Hồi I - Sâu trong tâm khảm

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Dạ Tư Vũ.

Có người từng nói rằng, mỗi một sinh mạng chỉ có thể sống một lần trong đời. Thế nên ngươi phải trân trọng hiện tại, yêu thương những người thân quanh mình, sống chan hòa hết mức có thể, ngươi sẽ thấy cuộc đời này tươi sáng hơn bao giờ hết khi những thứ cho đi không cần đáp trả.


Song, từ rất lâu trước kia, trước kia nữa. . . . đó chỉ là những câu nói sáo rỗng không thể thực hiện. Không phải vì ta không trân trọng hiện tại, không phải vì ta không yêu thương người thân, càng không phải vì không chịu hòa hợp với những người xung quanh. . . . Mà cái cốt lõi từ đầu nảy sinh vấn đề là sinh mạng của ta đã chấm dứt lâu rồi.

Chính vì thế làm sao có thể chỉ sống một lần trong đời, làm sao hòa nhập với cộng đồng để yêu thương hay sớt chia ngọt bùi thống khổ? Kéo sau nó là một tràng ý tưởng cao đẹp viển vông hóa thành ảo tưởng.


Lại nói, rất lâu rất lâu về trước, về khoảng kí ức xa xăm mờ nhạt bị dấu thời gian chôn vào quên lãng, trong kí ức của ta hay trí nhớ người đời lúc bấy giờ.

Nơi ta sống là một vùng quê hẻo lánh xinh đẹp nằm dọc dưới chân núi, bao bọc ngôi làng còn có nhiều khe rãnh sông suối quanh năm nước chảy xuôi xuống hạ nguồn, đổ vào lươn trạch tưới mát các thửa ruộng màu mỡ dạt dào bội thu.

Người dân ở đây đa phần làm ngành nông, lác đác vài hộ thích săn bắn hoặc đốn củi, hái quả trong núi.

Cứ ba tháng một lần họ lại tổ chức buổi đi săn tập thể rồi chia sẻ lương thực với nhau trong một ngày chợ phiên, tụ tập quay quần trao đổi những thứ dụng cụ sinh hoạt cần thiết.

Họ sống đúng như lời người xưa truyền dạy, trân trọng nhau yêu thương hòa hợp, nhìn vào thì tưởng rằng đấy là lối sống cộng đồng hoàn hảo nhất ở một vùng quê xa xôi cách biệt với ánh sáng văn minh bên ngoài, nhưng thực chất tất cả chỉ dừng lại có thế. Đơn giản là bề nổi của một tảng băng trôi, những mối nguy hiểm ẩn tàng mâu thuẫn, vị kỉ cá nhân tràn ngập len lỏi đến từng mao mạch lưu thông trong huyết quản. Sự phân biệt đối xử rõ ràng đã ăn sâu bám rễ trong ngóc ngách tâm hồn của mỗi một con người không cách gì tháo bỏ - Là nguyên nhân của mọi mũi dùi tự chĩa về chính họ. Chẳng thể vãn hồi.


Họ có thể cười nói với ngươi nhưng sau lưng vẫn đâm thọc ngươi với kẻ khác.

Họ có thể cùng ăn chung bàn với ngươi và rất nhanh khi ngươi rời đi lập tức mâm cơm đó sẽ bị ném thẳng ra vỉa hè.

Họ có thể tiếp nhận món quà thay lòng báo đáp từ ngươi nhưng sau đó thì sao, món quà ấy hiển nhiên vẫn bị vứt vào đống rác không chút tiếc rẻ.

Họ có thể chìa tay ra thậm chí ôm hẳn lấy ngươi, nhưng đã nói rồi đến cuối cùng tất thảy kia chỉ là chiếc mặt nạ ích kỉ vụ lợi, dối trá không hơn.

Tóm lại, những thứ ngươi từng động vào hoặc có mảy may có dính líu đến ngươi, chúng đều bị quẳng vào góc xó, đốt trọi thành than, thanh tẩy triệt để, như kẻ bệnh hủi bị thói đời ghê sợ xa lánh.


Toàn bộ ấy là những gì tồn tại trong mười lăm năm nhân sinh của ta cho đến ngày tái sinh thành 'bướm'.


Không tuổi – chưa được sinh ra, thời kì thai nghén, giai đoạn sinh tử, vật chứa uống liều phá thai bất thành.

Một tuổi – chào đời trong bầu không khí lặng câm, không có tiếng trẻ khóc lẫn tiếng gào náo loạn, quẩn quanh mấy âm tiết rời rạc rầm rì chẳng phải tiếng người.

Hai tuổi - học nói không thành, nhiều lần bị vứt vào thùng gỗ, sặc nước, ù tai - Câm.

Ba tuổi - đã biết chập chững tập đi, bị người quăng xuống sông tìm cách ngoi lên, chìm dưới nước quá lâu, cứu chậm – Bại phổi suy tim.

Năm tuổi – bập bẹ học thành tiếng người, bị những đứa trẻ đồng lứa ném đá mắng chửi ngu dốt. Lúc ấy còn chẳng biết gọi tên cái cảm giác ấm nóng xuất hiện trên trán cùng thứ chất lỏng đỏ sệt giàn giụa tràn qua mi mắt là biểu thị đặc thù của đau đớn.

Bảy tuổi – giao tiếp rành mạch với động vật, nguệch ngoạc viết được tên mình cùng với người nọ, nhờ lén xem người ta học chữ ở đầu thôn.

Cho đến năm mười hai, kiến thức ta học được chỉ giậm chân tới đó. Nhưng từ đây trở đi biến cố mới thật sự bắt đầu.


Ở tuổi này ta đã lớn, đã không còn là một đứa trẻ ngu ngốc không hiểu nổi hoàn cảnh của mình mà dật dờ sống lờ theo năm tháng.

Dù vậy ta vẫn không biết tại sao mình lại bị cả thiên hạ khinh rẻ như thế?

Cũng không biết nhận một quả táo của người ta có thể đổi trả bằng một thứ khác có giá trị tương đương mà chẳng phải là một quả táo đồng dạng. Dĩ nhiên, cũng chả biết nốt việc xòe tay nhận lấy không cần hoàn trả, vốn là thiên kinh địa nghĩa của thói đời bạc bẽo không phân biệt xưa nay.


Cái ngày ta thoát khỏi kiếp 'sâu' là một buổi chiều đỏ rực như máu. Ánh nắng chói chang xuyên qua sân nhà chiếu thẳng vào trong căn chòi chật hẹp trống rỗng, không có nổi một gian phòng phân cách.

Thường xuyên ở nhà một mình chui ra góc sân nằm dài trên ụ cỏ, hóng thân mình để ánh tà dương xuyên qua cơ thể thiêu đốt ý chí, minh chứng rằng sinh mạng này vẫn còn tái tục.


Hạnh phúc không phải của bản thân đương nhiên sẽ không tồn tại lâu bền, trước mắt là ảo ảnh hư thực sau lưng là bóng tối rỗng hoác.

Ai sẽ yêu thương cho kẻ không có linh hồn, ai sẽ để cho kẻ không có linh hồn được yêu thương mình đây?

Vòng tròn số phận – Luân phiên tiếp diễn.

. . .

 . .


Vì mẹ không thích ra khỏi nhà nên đương nhiên ta cũng chỉ quanh quẩn ở đây, sống lay lắt bằng mớ rau, ngô, dưa, bí, mà hàng xóm mang đến cứu trợ.

Cũng từng bị sỉ vả chửi bới là bần cùng vô học, nhưng biết sao được chứ!? Ta vốn là kẻ như vậy mà. Biết người ta ghét mình, nhưng vẫn một mực thừa nhận sự chê bai ấy, mâu thuẫn phải không? Biết chứ. Biết mà không làm gì thay đổi, dửng dưng chấp nhận hết cả, không ngu dốt thì còn gọi là gì?

Từ nhỏ đến lớn vốn dĩ cũng đã ăn chửi nhiều hơn cơm bữa, thế ra học dần thành quen cũng chả phải lạ.

Hàng xóm xung quanh ta lại tốt bụng phải biết. Họ không chửi, không đánh, không mắng, không xua đuổi, càng không mặc bọn ta bị đói chết; thường xuyên đem những món đồ họ không cần mang sang cho chúng ta. Lẽ dĩ nhiên chúng ta phải biết ơn rồi nghe theo những gì họ bảo – Đừng xuất hiện, cũng đừng ra ngoài. Thế thôi, đơn giản phải không? Một quy định không hề quá khó với mẹ con bọn ta.


Đấy, lại tới đấy, họ lại mang đồ sang kìa.

Ta uể oải đi tới đống đồ được bỏ vào hàng rào, cả một đống lớn, cần phải lọc lựa dài dài. Nào là lợn cợn đồ ăn trong chiếc chậu mẻ, lăn lóc một bên mấy cái cốc không có quai cầm đã cũ nứt phần đáy, bày bừa xung quanh vài mẩu bánh thô cứng, trộn lẫn bụi đất nằm nhan nhãn trên một tấm thảm khô quắp sờn màu, lởm chởm những gai nhọn được dệt bện không ra gì. Những thứ này chắc mẩm mẹ sẽ rất thích đây. Thành ra, ta tất tả thu gom lại hết chúng gói trong vải bố, rồi nhanh chóng thồ nó vào nhà.


Hôm nay mẹ dậy muộn, bình thường trời chiều chưa sụp hẳn thì mẹ đã tỉnh dậy. Nhưng hôm nay trời đã qua chạng vạng, mà mẹ vẫn nằm yên trong góc tối chưa buồn động đậy. Chắc chắn sẽ vì không ăn kịp bữa chiều rồi đói bụng hóa rồ mất thôi.

Nghĩ thầm, ta lân la bước tới chỗ sinh mẫu, bàn tay nhỏ xíu thâm tím nhẹ nhàng vỗ về vai bà, cố gắng lay gọi mẹ tỉnh giấc.

Gọi mãi mà bà vẫn bất động trơ trơ, tưởng như thất vọng tới nơi, định quay đi tìm cốc nước cho mẹ uống đỡ, hy vọng gọi tỉnh được mẹ, còn không thì ta và người phải cùng chịu khổ dài dài.

Ngay thời khắc buông lơi quay mình, thì bất chợt mẹ mở trừng cặp mắt hoang dại nhìn ta, tay vươn dài chụp nắm chân ta lôi thẳng về phía bà. Ta mất đà trượt chân té ngã mặt úp sấp xuống sàn, bị tha lui về góc phòng nơi mẫu thân đang gượng mình ngồi dậy.


"A. . . mẹ tỉnh rồi ạ?"

". . . . . . . "

"Mẹ có muốn ăn gì không? Con vừa nhặt về vài thứ tốt lắm."

". . . . . . . "

"Mẹ à. . . . . mẹ sao thế, đói bụng hở?"

". . . . . . . "

"Con đây, được mà." Vừa nói vừa chìa cánh tay mình đưa về phía mẹ.

Bất ngờ lại bị bà đẩy ngược xuống, túm tóc vứt vào trong góc, lôi ra từ trong đám đồ ta vừa ôm vào để bên cạnh cửa, dùng răng hàm bén nhọn của mình xé rách tấm vải bố được may vội từ nhiều vòng gai tầm ma, kéo tước nó ra thành các sợi vụn rồi quấn lại thành bó túm chặt trong tay, từng bước kéo lệch xệch nó tiến đến gần ta. Ta chớp mắt nhìn mẫu thân nở nụ cười thường nhật. Ta biết, bữa ăn của mình cuối cùng đã đến.


Trong gian phòng tối, không có đèn đuốc, không có vật dụng sinh hoạt thiết yếu, không có bất cứ thứ gì mà cái gọi là nhà nên có, hiếm hoi còn sót lại vị chủ nhân ngôi nhà là thứ sở hữu duy nhất. Một cặp chủ nhân đang triền miền trong bữa ăn của họ, một trên một dưới, một đứng một sấp, một chủ và một bị, dưới ánh sáng chạng vạng chực tắt bất cứ lúc nào, rọi mờ ảo hành động của người đàn bà cuồng bạo trút xả tàn dư thịnh nộ từ mớ quá khứ xa xôi viễn tưởng thuộc về mười mấy năm trước. Thường trực lặp lại, không phút nào ngơi.

Sợi tầm gai trở thành roi vọt hung tàn dưới ánh sáng vàng đục, từ ngoài cửa vọng vào soi chiếu lên bức vách tung tóe máu tươi, lẫn tạp nhiều mảnh thịt khô vụn được ghim sẵn dính sâu ở đó tự lúc nào chẳng biết.

Dây gai tầm ma như độc xà quấn lấy tấm lưng ta không lơi lỏng thôi nghỉ. Chúng siết chặt ghìm sâu từng trong mỗi thớ thịt, ma sát va chạm mãnh liệt tới huyết quản bức đứt các tơ máu đương lưu động mạnh mẽ thổi căng sự sống nơi ấy. Rồi đến khi rời đi lại không quên lôi kéo tất cả chúng ra ngoài, vứt vào không gian xung quanh vương vãi đầy đất, thậm chí vụt lại lấm tấm trên gương mặt ta hằng yêu quý.


Mẫu thân - gương mặt tuyệt trần của bà nhiễm bẩn máu đỏ từ ta vấy lên, đôi mắt sâu hoắm mở lớn bưng kín tơ máu đắm chìm nhìn ta trong thinh lặng. Bờ môi căng đầy nhập lại thành một đường vẽ cong vút, sâu kín ngoác tận mang tai.

Nói đến đây sẽ có người thắc mắc? Đúng rồi, những cơn bạo hành chính là bữa ăn của ta, từ lúc sinh ra đến giờ vẫn vậy. Và, sau này cũng sẽ vậy cả thôi. Không có một lực lượng nào trên cõi đời này có thể thay đổi chống chế được nó.


Chẳng biết đánh được bao lâu thân mẫu mới dừng lại, nhưng cái có thể rõ ràng nhất là trời bên ngoài đã tối om, đèn đuốc ở thôn quê thường được tắt rất sớm, chẳng có ai muốn ra đường giữa lúc không có ánh sáng thế này cả. Và dĩ nhiên, ta cũng như vậy. Lê tấm thân đau nhức khắp người cố bò gượng dậy, mò mẫm ven chân tường tiến đến đống tạp vật gần góc cửa, moi ra được mấy mẩu bánh và vài mảnh vải vụn. Chậm rãi bò đến chỗ khuất có tiếng rên ư ử đối diện chỗ ta ngồi. Sau mỗi lần đánh ta, bà đều thu mình trong góc tối ôm đầu bức tóc, đấm ngực rên loạn, những lúc ấy ta luôn trườn tới bên mẹ dỗ dành mớm mẹ ăn rồi vuốt tóc mẹ, chỉnh trang lại quần áo đắp lên thân bà, để bà được ăn no ngủ ấm thoải mái vượt qua một ngày.

 Vào thời điểm mệt mỏi mẹ sẽ gặm ăn bất cứ thứ gì ta đưa, có lúc cuồng dại quá gặm cắn luôn cả ngón tay, bàn tay khuỷu tay hay đầu vai ta đến rách toạc tươm máu, đau đớn bức ta chả thể hít thở, kiệt quệ bỏ mặc thân mẹ chồm lên bá cổ làm những cử chỉ quá đỗi quen thuộc. Hôm nay, mẹ không như thường lệ, từ đầu chí cuối chưa nói câu nào với ta. Không chửi bới cũng chẳng nguyền rủa. Cảm giác quái lạ truyền đến, ta thở dài vỗ vai mẹ đưa bánh đến gần miệng bà, giục ăn mấy lượt:

"Mẹ à, ăn chút gì đi?"

". . . . . . . "

"Mẩu bánh này con phủi sạch bằng khăn rồi! Ăn ngon lắm, mẹ mở miệng ra nào. . . a . . nha."

". . . . . . . "

"Mẹ ơi, nghe con nói gì không?"

". . . . . . . "

"Nè. . . mẹ."


Tiếng rên the thé chấm dứt, đôi con ngươi lay động chút ánh sáng tự trong cùng đáy mắt phát ra bừng giữa đêm tối, lóe qua quang mang dị thường lia về phía ta. Cả thân hình to lớn đối diện bổ nhào vào người ta, răn nhọn mở lớn cực đại cắn phập vào chiếc cổ chi chít vết thương bứt thiết lôi kéo thịt xương. Tiếng thớ thịt bị bứt rách khỏi cơ thể mồn một truyền vào màng tai, cơn đau thấu óc kinh hoàng dẫn lên đại não, Ta nhắm chặt mắt thở hộc ra nặng nề đứt quãng, nén bi thống nấc nghẹn trong khoang miệng không muốn phun trào, lại chỉ bức bách chảy ra những âm tiết rời rạc không rõ tiếng người.

". . . .ực. . . .hnmm. . .nm. . . . . . . .m . . . ẹ . . . . . .hnm. . . . . con . . . đa. . u . . ."

". . . . . . . "

". . . .ư . . . hnmm . . . . . . "

". . . . . . . "

"Ha a . . . . . . . "

". . . . . . . "

"Mẹ."


Dây dưa một lúc lâu học dần thành quen, những tiếng than nài kêu đau chẳng còn rỉ rả tràn ra từ miệng ta nữa. Thay vào đó là âm thanh ngồm ngoàm nhóp nhép của tiếng thịt bị bứt đứt, rơi tuột vào cơ hàm của người đàn bà say máu, đương ngấu nghiến khỏa lấp cơn đói hỗn tạp điên dại đầy man rợ trong trí óc những kẻ bình thường. Còn với ta thì sao? Ừ, không sao cả, chỉ mất vài miếng thịt vô dụng, vốn cơ thể này tất cả đều là của bà; nên mẫu thân muốn lấy bất cứ lúc nào bất cứ cái gì đều được cả, chứ đừng nói vài mẩu vụn nhỏ nhoi trên người. Nên lẽ dĩ nhiên ta hoàn toàn ổn.


Đừng thương xót hay vờ đau lòng quan tâm, những hành động đó với ta toàn là giả dối vô tri.

Vì vốn ngươi chẳng làm gì được cho người ngươi thương xót cả.

Còn chẳng thể chạy đến lôi người ngươi quan tâm ra khỏi bóng tối bi kịch, thì ôi thôi đừng giả vờ đau lòng làm gì mà hoài phí công sức.

Để giành hơi sức cho bản thân còn hơn, nói đúng ra cho cái thế giới cũng đầy ắp vũng lầy tăm tối xung quanh, mà chính ngươi chưa nhận ra đấy thôi.


Còn ta đã tồn tại trong bóng tối từ lâu nên chẳng còn có cái vực thẳm nào u tối đặc quánh hơn nữa. Vì vậy, ta không cần những tình cảm nửa vời không thiết thực đó. Cái ta muốn sở hữu và bảo vệ chỉ dành cho mỗi một người luôn bên ta từ bé tới giờ, một người chưa từng phản bội rời bỏ ta, một người vì có sự tồn tại của ta mới có thể sinh tồn, mới toại thành mục đích để sống – Mẹ. Phải, chính là bà.

Nên chẳng có lí gì ta phải chạy trốn, chẳng có lí gì phải ôm hận bà cả.

Ta thương mẹ, ta mong muốn người sẽ hạnh phúc vui vẻ. Ta luôn cố mở to mắt nhận sự khinh rẻ và chà đạp của người khác để mang về đồ ăn, nước uống, quần áo, mọi vật phẩm tốt nhất ta có, luôn dành cho mẹ, chỉ cho mẹ thôi.


Thế nên, ta thả lỏng thân mình nằm bất động ngửa ra để mẹ tiện chén no bữa tối. Buông thõng người thả trôi cho cơn đau kinh hoàng chạy dọc cơ thể đè áp trái tim co bóp căng cứng, bức bách buồng phổi nổ tung nhảy khỏi khuôn ngực bị kình lực chèn ép gãy vỡ. Âm thanh xương gãy giòn tan đâm vào lá phổi, ép bức máu lưu chảy ngược vọt ra cửa miệng sùi thành dòng nhỏ trượt xuống làn môi khô nứt, những bọt khí xen lẫn tơ máu dung nhập vào thế giới đặc sệt hơi thở tử vong, não nề.

Đau. Rất đau. Đau đến không thở nổi, hay nói mỗi một hơi thở đều đau đớn không gì so bì.

". . . . . . . "

". . . . . . . "

". . M. . .ẹ. . . . . "


Thời khắc đau đến tột cùng ta luôn vô thức gọi mẹ, vô thức vươn tay dò dẫm trong bóng tối tìm hơi ấm của mẹ, bắt được gương mặt mẫu thân liền nhẹ nhàng chạm lấy, rồi thả tay trượt xuống khỏi quỹ đạo ban đầu, rơi trên nền đất lạnh băng không sự sống.

Đôi tay này quá bẩn, không xứng chạm vào mẹ - Đó là ý thức cuối cùng trước khi nó trở nên mờ mịt toán loạn trong cơn mê.


Ở đáy thẳm tâm hồn con người luôn có một khởi nguyên bẩm sinh vì công lý và đức hạnh mà tồn tại.





------------------

Vâng, ở trên là những khắc khoải trong kí ức của bạn Tae hồi lâu lắc lâu lơ, và  chương sau có khi cũng là kí ức của bạn ấy luôn. Biết đâu dc, biết đâu dc à *múa lụa giũ bông* ٩(●ᴗ●)۶

・༓☾.• 18/11/21 •.☽༓・

----------------

Trời cao nào đoái hoài cho kẻ mang dị lòng tham lam, mà ban phát ân tình phung phí lên đoạn nhân sinh còn chẳng phải là 'người'. 

Thế nhân người người đều biết, kẻ có linh hồn tách lìa thể xác chính là quỷ dữ, chớ nào hay kẻ mang thân xác con người, để rồi lân lê khắp nẻo tìm chốn dung nạp, lại không chứa chấp bất kỳ một loại linh hồn nào mới thực sự là 'dã quỷ vô loài'. 

------- Trích hồi tiếp theo của  Nghiệt căn bất trị - Tận cùng tiềm thức. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro