vô cảm 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

bài 4

Đó là căn bệnh không có trong danh mục của ngành y, nhưng "những điều trông thấy" luôn "làm đau đớn lòng". Xin được mạn phép liệt kê ra vài triệu chứng:

* Ở giữa đường phố nọ có cái nắp cống bị cập kênh giống như một cái bẫy. Người xe nườm nượp, ai ngã mặc ai. Chẳng ai sửa lại cho an toàn!?

* Ngày nay, con trẻ chúng ta "gùi" sách vở đến trường nặng như gùi hàng lậu ở biên giới. Tối ngày sấp ngửa học thêm tựa đánh vật, mà người lớn cứ dửng dưng như không có chuyện gì xảy ra!?

* Một công trình kiến trúc thô kệch, một nhóm tượng thô thiển, một danh lam thắng cảnh bị xâm hại, nhưng cứ ngang nhiên tồn tại, thách thức, trêu ngươi quốc hồn, quốc túy giữa thanh thiên bạch nhật.

* Thấy một vụ tai nạn giao thông, dù chỉ sây sát nhẹ hay phải "đắp chiếu", mọi người xúm xít kéo đến xem đông nghịt. Mặc cho các nạn nhân dù đang nằm bất tỉnh, hay đang võ mồm, võ chân, tay với nhau bươu đầu, mẻ trán... Mọi người vẫn thờ ơ!?

* Một cuộc biểu diễn nghệ thuật được tường thuật trực tiếp trên truyền hình nhạt nhẽo, cẩu thả đến mức người ta phải "xin" từng tràng pháo tay lẹt đẹt. Vậy mà đồng nghiệp, công chúng vẫn chẳng có phản ứng gì!?

* Một chuyện cười ra nước mắt nữa là có nỗi oan của một công dân thiêu đốt thời gian hơn 10 năm chạy kiện, lê bước hàng ngàn cây số qua các cửa, viết và sao chụp hàng chục cân đơn từ để đòi lẽ phải, công bằng. Thế mà, những người có trách nhiệm xét xử vẫn phán theo một kiểu tư duy kỳ lạ "sống chết mặc bay"!?

Rồi những công chức với vẻ mặt tỉnh khô trước nỗi bức xúc của người dân. Họ có thể là người đang ăn lương Nhà nước, lậu Giời. Nhưng giữa họ và cuộc sống đích thực (những vấn đề sát sườn của nhân dân) còn rất xa. Khoảng cách ấy lâu ngày sinh ra căn bệnh vô cảm, vô cảm với chính trách nhiệm của mình và những gì đang diễn ra trong đời sống của cộng đồng.

bài 5

nếu bạn làm 1 bài văn nghị luân thì chỉ nên giải thích 1 cách khái quát về khái niệm vô cảm. vô tức là không, cảm tức là tình cảm cảm xúc của con người. Vô cảm tức là không có cảm xúc trước bất kì sự vật sự việc gì. Giải thích rồi sau đó phải nói được tại sao con người ta lại vô cảm?( vd như cuộc sống xô bồ chỉ còn nghĩ đc cho bản thân....) biểu hiện của sự vô cảm?(nên lấy những dẫn chứng thực tế như việc nhiều người dù biết chuyện bé Bình bị ông bà chủ hàng phở đánh đập nhục mạ nhưng ko báo cho cơ quan chức năng. còn nhiều vd khác bạn lên google tìm đc mà) sau đó nêu ra hậu quả của sự vô cảm trong xã hội, phải nêu rõ vô cảm là 1 thái độ đáng bị lên án. ( có thể rút ra lối sống đồng cảm và chia sẻ). Đây cũng chỉ là ý kiến của mình mong giúp đc bạn !

Đã có nhiều bệnh nhân quan chức vô cảm, nay xin thêm một điểm hình mới toanh của căn bệnh nguy hiểm này.

Đó là các quan chức của UBND huyện Tây Trà - tỉnh Quảng Ngãi. Dân của huyện nhà bị đói, Chính phủ chi nguồn cứu trợ và địa phương đã chuyển trên 100 tấn gạo để cứu đói cho dân.

Số gạo này chuyển đến huyện lỵ Tây Trà vào ngày 11/7 với chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ngãi là phải chuyển tận tay người dân trong tháng 7. Thế nhưng, mãi đến cuối tháng 9, tức hai tháng rưỡi sau, số gạo này vẫn còn nằm trong kho lương thực của huyện. Gạo mốc meo, người dân cũng vẫn phải chờ...

Giải thích cho vụ việc không thể chấp nhận được này, Chủ tịch UBND huyện - ông Hồ Thanh Hùng - lại đưa ra lý lẽ, rằng do giá xăng dầu tăng, nên thiếu 5 triệu đồng kinh phí cho việc vận chuyển số gạo này đến các xã.

Không thể tưởng tượng được, một ông chủ tịch huyện lại có thể ăn nói thể hiện sự vô cảm đến tận cùng như vậy. Trước nỗi đau của dân, trước sự mong đợi từng ngày được cứu đói của dân, ông là chủ tịch huyện mà lại thản nhiên như không, chất gạo trong kho chỉ vì thiếu mấy triệu đồng tiền vận chuyển.

Dân đói, Chính phủ cấp tốc cứu đói, nhưng cái lo lắng của Chính phủ, sự sốt ruột của lãnh đạo cấp trên chuyển xuống tay ông trở thành nguội lạnh. Ông chủ tịch huyện sống trong no ấm nên quên gạo cứu đói trong kho đến nỗi bị mốc. Không biết ông có bao giờ nghĩ về những người dân đang đói thắt ruột ở các xã vùng sâu, những cụ già, những em bé, những người bệnh mong có được bát cháo cho đỡ xót lòng. Ông đã không nghĩ đến, ông đã thực sự vô cảm.

Không cần kiểm tra nhưng ai cũng biết vài triệu đồng có thể chỉ là tiền chi cho vài bữa ăn nhậu. Thế mà các vị vẫn đanh mặt phán rằng thiếu tiền vận chuyển gạo đến các xã do giá xăng dầu tăng. Lời nói ra vừa giả dối vừa thể hiện sự vô trách nhiệm.

Giả dối vì cả UBND huyện chẳng lẽ không xoay được vài triệu để mua xăng dầu, nhất là trong tình hình cứu đói khẩn cấp cho dân. Vô trách nhiệm là vì cả một UBND huyện mà không xử lý được mỗi chuyện cỏn con đó, thì còn làm được gì lớn hơn, có ý nghĩa và có ích lợi hơn.

Để chữa bệnh vô cảm, tốt nhất, khi phát hiện chính xác con bệnh thì nên chữa trị bằng biện pháp cho thôi giữ chức vụ. Cụ thể là trong trường hợp các vị quan chức của huyện Tây Trà, cần phải xử lý ngay những ai có trách nhiệm trong vụ để 100 tấn gạo cứu đói tồn trong kho.

Người phải được cấp trên xem xét, cách chức trước hết là ông Chủ tịch huyện, bởi vì gạo có sẵn, chỉ mỗi việc phân phối đến cho dân trong huyện hơn hai tháng không giải quyết được thì vị Chủ tịch huyện làm sao còn xứng đáng với niềm tin của người dân.

Đáng sợ bệnh vô cảm!

Lao Động số 260 Ngày 08/11/2007 Cập nhật: 10:50 PM, 07/11/2007

Những vết đau vẫn hằn rõ nét trên cơ thể em Nguyễn Thị Bình.

(LĐ) - Hôm qua, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã khởi tố, bắt tạm giam vợ chồng chủ quán phở Chu Văn Đức và Trịnh Hạnh Phương để điều tra về hành vi hành hạ cháu Nguyễn Thị Bình suốt hơn 10 năm qua.

Như vậy là những kẻ dã man đã bị pháp luật ngăn chặn. Nhưng vấn đề không chỉ là như vậy. Sau sự phẫn nộ đối với những người dã man kia là sự phẫn nộ trước sự thờ ơ của con người !

Trong xã hội đang phát triển một căn bệnh của thế giới hiện đại - đúng hơn là mặt trái thuộc thế giới hiện đại. Đó là căn bệnh thờ ơ trước nỗi đau của người khác. Một cuộc sống sôi động những vấn đề học hành, kinh tế, phát triển... nhưng trước nỗi đau của những con người cụ thể, những con người không có vị thế xã hội thì dường như không được quan tâm lắm,.

Suốt hơn 10 năm qua cháu Nguyễn Thị Bình phải chịu cảnh bị tra tấn, đối xử dã man ở giữa một thành phố lớn, và giữa một khu dân cư mà căn nhà đó có nhiều người đến ăn phở, đưa hàng chứng kiến. Ở một đơn vị hành chính, chúng ta có UBND phường, công an phường, có cảnh sát khu vực, có đội thanh niên xung kích, có tổ dân phố, có chi bộ, có hội cựu chiến binh, có đoàn thanh niên, phụ nữ... Ấy thế mà một số phận con người đày đoạ như vậy nhưng họ không thấy, không biết. Cơ quan chức năng thì không biết với lý do là không được cháu Bình... tố cáo (!?). Chờ người bị đối xử như con vật, không biết chữ, không gia đình... đi tố cáo ư? Thật là chuyện hoang đường. Tất cả lý do đưa ra lúc này là chuyện nực cười. Chỉ có một lý do duy nhất đúng là bệnh thờ ơ đang phá ruỗng nhân cách con người.

Người Việt Nam có truyền thống vô cùng tốt đẹp là "thương người như thế thương thân", "một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ"... Thế nhưng có những cách sống ngày nay đang gặm nhấm những truyền thống tốt đẹp đó. Đi ra đường thấy lũ càn quấy không ai dám ngăn cản, thấy người khác bị đánh không ai dại gì bênh vực... Xã hội mà có nhiều người "không dại gì" như vậy nên người xấu càng được đà làm càn. Trong cơ quan nhiều người "không dại gì" đấu tranh nên những người nắm quyền muốn làm gì thì làm kể cả vi phạm pháp luật... Trong xã hội có nhiều người "không dại gì" nên sẽ tiếp tay cho việc gia tăng nhiều người xấu.

Ngay cả cơ quan chức năng (được giao quyền, được trang bị nhân lực, phương tiện bảo vệ con người) khi đứng trước vụ người khác bị làm nhục thì lại nói rằng: Chỉ khởi tố vụ án, khởi tố bị can khi nạn nhân tố cáo. Cách lập luận vô trách nhiệm đó đúng ra chỉ có ở một xã hội mông muội! Bệnh thờ ơ đã lan sang cả ở những cơ quan công quyền. Như thế thì thật đáng sợ.

Trong vụ việc cháu Nguyễn Thị Bình, rất may mắn là có một người đàn bà giàu lòng thương và sự can đảm - bà Hà Thị Bình, bán hàng ở chợ - đã giải thoát cho cháu. Người đàn bà đó có phẩm chất và sức nặng hơn rất nhiều số đông với cả hệ thống những cơ quan chính quyền, đoàn thể ở phường, ở quận! Người đàn bà đó rất đáng được kính trọng hơn ngàn lần những người chỉ nói chuyện to tát với những lời có cánh ở chỗ đông người, mà không có việc làm nào cụ thể để cứu vớt những số phận đáng thương !

Qua vụ việc này cho thấy rằng, căn bệnh thờ ơ đang rất đáng lo ngại. Ngăn chặn nó không phải bằng biện pháp hành chính mà bằng chính tấm lòng và dũng khí của mỗi con người, tấm lòng và dũng khí của các cơ quan chức năng. Con người thờ ơ và cơ quan chức năng thờ ơ thì căn bệnh càng trầm trọng. Lúc đó thì chẳng còn gì để nói.

Bài 6

Cảm xúc là một dạng "la bàn"

Tình cảm, trong văn hóa phương Tây, không được đánh

giá cao. Từ Platon qua Aristoteles cho đến những người của thời kỳ sau

này, lý trí luôn được xem là vượt trội - ngược lại, tình cảm bị coi rẻ

như là sơ đẳng, ngu ngốc, thú vật, không thể tin cậy được và nguy hiểm.

Trong vòng 20 năm vừa qua, sự đánh giá tình cảm này

đã trải qua một biến đổi sâu sắc. Các nhà thần kinh học hiện đã kết

luận rằng tình cảm không phải ngu ngốc và sơ đẳng mà có trí tuệ dưới

hình thức riêng của nó. Chúng ta sẽ không hoàn hảo nếu như không có

chúng. Hay nói ngắn gọn hơn: Không có cảm xúc thì con người không phải

là con người.

Cảm xúc của chúng ta, như trường hợp của Smith đã chỉ

ra, giống như một cái la bàn. Chúng chỉ cho ta phải cư xử theo hướng

nào. Chúng cho ta cảm nhận được cái gì là tốt và cái gì là xấu cho

chúng ta, và dẫn chúng ta đi trong cuộc sống.

Cảm xúc tạo khả năng cho chúng ta sống còn. Vì nếu

khác đi, tổ tiên của chúng ta đã khó có thể sống còn được. Đặc biệt là

các cảm xúc không dễ chịu như sợ hãi, ghê tởm hay đau đớn. Sợ hãi làm

cho chúng ta cảnh giác với những mối nguy hiểm, ghê tởm nhắc nhở đến vệ

sinh và cảnh báo thực phẩm đã thiu thối tức có thể bị ngộ độc; đau đớn

làm cho chúng ta phải chăm sóc vết thương hay tránh không bị thương

ngay từ đầu.

Hậu quả: Không có gì trên thế giới này, không một sự

kiện, không một va chạm tiếp xúc, không một loại âm nhạc nào còn có bất

kỳ một ý nghĩa về cảm xúc cho họ nữa. Họ không còn sống trải nghiệm nữa

mà chỉ ghi nhận. Các nhà tâm lý học cho rằng đó chỉ là một sự tưởng

tượng điên rồ, thế nhưng đối với những người mắc phải bệnh này thì sự

điên rồ đó là sự thật cay đắng: Ai bị cắt đứt ra khỏi thế giới tình

cảm, người đó bị cắt đứt ra khỏi cuộc sống.

Suy ngược lại thì điều đó có nghĩa là: Tôi cảm xúc, tức là tôi tồn tại.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro