VIT xdcn cau 9 : Phân loại nhà công nghiệp, phạm vi ứng dụng.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 9: Phân loại nhà công nghiệp, phạm vi ứng dụng.

                 * Phân loại theo đặc điểm riêng

       - Theo đặc điểm chức năng:

                 + Nhà sản xuất: là những toà nhà dùng để hoàn thành những chức năng sản xuất nhất định, nhằm tạo ra các bán thành phẩm hoặc thành phẩm của xí nghiệp.

                 + Nhà cung cấp năng lượng: trạm phát điện, trạm cung cấp khí,…

                 + Kho tàng và trạm phục vụ giao thông: các nhà kho chứa nguyên vật liệu, thành phẩm, các nhà chứa phương tiện vận chuyển hàng hoá,…

       - Theo đặc điểm xây dựng thoả mãn yêu cầu chức năng:

                 + Nhà một mục đích: loại nhà công nghiệp thường xuyên gắn bó với một loại dây chuyền sản xuất nhất định.

                 + Nhà kiểu linh hoạt: những nhà công nghiệp thường xuyên gắn bó với một ngành sản xuất nhất định, dễ dàng thoả mãn yêu cầu hiện đại hoá dây chuyền sản xuất và thiết bị ngành sản xuất đó.

                 + Nhà vạn năng: loại nhà có thể đáp ứng được nhiều loại công nghệ sản xuất khách nhau của một hay nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

                 + Nhà công nghiệp kiểu bán lộ thiên: loại nhà chỉ có mái che, hoặc chỉ có mái và phần tường, sử dụng để làm kho tàng hoặc các xưởng sản xuất cần thông thoáng.

                 + Nhà công nghiệp tháo dỡ được: loại nhà có tính năng cấu trúc linh hoạt, dễ biến đổi đáp ứng được cho các xưởng sản xuất có thông số vi khí hậu và công nghệ sản xuất luôn luôn thay đổi; hoặc sử dụng cho các nhà máy hoàn thành chức năng sản xuất trong một thời gian hạn định, sau đó tháo dỡ, chuyển đến phục vụ cho xây dựng một công trình khác.

       - Theo số tầng:

                 + Nhà sản xuất một tầng

                 + Nhà sản xuất nhiều tầng

                 + Nhà sản xuất kiểu hỗn hợp

       - Theo nhịp nhà:

                 + Nhà một nhịp: sử dụng cho các nhà sản xuất chính thức hoặc phụ của các xí nghiệp ở quy mô diện tích nhỏ.

                 + Nhà nhiều nhịp: sử dụng cho các nhà công nghiệp có quy mô diện tích nhỏ.

       - Theo sự sử dụng thiết bị vận chuyển nâng trong nhà:

                 + Nhà không có cần trục

                 + Nhà có cần trục

       - Theo sơ đồ kết cấu chịu lực:

                 + Nhà có kết cấu tường chịu lực

                 + Nhà có kết cấu khung chịu lực

                 + Nhà có kết cấu không gian chịu lực

       - Theo đặc điểm sản xuất bên trong:

                 + Phân xưởng nguội (nhà sản xuất toả nhiệt thừa không đáng kể trong quá trình sản xuất)

                 + Phân xưởng nóng (nhà sản xuất toả nhiều nhiệt thừa trong quá trình sản xuất)

                 + Nhà kín (nhà sản xuất có chế độ vi khí hậu đặc bịêt)

       - Theo chất lượng nhà: (dựa trên cơ sở chất lượng sử dụng, độ bền và niên hạn sử dụng)

                 + Nhà cấp I: chất lượng sử dụng cao, chịu lửa bậc I, niên hạn sử dụng < 80 năm.

                 + Nhà cấp II: chất lượng sử dụng khá, chịu lửa bậc I, II, niên hạn sử dụng > 50 năm.

                 + Nhà cấp III: chất lượng sử dụng trung bình, chịu lửa bậc III, tuổi thọ > 20 năm.

                 + Nhà cấp IV: chất lượng sử dụng thấp, chịu lửa bình thường, tuổi thọ < 20 năm.

* Phân loại tổng hợp

       - Loại nhà thấp: có chiều cao khoảng từ 4,2 – 6m; nhịp nhà 6 – 15m; có diện tích sử dụng chung tương đối lớn, khá linh hoạt. Hệ chịu lực của nhà chủ yếu bằng bêtông cốt thép hoặc bằng thép, mái bằng tấm lớn hoặc tấm nhẹ.

       + Phù hợp với các xưởng có máy móc và hàng hoá tương đối nặng, các kho hàng, các xưởng có dây chuyền sản xuất liên hoàn để tạo ra sản phẩm,…

       + Ưu điểm: dễ dàng bố trí các dây chuyền sản xuất nằm ngang, liên tục; dễ dàng mở rộng diện tích, kỹ thuật xây dựng đơn giản; xây dựng nhanh, giá thành hạ 10 – 15% so với nhà cao tầng.

       + Nhược điểm: chiếm nhiều đất xây dựng, tốn chi phí bảo dưỡng.

       - Nhà kiểu phòng lớn: nhà kiểu một tầng độ cao 6 – 18m với nhịp nhà 15 – 60m, một hoặc nhiều nhịp. Hệ chịu lực là kết cấu bêtông cốt thép hoặc thép với mặt bằng vật liệu nhẹ hoặc mái nặng. Bên trong có bố trí cấu trúc vận chuyển nâng.

       + Sử dụng trong các ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim, chế tạo sửa chữa máy bay, chế tạo, sửa chữa tàu thuỷ,…

       + Ưu nhược điểm giống với loại nhà thấp.

       - Nhà nhiều tầng: đặc trưng bằng các khu vực chức năng được chia thành nhiều tầng và đặt chồng lên nhau, việc liên hệ giữa các tầng được thực hiện nhờ các nút giao thông đứng (cầu thang, thang máy,…). Kết cấu chịu lực được làm bằng khung bêtông cốt thép. Chiều cao tầng thường 3,3 – 4,8m chiều rộng 9 – 15m.

       + Sử dụng cho một số ngành công nghiệp có dây chuyền sản xuất theo phương đứng, các ngành sản xuất có máy móc nhỏ, nhẹ, có thể xây dựng thành nhiều tầng để giảm bớt chi phí đất xây dựng.

       + Ưu điểm: có đường liên hệ công nghệ ngắn, khả năng thông gió chiếu sáng tự nhiên tốt; chiếm đất ít hơn nhà một tầng, bộ mặt kiến trúc dễ dàng đáp ứng nhu cầu mỹ quan xây dựng đô thị.

       + Nhược điểm: sức chịu tải của sàn không lớn, chiều cao phòng, lưói cột hạn chế, xây dựng lâu, giá thành đắt.

       - Nhà kiểu khối hỗn hợp: sự kết hợp các kiểu công trình trên lại với nhau theo những quy luật chặt chẽ của công nghệ hay tổ hợp kiến trúc.

       + Dùng cho sản xuất hoặc kho hàng, còn các nhà cao tầng được dành cho khối hành chính - quản lý, nghiên cứu, thí nghiệm,…

       + Sử dụng cho các ngành công nghiệp với dây chuyền sản xuất bắt buộc, hoặc do yêu cầu của xây dựng đô thị, giải pháp tổ hợp kiến trúc của quần thể xí nghiệp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro