng Tháp, An Khê
     Vui lên Việt Bắc,  đèo De, núi Hồng".
            Điệp từ "vui" lặp đi lặp lại nhiều lần cùng biện pháp liệt kê tạo nên những dợt sóng dâng trào niềm vui. Tin vui cho những tháng năm gian khổ cứ kéo dài mãi khiến niềm vui cứ ngập trong nhà thơ, dân và quân ta.

Kết bài:

      "Việt Bắc" được đánh giá là tác phẩm đỉnh cao trong nghệ thuật cũng như là tác phẩm xuất sắc của nền văn học Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp. "Việt Bắc" với "tính dân tộc sâu sắc" là thứ vũ khí cổ vũ tinh thần lớn lao cho toàn nhân dân Việt Nam tiếp thêm nhiệt huyết và tình yêu với Tổ quốc.
  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro