vô cảm 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

bài 1

Hiện nay, nhiều người dân Việt - nhất là tầng lớp thanh niên- mắc bệnh vô cảm. Bệnh này thể hiện ở chỗ không hề động lòng trước những nỗi đau của người khác cũng như không hề phẫn nộ trước những tệ nạn xảy ra hàng ngày.

Bệnh thể hiện ở những hiện tượng sau:

- Không sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, mặc dầu mình có điều kiện có thể giúp đỡ được. Rất nhiều người, nhất là thanh niên nam nữ, khi thấy những người hành khất thì xua đuổi, dè bỉu. Đi đường gặp người bị tai nạn vẫn bỏ đi không sẵn sàng cứu giúp. Thậm chí có kẻ còn nhân cơ hội tìm cách lấy cắp tiền của người bị nạn.

- Thấy người tàn tật không giúp đỡ, trên xe buýt, ở nơi công cộng, không nhường chỗ cho người tàn tật, có khi lại còn cười trước những khuyết tật của họ.

- Những người có trách nhiệm giải quyết, nhưng không quan tâm giải quyết công việc cho người dân, mặc dân phải đến trình bày lần này lượt khác, có khi còn vòi vĩnh rồi mới giải quyết.

- Các cán bộ đã giàu sang nhưng vẫn tìm cách cướp đất của dân, đuổi dân đi chỗ khác để lấy những mảnh đất đẹp chia nhau như vụ tiêu cực đất đai ở Đồ Sơn và nhiều nơi khác. Trên các báo có đưa nhiều tin về những người bị lấy đất nhưng không được giải quyết thỏa đáng, có người liên tục mấy năm phải đội đơn đi kêu mà không ai giải quyết.

- Có những cán bộ giải quyết chính sách đã ăn chặn của những thương binh, những gia đình chính sách, của những người tàn tật , những gia đình hộ nghèo như báo chí đã từng nêu lên. Trường hợp một bà mẹ già ở Hà Tĩnh có con nuôi là liệt sĩ mà lãnh đạo xã tìm cách cắt tiêu chuẩn không cho nhận, khiến các nhà báo phải vào cuộc mới giải quyết được.

Rất nhiều tệ nạn và hiện tượng thể hiện căn bệnh vô cảm không kể hết. Sở dĩ nảy sinh căn bệnh này vì những người đó không tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, không có lòng nhân đạo, thờ ơ với mọi người, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng quá kém, không giữ được truyền thống quý báu của dân tộc ta là "thương người như thể thương thân".

bai 2

(TT&VH) - Ngay trong ngày đầu tiên của năm mới, một câu chuyện thương tâm đến nỗi làm cho dư luận phải bàng hoàng: 3h sáng ngày 01.01.2009, bé Ngô Văn Võ, 7 tuổi, Quận 7, TP HCM, trong khi đi tìm anh đã bị tử nạn vì rớt xuống hố ga đang thi công dang dở bên bờ kênh Nhiêu Lộc (!)

Điều đáng bàn là ở chỗ, tai nạn loại này và những chuyện đau xót như thế đã xảy ra đến hàng trăm lần rồi. Thử mở mạng VietnamNet thì thấy ngay. Nào là ngày 7.1.2006, 70% hố ga trên đường Lê Đức Thọ không đậy nắp; nào là trên trang báo ngày 30.10.2006 có 12 hố ga mất nắp; nào là 20.8.2008, hố ga mất nắp trên đường Nguyễn Trãi... Tất cả 3 trường hợp trên đều xảy ra ở Thủ đô Hà Nội(!)

Những hố đen chết người

Tại sao lại có thể liên tục tiếp diễn sự tồn tại một dạng "văn hoá" vô cảm tệ hại như thế? Chuyện của TP HCM và Hà Nội mà nghe cứ giống như chuyện của chốn rừng thẳm tuyết dày(!)

Ở đây có 3 vấn đề đặt ra và, nhất thiết phải giải quết.

Thứ nhất, trước mắt, phải có chế tài nghiêm khắc với tất cả mọi hành vi do vô cảm mà gây nên thiệt hại về người và của. Không nghiêm, không quyết liệt thì mạng sống của con người vẫn bị coi rẻ một cách tàn tệ. Đó là điều không thể chấp nhận.

Thứ hai, trong các bài giáo dục công dân cho học sinh, hãy lược bớt những bài giảng vòng vo, dài dòng, nặng về lý thuyết, mà hãy đi vào thực tế, càng cụ thể càng tốt. Người viết bài này đã từng nói đến câu chuyện của Êxenin - nhà thơ Nga. Chuyện kể rằng Êxênhin sau khi uống rượu Sakê với người Ainu ở cực bắc đảo Hokkaido, nửa đêm ông về, vẫn gặp hai cụ già cầm ngọn đèn đỏ đứng hai đầu một đoạn đường đang đào dang dở mặc cho bão tuyết và cái lạnh dưới độ âm hoành hành. Tại sao không thể giáo dục bài học đó cho người Việt Nam?

Thứ ba, sự vô cảm đang là căn bệnh trầm kha chẳng kém gì tham nhũng. Nếu muốn chỉ mặt đặt tên cho rõ ràng thì đó là sự băng hoại về văn hóa. Còn muốn có một uyển ngữ cho dễ nghe thì dùng cụm từ "có vấn đề"! Đây là một thực tế. Đừng tìm cách lảng tránh, đừng đổ tội cho "một số" hay "số ít". Nếu không vô cảm thì không có cái "chết" của sông Thị Vải; không có chuyện người dân xã Thạch Bàn, Thạch Hà, Hà Tĩnh muốn nhận gạo cứu đói của Trung ương phải nộp cho địa phương lệ phí và... thuế(?) (VNN, 27.12.2008)... Nhiều và nhiều ví dụ lắm

Bài 3

Có đôi chút thời gian nên tôi cũng muốn chia sẽ về điều này.

Thực ra đề tài này phải là "dân" tâm lý họ sẽ có nhiều góp ý hay hơn, tôi là dân "phổ thông" nên cách nhìn cũng trong giới hạn vậy thôi.

Bạn hỏi nên tôi nghĩ bãn cũng đã có cách luận tương đối cho mình về điều này. Nếu khẳng định "vô cảm" theo nghĩa tuyệt đối thì quả là kinh khủng.

- Vô : là không, phủ nhận một sự việc theo nghĩa không có.

- Cảm : từ lý trí chuyển hóa thành sự rung động suy nghĩ của bản thân về một sự việc, sự vật nào đó.

Nói như vậy vô cảm sẽ là không có bất kỳ một rung cảm nào trước cuộc sống xung quanh mình. Giống như không biết đau, không biết hờn, giận, yêu, ghét, thù oán từ những điều xảy ra xung quanh ta và cho chính ta. Đối nghịch với điều này là "hữu cảm", có tình cảm thì mọi thứ tốt đẹp hơn rất nhiều. Có lẻ đó là mục đích của câu nghi vấn này.

* Vậy vô cảm từ đâu?

Theo tôi thì vô cảm bắt nguồn từ 2 trạng thái:

- Vô cảm thụ động, giống như là một căn bệnh thực sự. Khi sinh ra đứa bé đã không biết đau, không biết sợ, không biết đói, khát, nó sẽ sống như một thực vật theo sự chăm bổ của bố mẹ nó.

- Vô cảm bị động, một hành vi thói quen nào đó được một người thường xuyên trông thấy, thực hiện dần tạo nên phản xạ thích nghi và rồi không cảm giác nữa. (VD: xem phim bạo lực dần sẽ giảm cảm giác sợ khi trông thấy đấm đá, đánh nhau..., giết gia súc, gia cầm.. dần sẽ không sợ máu...)

* Trong đời sống hàng ngày, vô cảm bị động diễn ra rất nhiều xung quanh chúng ta, có thể quá nhiều cái xấu được ngụy trang dưới cái tốt để tranh thủ quyền lợi cho mình từ đó tạo nên phản xạ đề phòng. Tôi ví von nó như một lưu đồ sau:

Cái xấu (tiềm ẩn, hoặc bị vay mượn trong cái tốt..) ---> sự cần đề phòng ---> bỏ mặc (ko quan tâm) để tự vệ ---> an toàn.

Ví dụ: bạn cho một người xin ăn đói rách, bạn thấy vui vì đã làm dc 1 điều tốt. sau đó bạn phát hiện đa số họ sau khi nhận dc tiền đều ngồi ở quán phở hoặc đưa cho ai khác số tiền đó với mục đích lừa gạt sự thương hại ---> bạn phát hiện ---> bất mãn ---> ko tin vào điều ấy nữa ---> không cho tiền hay vật gì tươgn tự để giúp đỡ người khó khăn như vậy nữa --> vô cảm.

Với một ví dụ nhỏ để thấy rằng vô cảm cũng là một phản xạ tự vệ ở mỗi bản thân chúng ta khi càng lúc càng nhiều mối quan hệ, con người phát triển với chiều hướng ko tích cực. Bạn trả giá khi mua một món hàng là đã có sự vô cảm chút ít trong đó, vì sao? bởi lẻ với thói quen "người mua lầm chứ người bán ko lầm" nên bạn phải trả giá, tuy nhiên nếu bạn bắt gặp dc một một bà cụ với mớ rau bên vỉa hè mà vẫn trả giá thì như thế nào? vì nó ko đáng bao nhiêu phải ko? Vậy mà vẫn có!

Vô cảm bị động là không xấu một khi hành vi đó nhằm bảo vệ bạn trước những thói hư tật xấu bị xã hội lên án, có những thứ bạn phải tập cho mình sự vô cảm (ví dụ vô cảm trước mại dâm, ma túy...), từ đó chúng ta thấy có vô cảm tích cực và vô cảm tiêu cực. CHính khái niệm này đã nói lên dc bản chất ấy. Tích cực thì phải duy trì mà tiêu cực thì nên delete nó ngay, phải ko? :)

Ko có nhiều thời gian hơn để troa đổi, hy vọng tôi mang đến cho bạn một không khí mới hơn ở topic này.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro