Sức sống tiềm tàng của Mị

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


   Vợ chồng A Phủ còn là bài ca về sức sống tiềm tàng mãnh liệt của người miền núi trên con đường đấu tranh giải phóng cho bản thân và quê hương.

   Tiêu biểu cho những con người, những số phận ấy chính là Mị, một phụ nữ đã chịu muôn vàn đắng cay, tủi cực. Song, cũng chính người phụ nữ ấy luôn tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt để khi bị chà đạp đến tận cùng đã trỗi dậy mạnh mẽ.

   Trước tiên cần hiểu khái niệm sức sống tiềm tàng. Sức sống tiềm tàng là một  nghị lực sống đang cháy âm ỉ trong người, chỉ cần 1 tác động nhỏ là sẽ bùng lên mãnh liệt. Sức sống tiềm tàng thường gắn liền với những ng có cuộc sống bị áp bức, chèn ép nhưng sâu thẳm trong tâm hồn vẫn âm ỉ đâu đó khác vọng sống, khát vọng tự do.

   Sức sống tiềm tàng của bị trước hết thể hiện ở những phản ứng lúc mới về làm dâu nhà thống lý Pá Tra. Mị vốn là một cô gái xinh đẹp, là bông hoa ngát hương của núi rừng Tây Bắc. Mị tài hoa với điệu sáo say mê làm biết bao nhiêu chàng trai "ngày đêm thổi sáo đi theo Mị". Mị yêu lao động "biết cuốc nương làm ngô", Mị giàu lòng tự trọng và hiếu thảo với cha già. Đó chính là vẻ đẹp nhân cách và phẩm giá của ng con gái với vẻ đẹp trong ngần thánh thiện như loài hoa ban thơm ngát giữa rừng. Nhưng có ngờ đâu sự hiểm độc của chính sách cho vay nặng lãi của bọn thổ ty phong kiến miền núi như một sợi dây oan nghiệt siết chặt lấy cuộc đời Mị. Đắng cay thay, đêm tình mùa xuân đẹp nhất đời người con gái đã biến thành đêm bi kịch, tủi nhục khi A Sử bắt cóc Mị về nhà thống lý. Buổi lễ cúng trình ma sáng hôm sau đã trói chặt Mị từ đấy.

   Không chịu được sự vô lý ấy, lúc mới về làm dâu được mấy tháng đêm nào Mị cũng khóc. Không thể khóc mãi Mị đã từng nghĩ đến cái chết khi cầm nắm lá ngón về tự tử trước mặt cha nhưng vì thương cha già cuối cùng Mị không đành lòng chết. Khóc và đòi tự tử là những hành động phản kháng bế tắc, tiêu cực nhưng nó chứng tỏ trong người con gái yếu ớt này tiềm tàng một sức sống. Cô thà chết như một con người, chứ không chịu chấp nhận tình trạng đày đọa của kiếp nô lệ.

   Không chết được Mị đành trở lại nhà thống lý để tiếp tục cs nô lệ. Cái địa ngục trần gian ấy đã giam cầm cuộc đời Mị. Tuổi xuân của Mị bị vùi dập đến héo úa, lùi tàn trong căn buồng chỉ độc cái cửa sổ nhỏ như lòng bàn tay "trông ra ngoài không biết sương hay nắng. Mị bị nô lệ hóa thành công cụ lao động, nhiều lúc còn không bằng con trâu, con ngựa. Cuộc sống của Mị bị vùi vào công việc cả đêm lẫn ngày. Mị không còn nghĩ đến cái chết nữa dù Mị có thể chết khi cha cô mất nhưng vs Mị giữa sự sống và cái chết bây h cũng không còn ý nghĩa nữa. Mị không còn ý niệm về thời gian, cũng không còn chờ đợi hy vọng điều j. Đôi lúc Mị đã nghĩ, cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy trông ra đến bao giờ chết thì thôi. Sự dày đọa về thể xác và tinh thần đã bóp nghẹt sức sống trong cô Mị trẻ đẹp ngày nào. Sự dày đọa về thể xác và tinh thần đã bóp nghẹt sức sống trong cô Mị trẻ đẹp ngày nào. Trong con mắt của cha con nhà thống lí Pá Tra, những người như Mị đâu còn là con người.

   Tuy nhiên, từ trong sâu thẳm tâm hồn người con gái bị dày đọa kia vẫn âm ỉ, le lói một ngọn lửa yêu đời, ham sống. Khi đêm tình mùa xuân đến, tiếng sáo gọi bạn lấp lói noài đầu núi đã làm cho mị thiết tha bổi hổi, nhẩm thầm bài hát của ng đang thổi sáo. Tiếng sáo quen thuộc đã đánh thức khát vọng ty và hạnh phúc, làm sống dậy cái ý thức của 1 thời thiếu nữ và đánh dấu sự hồi sinh trong tâm hồn Mị. Tiếng sao vừa như vẫy gọi vừa như an ủi vỗ về tâm hồn Mị.

   Trong bữa cơm ngày Tết, Mị đã chủ động tìm đến rượu. Mị uống rượu "uống ực từng bát" như uống hết phần đời cay đắng đã qua, uống hết những tủi hờn mà Mị đã sống. Hơi rượu nồng nàn đã đánh thức con ng tâm linh trong Mị. Rượu đã làm cho Mị quên đi hiện tại nhưng lại nhớ những đêm tình mùa xuân ngày trước, khi đã biết bao chàng trai theo Mị. Mị nhận ra tình cảnh bi đát của mình và A Sử "Không có lòng mà vẫn phải ở với nhau". Nghĩ đến đây, mong muốn được chết lại quay về. Ý nghĩ ấy thể hiện sự chối bỏ thực tại vào khao khát hp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro