Không Tên Phần 2 (1)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương I. Vô Cùng Tàn Nhẫn, Vô Cùng Yêu Thương

Phương pháp giáo dục giúp con đạt được giấc mơ triệu phú đô-laTìm cuốn sách quý dạy cách yêu con đã bị thất lạcVào những năm 1930 của thế kỷ trước, Leiwi Imas - người cha kính yêu của tôi đã rời khỏi Liên Xô, lưu lạc đến Thượng Hải, Trung Quốc. Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, chưa có người Do Thái thứ hai nào ở quê hương tôi đặt chân đến nơi đây.Dựa vào chính tính cách bền bỉ, chịu khó cùng với sự từng trải của một người Do Thái điển hình, cha tôi đã sống trong sung túc, bình an suốt hơn hai mươi năm làm khách trên đất Thượng Hải. Trong mớ ký ức hỗn độn thời thơ ấu, tôi còn nhớ nhà mình ở giữa một cái sân đẹp như vườn hoa, xung quanh là bãi cỏ xanh mướt, phía trên điểm xuyết những bông hoa dại nhỏ xíu. Tôi thường tung tăng hái hoa đuổi bướm cả ngày trong sân và hay đội lên đầu những vòng hoa giống như thiếu nữ Hy Lạp xa xưa. Nền giáo dục pha trộn là những gì tôi được tiếp nhận khi đó. Ở trường, tôi và những người bạn của mình được dạy theo phương pháp giáo dục tiểu học của chủ nghĩa xã hội, tôn thờ chủ nghĩa cộng sản, chúng tôi nói được tiếng phổ thông, tiếng Thượng Hải, thậm chí cả tiếng Tô Bắc. Còn ở nhà, những người tôi tiếp xúc đều là người Do Thái thuộc Hội Liên hiệp người Do Thái, tôi giao tiếp với họ bằng tiếng Anh. Cha tôi thường dạy tôi một số lễ nghi phong tục và tín ngưỡng tôn giáo của quê hương, ông còn dạy tôi tiếng Hebrew cổ.Bức ảnh chụp chung quý giá của hai cha con tôi lúc ông cụ còn sống.Năm tôi mười hai tuổi, cha đột ngột qua đời, tuổi thơ ngọt ngào của tôi bỗng chốc tan biến. Họa vô đơn chí, vì là con cháu của người Do Thái nên tôi không thoát khỏi kiếp nạn "Đại cách mạng văn hóa" năm 1967. Tôi bị người ta đuổi ra khỏi nhà, bị cắt mất mái tóc xoăn tự nhiên, những bức thư do chính phủ Israel gửi tới cũng bị kiểm tra và tịch thu, ngay đến mộ phần của cha ngoài nghĩa trang Cát An, Thanh Phố, tôi cũng không giữ được. Cũng vì "Đại cách mạng văn hóa", tôi chỉ học đến cấp hai rồi buộc phải nghỉ học mưu sinh.Năm 1971, tôi tìm được việc làm bán sức nuôi miệng trong khu xưởng đồng tại Thượng Hải. Dù rất vất vả nhưng tôi vẫn cảm thấy vui vì đã có thể sống được bằng sức lao động của chính mình.Thời gian trôi qua, tôi cũng lấy chồng, sinh con như bao cô gái Trung Quốc khác. Ba đứa con của tôi sinh ra vào cuối những năm 1970, đầu những năm 1980 của thế kỷ XX: Cậu con trai cả là Dĩ Hoa, cậu con trai thứ Huy Huy và cô con gái út là Muội Muội.Đầu thập kỷ 90, Trung Quốc và Israel chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Tôi muốn về thăm Israel, nơi mà lúc sinh thành cha tôi từng ngày đêm mong nhớ. Ngoài ra, tôi còn ấp ủ một suy nghĩ khác, quan điểm giáo dục của người Do Thái vốn được cả thế giới ca tụng, vì vậy, tôi muốn trở về để tìm bí quyết nuôi dạy các con. Khi đó, tôi vừa ly hôn, dù đã trở thành một người vợ thất bại, nhưng tôi muốn làm một người mẹ thành công. Và như thế, tôi dắt díu ba đứa con thơ của mình rời Thượng Hải tới Israel, cả quãng thời gian niên thiếu của bọn trẻ kéo dài hơn mười năm đều diễn ra ở đây.Ngoảnh đầu nhìn lại, tôi vô cùng biết ơn Trung Quốc và Israel, nhờ quãng thời gian tiếp xúc với hai dân tộc có nền văn hóa lâu đời và nổi tiếng yêu thương con cái này mà tôi đã đúc kết được những kinh nghiệm riêng trong phương pháp giáo dục xuyên quốc gia, và hơn hết là hiểu được giá trị đích thực của tình mẫu tử.

Năm đó, tôi là hậu duệ đầu tiên của người Do Thái từ Trung Quốc trở về, nên được diện kiến Thủ tướng Israel đương thời - ông Yitzhak Rabin.

Thủ tướng Rabin nói với tôi: "Người Do Thái cũng yêu thương con cái giống như người Trung Quốc, đều nổi tiếng thế giới.'' Ông làm tôi tin rằng, tôi sẽ tìm được cuốn sách quý dạy cách thương yêu con cái tại quê hương mình.Vậy cuốn sách quý dạy cách thương yêu con cái của Israel là gì?Xin thưa đó không phải là một cuốn cẩm nang đặc biệt của riêng người Israel, mà thật ra nó đã ẩn tàng ngay tại Trung Quốc từ xa xưa. Sự biến thiên của thời đại khiến chúng ta vô tình đánh mất cuốn sách quý ấy, cho nên các bậc cha mẹ Trung Quốc thời chúng tôi và các bậc cha mẹ thời hiện tại mới gặp nhiều khó khăn trong cách giáo dục con cái như vậy. Có thể nói, phụ huynh chúng ta là những người cha người mẹ giàu đức hy sinh nhất, yêu thương con cái một cách vô tư nhất trong lịch sử Trung Quốc, tuy nhiên cách giáo dục của chúng ta cũng mắc phải nhiều sai lầm nhất. Những cụm từ như "thế hệ ăn bám", "gia tộc dâu tây", "nô lệ của con" đã và đang trở thành một vấn nạn xã hội tiềm tàng. Trong từ điển của Mỹ, cụm từ "Bà mẹ Trung Quốc" ám chỉ những bà mẹ thích ôm đồm mọi việc, chăm sóc và bao bọc con đến tận chân tơ kẽ tóc.Nếu tôi không tìm được cuốn sách trong truyền thuyết kia, nếu vào năm thứ bốn mươi bốn của đời mình, cách nhìn nhận về sự thương yêu con cái của tôi vẫn chưa thay đổi, có lẽ bây giờ tôi vẫn là một bà mẹ "nồi cơm điện", "máy giặt", "cần cẩu" thích bao đồng giống trước đây. Còn ba đứa con Dĩ Hoa, Huy Huy và Muội Muội của tôi cũng không thể có những sự lột xác kỳ diệu đến vậy: Năm 2001, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Dĩ Hoa được nhận vào Bộ Lao động Israel, hiện đang công tác tại Hong Kong. Cũng sau ba năm tham gia quân ngũ ở Israel, Huy Huy đã trở thành một thương nhân kim cương. Riêng cô con gái út Muội Muội thì sắp bước vào đại học, ước mơ của nó là học chuyên ngành kinh tế chính trị và trở thành một nhà ngoại giao trong tương lai.Vậy là, hai cậu con trai của tôi đều đã trở thành triệu phú. Còn tôi, là mẹ của triệu phú.Các con cho tôi ba chiếc chìa khóaTrên vạn dặm đường dài của đời người, tình cha mẹ luôn thiết tha và ấm áp. Giờ ba đứa con của tôi đều đã trưởng thành, giỏi giang hơn cả những gì tôi mường tượng.Dĩ Hoa và Huy Huy thuộc thế hệ 7x, còn cô út Muội Muội thuộc thế hệ 8x. Năm mười sáu mười bảy tuổi, lúc nào mấy đứa cũng líu ríu vây quanh chân tôi, thỏ thẻ như thể đã bàn bạc trước với nhau: "Mẹ ạ, mẹ đã trao cho anh em con ba chiếc chìa khóa là kiên cường, tự tin và khoan dung. Nay chúng con sẽ tặng lại mẹ ba chiếc chìa khóa!"Dĩ Hoa nói: "Mẹ, con sẽ tặng mẹ chiếc chìa khóa ô tô, vì chân của mẹ hay bị đau nhức, sau này con không để mẹ phải cực khổ nữa."Huy Huy nói: "Mẹ, con sẽ tặng mẹ chiếc chìa khóa tòa biệt thự! Để cả nhà mình có thể sống bên nhau!"Muội Muội bé nhất nhà cũng chen vào nói: "Con là con gái, nhất định con sẽ tặng mẹ một chiếc chìa khóa két sắt, bên trong chứa đầy trang sức, châu báu!"Điều làm tôi cảm động là cả ba đứa con của mình đều có ước mơ để theo đuổi và quyết tâm thực hiện bằng được ước mơ ấy. Có được những đứa con như vậy cũng là một niềm tự hào mà người làm mẹ như tôi đây không muốn giấu giếm.Năm 2002, Huy Huy giao cho tôi chiếc chìa khóa của căn biệt thự nằm trên đường Trương Dương, thành phố Thượng Hải khi nó vừa tròn hai mươi ba tuổi. Thằng bé mua căn biệt thự bằng khoản tiền đầu tiên nó tự kiếm được trên con đường lập nghiệp.Cuộc đời và tính cách Huy Huy rất thú vị, nó thực sự là một thiếu niên anh hùng và luôn tự mình phấn đấu. Chúng ta hãy để nó tự viết riêng một cuốn tự truyện thì hay hơn. Huy Huy từng được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Israel trước đây rất coi trọng, ông ấy đã tiến cử nó vào làm việc tại Cơ quan Tình báo; sau đó, Huy Huy tự mình vượt qua trùng trùng sát hạch, và cuối cùng nhận được lời mời cộng tác của ông chủ một hãng kim cương nổi tiếng nhất tại Tel Aviv - thủ đô kim cương của thế giới. Thời đại học, Huy Huy được mệnh danh là "chàng trai kim cương Do Thái'' sáng giá tại Thượng Hải. Ngay sau khi tốt nghiệp, nó vận dụng những kiến thức đã tích lũy được từ thời tiểu học, tự mình lập nghiệp, trở thành một trong số ít bạn hàng của những công ty chế tác kim cương nổi tiếng thế giới, thiết lập các chi nhánh ở hơn hai mươi quốc gia, mở rộng mạng lưới hợp tác khắp toàn cầu. Trước ba mươi tuổi, Huy Huy đã thực hiện được ước mơ trở thành triệu phú thế giới.Dĩ Hoa hứa tặng tôi chiếc chìa khóa ô tô. Nó biết tôi luôn nhiệt tình với công tác xã hội, nên muốn tôi dùng xe hơi để đi lại đỡ vất vả. Dĩ Hoa có tính cách hướng nội, ngày nay gọi là "người đàn ông thích ở nhà." Theo phương pháp giáo dục gia đình của người Do Thái, tôi trở thành "cô giáo" dạy môn giao tiếp xã hội của Dĩ Hoa, mô phỏng cách đối nhân xử thế từ những bài học ứng xử trong gia đình. Kết quả, Dĩ Hoa khiến chúng tôi được mở rộng tầm mắt, nó tự mở cuộc tọa đàm "Đến với Trung Quốc" ở trường, những người bạn học mua vé vào cửa đều được ăn nem rán Trung Quốc miễn phí, thằng bé đã tiếp thị công việc bán nem rán của gia đình bằng ý tưởng marketing độc đáo của mình như thế đấy. Dĩ Hoa tốt nghiệp Đại học ngoại ngữ Thượng Hải, nó không những có thành tích học tập xuất sắc nhất mà tư chất đạo đức cũng được mọi người đánh giá rất cao. Trong thời gian đi lính ở Israel, năm nào nó cũng được nhận bằng khen chiến sĩ gương mẫu. Sau khi ra quân, Dĩ Hoa vượt qua các vòng thi viết và phỏng vấn, trở thành cán bộ của Bộ Lao động Israel. Đối với thanh niên Trung Quốc, đây là việc không hề dễ dàng. Năm 2007, Dĩ Hoa tròn ba mươi tuổi, nó muốn tạo ra một thử thách mới trong cuộc đời của mình nên đã chọn lĩnh vực kim cương. Cho đến nay, với sự đón nhận nồng nhiệt của thị trường đối với sản phẩm của mình, có thể nói rằng tiền đồ của Dĩ Hoa đang rộng mở trước mắt.Cô con gái Muội Muội hứa tặng tôi chiếc chìa khóa két sắt chứa đầy vàng bạc châu báu, hiện vẫn đang trong quá trình tôi rèn. Nhưng tôi nghĩ rằng, ngày tôi được cầm chiếc chìa khóa này chẳng còn xa nữa.Lòng biết ơn của các con khiến tôi vô cùng cảm động. Nhưng đối với tôi mà nói, tôi không cần chúng tặng tôi biệt thự, ô tô hay châu báu, nếu như tất cả những người làm con trên thế gian này đều hiểu được tâm nguyện và đối xử hiếu thuận với cha mẹ mình, thiết nghĩ, đó đã là nguồn vui và niềm an ủi lớn nhất của những người làm cha làm mẹ rồi.Bạn bè thường bảo tôi: "Tôi thật sự ngưỡng mộ chị, không phải là tôi ngưỡng mộ con cái của chị là triệu phú, mua được biệt thự, mua được ô tô, mà tôi ngưỡng mộ cách chị nuôi dạy được những đứa con luôn làm người khác thấy yên lòng!"Những lúc như vậy, tôi đều chia sẻ với họ bí quyết của mình. Khi làm khách mời chương trình Cuộc hẹn với Lỗ Dự, tôi có nói với tất cả các bậc cha mẹ rằng: "Không phải tôi sinh ra đã là mẹ của triệu phú hay thiên tài, chính phương pháp giáo dục gia đình tốt đẹp đã giúp con tôi đạt được giấc mơ của mình. Hơn hết, điều khiến tôi mãn nguyện nhất là các con tôi không coi tiền bạc là mục tiêu, mà chúng coi trọng trí tuệ và sự từng trải trong cuộc sống."Nhận ra điểm khác biệt trong nền giáo dục đa quốc giaVào sinh nhật lần thứ sáu mươi của mình, các con có nói một câu làm tôi rất hài lòng: "Cuộc đời giống như chiếc cầu thang xoắn ốc, nếu đảo ngược vị trí ban đầu, mẹ sẽ phát hiện ra độ cao nơi mình đang đứng đã thay đổi. Không thể đem quá khứ so sánh với hiện tại. Từ Israel trở về Trung Quốc hay từ Trung Quốc rời đến Israel cũng vậy. Tất cả những thành quả chúng con có được như ngày hôm nay đều là nhờ tình yêu thương sáng suốt, lý trí của mẹ dạy cho chúng con biết làm người, biết chịu trách nhiệm và biết tồn tại, mang đến cho chúng con nhiều điều bổ ích trên bước đường trưởng thành. Chúng con xin cảm ơn mẹ!"Cảm xúc chân thành của bọn trẻ cũng khúc xạ ra sự khác biệt trong cách yêu thương con cái của tôi. Mười năm sống ở nước ngoài, mười năm tiếp cận nền giáo dục đa quốc gia, khiến tôi hiểu rõ tôn chỉ của cuốn sách quý dạy cách thương yêu con: Tình thương dành cho con cái là một môn khoa học và là cả một nghệ thuật, tình yêu ấy cần phải có ý nghĩa, có giá trị và có thành tựu!1. Cần học cách yêu con - Theo đuổi tình yêu chất lượng caoNửa thế kỷ trước, đại văn hào Lỗ Tấn từng kiến nghị, cùng với việc mở trường sư phạm, chúng ta cần mở "Trường phụ phạm". Điều này cho thấy tầm nhìn xa trông rộng của ông. Yêu con cũng là một môn học, các bậc phụ huynh chỉ có thân phận thôi là chưa đủ, họ cần phải có chức danh.Yêu thương con là một loại tình cảm, đó bản năng trời sinh của các bậc cha mẹ, đồng thời nó cũng là cả một môn nghệ thuật. Giống như y học, bạn không thể sinh ra đã là bác sĩ, mà phải thông qua một quá trình học tập gian khổ mới có thể trở thành một vị bác sĩ thực thụ. Mỗi người cha, người mẹ cũng phải học tập và nỗ lực hết mình mới mong hiểu được chân lý và những mẹo riêng để thể hiện tình cảm đó. Trong giáo dục gia đình, yêu thương là nền tảng và tiền đề của giáo dục con cái, những đứa trẻ không được hưởng đầy đủ tình yêu thương của cha mẹ khi lớn lên thường có khiếm khuyết ẩn hiện về mặt nhân cách. Song, yêu thương cũng là một thủ thuật giáo dục, mục đích và phương pháp không giống nhau sẽ dẫn đến hiệu quả hoàn toàn khác biệt.2. Cha mẹ là "nô lệ", là "trực thăng'' của con cái - Yêu con một cách cố chấpTrong cuộc sống có biết bao sự tổn thương được xuất phát từ danh nghĩa "yêu thương'', đặc biệt là yêu thương con cái. Tục ngữ có câu "sai một li, đi một dặm." Một chút bất cẩn cũng có thể để lại những hậu quả khôn lường.Hiện nay, Trung Quốc vẫn chưa trở thành một cường quốc kinh tế, rất nhiều gia đình vẫn luẩn quẩn bên ngoài ngưỡng cửa của tầng lớp trung lưu nhưng họ lại có quan niệm nuông chiều con cái, chi tiêu xa xỉ cho chúng ngay từ lúc gia đình chưa lấy gì là giàu có. Rất nhiều nhà trẻ quý tộc trong nước đã quảng cáo: "Không sinh ra với chiếc chìa khóa bạc, thì hãy dùng nó để sống." Âu cũng là một nhận thức sai lầm về mô hình giáo dục quý tộc. Cách nuôi dạy con cái theo kiểu cha mẹ là "nô lệ" của con không thể bồi dưỡng con trẻ trở thành quý tộc thật sự, mà chỉ biến chúng thành những kẻ "ăn bám" cha mẹ suốt đời.Món quà đáng sợ nhất các bậc cha mẹ "trực thăng" trao tặng con cái dưới danh nghĩa tình yêu, đó là những sinh linh với tâm hồn như bọt bong bóng mỏng manh, dễ vỡ. Thuật ngữ "cha mẹ trực thăng" chỉ những bậc phụ huynh luôn bay lượn trên đầu con cái giống như máy bay trực thăng, bay ngày càng nhanh, quản ngày càng chặt, một khi giảm tốc độ họ sẽ phá hủy cuộc đời của con cái và của chính mình. Họ thường nảy sinh những ý nghĩ tiêu cực như vui mừng, đau buồn quá mức chỉ vì một chút thành công hay thất bại của con. Họ coi sự nhiệt tình và chăm sóc thái quá của mình là món quà tặng con, tình yêu thương họ dành cho con cái ngày càng trở nên nghiêm trọng, cố chấp, thậm chí mù quáng.Mọi người thường nói, tôi là cha, tôi là mẹ nên phải nhường mọi thứ cho con, hy sinh tất cả cho con, kể cả hạnh phúc của mình, như vậy mới là yêu thương con cái. Thật ra, đó chỉ là tình yêu quá trớn, hoàn toàn làm hại con. Nó khiến cho con trẻ trở thành một kẻ tàn phế suốt đời về mặt tư tưởng, tinh thần và nhân cách. Makarenko, nhà giáo dục nổi tiếng từng so sánh: "Nếu bạn muốn con mình chết vì ngộ độc, hãy cho nó uống một liều thuốc mà bạn gọi là hạnh phúc.''3. Tìm bí quyết dạy con - Thời khắc cha mẹ tự kiểm nghiệmThương yêu con, điều đáng sợ nhất là các bậc cha mẹ nuôi dạy chúng bằng hạnh phúc của mình. Tôi tin bất cứ bậc cha mẹ lý trí nào cũng không muốn tặng con "món quà đáng sợ nhất", càng không muốn "con chết vì ngộ độc" và bản thân họ cũng không muốn làm "nhà giáo dục tồi tệ nhất".Các nước khác đưa cụm từ "bà mẹ trực thăng" của Trung Quốc vào từ điển, không hề có ý bôi nhọ danh dự của các bà mẹ Trung Quốc, họ chỉ có ý tốt nhắc nhở các "bà mẹ trực thăng" mà thôi. Trong quá trình sống cùng các bậc phụ huynh Israel, tôi thấy, nhìn từ góc độ của họ, trẻ em Trung Quốc cũng có rất nhiều ưu điểm như: thông minh, hiếu học, khả năng tiếp thu tốt, có kiến thức nền vững chắc, hiếu thảo với cha mẹ. Nhưng chúng đều có chung khuyết điểm là thiếu kỹ năng mưu sinh, thiếu kỹ năng phán đoán đúng sai, tinh thần trách nhiệm không cao, không biết hợp tác với người khác, tâm lý chấp nhận khó khăn kém cùng với thói quen ăn bám cha mẹ. Đó là hệ quả tất yếu của cách yêu con sai lầm của chúng ta và cũng là tiêu chí đánh giá tình yêu chất lượng thấp.Trước sau chúng ta luôn tin rằng, tất cả những gì chúng ta làm đều vì muốn tốt cho con, đều xuất phát từ tình yêu thương vô bờ bến đối với con. Nhưng chúng ta hoàn toàn không biết, cách yêu con của chúng ta chỉ là nông cạn.Bao nhiêu người tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ nhưng vẫn không tìm được công việc phù hợp, bao nhiêu người đã ngoài ba mươi tuổi mà vẫn phải mua nhà, kết hôn bằng đồng tiền tích cóp cả đời của cha mẹ. Tôi có đôi lời muốn nói với tất cả các bậc làm cha làm mẹ trong thiên hạ, song cổ họng như nghẹn lại. Chúng ta không thể hoàn toàn đổ lỗi chuyện con cái khó bám rễ trong xã hội cho môi trường cạnh tranh khốc liệt. Thử nghĩ, đôi tay đưa nôi kia của bạn có thể nhen nhóm những kỹ năng và tố chất vào sâu thẳm con người con hay không? Giáo dục gia đình có vì những thứ bạn gọi là vĩ đại nhất, dâng hiến nhất, bao bọc nhất không, hay trái lại là phụ lòng tín nhiệm và ủy thác của con?Chúng ta không lo những người làm cha làm mẹ không yêu thương con cái của mình, chỉ lo họ không biết cách yêu con, dạy con như thế nào! Khi tình yêu bạn dành cho con giống như bọt bia, luôn có xu hướng trào lên phía trên, trong khi quan điểm và phương thức yêu con của bạn vẫn dừng lại ở giai đoạn lạc hậu, mù quáng thì bạn chính là người cha, người mẹ đáng thương nhất, thất bại nhất chứ không phải một ai khác. Thế giới vui vẻ của con trai tôi và các bạn nhỏ Israel.Cha mẹ ngày nay nên yêu thương con cái ra sao? Làm thế nào để tình yêu đó trở nên giá trị, có ý nghĩa và thành tựu? Đó là những câu hỏi các bậc cha mẹ Trung Quốc lúc nào cũng cần tự kiểm nghiệm!4. Lấy gì yêu con - Gợi ý về cách yêu con của phụ huynh Do TháiCuộc sống có đau khổ, mệt mỏi đến mấy, nhìn thấy con cái trưởng thành đã là niềm an ủi và cũng là hy vọng của mỗi chúng ta, tất cả vinh hoa, phú quý trên cõi đời này làm sao sánh được bằng con cái. Chính vì con cái quan trọng với chúng ta như vậy nên yêu con như thế nào đã trở thành một môn học cực kỳ hóc búa. Các bậc phụ huynh đều trăn trở với câu hỏi: "Mình phải yêu con như thế nào đây?"Dù không phải là một người có trình độ học vấn cao nhưng về cơ bản tôi cũng được coi là một người mẹ tri thức.Khi mới di dân về Israel, tôi cũng giống như các bà mẹ Trung Quốc khác, hầu hạ con cái từng li từng tí, yêu cầu duy nhất của tôi là: Chỉ cần các con đỗ đại học thì thế nào cũng được. Hiện giờ vẫn có rất nhiều phụ huynh cũng nghĩ như tôi hồi ấy, nhưng có thể một số phụ huynh đã nhìn ra vấn đề: Một ngày nào đó con cái bước ra ngoài xã hội, việc thiếu kỹ năng sinh tồn từ thuở nhỏ sẽ ảnh hưởng tới công việc, sự nghiệp và cả cuộc sống hôn nhân sau này của chúng.Lời phê bình thẳng thắn của chị hàng xóm người Do Thái như một que diêm vụt cháy làm tôi bừng tỉnh, chị nói: "Đừng mang phương pháp giáo dục lạc hậu của em đến Israel, đừng cho rằng em đẻ ra con thì biết cách nuôi con, gà mái còn biết đẻ con nữa là, nuôi con lại là việc khác!"Qua mười năm sống tại quê nhà, tôi nhận thấy, tài sản của rất nhiều gia tộc đều được truyền từ đời này sang đời khác, người Do Thái không chỉ truyền lại của cải vật chất, mà còn truyền lại tố chất và kỹ năng tạo ra của cải cho con cháu mình, những thứ đó còn có giá trị hơn tiền bạc. Và thứ giá trị ấy không đến từ thừa kế, nó đến từ phương pháp yêu con chất lượng cao của các bậc phụ huynh người Do Thái.Có thể nói, người Do Thái là khuôn mẫu về phương pháp giáo dục gia đình tiến bộ mà nhân loại đang tìm kiếm. Mặc dù họ chỉ chiếm 0,2% - 0,3% dân số thế giới, nhưng không thể kể hết được tên những người Do Thái đã và đang thao túng nền kinh tế toàn cầu. Họ không chỉ là chuyên gia của các doanh nghiệp như Rockefeller, Hammer, mà còn là ông trùm tài chính như Soros, Greenspan; 20% giáo sư trong các trường đại học ở Mỹ là người Do Thái, những nhân vật nổi bật trong ngành luật sư, bác sĩ, người Do Thái cũng không nằm ngoài; trong số những người Mỹ từng đoạt giải Nobel có tới 31% là người gốc Do Thái.Phụ huynh Do Thái có một phương pháp yêu con khá đặc biệt:Tình yêu thương của các bậc cha mẹ Do Thái nhằm vào mục đích đem lại lợi ích suốt đời cho con, chứ họ không đáp ứng nhu cầu tạm thời của con. Họ thực hiện "cơ chế thị trường, không bồi dưỡng ra thế hệ ăn bám cha mẹ", "phát huy tố chất triệu phú của mỗi đứa trẻ", "nắm bắt kỹ năng quản lý từ nhỏ", "trì hoãn thỏa mãn của con để cho chúng hiểu cha mẹ", "tham quan một ngày của cha mẹ", "phụ huynh 100 điểm không bằng phụ huynh 80 điểm", "phụ huynh rút về hậu phương thôi thúc con 'hứng thú' và 'ao ước' học tập", "cha mẹ làm quân sư quan sát, tham mưu, nhắc nhở con, không đào tạo con thành một kẻ tầm thường"... Nghệ thuật yêu con sâu sắc của người Do Thái không chỉ phát huy tác dụng quan trọng trong bước ngoặt cuộc đời của các con tôi, ngay đến bản thân tôi cũng nhận được lợi ích là làm một bà mẹ yêu con có thành tựu. Từ Vạn Lý Trường Thành đến dãy Alps, tôi cảm ơn sự giao thoa giáo dục giữa hai quốc gia Trung Quốc và Israel làm tôi tỉnh ngộ: Đừng vì chúng ta không biết cách yêu thương con mà biến chúng thành những kẻ tầm thường và khiếm khuyết.Muội Muội là chiếc áo bông nhỏ của tôi.5. Nâng cao tình mẫu tửKhi kinh tế gia đình trở nên khấm khá, cách dạy con của các bậc cha mẹ cần đạt đến "cảnh giới'' cao hơn.Trong quá trình trưởng thành của hai cậu con trai, điều kiện kinh tế gia đình chỉ đạt mức trung bình, nên hai anh em chúng đủ hiểu sự vất vả của mẹ. Những ảnh hưởng từ giáo dục sinh tồn và quản lý tài sản của Israel càng giúp chúng hiểu mỗi người đều phải có ước mơ để theo đuổi và phải quyết tâm thực hiện ước mơ ấy một cách tốt nhất!Thời kỳ trưởng thành của cô con gái út lại khác với hai anh trai, kinh tế gia đình khấm khá, cộng thêm châm ngôn "nghèo nuôi con trai, giàu nuôi con gái" đã cho tôi có được nút thắt trong cách dạy dỗ con bé. Một nhà công tác giáo dục Do Thái nói với tôi rằng: "Nuôi con gái trong giàu sang, đến khi lớn lên nó cũng sẽ gặp khó khăn trắc trở trong cuộc sống. Cho nên các bậc cha mẹ yêu thương con gái càng cần phải có con mắt nhìn xa."Vào sinh nhật lần thứ mười sáu của Muội Muội, tôi đưa con bé đi ăn mì Ajisen ở Thượng Hải, vì nó thích ăn mì sợi nấu với nước xương ở đây. Khi nhân viên phục vụ vừa mới mang trà lúa mạch miễn phí lên cho chúng tôi, con bé liền giơ bàn tay nhỏ nhắn vẫy nhân viên phục vụ lại, yêu cầu họ mang thêm cho mình một ly nước cam. Bấy giờ điều kiện kinh tế của tôi rất tốt, vậy mà tôi đã nhẫn tâm nói "không" với con bé. Tôi muốn nó hiểu, thứ đáng quý nhất không phải là những món quà đẹp đẽ, mà là người thân, là niềm vui và là yêu thương.Thật sự mà nói, yêu thương con trong điều kiện kinh tế khá giả, các bậc cha mẹ cần phải sáng suốt và can đảm hơn. Một khi cha mẹ nắm vững nghệ thuật dạy con, bọn trẻ sẽ nhận được lợi ích suốt đời. Ở Israel không có câu châm ngôn nào tương tự như câu "Không ai giàu ba họ" của người Trung Quốc. Vì đời chúng ta giàu nên cứ nghĩ con cháu mình ngày sau cũng giàu sang, nào ngờ thế hệ sau cậy thế ăn chơi trác táng, không quá ba đời toàn bộ của cải trong nhà đều đội nón ra đi. Còn người Do Thái giáo dục con em nhà giàu: Muốn tiêu tiền thì hãy tự kiếm tiền! Con cháu ắt có phúc của con cháu!6. Yêu thương con cũng cần có kỹ xảo và nghệ thuậtChúng ta không thể đưa ra câu trả lời theo khuôn mẫu cố định hay công thức nhiệm màu nào cho câu hỏi: Cha mẹ nên yêu thương con như thế nào. Nhưng sự thật là con cái của những bậc cha mẹ biết cách yêu thương con đều phát triển tốt trên mọi phương diện như, trẻ không có thói quen ăn bám cha mẹ, có tính độc lập cao, tư duy khoáng đạt, tự tin, có kỹ năng giải quyết các vấn đề, tâm lý chịu đựng tốt, biết giao tiếp ứng xử, nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh, dễ rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời trẻ cũng cảm thấy an toàn, không cần cha mẹ lo lắng quá nhiều, chúng tập trung vào việc phát triển bản thân và biết cách điều chỉnh tâm trạng của mình.Số người hiểu được tình yêu thương bao la và sự hy sinh vô bờ bến các bậc cha mẹ Trung Quốc dành cho con cái là rất ít, xưa nay vẫn vậy. Dẫu sự vất vả và công lao không xung đột với nhau, sự sâu sắc và nghệ thuật không đối lập nhau, sự hy sinh và sáng suốt cũng không mâu thuẫn với nhau, nhưng nếu cha mẹ chỉ cần nhiệt tình không cần lý trí, một mực hy sinh không chú ý đến sự sáng suốt, quen thói bao đồng không chịu rút lui, thì họ chỉ chuốc lấy vất vả mà chẳng thấy được niềm vui. Song điều đáng lo là không ít bậc phụ huynh lún sâu vào sai lầm trong cách yêu thương con lại không hề nhận ra, bản thân họ chính là người mang đến cho con món quà đáng sợ nhất.Cuối cùng, tôi muốn nói với các bậc phụ huynh: Dù bạn có đem toàn bộ tính mạng, của cải, địa vị, thời gian, tinh thần và sức lực cho con thì con bạn cũng không thể hạnh phúc cả đời. Chỉ có dạy con biết mưu sinh, biết theo đuổi mục tiêu của mình, biết hưởng thụ cảm giác hạnh phúc và thỏa mãn sau khi đạt được mục tiêu thì đến cuối đời bạn mới ung dung nhàn nhã và con bạn mới có thể thành công trong cuộc sống. Tôi từng là một bà mẹ Trung Quốc điển hìnhTôi từng là một bà mẹ Trung Quốc điển hình, hôn nhân đem đến cho tôi nhiều hy vọng và mong ước, khi ấy tôi như người đứng ở bờ biển ngắm mặt trời mọc từ đường chân trời. Mười giờ ba mươi phút trưa ngày 24 tháng 1 năm 1978, Dĩ Hoa, cậu con trai đầu lòng của tôi chào đời. Khi tôi biết một sinh mệnh vừa đến với mình, cả tâm hồn tôi ngập tràn trong hạnh phúc, xúc động và mơ ước. Ông trời ban cho tôi một món quà tuyệt vời, tôi thầm cầu nguyện: "Xin ngài hãy ban cho con trai con sức khỏe, niềm vui." Tôi đặt tên thằng bé là Dĩ Hoa, ngụ ý dòng máu chảy trong người nó là của Trung Quốc và Israel.Thật trùng hợp, mười bốn năm sau, vào đúng ngày 24 tháng 1, Trung Quốc và Israel thiết lập quan hệ ngoại giao. Người Do Thái có câu nói rất hay: "Bất cứ thứ gì Đức Chúa Trời ban cho bạn đều là phước lành."Sau Dĩ Hoa, con trai Huy Huy và con gái Muội Muội của tôi lần lượt chào đời. Các bà mẹ trên thế giới yêu thương con bao nhiêu? Họ có thể hy sinh cho con bao nhiêu? Đó là những câu hỏi không bao giờ có lời giải đáp. Tôi thầm quyết tâm, nhất định phải dùng cả cuộc đời sưởi ấm ba đứa con, nhất định phải dốc toàn bộ tâm huyết vào các con, tạo sức mạnh cho các con.Thuở nhỏ, cha kể cho tôi nghe câu chuyện: Mỗi cô gái đều là một thiên thần tự làm gãy đôi cánh của mình để đến bên hoàng tử mà cô yêu quý. Nếu một ngày nào đó hoàng tử không còn yêu cô nữa thì cô cũng không thể trở về bầu trời, vì cô đã là thiên thần gãy cánh.Năm 1992, tôi chấm dứt cuộc hôn nhân không mấy hạnh phúc của mình, mang ba đứa con về Israel, bắt đầu cuộc sống mới. Lúc đó, đứa con lớn nhất của tôi mười bốn tuổi, còn đứa nhỏ nhất mới ba tuổi. Làm sao cho ba đứa trẻ lớn lên một cách toàn diện trong một gia đình không hoàn chỉnh là vấn đề quan trọng nhất trước mắt, vì vậy tôi không để những bất hạnh trong hôn nhân ảnh hưởng tới sự trưởng thành của các con.Trước khi tới Israel, cách yêu con của tôi giống như phần lớn các bậc cha mẹ Trung Quốc, trước sau luôn tuân theo nguyên tắc, mình có khổ thế khổ nữa cũng không được để cho con cái khổ. Khi mới di cư về Israel, tôi vẫn là bà mẹ 100 điểm trước đây. Các con của tôi không phải gấp chăn, không phải đun nước, càng không phải nấu cơm vì đã có tôi là "nồi cơm điện", là "máy giặt", là "cần cẩu" của chúng. Đi học về, buông cặp sách ra là bọn trẻ ngồi ngay vào bàn học, bất luận bận rộn, mệt mỏi đến đâu, tôi cũng không khiến chúng động tay vào việc nhà, thành tích học tập của chúng là hy vọng màu xanh của tôi.Những ngày đầu tại Israel, cuộc sống của mẹ con tôi gặp nhiều khó khăn hơn những gì tôi tưởng.Thủ tướng Rabin có cảm tình với Thượng Hải, biết tôi di cư từ Trung Quốc về, lại từng ở Thượng Hải nên ông rất muốn gặp tôi.Khi được diện kiến Thủ tướng, tôi rất rụt rè, e ngại. Ông không biết tôi biết tiếng Hebrew nên nói chuyện với tôi bằng tiếng Anh: "Chị có bất cứ vấn đề gì thì cứ đến tìm tôi, tôi sẽ cố gắng hết sức để giúp chị." Tôi đáp lại bằng tiếng Hebrew: "Tôi không cần ngài giúp đỡ, tự tôi cũng có tay." "Ồ! Chị thật giỏi!"- Thủ tướng ngạc nhiên. Quả thật, trong suốt thời gian sau này ở Israel, tôi chưa bao giờ nhờ cậy sự giúp đỡ của ai.Tôi kiên trì, từng bước vượt lên khó khăn. Trước tiên, tôi khắc phục những vấn đề về ngôn ngữ. Bốn mươi hai tuổi, tôi khổ công học tiếng Hebrew, tôi chuyên tìm người già nói chuyện, vì họ nhàn rỗi lại sợ cô đơn, nói chuyện cùng họ giúp tôi luyện khẩu ngữ rất tốt. Chưa đến nửa năm, tôi đã nắm được những từ ngữ thường được sử dụng trong tiếng Hebrew. Không những vậy, trong thời gian ngắn học tiếng Hebrew, tôi còn học nhiều tiếng địa phương, tiếng Tứ Xuyên, tiếng Quảng Đông, tiếng Tô Bắc, tiếng Ninh Ba, tôi đều có thể nói lưu loát. Kỹ năng học ngôn ngữ của tôi là tự mình rèn luyện. Ví dụ, khi cần mua muối, tôi hỏi hàng xóm từ "muối" nói như thế nào, sau đó tôi vừa đi vừa lẩm nhẩm đọc cho tới cửa hàng bán muối.Sau khi thông thạo ngôn ngữ, tôi bắt đầu nghĩ cách tăng thu nhập cho gia đình. Tôi chợt nhớ tới cách người ta làm bánh đa nem trong chợ thực phẩm ở Thượng Hải, thế là tôi tự lần mò hòa bột làm bánh đa nem. Sau khi làm hỏng đến bốn năm cân bột mì, cuối cùng tôi cũng làm ra chiếc bánh đa nem đầu tiên. Lúc đó tôi mừng đến rớt nước mắt, bởi ước muốn lớn nhất của tôi là nỗ lực kiếm tiền nuôi các con ăn học để cho chúng lớn lên trong vui vẻ.Cuộc sống mỗi ngày của chúng tôi trôi qua như sau: Buổi sáng, tôi đưa bọn trẻ tới trường học trước, sau đó tôi ra cửa hàng bán nem rán. Buổi chiều tan học, bọn trẻ tới cửa hàng tìm tôi. Tôi sắp xếp cho chúng ổn thỏa, đợi đến giờ ăn, tôi đóng cửa hàng lại, nấu hoành thánh, mì sợi và sủi cảo cho các con trên cái bếp lò nhỏ. Buổi tối, sau một ngày làm việc mệt mỏi, tôi chong đèn dùng tranh chữ tự chế, dạy các con tiếng Hebrew. Tất cả mọi việc trong nhà từ A đến Z đều do tôi bao trọn, còn bọn trẻ chỉ có nhiệm vụ học tập.Ở Israel, từ tháng mười một hằng năm đến tháng tư năm sau là mùa mưa, có khi mưa tầm tã cả tháng trời. Hồi mới về Israel, vì chưa có tiền mua xe, mà cũng không biết mua giày đi mưa ở đâu nên bọn trẻ phải đi giày thể thao. Tôi sợ chúng đi giày ướt đến trường sẽ bị ốm, nên ngày nào tôi cũng che ô đưa Dĩ Hoa và Huy Huy đến trường ngôn ngữ. Ở trước cửa lớp học, tôi cởi đôi giày ướt chúng đang đi, bỏ vào túi nilong, sau đó lấy từ trong túi xách ra đôi giày khô đã được chuẩn bị trước, chúng luân phiên bấu vào vai tôi, thay giày khô rồi vào lớp học.Sau khi nhìn bọn trẻ đi vào lớp học, tôi lại cầm đôi giày ướt nhách vội vã chạy về nhà. Mùa mưa kéo dài, thường không biết đến khi nào mới kết thúc, ngày nào tôi cũng lặp đi lặp lại chuỗi hoạt động mang giày khô cho các con đi học, rồi lại trở về nhà lấy máy sấy tóc sấy khô đôi giày ướt, vì hôm sau bọn trẻ lại cần đi.Dù mệt mỏi nhưng tôi cảm thấy hạnh phúc. Các bậc cha mẹ Trung Quốc là những người yêu con nhất nhì trên thế giới. Từ khi con cái vào nhà trẻ, tiểu học, trung học, đại học, đến khi tìm việc, kết hôn, sinh con, không lúc nào là cha mẹ không lo lắng cho các con, cho dù con cái có làm họ đau lòng thì họ cũng không một lời oán thán. Đừng đem kiểu giáo dục đó đến IsraelCuộc sống vẫn lặng lẽ trôi qua từng ngày như vậy, ba đứa con vây quanh bếp lò ấm áp chờ tôi nấu cơm. Cho tới một hôm, chị hàng xóm sang nhà tôi chơi, trông thấy tôi làm luôn chân luôn tay, nấu nướng xong xuôi lại cẩn thận xới từng bát cơm đầy ắp cho bọn trẻ, đặt lên bàn ăn, chị không vừa mắt, thẳng thắn góp ý: "Các cháu lớn cả rồi, sao vẫn như khách quý như vậy, nhìn mẹ tất bật như thế mà không xắn tay giúp? Tại sao các cháu có thể ngồi ì ra đợi mẹ hầu như thế?"Tiếp đến, chị hàng xóm quay sang mắng tôi: "Em đừng đem kiểu giáo dục đó đến Israel, đừng nghĩ em đẻ con ra có nghĩa em là mẹ của chúng. Chẳng có người cha người mẹ nào là không yêu con cái, chỉ có điều chúng ta cần phải biết yêu con có chừng mực, có nguyên tắc và có phương pháp."Lời nói bộc trực của chị hàng xóm làm tổn thương lòng tự trọng của người khác, ba đứa con của tôi đều rất khó chịu. Tôi an ủi bọn trẻ: "Không sao đâu, các con đừng để bụng chuyện này, mẹ chịu đựng được, mẹ thích chăm sóc các con, mẹ không hề mệt chút nào. Các con còn nhỏ, cố gắng học tập tốt là ngoan nhất rồi."Chị hàng xóm thấy chướng mắt vì tôi ôm đồm mọi việc, hầu hạ bọn trẻ từng li từng tí, ngay cả khi chúng đã hơn mười bốn tuổi. Cũng khó trách, sau khi đến Israel, tôi mới phát hiện ra, không có một đứa trẻ nào trong các gia đình Israel không làm việc nhà, vả lại trẻ em nhà càng giàu càng bị cha mẹ đẩy ra ngoài xã hội. Người Israel không có câu "Không ai giàu ba họ'', trong quan điểm của chúng tôi, giàu hoàn toàn có thể giàu ba họ, quan trọng là cha mẹ thể hiện cách yêu thương con cái như thế nào.Người Trung Quốc phân biệt rạch ròi yêu là yêu, dạy là dạy, còn người Do Thái cho rằng yêu cũng là một cách dạy con. Cho nên, tôi đã sớm có sự chuẩn bị tâm lý trước lời phê bình của chị hàng xóm, chỉ không ngờ chị lại nói thẳng băng như vậy.Chị chẳng kiêng nể gì, nói rằng: "Sara, em làm vậy không phải là yêu con mà là hại con. Em sợ bọn trẻ làm việc nhà sẽ tốn thời gian học tập của chúng, nên tự nghiến răng gánh hết mọi việc. Nhưng em cần phải cho bọn trẻ ý thức được, chúng cũng là thành viên trong nhà nên phải có trách nhiệm với gia đình. Chúng phải san sẻ gánh nặng của người lớn trong khả năng cho phép của mình. Như vậy tuyệt đối không làm ảnh hưởng đến việc học của chúng. Ngược lại, khi bọn trẻ tìm được cảm giác giá trị và tôn trọng, chúng sẽ chủ động học tập, hiển nhiên hiệu quả học tập cũng cao hơn. Còn khi chúng không có cảm giác trách nhiệm, không có cảm giác giá trị, dẫu ngồi vào bàn học thì chúng cũng chỉ nghĩ ngợi lung tung, không tập trung học được."Dân tộc Do Thái là dân tộc vô cùng coi trọng tri thức, người chưa có trình độ học vấn cao cũng đọc rất nhiều sách. Tuy chị hàng xóm của tôi không phải là giáo sư, tiến sĩ gì, nhưng những lời chị nói làm tôi thức tỉnh, nó vẫn có ý nghĩa sâu xa cho đến tận ngày hôm nay."Sara à, cha mẹ có thể cho con cái rất nhiều tình thương, nhưng không thể trưởng thành thay con. Mỗi người làm cha, làm mẹ đều rất mực yêu thương con cái của mình, nhưng tình yêu ấy cần có chất lượng. Có tình yêu giống như dòng nước mát, sau khi làm thỏa mãn cơn khát trong cổ họng của con, nó không để lại dấu vết gì; có tình yêu lại giống như giọt máu đào đi vào thể chất và tinh thần của con, suốt đời chảy trong con, ban cho con sức mạnh."Chị hàng xóm còn kể cho tôi nghe một câu chuyện thấm thía.Về sau tôi cũng thường chia sẻ câu chuyện này với các bà mẹ:Một con sư tử mẹ dạy sư tử con săn mồi. Sư tử mẹ bảo hai sư tử con: "Các con nghe này, bây giờ mẹ sẽ dạy các con săn mồi. Nào, Simba, Kovu chúng ta đi bắt thỏ nhé!"Sư tử mẹ vừa dứt lời, hai chú sư tử con liền chạy băng băng trên đồng cỏ. Đột nhiên, sư tử anh vì chạy quá nhanh mà ngã lăn quay. Sư tử mẹ xót xa: "Từ sau con không cần đi săn mồi nữa." Con trai cả Dĩ Hoa, một thiếu niênkhôi ngô.Hằng ngày, sư tử mẹ đều đưa sư tử em đi săn, sau khi sư tử em ăn no, nó sẽ mang phần thịt còn lại về cho sư tử anh. Từ đó, sư tử anh sống vô cùng sung sướng.Ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, sư tử anh và sư tử em đều đã trưởng thành. Một hôm, sư tử mẹ bị bệnh rồi qua đời, hai con sư tử tự đi săn mồi. Chúng mải miết chạy, chia thành hai ngả. Sư tử anh muốn tìm thức ăn nhưng nó chẳng biết làm thế nào. Ba ngày sau, sư tử anh ngã quỵ. Câu nói sau cùng nó thốt lên là: "Mẹ, con hận mẹ!"Tôi không lạ gì cách giáo dục của chị hàng xóm, vì thuở nhỏ, cha tôi cũng từng dạy tôi như vậy. Sau khi uống trà buổi sáng, người cha già của tôi thường vừa nghe Sông Donau xanh, vừa ôn tồn bảo tôi:"Sara, con tuyệt đối không được ỷ lại vào sự chăm sóc của cha, vì cha không thể ở bên con cả đời. Lúc nào con cũng phải tự nói với bản thân mình: Hôm nay tôi làm 'công chúa Hạt Đậu' nhưng ngày mai tôi có thể ngủ trong phòng chứa củi; hôm nay có cha đánh thức tôi dậy, giúp tôi sửa soạn quần áo, đưa đón tôi đến trường nên tôi muốn ngủ đến mấy giờ thì ngủ, lề mề thu dọn đồ đạc nhưng ngày mai cha không thể đưa đón tôi, tôi biết chuẩn bị đồ đạc ngày hôm sau cần dùng, biết ngủ dậy sớm hơn và tự mặc quần áo gọn gàng. Chỉ có như vậy, con mới 'biết co biết duỗi' và cha cũng mới yên tâm về con. Đến khi ra ngoài xã hội, con sẽ không phải chịu nhiều thua thiệt.""Sara, sắp tới con phải bước vào cuộc sống tập thể ở trường. Con nhớ kỹ lời cha dặn, nhất định phải siêng năng. Con cần chủ động quét dọn xung quanh nơi ở, đừng quên đó là không gian sử dụng chung của mọi người. Con cần lấy nước nóng cho người khác vì mỗi người đều cần uống nước. Giúp người khác làm nhiều việc, con sẽ chiếm được cảm tình của người ta."Cha tôi tận tình khuyên bảo, vì ông lo tôi không thể đối mặt với cuộc sống vô thường, sợ tôi quen cơm bưng nước rót, sau này trở thành một đứa con gái lười biếng, không được mọi người quý mến, càng sợ một ngày ông không còn trên cõi đời này, tôi không thể tự lực cánh sinh, không có chỗ đứng trong xã hội.Trước khi người Do Thái cho con cái học tập tri thức, họ đều trang bị cho trẻ một số kỹ năng làm việc cơ bản. Đối với họ, một người đến cơm cũng không biết nấu thì không có tư cách để nghiên cứu học vấn.Ví như một nhà hàng xóm của chúng tôi tại thị trấn Kiryat Shmona, điều kiện kinh tế gia đình họ khá tốt, nhưng vì họ đang sửa nhà nên tạm thời ở cùng nhà chúng tôi và chúng tôi ở trên tầng ba. Họ cho cậu con trai mười tuổi xem các khoản chi tiêu trong gia đình để thằng bé biết tường tận chi phí sinh hoạt của gia đình trong giai đoạn hiện tại, gia đình cần bao nhiêu tiền thanh toán các loại hóa đơn.Tại sao họ phải làm vậy? Nhà hàng xóm giải thích cho tôi, họ làm vậy vì muốn con cái mình hiểu rõ: "Ai cũng thích chơi, nhưng trước hết con cần phải tiếp cận một môi trường giáo dục tốt, đạt thành tích học tập cao, có kỹ năng làm việc và kỹ năng sinh tồn, có như vậy ngày sau con mới có được sự tự do và những gì con mong muốn."Mặc dù, trong tiềm thức tôi đã tán đồng cách dạy con của các bậc phụ huynh Do Thái, tôi cũng nhận ra phương pháp đó nuôi dạy con cái của họ có kỹ năng mưu sinh tốt hơn so với con cái của tôi rất nhiều. Nhưng để bản thân thay đổi cách yêu con, tôi còn lưỡng lự trăm chiều. Tôi lo lắng, nhập gia tùy tục kiểu này sẽ để lại những điều không hay trong lòng bọn trẻ, ngộ nhỡ chúng không hiểu tôi thì sao? Ngộ nhỡ mẹ con tôi không còn thân mật, gần gũi như trước thì sao?Cũng mừng Dĩ Hoa và Huy Huy nhà tôi rất hiểu chuyện. Một mặt, sau khi rời Thượng Hải tới Israel, hai anh em nó tự mình lĩnh hội phương pháp giáo dục "nắm bắt kỹ năng sinh tồn từ nhỏ" của người Israel, nhận ra các bạn cùng trang lứa dũng cảm, kiên cường, có mục tiêu và kỹ năng sinh tồn hơn mình nên chúng biết lời phê bình của bác hàng xóm dành cho mình là có lý. Mặt khác, chúng cũng muốn làm một nam tử hán nhỏ tuổi, giúp mẹ gánh vác việc nhà. Hai anh em nó cùng ngỏ lời: "Mẹ ơi, có lẽ bác hàng xóm nói không sai. Mẹ cho chúng con rèn luyện một chút nhé." Bản thân tôi sống ở Israel cũng dần chịu ảnh hưởng từ phương pháp giáo dục của người Do Thái, lại thêm lời phê bình thẳng thắn của chị hàng xóm tác động, khiến tôi không khỏi suy nghĩ: Cách dạy con trước đây của tôi phải chăng là quá cảm tính, không khoa học và có phần lạc hậu? Liệu nó có làm hỏng tương lai của các con tôi không? Tôi có nên xây dựng lại giá trị của người mẹ, xem xét lại tình yêu của mình hay không? Những ý nghĩ ấy làm tôi thức tỉnh, thôi thúc tôi so sánh sự giống và khác nhau trong cách yêu con giữa các bà mẹ Trung Quốc và các bà mẹ Israel. Và sự giống và khác nhau đó ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của thế hệ sau? Tình yêu hình ngọn lửa và tình yêu hình tử cungKhông có bậc cha mẹ nào lại không yêu thương con cái của mình, nếu bạn hỏi tình yêu thương cha mẹ dành cho con sâu đậm đến đâu thì câu trả lời ắt hẳn là vô bờ bến. Về phương diện định lượng, phụ huynh Do Thái và phụ huynh Trung Quốc đều tương đương nhau, hai bên đều yêu con bằng cả tấm lòng, sẵn sàng nhảy vào nơi nước sôi lửa bỏng vì con. Song xét về mục đích, quan niệm và phương thức thể hiện, thì các bậc phụ huynh Do Thái lại khác xa so với các bậc phụ huynh Trung Quốc.Phụ huynh Do Thái cự tuyệt "thế hệ ăn bám"Phụ huynh Do Thái coi việc "bồi dưỡng tinh thần khám phá, giúp con cái trở nên tự lập" là xuất phát điểm nhằm bồi đắp những kỹ năng, tố chất quan trọng cho con. Xuất phát từ tầm nhìn xa trông rộng, dạy trẻ cách sống tự lập chính là món quà quý giá nhất họ dành tặng con.Phụ huynh Do Thái không nói lý thuyết suông, họ rất biết cách hành động. Ví như mấy đứa trẻ bên nhà hàng xóm của tôi ở Tel Aviv, quả thực rấtđáng mặt là những vị chủ nhà tí hon, không giống những "tiểu hoàng đế" trong các gia đình Trung Quốc. Chúng thường xuyên tham gia vào các hoạt động của gia đình, cùng cha mẹ làm một số việc nhà trong khả năng cho phép như: Dọn dẹp nhà cửa, nấu những món ăn đơn giản, quét dọn sân vườn, trồng cây cảnh, lau rửa ô tô, làm vệ sinh trong ngoài nhà, mua sắm đồ dùng... Phụ huynh Do Thái coi làm việc nhà là cơ hội để dạy trẻ bài học sinh tồn cơ bản.Cả thế giới đều biết phương pháp quản lý tài sản của người Do Thái tiến bộ vượt bậc, chỉ bất ngờ rằng họ quán triệt tư tưởng "có làm mới có hưởng" cho con em mình ngay từ lúc trẻ còn nhỏ. Về giáo dục gia đình, người Israel có câu cửa miệng: Muốn tiêu tiền thì hãy tự kiếm tiền! Khi con cái muốn cha mẹ đáp ứng mong muốn của mình, người Do Thái thường bảo chúng: Con cần đạt được thứ mình muốn bằng chính sự nỗ lực của bản thân. Và những người cha giàu có lại càng đồng tình hưởng ứng khẩu hiệu trên hơn, không ai "gây trở ngại", "đi cửa sau" hay "giở trò"... Theo những bậc phụ huynh Do Thái, điều kiện kinh tế gia đình khá giả chưa hẳn là chuyện hay, càng giàu càng không nên nuông chiều con. Như người Trung Quốc thường nói: "Có công mài sắt có ngày nên kim."Đừng hiểu nhầm trẻ em Do Thái giúp cha mẹ làm việc nhà hoặc ra ngoài làm thêm là chạy theo đồng tiền, biến quan hệ gia đình thành quan hệ tiền bạc. Trong suy nghĩ của phụ huynh Do Thái, dạy con về tiền bạc không đơn thuần là dạy con cách quản lý tài sản, cao hơn thế đó còn là dạy trẻ về nhân cách, phẩm hạnh làm người. Họ không ngại rằng hôm nay con mình đi bán hàng rong, nghĩa là cả đời nó sẽ sống lay lắt nơi đầu đường xó chợ. Trái lại, những trải nghiệm từ cuộc sống thực tế sẽ giúp trẻ hình thành lý tưởng sống, trong khi đó những trẻ được ăn ngon mặc đẹp lại khó xác định mục tiêu phấn đấu cho mình.Để con cái làm việc vặt trong nhà, nhận thù lao theo cơ chế thị trường, nắm bắt kỹ năng quản lý tài sản ngay từ khi chúng còn nhỏ không có nghĩa người Do Thái không coi trọng tri thức. Từ trước tới nay, người Do Thái luôn coi việc con em mình thi đậu tiến sĩ là niềm vinh dự, hãnh diện của cả gia đình. Số người Do Thái được trao tặng giải Nobel, đạt thành tựu to lớn trong lĩnh vực khoa học cũng như các lĩnh vực khác luôn chiếm tỷ lệ cao, vượt hơn hẳn những dân tộc khác.Các bậc phụ huynh Do Thái luôn ủng hộ con cái theo học tiến sĩ và sau tiến sĩ, mục đích của họ không phải để con mình có được tấm bằng hạng ưu, mà là để giúp chúng có những kỹ năng và tố chất tốt đẹp. Ngược lại, các bậc cha mẹ Trung Quốc mấy đời nay đều xem thành tích học tập của con là bằng chứng cho mức độ thành công của mình trong việc nuôi dạy con cái, hoàn toàn bỏ qua việc dạy con kỹ năng sinh tồn, hoặc giả họ nghĩ rằng cứ cho con có trình độ học vấn cao rồi bồi dưỡng thêm cho nó cũng chưa muộn. Dù sao "nô bộc già" là mình vẫn còn sống sờ sờ cơ mà! Kết quả, các bậc phụ huynh Trung Quốc tự biến mình thành nô lệ của con, sau cùng đào tạo ra cả một "thế hệ ăn bám".Giúp con tránh xa "cạm bẫy thỏa mãn"Không ít phụ huynh rơi vào thế bị động trong giáo dục gia đình, dù dành tất cả tình yêu thương cho con nhưng đáp lại, những gì họ nhận được lại vô cùng khiêm tốn. Tại sao cha mẹ càng hiểu, càng chăm bẵm, càng đáp ứng đòi hỏi của con cái, con cái càng không hiểu cha mẹ, thậm chí còn giày vò họ?Theo phụ huynh Do Thái, nguyên nhân là vì những vị phụ huynh này mới chỉ biết yêu con chứ chưa biết dạy con. Giáo dục gia đình của người Do Thái có tỷ lệ thành công cao bởi họ chú trọng đưa con cái vào khuôn khổ ngay từ nhỏ. Để con cái tôn trọng cha mẹ, họ nghĩ ra nhiều mẹo hay như: Phụ huynh kiến nghị nhà trường tổ chức một số hoạt động "tìm hiểu hoàn cảnh gia đình", đồng thời kết hợp với những phương pháp giáo dục trong gia đình để trẻ biết cảm thông với những khó khăn, vất vả của cha mẹ trong việc chăm lo gia đình, qua đó học cách trân trọng và sống có trách nhiệm hơn.Trường trung học cơ sở của con trai tôi từng tổ chức cuộc điều tra xã hội "Một ngày của cha mẹ", yêu cầu học sinh tìm hiểu các công việc cha mẹ mình phải làm từ khi thức dậy vào buổi sáng đến khi đi ngủ vào buổi tối. Hoạt động này khiến con trai tôi và các bạn của nó có những cảm nhận sâu sắc. Con trai tôi về nhà kể rằng, khi tổng kết điều tra, rất nhiều bạn trong lớp nó đã bật khóc. Các cháu không ngờ, cha mẹ mình kiếm tiền vất vả biết bao. Một cháu từng đòi mẹ mua giày trượt patin hàng hiệu, sau khi tham quan nhà máy mẹ cháu đang làm việc, tận mắt chứng kiến cảnh người mẹ làm việc quay cuồng trong tiếng máy móc ồn ào, cháu hổ thẹn nói: "Ngày hôm đó, em trông thấy cánh tay mẹ mỏi rã rời, gần như chẳng còn đủ sức nhấc lên nữa." Cậu bé cảm thấy hổ thẹn vì thường ngày đã không biết quý trọng thành quả lao động của mẹ.Cũng theo phụ huynh Do Thái, cha mẹ cho con biết về hoàn cảnh gia đình mình ở mức độ phù hợp không phải là chuyện không hay. Làm vậy trẻ càng biết quý trọng cuộc sống và công sức lao động của cha mẹ, không coi cha mẹ là cái máy in tiền của mình. Còn những đứa trẻ mù mờ về hoàn cảnh gia đình mình sẽ coi sự lao động vất vả của cha mẹ là bình thường.Tôi rất thích tham gia những buổi họp phụ huynh của các trường học ở Israel, vì mỗi buổi họp đều mang lại cho tôi nhiều điều bổ ích. Khác với họp phụ huynh ở Trung Quốc, ở Israel giáo viên luôn khuyến khích phụ huynh học sinh trình bày ý kiến và nêu câu hỏi, ngoài ra họ còn mời một số chuyên gia giáo dục gia đình đến giải đáp thắc mắc cho các vị phụ huynh. Tôi đã thay đổi rất nhiều trong quan niệm giáo dục con cái sau những buổi họp phụ huynh đó, như: "Giáo dục gia đình trên danh nghĩa của tình yêu." Một nhà giáo dục học người Israel nhận định: Những đứa trẻ ăn ngon mặc đẹp quen được gia đình đáp ứng mọi đòi hỏi của mình trong một thời gian dài sẽ hình thành nên nhận thức sai lầm, trẻ nghĩ rằng những việc cha mẹ làm vì yêu thương con cái là lẽ đương nhiên, xưa nay vẫn vậy. Từ đó, trẻ tự cho mình là trung tâm vũ trụ, dù bạn đặt ra quy định gì đi nữa cũng chẳng ăn thua.Phụ huynh Israel có một phương pháp dạy con rất hay, dịch sang tiếng Trung, đại ý là: Chưa có điều kiện thì hãy tạo ra điều kiện. Đó là bất luận gia đình giàu có hay nghèo khó, các bậc cha mẹ cũng đều "sáng tạo" ra một vài tình huống khó khăn nhằm rèn luyện ý chí và chỉ số IQ của con. Vì lo sợ khi thiếu nền nếp trẻ sẽ đi vào con đường "quý tộc hóa giả tạo", nên nhiều gia đình Do Thái giàu có còn thường xuyên bố trí cho con tham gia "trải nghiệm cuộc sống nghèo đói", chẳng hạn như đưa con đến thăm những khu vực nghèo đói ở châu Phi để con mở rộng tầm nhìn ra thế giới.Qua mối quan hệ với bạn bè Israel, tôi nhận thấy phụ huynh Do Thái thường lao tâm khổ tứ để mô phỏng hoàn cảnh gia đình hoặc đưa con tới một số trường có chi phí rèn luyện kỹ năng sống cao để chịu khổ, mục đích là để trẻ không rơi vào cạm bẫy ngọt ngào của sự thỏa mãn. Và lớp lớp những nhân tài người Do Thái phân bổ trên khắp thế giới chính là những trái ngọt được tạo ra từ truyền thống giáo dục gia đình tốt đẹp đó.Có những tình yêu "dục tốc bất đạt"Khi trẻ em Israel bước vào những năm học cuối cấp: Một, phụ huynh tuyệt đối không bay lượn trên đầu trẻ, mặc dù họ vẫn luôn xuất hiện vào những thời khắc quan trọng. Họ bảo vệ trẻ trong bóng tối nhưng không vượt quá bổn phận của mình. Nhà trường bầu ra hội trưởng hội phụ huynh, chức trách của hội trưởng là tổ chức buổi gặp mặt định kỳ cho các phụ huynh và thầy cô giáo của một khu vực nhất định. Hội trưởng hội phụ huynh ở trường của con trai tôi đưa ra ý kiến: Tham quan (không cần nhiều), giao lưu (cũng không cần nhiều), không lo lắng (thái quá), trông đợi sự thay đổi và tin tưởng vào trẻ. Tức là cha mẹ lùi lại phía sau, làm quân sư có trách nhiệm tham mưu, quan sát, nhắc nhở trẻ, chứ không ôm đồm hết mọi việc.Các gia đình giàu có nhận thức được rằng: Mọi sự cạnh tranh trong xã hội hậu công nghiệp hóa sau này đều mang tính toàn cầu. Bởi thế, để đảm bảo vị thế ưu việt cho con cháu người Do Thái trên toàn thế giới, giới trẻ chỉ tham gia các công việc mang tính khoa học kỹ thuật cao thì chưa đủ, chúng cần phải có tố chất tổng hợp gồm có kỹ năng quản lý của CEO, trí sáng tạo, trí tưởng tượng và giá trị nhân văn. Để hình thành những tố chất đó, trẻ cần sớm xây dựng cho mình giá trị quan, kỹ năng phán đoán và tư duy độc lập. Cha mẹ không thể thay trẻ quyết định tất cả mọi việc. Dù cha mẹ có nhiều kinh nghiệm sống quý báu đến đâu thì trong xã hội hậu công nghiệp, khi những giá trị luôn luôn biến đổi không ngừng, các bậc phụ huynh thông thái sẽ không lạm quyền quyết định thay trẻ mà sẽ động viên, gợi ý trẻ suy nghĩ: Con yêu, con hãy nghĩ xem mình có hứng thú với cái gì, có năng khiếu gì? Con muốn trở thành người như thế nào, con đã chuẩn bị tinh thần học tập suốt đời chưa?Tôi may mắn đọc được một bài viết trên tập san giáo dục mà tôi đặt mua, trong đó có nêu lên quan điểm của Miosujw - chuyên gia đào tạo nguồn nhân lực Israel, cố vấn phát triển đội ngũ tư vấn quốc tế, về vấn đề nuôi dạy con cái: "Phụ huynh cần khiến con em mình cảm thấy 'con muốn học', 'con có hứng thú học', như vậy thì đứa trẻ mới có khả năng học tập và suy nghĩ!"Tôi có người bạn thân làm viện trưởng một bệnh viện ở Tel Aviv. Một hôm, chúng tôi nói chuyện về chủ đề lựa chọn nghề nghiệp cho con, ông bạn tôi chia sẻ: "Tôi không nói với con rằng, làm bác sĩ có thu nhập cao nên con hãy đăng ký thi trường y. Vì nếu nó chỉ làm bác sĩ vì thu nhập thì sớm muộn gì nó cũng phải trải qua cảm giác hối hận. Nghề bác sĩ cực kỳ vất vả, chưa có lý tưởng chữa bệnh cứu người mà đã bị sức mạnh của đồng tiền chi phối, thì tương lai nó không thể trở thành một bác sĩ giỏi. Cho nên, tôi muốn con cái đưa ra quyết định của mình sau khi suy nghĩ rõ ràng về hứng thú của bản thân."Phương pháp lùi một bước cho con tự lựa chọn rất phổ biến ở những người cha Israel. Vì phụ huynh Do Thái yêu thương con cái, tính kế sâu rễ bền gốc cho cuộc đời của con nên mới quyết định rút về hậu phương, từ đó rèn luyện kỹ năng tự suy nghĩ, tự lựa chọn của con, giúp con tạo dựng chỗ đứng trong xã hội, tìm được giá trị của bản thân. Họ nói, nếu trẻ chưa có tính tự chủ, dù phụ huynh có nói ròng rã suốt ngày, chúng cũng vẫn đánh trống bỏ dùi. Chi bằng cha mẹ phân tích tố chất đặc biệt của con, làm tham mưu, quân sư của con, giúp con mau chóng tìm được hứng thú và ước muốn của mình. Rồi dần dần những hứng thú và ước muốn ấy sẽ thay thế nỗi lo lắng của cha mẹ, dẫn dắt trẻ bước ra thế giới rộng lớn, giàu lý tưởng hơn.Tình thương với con đều như nhauQuan niệm và cách thức yêu con của phụ huynh Do Thái thật sự mới mẻ chăng?Thật ra, cách dạy con của phụ huynh Do Thái và phụ huynh Trung Quốc có rất nhiều điểm tương đồng. "Không lo cha mẹ không yêu thương, chỉ lo cha mẹ chỉ biết yêu mà không biết dạy", "chiều con là hại con", "con người thì khôn, con mình thì dại", "yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi", "chiều quá hóa hư", "muốn con thành tài, cha mẹ phải biết dạy dỗ"... đều là truyền thống gia giáo của người Trung Quốc được lưu truyền từ xưa đến nay.Câu nói có lẽ nổi tiếng nhất trong gia huấn cổ của Trung Quốc là "cha mẹ yêu con, thì phải suy nghĩ sâu sắc vì con" cũng tương tự như phương châm trong bí quyết dạy con của người Do Thái, các bậc cha mẹ đều cần có tầm nhìn xa trông rộng, cần suy nghĩ cho tương lai của con, không nên làm theo cảm tính.Có điều, nói thì dễ, làm mới khó, các bậc cha mẹ Trung Quốc thời nay thường gặp khó khăn khi bắt tay thực hiện phương pháp giáo dục trên.Cũng khó trách họ, chính sách một con vô hình chung đã làm tăng thêm độ khó của bài toán thời đại dành cho các bậc phụ huynh Trung Quốc trong vấn đề nuôi dạy con cái. Rất nhiều gia đình mắc phải căn bệnh "421, 621", tức là một gia đình có từ bốn đến sáu người lớn cùng yêu thương một đứa trẻ, luôn muốn bảo vệ nó nhiều hơn, lâu hơn. Họ biết rõ làm vậy là không tốt cho con nhưng lại không nỡ. Giống như vô số lần tôi nhìn thấy cảnh tượng ở tiệm KFC: Cháu bé vừa cầm hamburger vừa gặm đùi gà, trong khi cha mẹ, đôi khi có cả ông bà, thì lẳng lặng đứng nhìn một bên, hoặc nhấm nháp ít đồ ăn mang từ nhà đến.Cũng vì một số đứa trẻ được cha mẹ quá nuông chiều nên không biết động não, từ chuyện ăn, chuyện mặc đến chuyện học hành, thi cử, công việc, đều có cha mẹ lo từng ly từng tý. Khi gặp chuyện không vừa ý, chịu một tí trở ngại, chúng liền nước mắt ngắn nước mắt dài, tỏ vẻ oan ức, thể hiện đặc trưng của "gia tộc dâu tây", bề ngoài bóng bẩy xinh đẹp nhưng thực chất bên trong lại vô cùng mềm yếu.Có thể nói, các bậc phụ huynh Trung Quốc thời nay vẫn đang tiếp diễn tinh thần hy sinh, dâng hiến của các bậc phụ huynh thế hệ trước, cùng với hoàn cảnh đặc biệt của thời đại, họ ngày càng thể hiện tinh thần đó một cách mãnh liệt hơn, dẫn đến sự ra đời của một loạt "nô lệ của con", "gia tộc dâu tây", "thế hệ ăn bám"... thậm chí ngay cả cụm từ "bà mẹ trực thăng" cũng được đưa vào từ điển của Mỹ.Thời gian đầu mới tới Israel, tôi vẫn là một bà mẹ Trung Quốc kiểu mẫu, từ khi chịu ảnh hưởng từ phương pháp yêu con của người Do Thái, tôi bắt đầu suy nghĩ: Rốt cuộc cha mẹ phải yêu thương và che chở cho con đến khi nào? Đặc biệt là sau khi so sánh khoảng cách về kỹ năng sinh tồn giữa Dĩ Hoa và Huy Huy nhà tôi với những đứa trẻ Do Thái cùng trang lứa, tôi chợt nhận ra rằng, phải chăng người mẹ không nên dính lấy con, không nên yêu thương con một cách chiếm hữu và độc đoán?Tôi từng hỏi một người bạn Do Thái có chuyên môn về giáo dục trẻ em câu hỏi này. Anh ấy gợi ý cho tôi: "Sara, tình thương cậu dành cho con vốn không có tội, nhưng nếu cậu đi quá giới hạn, khiến con trở nên lười biếng, buông thả và không có ý chí phấn đấu, thì đó thực sự là một cái tội.''Nếu cha mẹ bao bọc con cái từ khi chúng còn nhỏ, có khả năng đứa trẻ sẽ nảy sinh tâm lý ỷ lại, hình thành một "cảm giác an toàn" giả tạo; mặt khác, đến khi cha mẹ ép chúng đi ngược lại mong muốn của mình, kết quả là dễ dẫn đến mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái. Khi đứa trẻ bước vào thời kỳ trưởng thành, mâu thuẫn này càng ngày càng trở nên gay gắt.Gần đây, talk show tâm lý của Đài Ttruyền hình trung ương Trung Quốc thường đề cập đến vấn đề tâm lý thanh thiếu niên, phần lớn nguyên nhân dẫn đến các bệnh tâm lý ở trẻ em không phải là do sức ép thi cử, mà chủ yếu liên quan đến thái độ giáo dục của cha mẹ.Hơn mười năm tiếp cận với nền giáo dục đa quốc gia, đến nay trong đầu tôi vẫn luôn mường tượng đến hai hình ảnh so sánh sống động: Cha mẹ Trung Quốc yêu thương con cái giống như hình tử cung, còn các bậc cha mẹ Do Thái yêu thương con cái giống như hình ngọn lửa.Bức vẽ tử cung đẹp nhất từng xuất hiện trong thời kỳ phục hưng: bản vẽ của Leonardo da Vinci với hình ảnh một thai nhi vừa tròn tháng nằm gọn trong tử cung của người mẹ. Vì vậy, có người đã ví: "tử cung nghĩa là cung điện của đứa con."Ngoài hình ảnh "tử cung" ra, tôi không tìm được cách biểu đạt nào thích hợp hơn về các bậc cha mẹ Trung Quốc muốn chịu trách nhiệm cho cả cuộc đời của đứa con mình.Khi con cái đi qua thời thơ ấu, nếu cha mẹ vẫn bao bọc chúng trong "tử cung hư cấu", chúng sẽ trở thành người chẳng có tài cán gì.Trong hình ảnh ngọn lửa, các bậc cha mẹ Do Thái dùng ngọn lửa nhóm lên cuộc đời và tiền đồ của con cái, tựa như ánh mặt trời chiếu từ phía chân mây.Tình yêu cha mẹ dành cho con cái trong hình tử cung và trong hình ngọn lửa liệu có mâu thuẫn với nhau? Thưa, không! Không có tình yêu giống như tử cung, làm sao có nhiệt tình, có dâng hiến, có hy sinh; nhưng nếu không dùng đến tình yêu như hình ngọn lửa, thì sự nhiệt tình của cha mẹ chỉ là làm theo cảm tính, không có lý trí, là sự hy sinh chỉ có vất vả mà không có báo đáp, là tình yêu mù quáng thiếu sáng suốt và thiếu tính nghệ thuật!Tình thân chân chính nên lấy tử cung làm xuất phát điểm, đồng thời đốt lên một ngọn lửa trong suốt cuộc hành trình. Con cái là tác phẩm được sinh ra từ tử cung của tác giả - người mẹ, một khi công bố tác phẩm, nó sẽ đứng độc lập với tác giả, không phải chịu sự chi phối của tác giả. Vì vậy, chỉ có uốn nắn con cái từ nhỏ, các bậc cha mẹ mới có thể thể hiện được giá trị của một tình yêu chất lượng cao. Còn như rất nhiều cha mẹ Trung Quốc hiện nay, họ hoàn toàn thiếu đi "ngọn lửa'', sự cưng chiều của họ chỉ gây ra những tác động xấu đến quá trình trưởng thành của con. Bước ra khỏi bốn sai lầm lớn trong cách thương yêu conCó một câu nhận xét về các bậc phụ huynh Trung Quốc như thế này: Họ yêu con đến mức không biết cách yêu con.Phần lớn phụ huynh Trung Quốc đều biết chiều con là có hại, nhưng họ không hiểu được thế nào là nuông chiều, càng không biết được có phải bản thân mình đang nuông chiều con hay không. Có thể giải thích như sau, trong từ điển tiếng Trung: "nịch" nghĩa là "chìm". Người chết vì bị chìm dưới nước gọi là "chết chìm", còn nếu tình yêu của cha mẹ tuôn chảy tràn lan, nhấn chìm con cái mình bên trong, thì đó gọi là nuông chiều. Nuông chiều là một loại tình yêu để lại hậu họa khôn lường, khiến con cái của chúng ta nếu không thua ở vạch xuất phát, cũng sẽ thua ở vạch về đích!Tờ Liên hiệp buổi sáng của Singapore từng đăng một bài viết nói rằng: Hơn 65% gia đình Trung Quốc tồn tại hiện tượng "già nuôi trẻ", những đứa con xấp xỉ ba mươi tuổi vẫn trông cậy vào sự cung dưỡng của cha mẹ già. Chẳng trách không ít người hô hào: Đề cao cảnh giác với hiện tượng nhiều năm gần đây: "Nuôi con phòng lúc tuổi già", hóa ra lại thành "nuôi con ăn bám thân già"!Bài báo kết thúc bằng một câu: Con cái "một là vẫn đang thất nghiệp, hai là bòn rút cha mẹ, ba là cơm no ba bữa, bốn là tứ chi mềm nhũn, năm là ngũ quan ngay ngắn, sáu là bất nhận lục thân, bảy là buông thả bảy phần, tám là tiêu dao tám hướng, chín là ngồi lâu bất động và mười là hết sức vô dụng."Không có người bất hạnh, chỉ có sự giáo dục bất hạnh. Không có đứa con bất hiếu, chỉ có đứa con không may tiếp nhận phải một phương pháp giáo dục khiến chúng dần trở nên bất hiếu. Tôi từng gặp nhiều phụ huynh yêu thương con cái hết lòng, nhưng đáp lại, những gì họ nhận được thì rất ít: Con cái không nghe lời cha mẹ, không hiểu cha mẹ, có khi còn là tiểu hôn quân, manh nha ăn bám. Khi nhìn thấu sự việc, chúng ta sẽ nhận ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này không phải là do con cái mà là ở cha mẹ. Cha mẹ rơi vào sai lầm trong vầng sáng yêu thương vĩ đại, họ đã vô tình tặng con một món quà đáng sợ nhất. Vậy nên, làm sao thoát khỏi sai lầm này là một đề tài và thử thách mới đối với tất cả các bậc cha mẹ Trung Quốc trong thời đại mới.Sai lầm thứ nhất: Giáo dục tố chất khác với giáo dục nghệ thuậtBiểu hiện: Những năm gần đây, Trung Quốc thịnh hành phong trào "giáo dục tố chất", tiếc là những vị phụ huynh chưa có chủ kiến lại đánh đồng âm nhạc, mỹ thuật, võ thuật, vũ đạo, thư pháp vào nội dung chủ yếu của giáo dục tố chất. Họ hoàn toàn coi nhẹ kỹ năng đối nhân xử thế, xác lập giá trị, phẩm chất đạo đức, sự hiểu biết về mối tương quan giữa tri thức và nghề nghiệp, lý tưởng sống cùng với khả năng thay đổi thực tiễn của con em mình. Đó mới thật sự là nội hàm của "giáo dục tố chất", đồng thời cũng là tố chất cần thiết để con trẻ thi thố ngoài xã hội. Còn các trường trọng điểm hay các lớp phụ đạo cao cấp đều không có nghĩa vụ và cũng không có thời gian và công sức đâu để đào tạo những tố chất này cho bọn trẻ, chỉ có đôi bàn tay đưa nôi của người cha người mẹ mới có thể đem đến cho con món quà trưởng thành.Thiếu sót: Điểm số tốt = trường học tốt, trường học tốt = tấm bằng đẹp, tấm bằng đẹp = công việc tốt, nhưng công việc tốt ≠ sự nghiệp thành công. Khi con còn nhỏ, thành tích học tập tốt chứng minh nó là học sinh giỏi, nhưng khi con trưởng thành, phải rời xa mái trường, bước vào môi trường thực tế cạnh tranh toàn cầu hóa, nó sẽ bộc lộ khuyết điểm. Xã hội hậu công nghiệp đòi hỏi nhân tài phải có các loại kỹ năng sinh tồn như, kỹ năng quản lý tài sản, kỹ năng vượt khó, kỹ năng quản lý... Nếu con cái kết thúc thời sinh viên mà vẫn chưa trang bị được những kỹ năng trên thì thật đáng tiếc. Nhiều người tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ tại những trường đại học danh giá, đến khi ra khỏi cổng trường vẫn không biết cách làm sao để kiếm sống, thậm chí còn lo lắng cho tiền đồ của mình thì nói gì đến chuyện thành gia lập nghiệp. Kết quả, người Trung Quốc nuôi con phòng lúc tuổi già, hóa ra lại là nuôi con ăn bám thân già.Sai lầm thứ hai: Đáp ứng mọi đòi hỏi của conBiểu hiện: Biểu hiện chủ yếu là bề trên nuông chiều con trẻ cả về vật chất lẫn tình cảm. Cha mẹ như một cái máy in tiền. Con thích gì cho nấy, muốn tiền cho tiền, muốn đồ đạc cho đồ đạc. Cho càng nhiều càng thể hiện rằng tôi yêu con sâu sắc. Điều này trực tiếp dẫn đến thói được voi đòi tiên ở tuổi vị thành niên và thanh thiếu niên. Một đứa trẻ bốn tuổi mặc áo khoác hiệu Micky, áo phông hiệu Bobdog, quần Les Enphants và giày Adidas, cả bộ không dưới một ngàn tệ. Vậy chẳng phải cha mẹ đã biến thành "nô lệ của con", còn con trở thành kẻ "ăn bám cha mẹ" hay sao.Thiếu sót: Những suy nghĩ lệch lạc đại thể như "lộc của bố của mẹ", "tiền là do ngân hàng phát cho" không phải là điều đáng buồn về suy nghĩ của con trẻ, mà là điều đáng buồn cho phương pháp giáo dục của các bậc cha mẹ Trung Quốc. Những đứa con không biết cách tự thân kiếm tiền, không biết giá trị của sức lao động sẽ có thói quen ham ăn biếng làm, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống tương lai, thậm chí cả cuộc sống hôn nhân sau này của chúng.Thử ngồi vào bàn làm việc của con trai.Rất nhiều phụ huynh Trung Quốc cho rằng, dạy con không coi trọng đồng tiền là một phẩm chất đạo đức tốt. Không sai, chỉ có điều mục đích cơ bản của phương pháp giáo dục con cái không coi trọng đồng tiền là giảm bớt những ảo mộng hão huyền của con đối với tiền bạc, chứ không phải bảo con phớt lờ đồng tiền để rồi tiêu tiền như nước, ngồi không hưởng lộc, và trở thành một thành phần tiêu biểu cho "thế hệ ăn bám".Hơn nữa, cha mẹ thỏa mãn tức thời, thỏa mãn quá mức các yêu cầu của con cái sẽ dễ tạo ra một tính cách ích kỷ, thích làm theo ý mình, phóng khoáng tùy tiện, tâm trạng bất ổn, ít có cảm giác an toàn, chỉ số AQ thấp, thiếu lòng biết ơn ở con trẻ.Sai lầm thứ ba: Biết yêu mà không biết dạyBiểu hiện: Tình yêu thương dành cho con cái xuất phát từ bản năng làm cha, làm mẹ của mỗi người. Nhưng, yêu con không phải là cái đích cuối cùng của giáo dục gia đình, yêu mà không biết dạy chỉ làm con thêm hư. Các bậc cha mẹ Trung Quốc ngày nay liệu đã thấm nhuần câu gia huấn "yêu mà biết dạy" hay chưa? Phải nói rằng, việc giáo dục hiện nay đã được coi trọng hơn ngày trước rất nhiều, nhưng chúng ta vẫn chưa hiểu hết được ý nghĩa sâu xa của câu "yêu mà biết dạy". Yêu mà biết dạy, là sự giáo dục nền nếp từ gia đình, nói ngắn gọn là giáo dục tố chất con cái một cách nghiêm túc và thận trọng ngay từ đầu, chứ không chỉ dạy chúng âm nhạc, hội họa, thư pháp, Taekwondo, IQ, tiếng Anh hay Olympic toán học.Ngày nay, chúng ta thường xuyên bắt gặp cảnh tượng này trong cuộc sống thực tế: Ông bà hoặc cha mẹ bưng bát cơm đuổi theo đứa trẻ để bón cơm, cháu bé cầm đồ chơi trong tay, ngúng nguẩy ăn được miếng cơm lại quay sang chơi một lúc, chạy quanh một vòng, rồi mới chịu ăn thêm miếng nữa. Đến lúc cơm canh nguội ngắt, vẫn còn quá nửa bát. Phụ huynh cảm thấy vô cùng xót con, vì "bảo bối'' của mình vẫn chưa ăn no.Thiếu sót: Phụ huynh không đưa con vào khuôn khổ một cách sáng suốt. Người lớn trong nhà đều tranh nhau dành tình cảm cho trẻ, chỉ lo nó không vui, bị tủi thân song lại xao nhãng việc giáo dục con em mình một cách nghiêm túc ngay từ khi chúng còn nhỏ. Điều đó giải thích những gia đình này vẫn không tài nào hiểu được tại sao họ nuôi dạy con bằng tất cả tình thương và tâm huyết như vậy, mà đến một ngày họ ngỡ ngàng nhận ra đứa con trở nên xa lạ, hỗn láo và không hiểu cha mẹ. Bạn càng nhân nhượng và nhẫn nại với con một cách vô nguyên tắc, thì nó càng khéo léo lợi dụng tình cảm của bạn, và cuối cùng "bắt được thóp" của bạn.Sai lầm thứ tư: Chăm sóc quá mức (Over-arranged), quan tâm ép buộc, lo lắng quá mức (Overzealous)Biểu hiện: Các ông bố bà mẹ can thiệp quá sâu vào cuộc sống của con, bay lượn trên vùng trời mà không quan tâm đến suy nghĩ của chúng. Các bà mẹ "quan tâm một cách áp đặt", phản đối bất kỳ ý kiến trái chiều nào, họ cho rằng họ là người gần gũi con nhất, đương nhiên phải là người hiểu con nhất. Từ lựa chọn quần áo, khẩu vị ăn vặt đến việc kết hợp thực đơn, từ sắp xếp lịch học âm nhạc, hội họa, thể dục đến vấn đề vui chơi, kết bạn, thậm chí cả mục tiêu sống, lựa chọn hướng đi, tất cả đều phải do một tay người mẹ quản lý và định hướng.Ngoài ra, các bà mẹ "trực thăng" này còn có xu hướng nảy sinh những cảm xúc tiêu cực như vui mừng, đau buồn thái quá chỉ vì một chút thành công hay thất bại của lũ trẻ. Họ bay càng nhanh, quản càng chặt, một khi giảm tốc độ, họ sẽ phá hủy cuộc đời của mình và cả con cái mình.Thiếu sót: Đây thực chất cũng là một dạng xâm phạm tâm hồn và xem thường nhu cầu trưởng thành của con cái, gián tiếp làm suy giảm khả năng miễn dịch, khả năng tự lo liệu và thích nghi của chúng. Và ngược lại, khi con trẻ trở nên khó thích nghi với cuộc sống, phụ huynh lại càng bao bọc thêm. Cứ tiếp diễn như vậy trong một thời gian dài, mọi chuyện sẽ dần chuyển biến xấu, con trẻ thiếu đi đức tính độc lập, kiên nhẫn, khả năng chịu đựng và khó có ý thức. Đến khi lớn hơn, những khuyết điểm này của đứa trẻ ngày càng bộc lộ rõ, khiến phụ huynh lúc nào cũng điên đầu trách mắng: "Con xem con đi, lớn như thế rồi mà vẫn không hiểu chuyện, còn phải để mẹ nhọc lòng lo nghĩ. Thật làm mẹ tức chết!" Rồi đâu lại vào đấy, các bà mẹ vẫn ra sức bao bọc con. Phụ huynh chịu vất cả dưới danh nghĩa của tình yêu thương, nhưng rồi lại nhận về những sự bực dọc và cả những nỗi lo lắng mơ hồ đang ngày càng hiển hiện.Việc chăm sóc con cái một cách quá mức chỉ thể hiện rằng người mẹ không nắm bắt được tâm lý của con, dẫn đến hệ quả vô cùng nguy hại. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy: Phong cách giáo dục chăm sóc trẻ quá mức sẽ tạo thành dị tật, ích kỷ, nổi loạn, yếu kém trong tâm lý của trẻ, khả năng tự lo liệu thấp, dễ hình thành tính ỷ lại, kỹ năng giao tiếp kém, vừa thiếu tinh thần hợp tác vừa thiếu năng lực cạnh tranh. Khi gặp chuyện không vừa ý trong cuộc sống hoặc trải qua nghịch cảnh khó khăn, bản thân đứa trẻ không biết làm thế nào, không thể tự nghĩ cách giải quyết, chỉ biết đi cầu viện cha mẹ hoặc than thân trách phận.Không phải tất cả các gia đình Trung Quốc đều hoàn toàn giống với những ví dụ kể trên, nhưng mỗi gia đình dù ít hay nhiều đều mắc phải những sai lầm này, cho dù ở mức độ nhẹ, chúng ta cũng cần lưu tâm cảnh giác.Tôi nhận ra rằng, tất cả những sự thỏa mãn, quan tâm, lo lắng và yêu thương đều phảng phất hương thơm của sự hy sinh cao cả, vì xét từ phương diện biểu hiện, cha mẹ sa vào sai lầm là do họ hy sinh bản thân để thỏa mãn yêu cầu của con. Nhưng xét trên thực tế, một khi tình yêu thương của cha mẹ hủy hoại tương lai của con cái, thì tất cả những sự hy sinh của họ đến cuối cùng cũng chỉ là công dã tràng mà thôi.Người đời luôn ca ngợi tình thân máu mủ ruột thịt, các bậc phụ mẫu sẽ luôn ở bên con cái, bất kể hạnh phúc hay đau khổ, giàu sang hay hoạn nạn. Như Maksim Gorky đã từng nói: "Sinh con là việc ngay cả gà mái cũng làm được, nhưng yêu con lại là việc khác.'' Khi tình thân đã được nhân loại trao trên mình sứ mệnh giáo dục, mà các bậc cha mẹ vẫn chỉ biết dành cho con đong đầy tình yêu thương thôi thì hoàn toàn chưa đủ, họ cần phải nắm bắt quan điểm khoa học, nắm bắt nghệ thuật để yêu thương con. Khi cha mẹ sử dụng những quan niệm và phương pháp giáo dục không hợp lý, kết quả nhận được từ đứa con sẽ hoàn toàn đi ngược lại mong đợi của họ.Tầm quan trọng của giáo dục gia đình có tác động vô cùng sâu rộng trên toàn cầu, trong hàng ngàn các công việc khác nhau, nuôi dạy con cái là công việc quan trọng nhất và có nhiều thử thách nhất. Hiện tại, môn giáo dục học rất chú trọng vào giáo dục gia đình. Ở phần trước, tôi đã đề cập đến những điểm tương đồng giữa truyền thống giáo dục gia đình của người Do Thái và truyền thống giáo dục gia đình của người Trung Quốc, cách dạy con của các gia đình thuộc tầng lớp Do Thái trung lưu lại nhằm mục đích làm sao để biến tình mẫu tử thành ngọn lửa, phát huy nhân tố giáo dục có lợi, từ đó diễn giải thành một cuốn cẩm nang hữu hiệu về cách thể hiện tình yêu thương đối với con cái, và truyền lại nó cho đời sau. Vậy cuốn cẩm nang đó là gì? Tôi xin được tóm lược nó bằng tám chữ: Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương! Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thươngTổng kết quan niệm và phương pháp dạy con của các bậc phụ huynh Do Thái, tôi quy nạp cuốn Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương thành sáu nội dung, chia sẻ với các bậc cha mẹ trên thế giới. Tôi không khoe khoang phương pháp dạy con của mình chỉ vì tôi đã nuôi dạy chúng trở thành triệu phú. Bởi lẽ tôi cũng từng là một bà mẹ không tìm được phương hướng, từng bị một bà mẹ khác phê bình tình mẫu tử của mình có chất lượng kém, vậy nên tôi càng thấu hiểu tâm tình của các bậc cha mẹ ngày nay.Cũng chính vì vậy, tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm và cả quá trình phấn đấu của mình với các bạn. Làm mẹ cũng cần phải phấn đấu sao? Cương vị cao cấp duy nhất của các bà mẹ nhận được mà không cần dựa vào bằng cấp, đó chính là cương vị làm mẹ. Chỉ có điều, người giữ cương vị này phải có kiến thức uyên thâm, "thi đầu vào'' thì dễ, "tốt nghiệp'' mới khó. Maksim Gorky chẳng phải đã từng nói "sinh con là việc ngay cả gà mái cũng làm được, nhưng yêu con lại là việc khác'' đó sao?Người Trung Quốc có câu "không ai giàu ba họ'' là vì đời chúng ta giàu nên cứ nghĩ con cháu mình ngày sau cũng sẽ giàu sang, nào ngờ thế hệ sau cậy thế ăn chơi trác táng, không quá ba đời toàn bộ của cải trong nhà đều đội nón ra đi. Qua thực tiễn giáo dục của người Israel, tôi nhận thấy rất nhiều tài sản của các gia tộc đều được truyền từ đời này sang đời khác, đi sâu vào bên trong có thể thấy, người Do Thái không chỉ truyền lại của cải vật chất, mà còn truyền lại tố chất và kỹ năng sinh tồn, tinh thần trách nhiệm đối với bản thân và xã hội. Vì vậy, người Israel có thể giàu cả ba đời và thậm chí còn hơn thế nữa, quan trọng là cách cha mẹ truyền lửa cho con cái như thế nào.Tôi đã ghi lại trong cuốn sách Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương ba nội dung chính, những phương pháp tương ứng về những kinh nghiệm, nỗ lực và những suy nghĩ về ba đứa con của tôi. Nó không chỉ là cuốn sách tham khảo dành cho các gia đình không mấy khá giả, mà còn thôi thúc những gia đình thượng lưu đổi mới cách nhìn nhận về tình thương đối với con cái. Hy vọng rằng, cuốn sách này có thể đem đến cho các bậc cha mẹ sự lĩnh ngộ và sự giúp đỡ hữu ích.(1). Yêu con trên nguyên tắc có làm có hưởngNguyên tắc có làm có hưởng là tinh hoa giáo dục sinh tồn của người Do Thái, nó thu được hiệu quả thực tế rất tốt, khiến cho con cháu của người Do Thái trở nên tài giỏi và giàu có, dù phiêu bạt đến bất cứ nơi nào, sự nghiệp của họ cũng như cá gặp nước. Theo quan điểm của phụ huynh Do Thái, các loại kỹ năng được dạy trong trường học như âm nhạc, vũ đạo, hội họa hay quần vợt, tất nhiên đều cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, nhà trường không thể cung cấp cho trẻ một "sân huấn luyện" kinh nghiệm sống. Vì vậy trong vấn đề giáo dục, người Do Thái gạt bỏ rất nhiều thứ phù phiếm, họ coi giáo dục sinh tồn là ưu tiên hàng đầu, với mong muốn sau này lớn lên mỗi đứa trẻ sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.Cách làm này phát huy hiệu quả rất tốt đối với tất cả trẻ em, nhất là ở độ tuổi trên mười, hiệu quả càng rõ nét. Đứa trẻ trở nên giỏi giang hơn những gì cha mẹ tưởng tượng, ý thức thời gian, ý thức tự lập, ý thức trách nhiệm được phát triển một cách đồng đều.Trong các buổi họp phụ huynh, người Do Thái thường thảo luận vấn đề làm sao thực hiện nguyên tắc có làm có hưởng. Họ cho rằng, những đứa trẻ chỉ hoàn thành xuất sắc bài vở trên lớp thôi chưa chắc sẽ thành công trong cuộc sống, nói cách khác, những đứa trẻ chỉ hoàn thành xuất sắc bài vở trên lớp không có nghĩa là chúng sẽ gặp thuận lợi khi thực hiện giá trị cá nhân và giá trị xã hội trong cuộc sống tương lai. Tạp chí Giáo dục gia đìnhcủa Israel từng làm một cuộc điều tra cho thấy: Tỷ lệ thất nghiệp giữa những đứa trẻ thích làm việc nhà và những đứa trẻ không thích làm việc nhà là 1:15, thu nhập bình quân của những đứa trẻ thích làm việc nhà cao hơn những đứa trẻ không thích làm việc nhà 20%. Trẻ em hiểu lý luận lao động ngay từ khi còn nhỏ, tìm được phương hướng cuộc đời trên cơ sở không ngừng trải nghiệm, ngày sau càng dễ thành công trong sự nghiệp.(2). Trì hoãn thỏa mãn, khéo léo từ chối thỏa mãn"Trì hoãn thỏa mãn" là một trong những phương pháp giáo dục quan trọng của các bậc phụ huynh Israel.Ba thế hệ của một gia đình cùng yêu thương gắn bó.Có thể chia các cách thỏa mãn ham muốn của con người ra làm mấy loại sau: Trì hoãn thỏa mãn, khéo léo từ chối thỏa mãn, thỏa mãn trước, thỏa mãn tức thời và thỏa mãn quá mức. Phương pháp giáo dục tốt luôn đề cao "trì hoãn thỏa mãn" và "khéo léo từ chối thỏa mãn." Còn "thỏa mãn trước" là việc làm dại dột, "thỏa mãn quá mức" thì chỉ lãng phí công sức.Phụ huynh Israel thường trao đổi, đối thoại với con em mình để chúng hiểu lý do vì sao cha mẹ trì hoãn những yêu cầu của chúng. Họ bảo trẻ: Nếu con thích chơi thì con cần phải có thời gian để chơi đúng không. Con sẽ đạt được mong muốn của mình khi con thi được vào trường điểm và có được thành tích xuất sắc. Sau này con có thể tìm được một công việc rất tốt, kiếm được rất nhiều tiền, đến lúc đó, con sẽ có nhiều thời gian vui chơi và đồ chơi của con cũng đắt tiền hơn. Nhưng nếu con đi sai trật tự thì toàn bộ hệ thống sẽ không hoạt động bình thường, con sẽ có rất ít thời gian vui chơi và chỉ sở hữu một vài thứ tồi tệ, phần đời còn lại, dẫu con nỗ lực làm việc đến đâu cũng không có đồ chơi, không có niềm vui.Các vị phụ huynh cũng thường đưa ra những kiến giải của mình về "học cách cự tuyệt" trong quan niệm giáo dục gia đình. Messiah, nhà giáo dục Do Thái nổi tiếng đã sớm chỉ ra: "Về phương diện giáo dục gia đình, dạy trẻ không được phép làm chuyện gì là vô cùng quan trọng."Trước hết, phương pháp giáo dục "trì hoãn thỏa mãn" khiến con biết nhẫn nại, giúp con hiểu thế giới này không dành cho một mình nó, con không thể dễ dàng có được tất cả những gì mình muốn. Bên cạnh đó, "trì hoãn thỏa mãn" cũng làm tăng khả năng chịu đựng của con khi bị từ chối, bồi dưỡng chỉ số AQ - nhân tố quan trọng đưa đến thành công. Không chỉ có vậy, "trì hoãn thỏa mãn" còn rèn luyện ý chí, từ đó khiến tâm lý của chúng biết co biết duỗi và có tính "đàn hồi" hơn. Trong học tập, con cũng nhẫn nại hơn.

(3). Lùi một bước, biết buông tay (Leave alone)

Juterbi, nhà tư tưởng Do Thái có một câu danh ngôn được các bậc phụ huynh Do Thái thuộc nằm lòng. Ông nói: "Hãy để cho trẻ tự giải quyết chuyện của mình. Nếu cha mẹ quá che chở cho trẻ thì sẽ làm mất sự tự tin ở trẻ. Khi lớn lên, đứa trẻ đó chắc chắn không có được tính cách độc lập, càng không thể đạt được những thành tựu xuất sắc." Karl Marx, danh nhân Do Thái cũng từng nói: "Con người cần biết đi, cũng cần biết ngã, vì chỉ có vấp ngã, anh ta mới biết đi."Vì sao phụ huynh khó buông tay? Khi đứa trẻ mới cất tiếng khóc chào đời, nó và người mẹ vẫn được nối với nhau bằng cuống rốn, chảy chung một dòng máu, cho nên buông tay trở thành vấn đề nan giải. Quy tắc giáo dục gia đình của người Do Thái nhắc nhở các bậc cha mẹ: Mọi tình yêu trên thế giới đều hướng đến mục đích chung là sự gắn kết, chỉ có một tình yêu luôn hướng đến sự phân ly là tình yêu cha mẹ dành cho con cái. Giúp con sớm trở thành một cá thể độc lập sau khi rời khỏi cha mẹ, có thể đối diện với thế giới bằng chính nhân cách độc lập của mình, đó mới là tình yêu thương đích thực cha mẹ nên dành cho con cái. Cha mẹ rút lui càng sớm, buông tay càng sớm, trẻ càng dễ thích nghi trong tương lai.Phụ huynh Do Thái cho rằng, không chịu rút lui, không chịu buông tay, cha mẹ sẽ bồi dưỡng chúng trở thành những "thai nhi quá hạn", "gieo nhân rồng nhưng lại thu về bọ chét", như vậy là phụ lại tấm lòng cha mẹ dành cho một sinh mệnh hoàn hảo, là sự thất bại của cha mẹ trong cách dạy con. Những vị phụ huynh thật sự biết nghĩ cho hạnh phúc của con cần phải trao cho trẻ nhiều cơ hội sáng tạo, tìm kiếm thông tin bên ngoài, chứ không đứng mũi chịu sào, một tay lo hết mọi việc, che khuất tầm nhìn tương lai của chúng.Nếu đánh giá công việc làm cha làm mẹ dựa vào thành quả của các bậc phụ huynh, thì những cha mẹ 100 điểm không được coi là tiêu chuẩn của thành công, thay vào đó, những cha mẹ 80 điểm mới thực sự có thành tích tốt hơn.Phụ huynh Do Thái không làm quản gia bao đồng, họ xác định vị trí của mình là quân sư, có trách nhiệm tham mưu, quan sát, nhắc nhở con cái. Dù con cái họ có một khởi đầu chậm nhưng chúng có thể kiên trì đi hết chặng đường cho tới khi đến đích.Dân tộc Do Thái không tự nhận mình thông minh hơn các dân tộc khác, nhưng dân tộc chỉ chiếm 0,2% - 0,3% dân số thế giới này lại sản sinh ra vô số nhân tài: Karl Marx, Charles Darwin, Sigmund Freud, Albert Einstein, Karl Freund, Henri Bergson, Franz Kafka, Heinrich Heine, Frédéric Chopin, Jakob Bartholdy, Yehudi Menuhin, Marc Chagall, Charlie Chaplin... Từ năm 1901, có thể nói người Do Thái đã độc chiếm chiếm giải Nobel, vì có tới 32% số người đoạt giải Nobel là người Do Thái, cao gấp một trăm lần so với các dân tộc khác. Tại sao những nhân tài Do Thái nhiều hàng đầu trên thế giới? Lão Tử từng nói "cuộc hành trình vạn dặm bắt đầu bằng một bước chân đơn lẻ", chính phương pháp giáo dục trong gia đình đã đặt nền móng giúp người Do Thái đạt tỷ lệ thành công cao như vậy.Một vị phụ huynh nào đó chưa hiểu về nghệ thuật dạy con có thể sẽ nói: Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương há chẳng phải là cư xử quá nhẫn tâm, quá tàn bạo, quá mất tính người đối với con cái hay sao?Thật ra không phải vậy, "vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương" giúp trẻ có một xuất phát điểm tốt hơn cho cuộc sống sau này. Đó là cha mẹ ẩn giấu phân nửa tình yêu thương con cái của mình, chứ không hoàn toàn vứt bỏ phân nửa tình yêu thương ấy, làm vậy tình cảm cha mẹ dành cho con cái càng trở nên lý trí, khoa học và nghệ thuật, chứ không phải ngày càng nặng nề và mù quáng.Có phụ huynh lo lắng: Liệu "vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương" có phá hoại tình cảm giữa tôi và con cái không?Đặt ra câu hỏi này, chứng tỏ phụ huynh chưa hiểu được bản chất của phương pháp giáo dục gia đình "vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương", đồng thời chưa hiểu được ý nghĩa của vế câu "vô cùng yêu thương" đứng sau vế câu "vô cùng tàn nhẫn". Phương pháp này nhấn mạnh đến sự kết hợp giữa yêu và dạy, dù vậy, yêu và dạy cũng cần có chừng mực, nếu chúng ta chỉ đẩy mạnh khía cạnh dạy dỗ, con trẻ sẽ trở thành tấm bia giáo dục,không cảm nhận được tình yêu thương cha mẹ dành cho mình, tình cảm giữa cha mẹ và con cái sẽ đi vào bế tắc. Qua quá trình quan sát trẻ em Do Thái, tôi nhận thấy phương pháp giáo dục gia đình "vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương" không làm cha mẹ và con cái trở nên xa cách, ngược lại càng tăng tính liên kết trong gia đình, tăng thêm cảm giác an toàn của trẻ. Tình cảm giữa cha mẹ và con cái cũng gắn bó khăng khít hơn. Lấy thực tiễn giáo dục của gia đình tôi làm ví dụ:1. Tôi thực hiện nguyên tắc có làm có hưởng trong gia đình mình, rèn luyện kỹ năng làm việc nhà cho ba đứa con, bồi dưỡng kỹ năng quản lý tài sản, kỹ năng sinh tồn, kỹ năng quản lý, ý thức trách nhiệm của chúng. Đồng thời, tôi cũng phải lèo lái gia đình bằng tình yêu thương, làm cho các thành viên tâm đầu ý hợp. Tôi hẹn bọn trẻ tới Princess Teahouse, bốn mẹ con cùng có những phút giây ấm áp bên nhau; tôi cùng chúng làm những chuyến "du lịch thời gian", hưởng thụ hạnh phúc gia đình. Những lúc các con phần quả quýt ngọt nhất cho tôi, gắp cánh gà bỏ vào bát của tôi, trịnh trọng hứa hẹn cho tôi ba chiếc chìa khóa, trong lòng tôi dâng lên rất nhiều cảm xúc lâng lâng khó tả."Nguyên tắc có làm có hưởng" giống như một ngọn lửa, kích thích tố chất sinh tồn tiềm ẩn của các con tôi. Trong những cuộc lột xác của chúng, tình mẫu tử của chúng tôi chẳng những không phai nhạt, mà theo thời gian, các con ngày càng cảm kích tâm sức vất vả của mẹ và khâm phục sự hiểu biết của mẹ.2. "Trì hoãn thỏa mãn" cũng là một trong những bài học quan trọng nhất. Khi con cái đưa ra yêu cầu, là người làm cha làm mẹ của chúng, bạn sẽ tiếp nhận hay từ chối yêu cầu? Làm sao cho con biết bằng lòng, không nằng nặc đòi hỏi? Làm sao cho con hiểu thứ đáng quý nhất không phải là những món quà đẹp đẽ, mà là người thân, là niềm vui, là yêu thương?Tôi từng từ chối những yêu cầu quá đáng của các con nhưng bù lại tôi bỏ ra rất nhiều tâm huyết giải thích cho bọn trẻ hiểu rõ thứ gì mới thật sự ý nghĩa, làm chúng dần cảm nhận được sự giản dị và sâu lắng, lâu dài và ân cần của tình yêu.3. Theo phương pháp "vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương", cha mẹ càng yêu thương con cái càng phải lùi về phía sau một bước, cha mẹ giữ khoảng cách với con không có nghĩa là bỏ mặc chúng muốn làm gì thì làm, không chịu trách nhiệm gì hết. Mẹ con tôi vẫn thường xuyên chia sẻ, tâm sự cùng nhau. Cứ đến cuối tuần chúng tôi lại họp gia đình, cùng nhau sưởi nắng, tâm sự những chuyện phiền muộn. So với chuyện kinh doanh, việc nhà càng phải dụng tâm vun vén, vì vậy tôi chú ý trao đổi tư tưởng, tình cảm giữa tôi và bọn trẻ, khơi gợi, dẫn dắt các con suy nghĩ. Có lẽ vì vậy nên ba đứa con của tôi đều có tài ăn nói và kỹ năng phán đoán, trong đầu chúng hình thành ý nghĩ "tôi muốn trở thành người như thế này", "mai sau tôi muốn làm...", từng bước tiến dần đến thành công.Nếu có phụ huynh hỏi: Tôi có phải thay đổi cách yêu thương con của mình theo cuốn sách quý Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương không? Xin thưa, thay đổi hay không tùy thuộc vào lựa chọn của mỗi phụ huynh, lựa chọn đó chính là chiếc gương phản ánh giá trị quan niệm của họ.Trong thế kỷ XXI, con cái chúng ta phải đối mặt với một môi trường cạnh tranh khốc liệt, đứa trẻ nào có lòng tự tin, tư duy kiện toàn, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý công việc từ khi còn nhỏ, biết tích lũy kiến thức cho quá trình trưởng thành, sau này sẽ ung dung chủ động đối mặt với tương lai. Còn những đứa trẻ thiếu đi những kỹ năng trên đa phần là do được cha mẹ nuông chiều. Tôi tin rằng tất cả các bậc cha mẹ trên trái đất này đều có chung nhận định, chiều con là một kiểu giáo dục mang tính phá hoại. Song điều đáng lo là không ít bậc phụ huynh lún sâu vào sai lầm trong cách nuông chiều lại không hề nhận ra, bản thân họ chính là người mang đến cho con món quà đáng sợ nhất.Chúng ta cần lưu ý, khi thực hiện phương pháp dạy con "vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương" trong điều kiện kinh tế gia đình khá giả, các bậc cha mẹ cần có trình độ cao hơn.Trong giai đoạn hai cậu con trai của tôi trưởng thành, điều kiện kinh tế nhà tôi chỉ ở mức trung bình, nên hai anh em nó đủ hiểu sự vất vả của mẹ. Tôi thực hiện giáo dục sinh tồn và cách quản lý tài sản, nên hai đứa sớm biết giúp mẹ gánh vác việc nhà dựa vào sự thông minh và sức lao động của mình.Cô cháu gái bé bỏng.Thời kỳ trưởng thành của cô con gái út lại khác với hai anh trai, lúc này kinh tế gia đình khấm khá hơn nhưng tôi lại cảm thấy mình có nút thắt vấp phải một số mâu thuẫn khi dạy các kỹ năng sinh tồn cho con bé.Sinh nhật lần thứ mười sáu của Muội Muội, khi con bé yêu cầu nhân viên phục vụ đổi cho nó một ly cam ép. Tôi khuyên con gái: "Muội Muội à, trà lúa mạch miễn phí ở đây uống rất ngon, mẹ nghĩ chúng ta không cần cam ép đâu."Hồi đó, con bé đang ở tuổi dậy thì, nghe tôi nói như vậy, nó lập tức nổi giận, đứng phắt dậy và quay người định bỏ đi. Tôi gọi con bé lại: "Muội Muội, nếu con muốn bỏ đi thì hãy mang theo những món quà sinh nhật mẹ chuẩn bị cho con."Muội Muội nghĩ một lúc, rồi quay lại. Tôi tặng quà sinh nhật và bao lì xì cho con bé, món quà sinh nhật là một đồ vật nó mong đợi từ lâu, còn trong bao lì xì, ngoài một ngàn sáu trăm tệ ra, tôi gửi nó tấm thiệp: Chúc con thuận buồm xuôi gió!Đợi con gái nguôi giận, tôi từ từ giảng giải đạo lý cho con hiểu: "Muội Muội, không phải là mẹ không mua nổi một ly nước cam 18 tệ cho con. Nếu con đòi hỏi bất cứ thứ gì, mẹ cũng làm cho con thỏa mãn thì sẽ thành thói quen, con muốn gì được nấy. Trong xã hội này, ngoài mẹ ra, có ai cho con tất cả những thứ con muốn không? Hôm nay là sinh nhật tuổi mười sáu của con, thế mà mẹ lại từ chối yêu cầu con vào đúng ngày đặc biệt này, mẹ thật sự xin lỗi. Có điều, mẹ nhẫn tâm làm vậy là vì mẹ muốn con nhớ rằng, nếu mẹ nuông chiều con vô lối, đến khi ra ngoài xã hội, con sẽ chịu nhiều thua thiệt. Hôm nay mẹ giúp con lau nước mắt, e là ngày sau mẹ phải lau nước mắt cho con cả đời."Tôi từng kể lại chuyện từ chối cho con gái uống nước cam trong talk show tâm lý của đài truyền hình trung ương. Lúc đó, ông Dương Phượng Trì, chuyên gia tâm lý học và cũng là khách mời của chương trình dẫn ra câu chuyện ông từ chối con gái của mình. Ông nói: "Tôi bắt đầu nấu cơm cho con gái ăn từ khi nó còn rất nhỏ, vừa mới vào tiểu học. Những lúc bà xã đi công tác xa nhà, vào bếp nấu cơm đối với tôi là một cực hình. Một hôm trời nắng to, sau khi nấu cơm xong, tôi dọn thức ăn ra bàn, con gái tôi bĩu môi không ăn. Tôi hỏi: 'Con không đói à?' Con bé trả lời: 'Con muốn ăn McDonald.' Tôi nhắc khéo: 'Cha nấu cơm cho con rồi mà.' Nó phụng phịu: 'Con không muốn ăn cơm cha nấu, con muốn ăn McDonald cơ.' Tôi dứt khoát: 'Không thể được.' Con bé thắc mắc: 'Tại sao ạ? Chả nhẽ cha không có tiền sao?' Tôi giải thích: 'Cha không thiếu gì tiền, nhưng đó là tiền do cha làm ra. Con muốn ăn McDonald thì đợi sau này con tự kiếm được tiền rồi mua cả bao tải McDonald về ăn hằng ngày, cha cũng không có ý kiến gì."Tình yêu thương cha mẹ dành cho con cái là mãi mãi, nhưng liệu có thước đo nào đánh giá được chất lượng của tình yêu ấy không? Người Do Thái đã giải đáp câu hỏi vướng mắc trong lòng tôi. Tình yêu thương chất lượng cao của cha mẹ, đó phải là sự tàn nhẫn nhưng chất chứa yêu thương, là tình yêu thương có lợi cho con suốt cuộc đời."Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương" là yêu con một cách lành mạnh, khoa họcCác bậc cha mẹ cần gia giảm tình yêu thương dành cho con cái theo từng độ tuổi khác nhau của chúng. Lúc con cất tiếng khóc chào đời đến lúc bi bô tập nói, chập chững những bước đi đầu tiên là thời điểm con chưa nhận thức được thế nào là đúng, sai, chưa thể chống lại bệnh tật và các tác nhân gây hại bên ngoài, giống như ngọn cỏ non yếu ớt, không chịu nổi gió sương. Khi đó, con cần sự che chở đặc biệt của cha mẹ, sợi dây tình cảm ruột thịt tựa như dòng suối mát, thấm nhuần quá trình trưởng thành của con, còn bản thân cha mẹ cũng nhận được niềm vui và thỏa mãn về mặt tinh thần khi nhìn con lớn lên mỗi ngày. Nhưng từ khi con bước vào thời thơ ấu, thời niên thiếu, cha mẹ nên gia giảm tình yêu thương sao cho hợp lý. Nếu không, thuốc bổ sẽ trở thành thuốc độc, khi đó thủ phạm lớn nhất hủy hoại tương lai của con, không ai khác chính là cha mẹ!"Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương" là yêu con có chừng mực, có lý tríYêu là một nghệ thuật, trong đó nắm bắt tâm trạng của đối phương là điều khó nhất.Yêu con cũng vậy, nhưng các bậc cha mẹ ngày nay chỉ mong ngày ngày được bế con trong vòng tay, âu yếm nựng nịu, nên vô tình biến tình phụ mẫu trở thành tình yêu cảm tính, mất đi lý trí. Đó là việc làm ích kỷ dưới danh nghĩa của tình yêu, phá hoại cả về tinh thần lẫn thể chất của con trẻ. Theo tôi, cha mẹ cần tha thứ cho những sai lầm của con bằng lý trí, nhưng đồng thời khuyến khích con sửa chữa sai lầm bằng nụ cười ấm áp, khiến cây sinh mệnh của con bám rễ sâu bền vào cuộc đời, đến khi trở thành đại thụ, cao vút tầng mây."Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương" là hy sinh cho con một cách có hiểu biếtChỉ những người làm cha mẹ mới thật sự hiểu rằng đau khổ cũng là sướng vui, dâng hiến cũng là thu hoạch, hy sinh cũng là thỏa mãn. Vì vậy, cha mẹ càng yêu thương con cái bao nhiêu thì sự cho đi càng to lớn bấy nhiêu. Tình yêu ấy như những giọt nước mát lành nhỏ giọt vào trái tim con. Song bản năng sống thôi thúc con người không ngừng phá vỡ tổ kén, nếu quá nhiều vướng víu, ràng buộc của cha mẹ sẽ biến sự hy sinh và dâng hiến vì tình yêu ấy trở thành tấm song sắt kìm kẹp tâm hồn con.Kỳ thực, cha mẹ cần phải hy sinh cho con cái một cách sáng suốt. Ở Grand Canyon nước Mỹ có một loài đại bàng, hằng ngày đại bàng mẹ bay 200 dặm chỉ để tìm những cành vạn tuế có gai về làm một cái tổ kiên cố, bên trên phủ lá cây, lông vũ, cỏ dại, cho chim con khỏi bị gai đâm. Chim non lớn dần theo thời gian, một hôm đại bàng mẹ sẽ cố tình phá cái tổ bình yên ấy, thấy vậy lũ chim con ra sức vỗ cánh, sau đó chúng đều biết bay. Cái tổ có gai vừa thể hiện tình yêu thương thầm lặng của đại bàng mẹ, vừa thể hiện sự hiểu biết rộng lớn của nó.Cha mẹ biết yêu thương vì conTình mẫu tử là một đề tài cũ, nhìn vào lịch sử, các tích như: "Mẫu thân Mạnh Tử ba lần chuyển nhà", "mẫu thân Nhạc Phi thích chữ lên lưng con" đã được người đời ca tụng hàng ngàn năm nay. Nhưng ở một khía cạnh khác, tình mẫu tử cũng được coi là một đề tài mới, vẫn biết tình mẫu tử là tình cảm máu mủ giữa người mẹ và đứa con, nhưng đặt trong hoàn cảnh xã hội hiện thực, tình mẫu tử không thể không chịu ảnh hưởng từ cuộc sống xã hội. Bởi vậy, tình yêu thương người mẹ dành cho con không chỉ đơn thuần là hành động bản năng của người mẹ. Xã hội đổi thay, thời đại tiến bộ, càng ngày càng tác động đến "biến số" của tình mẫu tử, khiến cho tình mẫu tử bao hàm thêm rất nhiều đặc trưng mới của thời đại.Khi con tôi lên mười, nó đã quen với tình mẫu tử sâu nặng mà chán ngắt của bà mẹ 100 điểm, là tôi. Thông qua quá trình quan sát, học tập và thực tiễn giáo dục gia đình của các bậc cha mẹ Do Thái, tôi tự mình thực hiện cải cách quan niệm và phương pháp giáo dục. Đương nhiên, các con tôi cũng cảm thấy khó chịu một thời gian, nhưng dù sao cũng phải gióng trống cảnh tỉnh, thay đổi tuần tự từng bước.Cô cháu gái ngây thơ trong sáng.Tôi rất biết ơn cuộc sống, biết ơn sự giao thoa giáo dục giữ người Do Thái và người Trung Quốc, khiến cho các con tôi có những cuộc lột xác kỳ diệu, nó lên men trong tính cách của chúng, giúp chúng đạt được thành tựu trong sự nghiệp từ khi còn trẻ. Đồng thời, điều đó cũng minh chứng cho những giá trị to lớn trong phương pháp giáo dục gia đình của tầng lớp Do Thái trung lưu, mặc dù nó đã bị một bà mẹ Do Thái sinh ra và lớn lên ở Thượng Hải như tôi "Trung Quốc hóa'', nhưng vẫn phát huy hiệu quả.Tiếp theo chương I, tôi sẽ thuật lại một cách tỉ mỉ, kỹ càng những kinh nghiệm và sự quan sát của bản thân. Sở dĩ, tôi muốn chia sẻ những điều này với các bạn là vì môi trường giáo dục gia đình của Trung Quốc hiện nay đang gặp phải những vấn đề của thời đại mới.Có bậc cha mẹ sẽ nói: Nói thì dễ, nghĩ thì dễ, làm mới khó. Muốn yêu thương con thì cứ yêu thương thôi! Không cần nhồi nhét thêm tư tưởng này nọ!Các bậc phụ huynh xin hãy nghe tôi khuyên một câu: Bạn nuông chiều con tức là bạn sẽ làm hại con cả đời. Con trẻ dần mất tính tự lập, quen thói ăn bám cha mẹ, kỹ năng sinh tồn thấp kém, đến khi bạn rời bỏ thế giới này và chẳng còn thứ gì để ăn nữa, nó sẽ khóc than: "Mẹ, con hận mẹ!" Lúc đó, dù bạn có thương con nhường nào cũng không thể giúp con được nữa.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro