MỞ ĐẦU

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Viết
- Cơ chế mà qua đó con người học cách kết nối các điểm kiến thức
- Nói ra điều đáng nói, chuyển dịch các nguyên tắc bên trong thành ngôn ngữ công cộng
- Mục đích: niềm vui, trình bày một ý kiến quan trọng, truyền tải một thông tin chuyên môn cụ thể, trình bày kiến thức, thuyết phục độc giả tiếp nhận một lập trường hay một lập luận quan trọng, thách thức độc giả phải xem xét nhìn nhận một cái nhìn mới
2. Khái niệm
- Được lên kế hoạch rõ ràng, triển khai một cách tập trung (planndid and focused) các câu hỏi nghiên cứu lĩnh vực học thuật
- Tổ chức chặt chẽ (structured) logic kết hợp ý tưởng và chất liệu
- Minh chứng rõ ràng (evidenced) bằng chứng tham khảo chính xác
- Nghiêm cẩn về văn phong và giọng điệu (formal in tone an style) ngôn ngữ rõ ràng, cô đọng, cân đối
3. Các điểm viết học thuật: tính sáng rõ (darity), tính cố kết (cohesion / coherence), tính logic (logical order), tính thống nhất (unity), tính nhất quán (consistency), tính hoàn thiện (completenness), tính súc tích (consiseness), tính đa dạng (variety), tính nghiêm cẩn (formality), tính khách quan (objectiveness), tính thuyết phục (persuasiveness)
4. Tầm quan trọng: nhớ + hiểu + nghĩ + giao tiếp + biểu đạt
5. Viết học thuật về công việc nghiên cứu
- Nghiên cứu: là quá trình thai nghén mang bản chất là quá trình tìm kiếm thông tin để trả lời câu hỏi giải quyết vấn đề
- Trong môi trường học thuật thì câu hỏi và các vấn đề đặt ra thường phức tạp
- Tại sao cần nghiên cứu? phương pháp phát hiện, kĩ năng điều tra, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ năng xây dựng sự nghiệp, tư duy phản biện, tư duy logic, xây dựng lập luận
- Tại sao cần viết theo chuẩn? nền giáo dục sâu và viết học thuật là công cụ thay đổi cách nghĩ của bản thân thông qua việc đưa ra nhiều cách nghĩ khác nhau, viết cho người khác đọc và phải đạt đến sự kì vọng của độc giả
6. Các kiểu viết học thuật
- Viết học thuật miêu tả (descriptive academic writing): miêu tả vật thể, nơi chốn, con người, cảm xúc, trải nghiệm, tình huống
- Viết lập luận / thuyết phục (persuasive / argumentative writing): phổ biến trong nghiên cứu
Đòi hỏi: phát hiện một chủ đề, định hình ý kiến / quan điểm, đưa ra các bằng chứng để hỗ trợ cho quan điểm của mình và thuyết phục người đọc rằng các ý mà bản thân đưa ra là có giá trị
- Văn bản học thuật có tính mô tả / giải thích (expository academic text): khảo sát một ý tưởng, tập hợp và đánh giá bằng chứng, trình bày chi tiết về ý tưởng, cung cấp một luận điểm liên quan đến ý tưởng
Đòi hỏi: ngắn hơn so với viết học thuật theo hướng lập luận và có cấu trúc (dẫn nhập tuyên bố luận điểm rõ ràng, các đoạn văn thân bài đánh giá các bằng chứng, kết luận chỉ ra các bằng chứng chứng minh tuyên bố luận điểm)
- Viết trần thuật (narrative writing): kể một câu chuyện về trải nghiệm cá nhân, tình huống trong cuộc sống thực
Đòi hỏi: sử dụng ngôi thứ nhất và có lối viết ít theo quy chuẩn hơn so với văn phong học thuật nghiên cứu

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro