vlxd

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ĐỀ 1:

1. Tính truyền nhiệt và hệ số truyền nhiệt của một vật liệu. Các yếu tố a/hưởng đến tính truyền nhiệt và hệ số truyền nhiệt của vật liệu.

- ĐN:Tính truyền nhiệt (dẫn nhiệt) là tính chất của VL cho nhiệt truyền từ mặt này sang mặt khác(từ phía có nhiệt độ cao sang phía có nhiệt độ thấp).

- Hệ số truyền nhiệt của một vật liệu: Công thức. λ= (Q.a)/(S.đenta t.τ)

λ – hệ số dẫn nhiệt (kCal/m0C.h)        a. chiều dài bức tường (m)      S: diên tích bứ tường (m2)   τ- thời gian                đenta’t’ độ chênh lệch nhiệt độ.  

-Các yếu tố a/h đến tính truyền nhiệt: khả năng dẫn nhiệt của vật liệu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố loại VL ct độ rỗng và t/c thuộc lỗ rỗng. Độ dẫn nhiệt thuộc không khí rất bé so với độ dẫn nhiệt thuộc vật rắn. vì vậy vật liệu càng rỗng dẫn nhiệt càng kém, Vật liệu càng nặng thì dẫn nhiệt càng tốt.

+ Vật liệu ẩm dẫn nhiệt tốt hơn VL khô. Khi nhiệt độ bình quân giữa 2 mặt tấm tường tăng thì độ dẫn nhiệt cũng lớn.

- Ý nghĩa:Người ta dùng hệ số dẫn nhiệt để lựa chọn VL cho các kết cấu bao che và tính toán kết cấu để bảo vệ các thiết bị nhiệt.

2. Độ rỗng là j? Ý nghĩa của độ rỗng trong sử dụng VLXD. Theo a/c để xác định độ rỗng ta cần tiến hành những bước thí nhiệm j.

Đn-Độ rỗng là tỉ lệ phần trăm giữa thể tích các lỗ rỗng có trong vật liệu trên thể tích tự nhiên của vật liệu đó.

Công thức:

r= ( V( r )/V( o ) )100%     trong đó:  r. độ rỗng %, Vr: Thể tích lỗ rỗng trong vl, cm3. V0: thể tích tự nhiên của vl, cm3

Phân loại độ rỗng:

+ Théo tính chất:lỗ rỗng kín và lỗ rỗng hở

+Theo hình dạng:hình cầu , hình hộp, hình dạng bất kỳ

Đối với vật liệu hạt :lỗ rỗng tỏng hạt và  lỗ rỗng giữa các hạt

+Độ rỗng hở là tỉ số giữa tổng lỗ rỗng chứa nước bão hòa và thể tích tự nhien của vật liệu.

r= (m2-m1): V(o)*p(n)    trong đó:m1: kl của mẫu vl ở trạng thái khô             m2:kl vl ở trạng thái bão hòa

ρn : khối lượng thể tích của nước (=1g/cm3)

+Độ rỗng kín: r(k)=r-r(h)

Ý nghĩa:

+phán đoán một số tính chất của vl: cường độ,khả năng cách âm , cách nhiệt, chống thấm..

+thiết kế thành phần hỗn hợp cốt liệu, cấp phối tối ưu. Vật liệu càng có độ rỗng nhỏ thì cường độ càng cao , nhưng khả năng cách âm , cách nhiệt giảm.

+lựa chọn vl phù hợp với các tính chất cụ thể của kết cấu.

3. Theo tiêu chuẩn Việt Nam Mác bê tông được xác định như thế nào. Phân tích vai trò và sự ảnh hưởng của các thành phần cấu tạo ra bê tông.

Mác bê tông là trị số giới hạn cường độ chịu nén trung bình của các mẫu thí nghiệm hình lập phương canh 15cm, được chế tạo và bảo dưỡng 28 ngày ở điều kiện tiêu chuẩn

Theo tiêu chuẩn Việt Nam Mác bê tông được xác định

Để xác định mỗi mác bê tông thực tế, tối thiểu cần phải có một tổ mẫu lấy tại hiện trường, gồm 3 mẫu bê tông đồng nhất (về vị trí và cách thức lấy mẫu, về điều kiện dưỡng hộ).

Đối với các kết cấu lớn, các tổ mẫu trên cùng một kết cấu phải ở những vị trí khác nhau và số lượng của chúng đủ lớn để mang tính đại diện được cho toàn bộ kết cấu đó. Giá trị trung bình của ứng suất nén tại thời điểm phá hủy (do nén mẫu) của cả 3 mẫu trong tổ mẫu, được lấy để xác định mác của bê tông (tuổi 28 ngày).

Nếu thời điểm nén tổ mẫu không phải là 28 ngày sau khi bê tông ninh kết (thường là 3 hay 7 ngày sau), thì mác bê tông được xác định gián tiếp qua biểu đồ phát triển cường độ bê tông chuẩn tương ứng. Các kết quả nén mẫu ở tuổi 3 hay 7 ngày là các kết quả kiểm tra nhanh, chưa chính thức.

Kết quả nén mẫu ở tuổi 28 ngày mới được coi là mác của bê tông thực tế. Kết cấu bê tông tại chỗ được coi là đạt yêu cầu về mác thiết kế (quy định trong thiết kế) khi giá trị trung bình của từng tổ mẫu (mác thực tế) không được nhỏ hơn mác thiết kế, nhưng đồng thời phải không có mẫu nào trong các tổ mẫu có kết quả thí nghiệm dưới 85 % mác thiết kế.

Phân tích vai trò và sự ảnh hưởng của các thành phần cấu tạo ra bê tông.

a.Xi măng.Việc lựa chon xi măng là đặc biệt quan trọng trong việc sản xuất ra bê tông, có nhiều loại xi măng khác nhau, xi măng mác càng cao thì khả năng kết dính càng tốt và làm chất lượng thiết kế bê tông tăng lên tuy nhiên giá thành của xi măng mác cao là rất lớn. Vì vậy khi thiết kế bê tông vừa phải đảm bảo chất đúng yêu cầu kĩ thuật và giải quyết tốt bài toán kinh tế.

b.Cát.Cát dùng trong sản xuất bê tông có thể là cát thiên nhiên hay cát nhân tạo, kích thước hạt cát là từ 0.4 – 5 mm. Chất lượng cát phụ thuộc vào thành phần khoáng, thành phần  tạp  chất,  thành  phần  hạt…  Trong  thành  phần  của  bê  tông  cát  chiếm  khoảng 29%.S

c.Đá dăm.Đá dăm có nhiều loại tùy thuộc vào kích cỡ của đá, do đó tùy thuộc vào kích cỡ của  bê  tông  mà  ta  chọn  kích  thước  đá  phù  hợp.  Trong  thành  phần  bê  tông  đã  dăm chiếm khoảng 52%.

d.Nước.Nước  dùng  trong  sản  xuất  bê  tông  phải  đáp  ứng  đủ tiêu  chuẩn  để không  ảnh hưởng xấu đến khả năng ninh kết của bê tông và chống ăn mòn kim loại.

e.Chất phụ gia.Phụ gia sử dụng có dạng bột, thường có hai loại phụ gia:

+Loại phụ gia hoạt động bề mặt:Loại  phụ gia  hoạt  động  bề mặt  này  mặc  dù  được  sử dụng  một  lượng  nhỏ nhưng có khả năng cải thiện đáng kể tính chất của hỗn hợp bê tông và tăng cường nhiều tính chất khác của bê tông.

+Loại phụ gia rắn nhanh:Loại phụ gia rắn nhanh này có khả năng rút ngắn quá trình rắn chắc của bê tông trong điều kiện tự nhiên cũng như nâng cao cường độ bê tông. Hiện nay trong công nghệ sản xuất bê tông người ta còn sử dụng phụ gia đa chức năng.

4. Viên gạch lát sàn  có kích thước 30*30*15cm có độ ẩm  Là 30% và cân nặng 1,8kg. Hãy tính  khối lượng thể tích của loại gạch  đó khi ra khỏi lò là bao nhiêu.

Phân tích:

Giải: Adct: : p(v)=m/V(o)

 trong đó:p(v)- kl thể tích của vl (g/cm3, kg/m2, T/m2)  

 m: kl mẫu vl ở trạng thái tự nhiên(g)  m=1800:30%=6000g

 V(o): thể tích mẫu vl ở trạng thái tự nhiên(cm3)  V(o)= 30*30*15=1350cm3

P(v) = 4,4g/cm3

Đề 2:

Câu 1: nêu các khuyết tật có thể có trong vật liệu gỗ và các biện pháp phòng ngừa.

-Các khuyết tật có thể có trong vật liệu gỗ:

-          Bệnh do bẩm sinh: lệch tâm,vặn thớ, cong queo, tróc lớp, 2 tâm, độ thon, mắt cây…

-          Bệnh do con người: bẻ cành cây cối => vi sinh vật xâm nhập

-          Bệnh do môi trường:

+ nứt tác, cong vênh: do nước trong cây bay hơi quá nhanh.

+Sâu, mọt, nấm mốc, hà…

- Biện pháp phòng ngừa:

+Phương pháp vật lý:

- ngâm trong nước, tốt nhất trong bùn thời gian trên 6 tháng (tre)

-Khai thác vào mùa đông để giảm tỉ lệ nước trong gỗ

- xử lý gỗ bằng hơi nước sôi to=(90÷100)oC để diệt nấm, mọt.

-phơi, sấy gỗ ở nhiệt độ 80oC hay quét vôi

-sơn kín gỗ, bao bọc gỗ bằng vật liệu chống thấm (bittum, polime), ống xi măng amiăng, ống sành.

+Phương pháp hóa học:

-có thể sử dụng thuốc muối: ZnCl2, CuSO4, MgSiF6, NaSiF…

-sơn, tẩm, phun, ngâm…bằng các loại thuốc dạng bột hoặc dạng lỏng.

-Phân loại gỗ:

*Theo nhóm gỗ:

+Nhóm 1: Nhóm gỗ quý (Gụ, hương, trắc, lát hoa)

+Nhóm 2: nhóm thiết mộc (Đinh, lim, sến, táu, nghiến)

+Nhóm 3: nhóm sắc mộc (dổi, chò chỉ, vàng tâm)

+Nhóm 4: hồng sắc A (mít mật)

+Nhóm 5: hồng sắc B (phi lao, thông, xà cừ )

+Nhóm 6: xoan, bạch đàn, nhãn

+Nhóm 7: sooid, trám

+Nhóm 8: gỗ tạp (sung, gạo)

*Theo phẩm chất gỗ: gỗ hạng A1, A2, A3, B,C

*Theo chỉ tiêu kỹ thuật

+theo khối lượng thể tích

+theo khả năng chịu lực.

-ứng dụng của  gỗ trong đời sống và xây dựng: Làm đồ nội thất, các dụng cụ sử dụng khác (Gỗ dán), ép tạo hình (Gỗ ép), dùng để ốp tường, làm trần nhà (Sản phẩm Fibrolít )

Câu 2:trình bày sơ lược quá trình sản xuất gạch đất sét nung sử dụng là nung tinel ( nêu các bước và các điểm cần lưu ý)

Gạch ngói nung là sản phẩm từ đất sét, để tạo ra được thành phẩm phải trải qua nhiều khâu gồm các bước sau:

§  Đất sét sau khi ngâm ủ theo đúng thời gian quy định từ trại chứa được xúc đổ vào thùng tiếp liệu để đưa vào công đoạn sơ chế. Công đoạn sơ chế lần lượt gồm: Tiếp liệu —> Tách đá —> Nghiền thô —> Nghiền tinh.

§  Sau khi sơ chế nguyên liệu đất sét được đưa vào máy nhào trộn 2 trục để trộn với than cám đá nhằm đạt độ dẻo cần thiết để đưa qua máy đùn hút chân không đưa nguyên liệu vào khuôn để tạo ra sản phẩm gạch mộc (gạch chưa nung).

§  Sản phẩm gạch mộc sau khi có hình dáng chuẩn được vận chuyển lên trại phơi để phơi tự nhiên hoặc sấy phòng trong trường hợp cần thiết cho đến khi sản phẩm đạt độ khô thích hợp.

§  Xếp phôi sản phẩm gạch mộc lên xe goòng (đối với lò nung tuynel) xông – sấy trong lò nung trong một khoản thời gian nhất định, sau đó chuyển sang lò nung để nung ở nhiệt độ khoảng 900 độ C, sau đó sản phẩm được làm nguội ngay trong lò cho ra thành phẩm.

§  Sản phẩm sau khi nung được đưa ra lò, phân loại và vận chuyển vào bãi chứa thành phẩm.

Câu 3: trình bày các bước công nghệ cơ bản trong sản xuất xi măng pooclang? Để xác định mác của một loại xi măng  phải làm thí nhiệm ntn?

trình bày các bước công nghệ cơ bản trong sản xuất xi măng pooclang?

quá trình: chuẩn bị phối liệu -> nung -> nghiền Clanhke với phụ gia.

-Chuẩn bị phối liệu:

+ phương pháp khô: đá vôi và đát sét được nghiền riêng rồi đc trộn lại thành hỗn hợp phối liệu, đem sấy khô và cho vào lò nung, có thể nung trong lò đứng hay lò quay.

 Ưu : tốn ít nhiên liệu, thiết bị khá giản đơn, mặt bằng sx ngắn gọn.

 Nhược: khó trộn đồng đều phối liệu, gây bụi nhiều nên ô nhiễm mỗi trường.

+ phương pháp ướt: đá vôi và đất sét được nghiền chung (đất sét đã được máy khuấy tạo thành huyền phù đất sét), phối liệu có dạng bùn lỏng cho vào nung trong lò quay.

 Ưu: hỗn hợp trộn đều , xi măng có chất lượng tốt, hạn chế tối đa bụi.

 Nhược: tốn nhiên liệu, thiết bị phúc tạp, mawtjc bằng sx cồng kềnh.

+ phương pháp hỗn hợp: trộn, khử nước trước khi đưa vào lò nung.

-Nung phối liệu:

+ vùng sấy (vùng bay hơi) (t o=70÷80 oC)

Nước tự do bay hơi-> phối liệu đóng thành cục vỡ vụn ra.

+ Vùng đốt nóng (t o=200÷700 oC)

Chất hữu cơ cháy.

+ vùng tỏa nhiệt (t o=1100÷1250 oC)

Phản ứng ở pha rắn giữa các ô xit tạo ra các khoáng sét.

(3CaO.Al2O3,2CaO.SiO2,4CaO.Al2O3.Fe2O3)

-Nghiền Clanhke với phụ gia.

Để xác định mác của một loại xi măng phải làm thí nhiệm:

Dụng cụ, thiết bị, nguyên liệu:

-                   khuôn đúc mẫu kích thước 4x4x16cm

-                   chày đầm có kích thước mặt đáy 3,5x3,5cm

-                   cân kỹ thuật có độ chính xác 0,1g, ống đo thủy tinh 500 pipet.

-                   Chảo hình chỏm cầu và bay hoặc máy trộn.

-                   Máy uốn và ép mẫu, tấm đẹm ép.

-                   Xi măng, các tiêu chuẩn, nước sạch.

Thí nghiệm:

-          Lắp ráp khuôn và lau đầu khuôn 4x4x16cm, lắp nắp nối phía trên vào khuôn.

-          Cân lượng Ximanwg X=450g và cát C=1350g (đảm bảo tủ lệ X/C=1/3). Cát dùng ở đây là cát tiêu chuẩn (Cỡ hạt từ 0.5-1 mm)

-          Tỉ lệ N/X=0.5 -> N=225g.

-          Cho lượng Xi măng và cát vào chro rồi trộn đều, chảo được lau sạch bằng vải ẩm. sau 1’, ta dùng bay moi thành hốc ở giữa, cho lượng nước ở trên vào, tiếp tục trộn đều.

-          Hỗn hợp vữa trộn xong cho vào mỗi mẫu trong khuôn theo 2 lần, lần 1 cho vữa vào khoảng hơn ½ chiều cao của khuôn, đàm 20 chày qua lại dọc theo chiều dài khuôn (2 lượt đi và 2 lượt về, mỗi lượt là 5 chày). Lần 2 tiếp tục cho vữa vào đầy khuôn và cũng đầm qua lại 20 chày. Phải đầm bằng 2 tay.

-          Dằn mỗi đầu khuôn 5 cái, dùng bay đã lau ẩm miết cho nhẵn mặt vữa.

-          Dưỡng hộ maaix 1 ngày trong khuôn đó lấy ra ngâm nước 27 ngày.

-          Sau khi dưỡng hộ 28 ngày, lấy mẫu ra lau ráo mặt và tử cường độ ngay, không để quá 10’.

+ tiến hành TN uốn mẫu, mỗi mẫu thử bị gãy thành 2 nửa.

+ sau đó tiến hành TN sẽ XD cường độ chịu nén với 6 nửa mẫu tương ứng.

-          Giá trị cường độ chịu nén được tính toán: Rn=P/F (kG/cm2)

Trong đó:               P: lực nén phá hoại ứng với mỗi mẫu thử (kg)

                  F: Tiết diện chịu lực của mỗi nửa mẫu (cm2)

-          Mác xi măng là trị số trung bình của 4 kết quả gần nhau nhất trong 6 kết quả nén được.

Câu 4: một hòn đá sa thạch hình trụ D=10cm. chiều cao h=8cm. để ngoài vườn có khối lượng 210g, sau khi sấy khô còn 180g. hãy tính độ ẩm và khối lượng thể tích của nó.

Phân tích: Thể tích

V= pi*r^2*h= 3.14*5^2*8=628 cm3

M(a) = 210g   m(k)= 180g

-Tính độ ẩm:  adct: W= (m(a)/m(k))*100%  trong đó: ma: kl của vl ở trạng thái ẩm tự nhiên ; m(k): kl của vl ở trạng thái khô. -> W= 116,7%

-Tính khối lượng thể tích: : p(v)=m/Vo

 trong đó: ρv- kl thể tích của vl (g/cm3, kg/m2, T/m2)  

 m: kl mẫu vl ở trạng thái tự nhiên(g)  m=210g

 Vo: thể tích mẫu vl ở trạng thái tự nhiên(cm3)  Vo= 628cm3

->  p(v) = 0,3 g/cm3

Đề 3:

Tính toán:

Một mẫu bê tông hình hộp lập phương có cạnh 15cm ở trạng thái khô cân đc 8.2 kg. Biết khối lượng riêng là 2,75g/cm3. Mẫu bị phá hoại dưới tải trọng nén là 60 tấn lực. hãy xác định đỗ rỗng và mác của Bt này

Độ rỗng: đổi 8,2kg = 8200g

Thể tích của vật thể: V=15*15*15= 3375

Khối lượng V của VL ở trạng thái khô: p(v)=8200/3375=2,43

ĐỘ rỗng: r= ( 1-2,43/2,75)*100%=12%

Xd mác bê tông: 60 tấn lực= 60000

Áp cụng ct: Rn=pn/F

Vì mẫu Bt là hình lập phương

F= a^2=1562=225

Rn= pn / F = 60000/225=266,5

Mác bê tông M25

Câu 7 : Nước trong VLXD và ảnh hưởng của nó tới t/c thuộc VLKD

Dựa vào mức độ liên kết giữa nước với VL mà hợp chất trong VLXD được chia thành 3

loại

+ nước hoá học : là nứoc tham gia thnhà phần VL có lien kết bền với VL . Nươc hoá học chỉ bay hơI ơ nhiệt đọ cao( t

rất lớn ,cấu trúc thành phần hoá học bị phá huỷ

VD : caslinit ( Al2O3.2SiO2.2H2O) mất nước sẽ mất tính dẻo

+ nước hoá lí ( nước hấp thụ ) : có liên kết khá bền với VL = lực hút phân tử Vanduvan

hợp = lực hút tĩnh điện bề mặt (nước màng ) . Nước hấp thụ là nước nằm trong các tế bào , trong mạnh tinh thể ông mao dẫn mao quản . Nếu đường kính lỗ rỗng d> 1àm : nước thấm vào ; d > 1 àm : nước không thấm vào lỗ rỗng vì trong đó có đầy nước hấp thụ . Nước hoá lí chỉ thay đối lượng nước hấp thụ thì t/c thuộc VLXD thay đổi đặc biệt là cường độ

+ nước tự do : gần như không có liên kết với VL nằm trong lỗ rỗng thuộc VL . Khi nước tự do thay đổi t/c thuộc VL cũng thay đổi . Nếu VL hút nước gây ra biến dạng thể tích

Câu 8 Độ ẩm thuộc VLXD ?

Độ ẩm ( %) là chỉ tiêu đánh giá lượng nước có thật trong VL tại thời điểm thí nghiệm W = ( mu-mk) / (mk) . 100 %

Phương pháp xác định : Cân VL được mu đem sấy ở nhiệt độ từ 105

lượng không đổi => cân VL tính toán theo công thức

ảnh hưởng thuộc độ ẩm tơí t/c thuộc VL : độ ẩm thay đổi dẫn đến thay đổi t/c thuộc VL

đặc biệt là biến dạng ẩm ( thay đổi tích ) . Độ ẩm thuộc VL phụ thuộc vào cấu trúc vĩ mô

bản chất của VL , vào đặc tính của lỗ rỗng, vào môI trường .Trong cùng 1 điều kiện môI

trường nếu VL càng rỗng thì độ ẩm thuộc nó càng cao . ở môI trường không khí khi áp

lực hơI nước tăng ( độ ẩm tương đối thuộc không khí tăng ) thì độ ẩm thuộc VL tăng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro