việt nam sử lược

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

* Năm 40: Khởi nghĩa hai bà trưng tại Mê linh (Phúc yên).

 1.     NHÀ TIỀN LÝ

   Mùa xuân 542, Lí Bí từ quan về quê hô hào nhân dân nổi dậy chống Quân Lương.

·     Năm 544, sau khi đánh tan quân đô hộ, Lí bí lên ngôi Vua, lấy tên là Lý nam đế, đặt tên nước là Vạn xuân, đóng đô ở cửa sông Tô lịch, dựng Chùa khai quốc.

·    Tháng 5 năm 544, quân Lương kéo sang xâm lược. Lí bí trao quyền cho Triệu Quang Phục là một tướng trẻ tài cao chỉ huy.

 Nguyên nhân thắng lợi trong sự nghiệp Giải phóng dân tộc:

 ·     Nguyên nhân chủ quan:

Trước 179 TCN, nhân dân ta có một thể chế chính trị, một nền văn minh phát triển rực rỡ, một ý thức quốc gia vững chắc.

 ·     Nguyên nhân khách quan:

 Kẻ thù của dân tộc trong nhiều thời kì cũng bị gián đoạn bởi các cuộc chiến tranh phong kiến. Mặt khác, bọn đô hộ không kiểm soát được hết lãnh thổ nước ta.

Tinh thần tự do yêu nước: ý chí đấu tranh dành độc lập tự do của nhân dân ta, đặc biệt là tài chỉ huy của những người đứng đầu các cuộc khởi nghĩa.

 1.     ĐẠI VIỆT TỪ THẾ KỈ X TỚI THẾ KỈ XI

a/ Quá trình hình thành và phát triển của chế độ Phong kiến Việt nam (thế kỉ x tới thế kỉ XV)

vThời Ngô – Đinh – Tiền Lê (939 – 1009)

·    Sau 938, Ngô Quyền xưng vương, khẳng định chủ quyền, đóng đô ở Cổ Loa, xây dựng chính quyền mới.

·     Năm 965, 12 sứ quân nổi loạn cả nước

·     968. Đinh bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, lên ngôi hoàng đế, mở đầu triều đại nhà Đinh, lấy niên hiệu là Thái bình, đóng đô ở Hoa lư.

·     979. Đinh Bộ lĩnh và Nam Việt Vương bị Đỗ thích ám sát. Đinh Toàn lên ngôi lúc 6 tuổi. Khi đó, quân Tống ráo riết xâm lược nước ta.

·     Thập đại tướng quân Lê Hoàn đánh thắng quân tống, binh sĩ tôn Lê Hoàn làm Vua, Thái hậu Dương Vân Nga trao áo Long Bào cho Lê Hoàn, Khởi nghiệp  nhà Lê, xây dựng nhà nước độc lập tự chủ.

·    Nhà lê trải qua 3 đời: Lê Đại Hành (989 – 1005); Lê Trung Tông (1005); Lê Ngọa Triều (1005- 1009).

 1.     NHÀ LÍ (1010 – 1225)

Năm 1010, Lí Công uẩn lên ngôi Vua, dời đô về La thành (thăng long) đặt tên nước là Đại cồ việt

·       Nhà Lí tồn tại 216 năm, trải qua 9 đời vua, với những thành tựu to lớn

·       Nhà lí cho xây dựng nhiều cung điện, chia lại khu vực hành chính, xây dựng chính quyền, quân đội, đặt ra luật pháp.

·      Xây dựng đoàn kết dân tộc, xây dựng quan hệ hữu nghĩ với nhà tống ở phía bắc.

 2.     NHÀ TRẦN (1226- 1400)

·Tiếp tục xây dựng nhà nước phong kiến, đặt lệ Thái Thượng Hoàn.

·       Đặt thêm một số chức quan mới.

·       Chia nước ta thành 12 lộ, mở rộng lãnh thổ (đánh chiếm Chiêm Thành).

·       Đặt thêm các chức quan xã, ban hành bộ luật hình sự

·       Xây dựng lực lượng quân đội mạnh, nhiều binh chủng.

·     Tổ chức thi tiến sĩ, tuyển quan lại triều đình.

 3.     VƯƠNG TRIỀU HỒ (1400 – 1407)

 Năm 1400, Hồ quý Ly  truất ngôi của vua Trần, lập nên  nhà Hồ.

·       Mặc dù tồn tại được trong thời gian ngắn, nhưng vương triều hồ cũng làm được nhiều việc đáng lưu tâm.

·       Theo vương triều trần, nhà Hồ giữ Thái thượng Hoàng.

·      Xây dựng quân đội chuyên nghiệp hơn; phát hành tiền; giao thương với nước ngoài…. 

4.     NHÀ LÊ SƠ (1427 – 1527)

   Sau khi đánh tan quân Minh năm 1428, lê lợi lên ngôi Vua, đóng đô ở Thăng Long. Khôi phục nước là Đại Việt, xây dựng nhà nước phong kiến trung ương tập quyền phát triển.

·     Vua tự xưng là Thiên tử, giúp việc cho Vua là quan thượng thư và các quan chuyên môn. Nhà Lê sơ bãi bỏ chức tể tướng.

·     Chia nước thành 12 đạo. Năm 1471 lập thêm đạo Quảng Nam. Hoàn thành bản đồ Đại Việt

·     Quân đội nhà Lê sơ rất mạnh. Các vua nhà Lê rất coi trọng luật pháp. Tiêu biểu là luật Hồng Đức (6 quyển,721 điều).

5.     NHÀ MẠC (1527 – 1592)

·       LỢI dụng tình hình nhà Lê suy yếu, bằng những mưu mô và toan tính nham hiểm, Mạc Đăng Dung cướp ngôi Vua Lê lập ra triều mạc/

·       Lúc đầu, lãnh thổ nhà Mạc rộng lớn, nhưng từ 1546 chỉ còn từ thanh hóa trở ra bắc.

·      Xây dựng chính quyền mạnh, đầy đủ các ban, xây dựng quân đội.

 6.     SỰ THÀNH LẬP NAM TRIỀU

 Năm 1527, Nguyễn Kim (là quan võ nhà lê) chống lại nhà Mạc nhằm khôi phục nhà lê.

·       1545, Nguyễn Kim bị con rể Trịnh Kiểm giết hại, chính quyền rơi vào tay nhà Trịnh.

·      Chiến tranh nam – bắc kéo dài trong 47 năm> Hai bên đánh nhau liên miên, cuối cùng Nam triều đã thắng.

 7.     CHIẾN TRANH TRỊNH – NGUYỄN (1627 – 1672)

 Khi Kim Hoàng bị giết, nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ phủ Thuận Hóa.

·     Từ 1613, Nguyễn Phúc Nguyên đẩy mạnh chống lại Trịnh. Mâu Thuẫn Trịnh – Nguyễn ngày càng gay gắt.

·     1627, Chiến tranh bùng nổ. 7 lần đánh nhau ko kết quả, đất nước bị chia cắt.

·     Đàng Trong do họ Nguyễn thống trị.

·    Đàng ngoài do họ Trịnh thống trị

.VƯƠNG TRIỀU QUANG TRUNG (1789 – 1802)

Sau khi đánh tan các thế lực phong kiến và quân xâm lược, Quang Trung (Nguyễn Huệ) chọn Huế làm kinh đô.

Quang Trung có nhiều biện pháp xây dựng nhà nước phong kiến, phát triển kinh tế – giáo dục, mở cửa buôn bán với các nước.

Quang Trung khuyến khích dùng chữ Nôm.

VƯƠNG TRIỀU NGUYỄN (1802 – 1945)

Sau khi lật đổ Quang Trung. Nguyễn Ánh lên ngôi Vua đóng đô ở phú xuân

Năm 1804 đổi tên nước  thành Việt nam.

Nhà Nguyễn tăng cường ủng hộ các nước phong kiến. Thành lập 30 tỉnh, 1 phủ thừa thiên.

Ban hành luật Gia long , xây dựng thành trì kiên cố, dìm các cuộc khởi nghĩa nông dân trong máu, thực hiện chính sách thuần phục nhà Thanh. Đóng cửa với các nước phương Tây.

CÔNG CUỘC XÂY DỰNG, BẢO VỆ TỔ QUỐC

·       Cuộc kháng chiến Chống Tống thời tiền lê

Năm 979, Quân tống xâm lược nước ta, Đinh toàn lên ngôi lúc 6 tuổi, binh sĩ đã tôn Thập đại

tướng quân Lê Hoàn làm vua, nắm giữ binh quyền, Thái Hậu Dương Vân Nga trao áo long bào cho Lê Hoàn.

Năm 981, chỉ huy quân sĩ đánh tan quân Tống, bảo vệ độc lập tự do của đất nước…

·       Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý thường kiệt (1075 – 1077)

Năm 1072, Lý Thường Kiệt chủ động đánh vào đất tống khi quân Tống chuẩn bị xâm lược nước ta.

Xây dựng tuyến phòng ngự sông Như Nguyệt

Năm 1077, Quân Tống chia làm 2 đường dây thủy bbộ tiến vào xâm lược nước ta, nhưng quân thủy bị chặn đánh tại quảng ninh, quân bộ bịnh chặn đánh tại phòng tuyến sông Như Nguyệt, phải sống trong cảnh thiếu thốn.

Cuối 1077, đại quân ta tiến đánh quân Tống.

Do bị thiệt hại nặng nề, quân Tống kiều hòa với nước ta.

·       Nhà trần 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên

Lần 1 (1258):

3 vạn quân Nguyên Mông đã tràn sang nước ta. Quân Trần thực hiện chính sách vườn không nhà trống, bỏ Thăng long rút lui chiến lược.

Quân Mông chiếm được Thăng Long, nhưng bị rơi vào tình trạng thiếu thốn, khó khăn, không lươn gthực, không hợp khí hậu…

Đến thời thế, quân ta thực hiện phản công

Trong vòng 15 ngày, quân ta đã đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông dưới sự chỉ huy của Trần Hưng Đạo.

Lần 2 (1285):

50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào nước ta

Quân nhà trần lại một lần nữa thực hiện “vườn không nhà Trống” về Vạn kiếp (chí linh)

Một đạo quân khác do Toa đô từ champa đánh lên Nghệ an, âm mưu thực hiện chiến lược  2 gọng kìm, quân ta thực hiện rút lui chiến lược khiến giặc liên tục rơi bào tình thế khó khăn.

Cánh quân phía nam do Toa đô đã bị bẻ  gãy

Sau đó, phản công chiến lược, đánh thẳng vào quân Nguyên ở Thăng Long, chiến thắng chỉ sau 2 tháng.

Lần 3 (1287 – 1288)

Cuối 1287, Quân Nguyên vượt qua Lạng sơn tiến thẳng vào nước ta

Một cánh quân khác đánh theo đường Thủy (sông bạch đằng)

Do thiếu đội ngũ tiếp viện, quân địch liên tiếp bị đánh phá những trận khác nhau

Quân địch bị thiệt hại nặng nề, bèn rút quân về nươc

Đầu 1288, cánh quân thủy cũng rút quân về nước.

·       Lê lợi – Nguyễn Trãi chống quân Minh (1428)

·       Quang Trung đại phá quân Thanh (1785)

Năm 1785, 5 vạn quân Xiêm được Nguyễn Ánh dẫn đường sang xâm lược Việt Nam.

Chỉ trong 2 ngày, Nguyễn Huệ đánh bại 5 vạn quân Xiêm tại Rạch Gầm – Xoài Mút ( Tiền Giang)

1786 – 1788 Tiêu diệt các thế lực thù địch phong kiến, kéo quân ra bắc lần 1, cơ bản thống nhất đất nước.

Được Lê Chiêu Thống cầu cứu, 29 vạn quân Thanh tiến xuống xâm lược nước ta, quân ta bỏ Thăng long, phòng tuyến Tam điệp, Ngô Thì Nhậm cấp báo cho Nguyễn Huệ ở Phú Xuân,.

Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, đóng đô ở Phú Xuân. Tiến ra bắc chỉ trong 5 ngày, 29 vạn quân Thanh đã bị đánh bại/ Đây là chiến công lịch sử lẫy lừng nhất trong lịch sử dân tộc,.

Thời kỳ thuộc Pháp (9-1858 ÷ 3-1945)

§  1858 ngày 1-9, mở đầu cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân khi hạm đội Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tiến công đánh chiếm bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng).

- Pháp xâm lược ba tỉnh miền Đông Nam kỳ.

§  1859 ngày 17-2 Pháp đánh chiếm tỉnh, thành Gia Định.

§  1861 ngày 10-12 Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu chiến Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông tại địa phận thôn Nhật Tảo.

§  1861 ÷ 1864 Khởi nghĩa chống Pháp của Trương Định.

§  1862 ngày 5-6 Triều đình Huế ký Hiệp ước Nhâm Tuất cắt 3 tỉnh miền Đông lục tỉnh là Gia Định, Định Tường, Biên Hòa cho Pháp.

§  1864 ÷ 1865 Các cuộc khởi nghĩa chống Pháp của Trương Quyền, Thiên hộ Dương, Hồ Huân Nghiệp.

§  1866 ngày 16-9 Khởi nghĩa của Đoàn Hữu Trưng - Đoàn Trực chống triều đình Tự Đức (nhà Nguyễn).

§  1867 ÷ 1874 Pháp tiếp tục xâm lấn ba tỉnh miền Tây Nam kỳ, tiến tới chiếm đóng toàn bộ Nam kỳ.

§  1867 ngày 20-6 Pháp đơn phương ra tuyên bố 6 tỉnh Nam kỳ là lãnh địa của Pháp.

§  1868 Khởi nghĩa chống Pháp của Thủ khoa Huân, Phan Công Tôn.

§  1872 Khởi nghĩa chống Pháp của 18 thôn vườn trầu và ở 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ.

§  1873 ÷ 1874 Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ nhất.

§  ngày 20-11 Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhất.

§  1874 tháng 2 Khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai chống triều đình Huế thỏa hiệp với giặc Pháp.

§  Khởi nghĩa Văn thân Nghệ Tĩnh.

§  ngày 15-3 Triều đình Huế ký Hiệp ước với Pháp, chấp nhận chủ quyền của Pháp đối với tỉnh Bình Thuận trở vào (toàn bộ Nam kỳ) để Pháp rút khỏi Bắc kỳ.

§  ngày 31-8 Triều đình Huế ký Hiệp ước thương mại với Pháp tại Sài Gòn.

§  1882 ÷ 1883 Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ hai, hoàn thành xâm lược Bắc kỳ.

§  ngày 25-4 Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai.

§  1883 ngày 12-3 Pháp đánh chiếm khu mỏ than Hòn Gai.

§  20-8 Pháp đánh chiếm Thuận An, uy hiếp triều đình Huế.

§  ngày 25-8 Triều đình ký Hiệp ước với Pháp tại Huế thừa nhận Bắc kỳ là thuộc địa của Pháp và chấp nhận nền bảo hộ của Pháp ở Trung kỳ.

§  1883 ÷ 1887 Khởi nghĩa chống Pháp của Tạ Hiện ở Bắc Kỳ.

§  1884 ngày 6-6 Triều đình ký hiệp ước với Pháp tại Huế chấp nhận nền bảo hộ của Pháp và sẽ thay mặt nước An Nam trong mọi quan hệ đối ngoại.

§  1885 ngày 5-7 Sự biến kinh thành Huế.

- Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn tấn công Pháp ở đồn Mang Cá.

§  ngày 13-7 Vua Hàm Nghi rời kinh thành Huế và hạ Chiếu cần Vương phát động phong trào chống Pháp.

§  1885 ÷ 1898 Phong trào Cần Vương.

§  Miền Trung: có các cuộc khởi nghĩa của vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng, Mai Xuân Thưởng, Nguyễn Duy Hiệu, Nguyễn Xuân Ôn, Tống Duy Tân, Trần Xuân Soạn, Đinh Công Tráng,...

§  Miền Bắc: có các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện, Ngô Quang Bích, Đốc Ngữ,...

§  1888 Vua Hàm Nghi bị bắt đi lưu đầy.

§  1892 Chiến thắng Yên Lãng (Hòa Bình) của nghĩa quân Đốc Ngữ.

§  1895 Chiến thắng Vụ Quang của nghĩa quân Phan Đình Phùng.

§  1885 ÷ 1913 Khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám.

§  1894 Chiến thắng Hữu Nhuế (tức Hồ Chuối) của nghĩa quân Yên Thế.

§  1887 Pháp thành lập Liên bang Đông Dương và đặt chế độ toàn quyền Đông Dương.

§  1890 Ngày sinh Nguyễn Sinh Cung, tức Nguyễn Tất Thành, về sau là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh.

§  1904 Phan Bội Châu thành lập Duy Tân hội.

§  1904 ÷ 1909 Phong trào Đông Du.

§  1905 Phan Bội Châu sang Nhật hoạt động, thúc đẩy phong trào Đông Du.

§  1907 ÷ 1908 Phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

§  Từ tháng 3-12 Trường Đông Kinh nghĩa thục của Lương Văn Can mở tại Hà Nội.

§  Mở đầu phong trào chống thuế ở Trung kỳ năm 1908, ngày 11-3-1908 (kéo dài tới tháng 8-1908).

§  1908 Vụ Hà thành đầu độc.

§  1909 Bãi công của 200 công nhân viên chức hãng Liên hiệp thương mại Đông Dương (L.U.C.I) ở Hà Nội.

§  1911 Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài tìm đường cứu nước.

§  1912 Phan Bội Châu, Cường Để thành lập Việt Nam Quang Phục hội.

§  1914 Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ.

§  1916 phá khám lớn Sài Gòn của Thiên Địa hội.

§  Khởi nghĩa của vua Duy Tân, Thái Phiên và Trần Cao Vân ở Nam Trung kỳ.

§  1917 Khởi nghĩa Thái Nguyên của Trịnh Văn Cấn và Lương Ngọc Quyến.

§  1919 Tôn Đức Thắng tham gia cuộc binh biến ở Biển Đen ủng hộ nước Nga Xô Viết.

§  Nguyễn Ái Quốc gửi "yêu sách 8 điểm của nhân dân Việt Nam" tới Hội nghị Véc Xây.

§  1920 Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

§  1921 Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội Liên hiệp Thuộc địa tại Pháp.

§  1922 Báo La paria (Người Cùng Khổ) ra số đầu tiên.

§  1923 Thành lập Tâm Tâm xã tại Quảng Châu (Trung Quốc).

§  1924 Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội 5 Quốc tế Cộng sản.

§  Phạm Hồng Thái mưu sát toàn quyền Đông Dương (Méc-lanh) tại Sa Diện (Quảng Châu).

§  1925 Xuất bản tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc và thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội.

§  Báo Thanh Niên ra số đầu tiên.

§  Thành lập Hội Phục Việt.

§  Bãi công của hơn 1000 công nhân Ba Son (Sài Gòn do Công hội Đỏ lãnh đạo).

§  Tòa án thực dân xét xử Phan Bội Châu, (Phong trào đòi ân xá Phan Bội Châu nổ ra).

§  1926 Phan Châu Trinh qua đời.

§  1927 Xuất bản tác phẩm Đường Cách Mệnh của Nguyễn Ái Quốc.

§  Thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng.

§  1928 Thành lập Tân Việt Cách mạng Đảng, ngày 14-7.

§  1929 Thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam, tháng 3.

§  Cuộc bãi công của công nhân hãng A-via (Hà Nội) do chi bộ cộng sản lãnh đạo, ngày 18-5.

§  Thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc kỳ, ngày 28-7.

§  1929 ÷ 1930 Quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

§  Thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng tại Bắc kỳ, ngày 17-6.

§  Thành lập An Nam Cộng sản Đảng tại Trung kỳ, tháng 11.

§  1930 Thành lập Đông Dương cộng sản Liên đoàn, ngày 1-1.

§  Hội nghị hợp nhất các Đảng của người cộng sản Việt Nam, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 3-2.

§  Đông Dương cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 24-2.

§  Khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học lãnh đạo, tháng 2.

§  1930-1931 Cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo, từ 12-9-1930 đến 6-1931.

§  Cuộc đấu tranh của nông dân Tiền Hải (Thái Bình), ngày 14-10.

§  Thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương, ngày 26-3-1931.

§  Phong trào đấu tranh của công nhân xe lửa Đà Nẵng - Nha Trang, tháng 3-1932.

§  Hội nghị Ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương ở ngoài nước và đại biểu trong nước họp tại Ma Cao (TQ), ngày 14-6-1934.

§  Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương tại Ma Cao, ngày 27-3-1935.

§  Phong trào Mặt trận Nhân dân Phản đế Đông Dương của Đảng Cộng sản Đông Dương, 1936 ÷ 1939

§  Phong trào Đông dương Đại hội, tháng 8-1936.

§  Chính quyền Pháp ở Đông Dương hoàn thành xây dựng tuyến đường sắt xuyên Đông Dương, ngày 1-10-1936.

§  Toàn vùng mỏ than Hòn Gai bãi công, ngày 23-11-1936.

§  Phong trào đấu tranh đòi dân chủ nhân việc "đón Gô-đa", tháng 1-1937.

§  Cuộc mít tinh của 25.000 người kỷ niệm Ngày quốc tế Lao động tại Hà Nội, ngày 1-5-1938.

§  Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ngày 1-9-1939.

§  Đảng Cộng sản Đông Dương ra thông báo khẩn cấp về tình trạng thời cuộc, ngày 3-10-1939.

§  Chiến tranh thế giới thứ hai ảnh hưởng tới Việt Nam năm 1940

§  Phát xít Nhật đưa quân vào Đông Dương, ngày 22-9-1940.

§  Khởi nghĩa Bắc Sơn, ngày 27-9-1940.

§  Khởi nghĩa Nam Kỳ, ngày 23-11-1940.

§  Cuộc nổi dậy của binh lính Đông Dương ( ở Nghệ An), ngày 13-11-1941.

§  Nguyễn Ái Quốc về nước (tới Cao Bằng) trực tiếp chỉ đạo cách mạng, ngày 8-2-1941.

§  Hội nghị BCH trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, ngày 10-5-1941.

§  Thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng Cứu quốc vong, ngày 15-5-1941.

§  Thành lập Mặt trận Việt Minh, ngày 19-5-1941.

§  Pháp Nhật ký Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương, ngày 29-7-1941.

§  Nguyễn Ái Quốc ra chỉ thị mở rộng căn cứ địa Cao Bằng và phong trào Nam tiến, tháng 7-1942.

§  Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Trung Quốc, 1942÷1943.

§  Đại hội Việt minh tại Cao Bằng và chỉ thị của Tổng Bộ Việt Minh về vấn đề khởi nghĩa vũ trang và xây dựng chính quyền cách mạng, ngày 15-11-1942.

§  Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và bản đề cương Văn hóa Việt Nam, ngày 25-2-1943.

§  Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị về sửa soạn khởi nghĩa, ngày 7-5-1944.

§  Thành lập Đảng Dân chủ Việt Nam, ngày 30-6-1944.

§  Thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân (Quân đội nhân dân Việt Nam), ngày 22-12-1944.

§  * 9-3-1945 : Nhật nổ súng lật đổ Pháp trên toàn Đông Dương. Thời kì Pháp thuộc kết thúc.

[sửa]Thời kỳ Chiến tranh Đông Dương 1945-1975

Bài chi tiết: Niên biểu lịch sử Việt Nam thời kỳ 1945-1975

§ Năm 1945: Nạn đói gây ra cái chết của 2 triệu người (trong dân số 25 triệu).N

§ 11-3-1945: Đế quốc Việt Nam ra đời, vua Bảo Đại bổ nhiệm Trần Trọng Kim làm Nội các Tổng trưởng thành lập chính phủ đầu tiên của Việt Nam.

§ 19-8-1945: Cách mạng tháng Tám thành công.

§ 2-9-1945: Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại Hà Nội. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

§ 23-9-1945: Quân Pháp quay trở lại miền Nam. Ngày Nam Bộ Kháng chiến.

§ 6/1/1946 Tổng tuyển cử trong cả nước bầu Quốc hội.

§ 6/3/1946 Hiệp định sơ bộ về Việt Nam được kí kết tại Hà Nội.

§ 14/9/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Pháp tạm ước tại Pari.

§ 19-12-1946: Hồ Chủ tịch phát động Toàn quốc kháng chiến. Kháng chiến chống Pháp bắt đầu.

§ 7/10 -19/12/1947 Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947

§ 8-3-1949: Pháp thành lập chính phủ Quốc gia Việt Nam.

§ 16/9 -22/10/1950 Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950

§ 3/3 -7/5/1954 Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử 1954

§ 8-5-1954: Hiệp định Geneva chia Việt Nam thành 2 khu vực quân sự tại vĩ tuyến 17.

§ 10/10/1954 Ta tiếp quản thủ đô Hà Nội.

§ 1/1/1955 Toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi Cát Bà ( Hải Phòng )

§ 26-10-1955: Việt Nam Cộng hòa thành lập. Ngô Đình Diệm làm tổng thống.

§ 1959 -1960 Phong trào Đồng Khởi.

§ 20-12-1960: Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam được thành lập.

§ 1/1961 Trung ương cục miền Nam thành lập.

§ 15/2/1961 Các lực lượng vũ trang cách mạng thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam Việt Nam.

§ 1-11-1963: Đảo chính lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm.

§ 2-8 và 4-8-1964: Sự kiện Vịnh Bắc Bộ.

§ 5-8-1964: Mỹ thực hiện Chiến dịch Mũi Tên Xuyên, bắt đầu ném bom miền Bắc.

§ 8-3-1965: Mỹ bắt đầu đưa quân vào tham chiến tại miền Nam Việt Nam với 3.500 lính thuỷ quân lục chiến, đến tháng 12, tổng số quân Mỹ tại Việt Nam đã lên tới gần 200.000.

§ 3-9-1967: Nền Đệ nhị cộng hòa tại Nam Việt Nam. Nguyễn Văn Thiệu nhậm chức Tổng thống.

§ 30-1-1968: Cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân mở màn.

§ 27-1-1973: Hiệp định Paris được kí kết. Quân đội Mỹ rút hoàn toàn khỏi Việt Nam.

§ 17 đến 19-1-1974: Hải chiến Hoàng Sa. Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa.

§ 10-3-1975: Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tấn công Buôn Mê Thuột, bắt đầu cuộc Tổng tấn công mùa xuân 1975.

§ 30-4-1975: Quân giải phóng tiến vào Sài Gòn. Chiến tranh kết thúc. Việt Nam thống nhất.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro