LÊN KẾ HOẠCH

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


- 3 lỗi phổ biến

+ trình bày quá trình tư duy của bản thân thay vì trình bày kết quả nghiên cứu củng cố cho một nhận định

+ bài viết là một "văn bản chắp vá" lại từ các nguồn tham khảo thay vì cho người đọc thấy các phân tích của người viết, tuy nhiên cũng cần phải chú ý thêm việc dựa dẫm quá nhiều vào một nguồn tài liệu

+ sử dụng ngôn ngữ của bài tập trong bài viết rất dễ khiến cho người đọc cho rằng người viết chả đóng góp được ý tưởng nào của bản thân

- Trình bày ngay nhận định ở phần cuối của mở đầu để định hình những gì sẽ viết sau đó và nhắc lại ở phần đầu của kết luận như một cao trào của lập luận

- Những lý thuyết gia về tri giác và thị giác đánh giá khác nhau tầm quan trọng của nhận thức trung gian trong quá trình xử lý các cảm giác đầu vào, vì vậy đừng nên trình bày các đối tượng cần quan tâm theo thứ tự cho sẵn

- Dù không dùng hết những gì đã chuẩn bị nhưng không có nghĩa là phí thời gian "một người biết mình đang viết tốt khi bỏ đi chính những gì vốn đã tốt rồi nhưng không đủ tốt để giữ lại"

a. Phần mở đầu "tạm thời cho riêng ta, hoàn chỉnh cho độc giả"

- Điểm qua ngắn gọn các ý tưởng chính ở các nguồn tham khảo liên quan nhất tới luận điểm của người viết và tóm tắt những nguồn mà người viết muốn phản bác, điều chỉnh, mở rộng

- Sắp xếp các nguồn để người đọc dễ theo dõi như theo thời gian, chất lượng, tầm quan trọng, quan điểm...

- Diễn tả lại vấn đề học thuật như một thiếu xót mà người viết nhận ra, sau đó trình bày nhận định và hứa hẹn câu trả lời, nếu có thể hãy đưa ra "chỉ dẫn"

- Xác định những khái niệm chính trong toàn bài luận

b. Phần thân bài: trình bày rõ ràng hơn bối cảnh và cố gắng viết ngắn gọn

- Kế hoạch từng phần và phần nhỏ: điểm chính, ý chính, các luận điểm củng cố và nên có một tiểu kết cho mỗi phần

+ bằng chứng: đa số các phần viết thường bao gồm các bằng chứng củng cố cho các lý do nên hãy nhóm và sắp xếp chúng theo cách để độc giả có thể hiểu được, cần chú ý bằng chứng lấy từ đâu? tại sao nó đáng tin cậy? nó củng cố lý do như thế nào?

+ xác nhận và hồi đáp: hình dung ra những gì người đọc sẽ nêu ra và lên dàn ý có nhận định, lý do, bằng chứng tạo lập luận điểm

+ logic đảm bảo: trình bày trước khi đưa ra nhận định và các lý do củng cố

- Trật tự phù hợp, thuận tiện cho độc giả và sử dụng các từ ngữ giúp ghi nhớ trật tự

+ dựa vào chủ đề có 2 cách: từng phần một (part – by – part) chia nhỏ chủ đề thành từng phần nhỏ, sau đó trình bày từng phần một nhưng vẫn phải sắp xếp theo một trình tự mà người đọc có thể hiểu được thông qua quan hệ, chức năng, thứ bậc... ; trình tự thời gian từ trước đến sau, từ nguyên nhân đến kết quả

+ dựa trên kiến thức và hiểu biết của độc giả có 6 cách: từ ngắn đến dài; từ đơn giản đến phức tạp; từ quen thuộc đến ít quen thuộc; ít tranh cãi tới nhiều tranh cãi hoặc là đồng ý trước sau đó phản bác; quan trọng tới ít quan trọng và ngược lại; hiểu biết trước chuẩn bị cho hiểu biết sau; phân tích chung trước còn áp dụng cụ thể thì để sau

c. Kết luận tạm thời: nêu rõ lại nhận định một lần nữa, sau đó nếu có thể thì hãy trình bày tầm quan trọng của nó

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro