Ba cu tu'

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I.Phân tích nhân vật bà cụ Tứ

1.Vào buổi tối hôm trước

Hình tượng nhân vật bà cụ Tứ được Kim Lân khắc họa qua những diễn biến tâm lý khi người mẹ già nua, nghèo khổ này đối diện với sự kiện con trai nhặt được vợ

a.Ngạc nhiên

không phải ngẫu nhiên tác giả miêu tả tâm trạng hồi hộp, sốt ruột lo âu của anh con trai khi đợi bà về. tâm trạng ấy cũng khiến người đọc phấp phỏng thay vì không biết bà cụ Tứ sẽ tiếp nhận sự kiện bất ngờ này như thế nào bởi vì cảnh nhà thì đói rét đến khôn cùng, lại thêm sự kiện diễn ra quá đột ngột. Bà cụ là mẹ mà không hề hay biết cho nên tâm trạng đầu tiên của bà cụ Tứ là ngạc nhiên sửng sốt.

Khi nhìn thấy đứa con trai đón mình từ đầu ngõ và chào hỏi vồn vã, bà cụ Tứ đã ngạc nhiên không hiểu có chuyện gì. Cảm giác đó càng tăng thêm khi bà nhìn thấy một người phụ nữ xa lạ trong nhà mình :"Bà đứng sững lại". Hàng loạt câu hỏi hiện lên trong đầu bà :"Sao lại có người đàn bà nào ở trong thế nhỉ ?".Nối kinh ngạc sửng sốt còn khiến bà cụ Tứ tưởng mình hoa mắt không thấy rõ :"bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoèn ra thì phải". Ngay cả khi người đàn bà đó chào cụ Tứ bằng "u" thì người mẹ nghèo khổ này vẫn không đoán được điều gì đang diễn ra trong nhà mình. Thậm chí kho anh con trai giới thiêu "Nhà tôi nó chào u", bà lão vẫn không hiểu. Chỉ đến khi Tràng giải thích một cách rành mạch :"Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau …Chẳng qua nó cũng là cái số cả…"

Tất cả những điều đó chứng tỏ bà cụ tứ không hề được báo trước nên cụ hoàn toàn bất ngờ trước sự xuất hiện của người con dâu nhặt được này. Bà chưa bao giờ hình dung có một ngày mình lại được đón con dâu trong tình cảnh trớ trêu, tội nghiệp như thế này.

b.Xót thương

Khi miêu tả tâm trạng sửng sốt của bà cụ Tứ, Kim Lân đã tạo nên cái nền để tô đạm tấm lòng bao dung nhân hậu của bà cụ. Chỉ cần một thoáng tự ái hay ích kỉ bà cụ có thể mắng mỏ con trai, xua đuổi người con dâu bất đắc dĩ này nhưng trong lòng bà cụ chỉ tràn ngập nỗi xót thương.

Bà cụ xót thương hờn tủi cho số phận đứa con trai mình. Bà thầm hiểu đứa con mình thầm mong ước có một tổ ấm gia đình và được sống trong hạnh phúc lứa đôi như bao nhiêu người khác. Nhưng rồi vì quá nghèo khổ mà phải đến lúc sắp chết đói mới nhặt được vợ.Bà cụ cũng xót thương tủi hờn cho chính bản thâm mình. Bà tự so sánh người ta với mình để tự thấy chua chát, để tự trách bản thân mình. Bà là mẹ mà không thể lo cho con tria để nó phải nhặt vợ trong tình cảnh thê thảm đói rét như thế này.

Không chỉ thế bà cụ Tứ còn xót thương cho đứa con dâu vừa nhặt được. Khi quan sát người phụ nữ đang cúi xuống tay mân mê tà áo đã rách bợt", bà cụ thấu hiểu nguyên do vì sao cô ta theo không con trai mình. Vậy mà bà không hề có một thái độ khinh ghét hay coi thường. Trái lại bà cụ cảm thông cho cảnh ngộ cùng quẫn của người phụ nữ :"Người ta có gặp bước khó khăn, đói khôr này , người ta mới lấy đến con mình". Thậm chí bà còn nghĩ về cô con dâu nhặt được với nỗi niềm biết ơn vì nhờ cô ta mà con mình mới có vợ được. Cho nên bà cụ đã đón nhận người con dâu xa lạ ấy với tất cả tấm lòng ân cần của một người mẹ. câu nói đầu tiên của bà nói với Tràng và người vợ nhặt chứa chan tình tình mẫu tử tình người :"Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng…". Sau câu nói của bà cụ Tứ, Tràng thở đánh phào một cái như cất đi được cả núi lo toan. Câu nói của bà cụ Tứ khiến cho cuộc hôn nhân giữa Tràng và người vợ nhặt không còn là chuyện nhặt nhau giữa đường giữa chợ nữa mà chũng bình đẳng tốt đẹp như tất cả các cuộc hôn nhân khác.Cách nói giản dị mà ẩn chứa tình người này của người mẹ quê màu đã làm ấm lòng những số phận tội nghiệp.Bà nói với người con dâu những lời nhẹ nhàng cởi mở. Khi thì tâm sự về cảnh nhà thiếu túng, khi thì nâng đỡ an ủi, hi vọng con cái :"Ai giàu ba họ, ai khó ba đời". những lời lẽ ân cần, độ lượng của bà mẹ đã xóa bỏ khoảng cách giữa mẹ chồng và nàng dâu khi ngẩng đầu lên nhìn cô con dâu nhặt được. Bà cụ Tứ đã thấy không còn là "người ta" mà là con dâu trong nhà :"Con ngồi xuống đây.Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân", "Nó bây giờ là con dâu là con trong nhà rồi". Bà an ủi phân trần với con dâu vì không sửa soạn được năm ba mâm cho phải lẽ nhưng bà căn dặn các con điều quan trọng nhất không phải mâm cao cỗ đầy mà tốt nhất là sự hào thuận giữa vợ và chồng :"Kể có ra làm dăm ba mâm thì phải đấy nhưng nhà mình nghèo, cũng chẳng ai người ta chấp nhặt chi cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi "

Nhưng dù cố gắng nặng trĩu trong suy nghĩ của người mẹ vẫn là nỗi lo lắng cho tương lai của các con. Bà nghĩ về cả một cuộc đời dài dằng dặc của mình cũng đầy cay đắng cơ cực, về cuộc đời của ông lão, của đứa con út. Bà đã đem vào cuộc đời của con biết bao cuộc đời khác để mà thương xót, để mà lo lắng :"Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không ?"

Miêu tả diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ trước sự kiện nhặt vợ của người con trai, Kim Lân đã khám phá và khẳng định vẻ đẹp của một người mẹ nhân hậu, bao dung. Tấm lòng yêu thương độ lượng của bà như một nguồn sáng ấm áp vẫn hiện lên ngay trên nền một cuộc sống nghèo đói đến cùng cực. Trong lòng bà cụ không phải không có những lo âu khắc khoải, những dự cảm đau buồn. Bà đã âm thầm day dứt với những câu hỏi :"Liệu chúng nó vó nuôi nổi nhau không ? cuộc đời chúng nó có hơn bố mẹ trước kia không ?". Nhưng vượt lên tất cả vẫn là tình thương và niềm tin vào sự sống. bà cụ đã đón nhận chuyện nhặt vợ của người con mình như một điều đáng mừng.

2.Sáng hôm sau

Vẻ đẹp khỏe khoắn lạc quan ấy sẽ được thể hiện một cách rõ nét hơn qua tâm trạng của bà cụ vào buổi sáng ngày hôm sau

a.Sáng hôm sau , bà dậy sớm, xăm xăm quét tước thu dọn nhà cửa cùng con dâu mới. Niềm vui sướng làm bà cụ khác hẳn ngày thường.khuôn mặt già nua vỗn u ám bủng beo giờ bây giời rạng rỡ hẳn lên hư có một nguồn sống sức sống mới. BÀ cụ tứ còn như quên cả tuổi tác khi lật đật chạy lên chạy xuống chuẩn bị bữa cơm cho các con

b.Mâm cơm đón cô dâu mới sơ sài đến thảm hại :"giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo", mỗi người ăn ăn hai lưng bát chóa không đủ no, bà phải chuẩn bị các con thêm cháo cám. Thế mà bên mâm cơm ngày đói bà lão đã vui vẻ tươi cười nói với các con toàn chuyện sung sướng về sau này :Qua con mắt của bà cụ, một chái bệp nhỏ nhoi đã có thể biến thành gian chuồng gà vững chãi tưởng như trong khoảng khắc là cả một cuộc sống nno đủ đã hiện về :"Ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà mà xem". Bà là ng nhiều tuổi nhất trong gia đình này nhưng lại là người nói về tương lai nhiều nhất. Lúc mang nồi cháo cám lên, bà cụ vẫn hồ hởi, vui vẻ đùa "Chè khoán đây". Cả khi miếng cháo đắng chát cổ họng mỗi người, bà mẹ vẫn đon đả lạc quan :"Xóm ta khối nhà còn chả còn cháo cám mà ăn đấy". Có thể nói Kim Lân đã mượn vị mặn chát của cháo cám để tô đậm vị ngọt ngào thơm thảo của tấm lòng người mẹ.

c.Tiếng trống thúc thuế dồn dập, vội vã, đưa mọi người trở lại với nỗi tủi hờn lo lắng. không thể kiền chế được nỗi lo âu thương xót, bà cụ Tứ đã quay mặt đi, lén lau những giọt nước mắt của mình như thể là nhận lấy vè mình mọi lo âu, đau xót để giữ gìn niềm vui cho các con.

Kim Lân đã miêu tả rất chân thực và cảm động tâm tạng của bà cụ Tứ với sự đan xen của nỗi buồn và niềm vui, niềm khăc khoải và tin tưởng hi vọng.qua đó bà cụ tứ hiện lên với tấm lòng baoi dung, nhân ái và tâm hồn lạc quan, tin tưởng ở sự sống, ở tương lai.

Sự cuốn hút ở hình tượng nhân vật bà cụ tứ còn bắt nguồn từ lối viết giản dị, chân thực của Kim Lân. Nó khiến người đọc có cảm giác bà cụ tứ vừa từ một lối ngõ của một miền quê nào đó "lọng khọng" bước vào trang viết của ông mà không qua bất kì một sự trau chuốt, giũa gọt nào

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#nam