MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ LỜI BÌNH, TƯ LIỆU

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

A. Cảm nhận của Tô Hoài về "Vợ chồng A Phủ" trích trong "Tác phẩm văn học 1930- 1975", Tập hai, NXB Khoa học Xã hội, 1990, tr 71

"Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt"

B. Nguyễn Quốc Luân

Ở "Vợ chồng A Phủ" nhà văn đã có sử dụng công và thành công trong miêu tả, trong dựng cảnh. Nói cách khác, ông đã dựng lên cho bạn đọc thấy được diễn biến tâm lí cùng đời sống nội tâm của nhân vật qua hàng loạt chi tiết bên ngoài như một dáng ngồi, một cách ăn mặc, một vài câu hỏi, một cái nhìn, một bước đi đến một tảng đá hay một ô cửa sổ khi miêu tả như thế, do đã được nhập vào với số phận của nhân vật, thuộc được hoàn cảnh sống đầy biến động và đổi thay của nhân vật, nhà văn đã định ra được một cách tự nhiên một mạch lời kể chuyện vừa phù hợp với tâm lý riêng của họ, vừa mang sự gãy gọn của ngôn ngữ văn xuôi hiện đại.

Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn hay viết về một sự đổi đời kì diệu. Như nhiều truyện ngắn có chung tư tưởng chủ đề này. Vợ chồng A Phủ cũng có cấu trúc chia đôi rất rõ:

1/ Những ngày ở Hồng Ngài: Mị và A Phủ là người - người xinh tươi, khỏe mạnh, giỏi giang - mà phải sống kiếp nô lệ, trâu ngựa khốn khổ ê chề.

2/ Những ngày ở Phiềng Sa: Mị và A Phủ là người sống tự do và đã biết bảo vệ lấy tự do ấy. Tuy nhiên cái nhìn hay của truyện này là ở chỗ: Chỉ trong chừng 400 chữ, mà nhà văn đã dựng lại được một chặng then chốt của toàn bộ sự chuyển hóa ấy, khiến cho bạn đọc dẫu khó tính cũng phải nhận rằng: Việc Mị và A Phủ từ đêm đen nô lệ ra vùng ánh sáng tự do là hoàn toàn hợp lí, hợp lẽ tự nhiên Như vậy là chính lòng thương người và thương thân đã chiến thắng nỗi sợ hãi, đã quyết định hành động tự giải thoát.

C. Tô Hoài

Lời văn viết Truyện Tây Bắc: Năm 1952, tôi theo bộ đội chủ lực, tiến quân vào miền Tây, tham dự chiến dịch giải phóng Tây Bắc Cái kết quả lớn nhất và trước mắt của chuyến đi tám tháng ấy là đất nước và con người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên.

Ý bao quát trong khi tôi viết Truyện Tây Bắc là : Nông dân các dân tộc ở Tây Bắc bao năm gian khổ chống đế quốc và bọn chúa đất. Cuộc đấu tranh giai cấp, riêng ở Tây Bắc, mang một sắc thái đặc biệt. Nhìn lướt qua, nơi thế lực phong kiến còn đương kéo lùi đất nước lại hàng trăm năm trước, chúng ta dễ tưởng những cảnh những người ở đấy cứ muôn thuở lặng lẽ. Không, ở nơi rừng núi mơ màng ấy, các dân tộc đã không lặng lẽ chịu đựng. Họ đã thức tỉnh. Cán bộ của Đảng tới đâu thì các dân tộc đứng lên tới đấy, trước nhất là những người trẻ tuổi. Họ thật đẹp và yêu đời.

Một vấn đề khác, đó là những ý thơ trong văn xuôi. Ở mỗi nhân vật và trùm lên tất cả miền Tây, tôi đã đưa vào một không khí vời vợi, làm cho đất nước và con người bay bổng hơn lên.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro