Không Tên Phần 4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chiếc chìa khóa tâm hồn giúp con kết giao với người khácNgười giành chiến thắng dựa vào năng lực của cá nhân mình, thường chỉ vinh quang nhất thời và danh tiếng không kéo dài được mãi, vì sẽ có ngày anh ta tâm suy lực kiệt và hết thời. Còn người biết trao đổi nguồn lực với người khác mới là người có khả năng làm nên việc lớn. Đặc biệt là các doanh nhân, sở dĩ sự nghiệp của họ có thể phát triển lâu dài và còn truyền lại cho con cháu đời sau là vì bí mật này.Joseph, nhà giáo dục nổi tiếng người Do Thái nói: Những đứa trẻ có tính cách giao tiếp không giống nhau sẽ có khả năng nắm bắt những cơ hội khác nhau trong tương lai. Vì mỗi đứa trẻ đều thể hiện hành vi giao tiếp theo đặc trưng tính cách của mình, trong khi những cơ hội luôn thay đổi, có những cơ hội được đứa trẻ với cá tính này dễ dàng nắm bắt, nhưng có những cơ hội dù trao tận tay nó cũng không phát huy được. Ngược lại, đứa trẻ mang cá tính khác khi gặp cơ hội ấy thì như hổ thêm cánh. Cho nên, nền tảng của việc bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho trẻ là cha mẹ cần phải hiểu tính cách giao tiếp của con mình, có như vậy họ mới có thể giúp chúng nắm bắt được những cơ hội tốt và phù hợp.Từ những kinh nghiệm của bản thân mình, tôi cho rằng, muốn đẩy con cái ra khỏi nhà, các bậc cha mẹ cần dũng cảm và thật sự hiểu biết, trong đó phải tính đến khả năng thay đổi tính cách của trẻ. Ở một khía cạnh nào đó, tính cách của con người là do ông trời ban tặng và không dễ thay đổi tính cách của một người, như chúng ta vẫn thường nói núi sông dễ đổi, bản tính khó dời. Tuy nhiên, từ tính cách độc lập của mình, trẻ vẫn có thể nắm bắt được một số kỹ năng thông qua quá trình rèn luyện sau này, trong đó có kỹ năng giao tiếp.Để rèn luyện kỹ năng giao tiếp của hai con trai, tôi cho chúng diễn kịch ở nhà trước. Sau khi Dĩ Hoa và Huy Huy đi học về, tôi muốn chúng tới khu chợ gần nhà để bán hàng, nhưng vừa mới nghĩ đến việc phải mở miệng với nhân viên quản lý chợ, hai anh em nó đã rụt cổ lại.Và thế là hai đứa phân vai diễn kịch, nghĩ xem mình nên nói chuyện với nhân viên quản lý chợ như thế nào. Chúng như hai diễn viễn nhí trên sân khấu kịch nói, mô phỏng các tình huống phát sinh trong quá trình nói chuyện, đoán xem đối phương đặt câu hỏi gì, mình sẽ gặp phải tình huống gì, tìm cách ứng biến ra sao.Còn tôi làm trọng tài của chúng. Trước tiên tôi phân biệt nội dung đối đáp của hai đứa, thêm cái này bớt cái kia, tạo thành một kịch bản hoàn chỉnh, sau đó cho bọn trẻ tự lựa chọn vai diễn.Dĩ Hoa đóng vai nhân viên quản lý chợ trước, nó nghiêm giọng bảo Huy Huy: "Không được, chợ của chúng tôi không có chỗ cho cậu. Cậu đến chỗ khác xem đi."Huy Huy nhập vai của mình, lễ phép thưa: "Dạ vâng, cháu biết cô nói phải, nhưng xin cô giúp cháu một lần, một lần này thôi ạ!"Sau màn kịch, hai đứa tổng kết kinh nghiệm, tiếp đến đổi vai.Lần này, Huy Huy sắm vai nhân viên quản lý chợ, nó lấy thân phận nhân viên quản lý chợ ra để trục lợi: "Cậu có thể bán hàng ở đây, nhưng bắt buộc phải nộp lệ phí cho người quản lý."Dĩ Hoa ngẫm nghĩ một lát, tùy cơ ứng biến: "Dạ được ạ, chỉ là hiện giờ cháu vẫn chưa kiếm được tiền. Cô ơi, xin cô tin tưởng cháu, đợi cháu bán đủ tiền vốn, nhất định sẽ đóng cho cô 10%!"Vậy mà đến khi thực hành ngoài chợ, hai cậu con trai của tôi vẫn mắc cỡ, sợ sệt, trong lòng hồi hộp lo lắng. Nhưng nhờ kinh nghiệm diễn tập trước ở nhà, nên chúng nhanh chóng lấy lại bình tĩnh, mạnh dạn bắt chuyện với người lạ. Đó là bước đầu tiên để chúng trao đổi, làm quen với người khác.Khi hai đứa nói chuyện với nhân viên quản lý chợ, tôi lặng lẽ đi theo sau, đứng nấp đằng xa, chăm chú quan sát bọn trẻ. Tôi lo chúng chưa có kinh nghiệm, không chừng lại bị tổn thương hay sinh ra tâm lý tiêu cực. Mãi đến khi Dĩ Hoa và Huy Huy chào tạm biệt nhân viên quản lý chợ, phấn khởi ra về, tôi mới ba chân bốn cẳng chạy về nhà trước, giả bộ vẫn đợi chúng ở nhà.Sau đó hai anh em nó đi bán hàng vặt, chúng ngày càng thích nói chuyện với mọi người và biết quy tắc giao tiếp. Chúng chủ động hỏi các chủ sạp xung quanh có muốn mua một vài món hàng nhỏ của mình hay không và tự biết cân nhắc giá bán cho họ.Con gái tôi đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp.Giao tiếp là một nghệ thuật, trẻ em không thể nắm bắt nó trong ngày một ngày hai. Đa số những đứa trẻ đều không thích nói chuyện với người lạ, nhưng sẽ đến một ngày chúng phải bươn chải bên ngoài, thành gia lập nghiệp, gánh vác trách nhiệm xã hội. Khi ấy, chúng buộc phải dựa vào thực lực để cày xới sinh tồn. Trước khi tôi đẩy ba đứa con của mình ra ngoài, chúng đều năn nỉ: "Mẹ, con không dám nói đâu." hoặc là: "Mẹ, con ngại đi lắm." Không vấn đề gì, tôi khích lệ các con: "Chỉ cần con bước ra ngoài một bước, cố gắng rồi con sẽ thấy tiến bộ, về nhà con kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe, chúng ta cùng chia sẻ những gì con gặt hái được." Mỗi đứa trẻ sinh ra đều là một cá thể riêng biệt, rất nhiều trẻ có năng khiếu bẩm sinh, hội tụ đầy đủ các yếu tố làm một "nhà ngoại giao", bên cạnh đó một số trẻ sau khi học tập bài bản vẫn không có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng có thể ở một thời điểm nào đó, những thay đổi của trẻ sẽ hiện ra rõ ràng, hơn nữa sự thay đổi ấy lại có lợi cho chúng suốt đời.Tôi thấy nhiều trẻ em vô cùng thông minh, tài giỏi, thành tích học tập rất tốt, nhưng chúng thường cậy mình có tài nên kiêu căng tự phụ, tự tư tự lợi, quan hệ với người khác rất kém, không được người ta tin tưởng và tán đồng, cũng không có bạn bè. Một người không có bạn, cho dù các phương diện khác có ưu tú đến đâu, cũng đều đáng thương và cô độc, không làm nên thành tựu gì. Cha mẹ chỉ một mực nuông chiều con cái, nhưng lại không dạy con cách làm người, khiến chúng không có mục đích sống. Một người như thế, học giỏi liệu có ích gì?Phụ huynh Do Thái nghĩ rằng, mối quan hệ giữa người với người cũng là một quá trình sản xuất, nó giống như tri thức, đều có thể chuyển hóa thành hiệu quả và lợi ích thực tế, có thể thay đổi số phận con người. Còn phụ huynh Trung Quốc lại xem nhẹ phương diện này. Rất nhiều người thường phán xét một ai đó chẳng có năng lực nghiệp vụ gì, chỉ biết mỗi ngoại giao. Họ coi năng lực nghiệp vụ và năng lực ngoại giao là hai nhân tố đối lập, đó là một quan niệm sai lầm. Người thật sự có năng lực phải hội tụ cả hai loại năng lực này. Đó là lý do tại sao rất nhiều trường học ở Israel coi mục tiêu giáo dục của họ là đào tạo kỹ năng giao tiếp và tinh thần lãnh đạo cho học sinh.Cuộc sống vốn phức tạp, nhưng nếu chúng ta tạo cho con cái một môi trường sống quá đơn điệu, chúng sẽ không có cơ hội phát triển năng lực của bản thân trên tất cả các phương diện. Những vị phụ huynh làm theo cách này cần phải xem xét lại quan niệm giáo dục của mình, họ cần phải rèn cho con tính thích nghi với nhu cầu của xã hội, không được dạy con tính đơn nhất, hành động theo ý nghĩ chủ quan của mình.Phụ huynh cần truyền đạt dần dần cho con các kỹ năng giao tiếp như: chia sẻ, trao đổi, thương lượng, hợp tác... Tôi thường kể cho các con tôi nghe một câu chuyện hay được lưu truyền trong sách vở của người Do Thái:Có một cô gái trông thấy một con bướm đâm vào bụi gai, bị thương, cô cẩn thận nhổ hết đám gai trên người con bướm và thả nó về với thế giới tự nhiên. Để báo đáp ân tình của cô gái, con bướm hóa thành nàng tiên, đến bên cô gái và nói: "Cô thật nhân từ, hãy nói ra ước nguyện của mình, ta sẽ giúp cô biến nó thành hiện thực." Cô gái ngẫm nghĩ một lát rồi đáp: "Tôi ước mình mãi mãi vui vẻ." Nàng tiên cúi người, nói nhỏ vào tai cô, rồi biến mất. Quả nhiên, cô gái ấy sống vui vẻ suốt cuộc đời. Khi về già, người hàng xóm năn nỉ cô nói ra bí mật. Cô cười nói: "Nàng tiên nói với tôi rằng, mỗi người ở bên cạnh đều cần sự quan tâm của tôi hãy giúp đỡ mọi người, và cô sẽ thấy vui vẻ suốt đời."Trao đổi tâm tư tình cảm là một nhân tố quan trọng trong việc bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho con trẻ. Khi nói chuyện với người khác, bạn phải tạo điều kiện thuận lợi cho người ta giãi bày tâm sự, phải thông cảm với nỗi khổ của người ta và phải nghĩ cho lợi ích của người ta, như vậy mọi người mới nhớ đến bạn. Chế độ giáo dục của chúng ta hiện nay nặng về thi cử, dường như trẻ em đang thiếu trầm trọng kỹ năng này. Mặt khác, học sinh bây giờ cũng ít giao tiếp với mọi người xung quanh, chúng dành nhiều thời gian ngồi bên máy tính hơn là trò chuyện cùng người khác, làm vậy không có lợi chút nào cho việc nâng cao mối quan hệ giữa con người với con người. Một người chưa có kỹ năng trao đổi tâm tư tình cảm, rất khó có thể xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp.Vừa lọt lòng, đứa trẻ đã phải đối diện với mối quan hệ đầu tiên là giữa cha mẹ và con cái. Cho nên cha mẹ chính là người đặt nền tảng cho quan hệ giữa con cái và mọi người sau này. Đứa trẻ có quan hệ tốt với cha mẹ, chắc chắn sẽ có quan hệ tốt với mọi người trong xã hội. Các bậc cha mẹ hãy cố gắng tạo dựng một bầu không khí tin cậy, thẳng thắn, chân thành và tôn trọng lẫn nhau trong gia đình mình.Một đứa trẻ ngay đến cha mẹ mình cũng không tin tưởng thì làm sao có thể tin tưởng người khác và được người khác tin tưởng?Những lúc các con tôi gọi điện thoại nói chuyện phiếm với bạn, tôi thường nghe được từ miệng chúng câu nói: "Mẹ tớ đối xử với mọi người cực kỳ tốt!""Làm người không được quá tuyệt tình, dù mình có đúng mười mươi đi nữa, cũng phải để lại cho người ta ba phần lối thoát." Từ nhỏ, cha tôi đã dạy tôi như vậy. Ông luôn nói với tôi: người Do Thái chúng ta chưa có nhà nước riêng, sống trên lãnh thổ của người khác, nên làm bất cứ việc gì cũng phải có điểm dừng.Cha kể cho tôi câu chuyện 1 lời ta nói vô tâm, người đau 6 tháng khó lòng quên mau, tôi vẫn còn nhớ đến nay, câu chuyện ấy như sau:Có một con gấu bị thương nặng trong lúc đánh nhau với đồng bọn, nó chạy đến ngôi nhà gỗ nhỏ bé của người trông rừng, xin cứu giúp.Người trông rừng thấy con gấu đáng thương, nên quyết định giữ nó lại. Buổi tối, bác ta cẩn thận lau vết máu cho con gấu, băng bó vết thương và còn chuẩn bị một bữa tối thịnh soạn, cùng thưởng thức với con gấu. Tất cả những việc làm này đều khiến gấu ta vô cùng cảm động.Đến khi đi ngủ, vì trong nhà chỉ có một chiếc giường nên người trông rừng mời con gấu ngủ cùng mình. Nhưng, khi con gấu vừa chui vào chăn, mùi khó ngửi trên người nó xộc thẳng vào mũi của người trông rừng."Trời ơi! Ta chưa bao giờ ngửi thấy mùi khó chịu như thế này, ngươi đúng là con rệp to nhất trên đời!"Con gấu lẳng lặng quay người đi, chẳng nói chẳng rằng, đương nhiên cả đêm hôm ấy, nó không thể chợp mắt. Gắng chịu đến khi trời sáng, nó gửi lời cảm ơn người trông rừng rồi lập tức lên đường.Nhiều năm sau, trong một lần tình cờ gặp nhau, người trông rừng ân cần hỏi con gấu:"Lần đó ngươi bị thương rất nặng, bây giờ vết thương đã liền chưa?"Con gấu bình thản đáp: "Vết đau ngoài da thịt đã lành rồi, nhưng còn vết thương trong lòng thì vĩnh viễn không thể chữa khỏi!"Còn nhớ năm tôi lên mười, một đầu bếp ở dưới tầng thường xuyên làm bánh cuốn cho mọi người ăn, nhưng lần nào chia đến phần của tôi cũng chỉ còn sót lại những mẩu bánh gãy vụn, chẳng được miếng nào vuông vắn. Tôi hậm hực không vui. Cha tôi thấy vậy, liền nói với tôi mấy lời thấm thía: "Con à, con phải biết đó là của người ta cho con, không phải tự con làm ra, con không được kén chọn, không được đòi hỏi ở người ta."Trong quá trình trưởng thành của mình, cha tôi luôn đặt giáo dục nhân cách làm nhiệm vụ hàng đầu, ông từng viết tặng tôi mấy từ sau vào cuốn sổ tay: Bác ái, cảm ơn, thành tín, nhẫn nại, lạc quan, sau cùng mới đến "tri thức" Tôi không cần nói ra chắc mọi người cũng hiểu ẩn ý.Từng lời nói, cử chỉ vô ý của cha mẹ đều để lại dấu ấn trong lòng con cái. Bốn chữ "lấy mình làm gương" rất có ý nghĩa, thậm chí tôi còn cho rằng, những lời nói việc làm hằng ngày của cha mẹ và bầu không khí gia đình còn có tác dụng giáo dục hơn so với giáo dục tại nhà trường trong quá trình trưởng thành của con em chúng ta.Tôi cũng kiến nghị các bậc phụ huynh, thỉnh thoảng nên biến tấu, kể lại cho con cái nghe những thất bại chúng ta từng gặp phải trong giao tiếp, coi đó như một bài học nhắc nhở bọn trẻ.Năm đó, vừa đáp máy bay xuống thành phố Tel Aviv, tôi đã nhận được một bài học. Tôi chủ quan nghĩ rằng, mang 150 đô-la trong tay đổi ra tiền agorot của Israel, chắc chắn người ta sẽ trả tôi đủ số tiền tương ứng. Không ngờ chỗ đổi tiền chỉ trả cho tôi 50 agorot, lúc đó tôi còn tưởng là bảng Anh, chẳng hay biết gì. Vậy là 150 đô thoáng chốc đã thành 20 đô! đến khi biết chuyện dù tôi muốn quay lại sân bay cũng đã muộn rồi. Nhưng cũng cảm ơn sự nhầm lẫn ấy đã cho tôi một bài học quý giá.Tôi không lôi chuyện đã qua ra để con cái oán trách người khác, tôi chỉ muốn chia sẻ với các con một bài học nhỏ của mình. Nhờ vậy, mỗi lần đi tới nơi khác, tôi cho ba đứa nhỏ cùng đi mua vé máy bay, chúng sẽ tính toán trên giấy xem bốn tấm vé trị giá bao nhiêu tiền, tiền thừa là bao nhiêu và cẩn thận kiểm tra tiền thừa trước khi rời quầy thanh toán. Nếu người ta trả thiếu tiền, chúng cần nhắc khéo: "Xin lỗi, các cô trả cháu thiếu tiền."Ở quê hương, tôi lấy mình làm gương, tham gia nhiều công việc xã hội, đặc biệt là những công việc liên quan đến người Trung Quốc. Tôi tích cực làm phiên dịch không công cho nhiều bộ ngành, hy vọng giúp đỡ được nhiều người Trung Quốc ở Israel. Sau này, người Trung Quốc ở Israel gặp khó khăn gì đều tìm đến tôi, hơn nữa, Bộ Tư pháp và Cục di dân của Israel cũng thường xuyên nhờ tôi làm phiên dịch. Những việc làm này vô hình khích lệ các con tôi.Trong tất cả các công việc xã hội tôi từng tham gia, việc khiến tôi tự hào nhất là vào năm 2002, tôi hỗ trợ cảnh sát Israel điều tra, phá vụ án giết người dã man trong vòng hai mươi mốt ngày. Lúc đó, có năm người Trung Quốc bị xếp vào diện tình nghi, tôi giúp cảnh sát Israel làm công tác tư tưởng cho họ. Tôi giúp họ mua thuốc lá, bàn chải đánh răng, thẻ điện thoại, ngoài ra còn giúp họ trao đổi, nói chuyện với phía cảnh sát Israel. Qua hai mươi mốt ngày thẩm vấn, cuối cùng cũng có người nói ra sự thật.Khi tôi đang thở phào nhẹ nhõm, chuẩn bị trở về nhà nghỉ ngơi, thì bỗng nhiên tôi nghe thấy một người bị tình nghi nói: "Bạn tôi giúp tôi che giấu sự việc." Câu nói này bị người phiên dịch Israel dịch nhầm thành: "Bạn tôi giúp tôi chôn xác." Cứu người như cứu hỏa, tôi lập tức xông vào phòng thẩm vấn, làm sáng tỏ sự việc. Nếu không bốn người vô tội còn lại sẽ phải chịu oan uổng. Cuối cùng, hung thủ thật sự phải chịu hình phạt, những người vô tội còn lại đều được trả tự do, họ chân thành cảm ơn tôi đã giúp họ giải oan. Sau vụ án này, tôi được Bộ Tư pháp Israel khen thưởng, sự việc cũng làm chấn động dư luận trong nước trong một thời gian ngắn.Sau này trở về Thượng Hải, tôi vẫn coi công việc xã hội là trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Tôi làm tình nguyện viên cho bệnh viện Công Lập khu Dương Kinh. Tôi luôn sẵn lòng làm người hòa giải những mối mâu thuẫn, bất hòa giữa nhân viên y tế và người bệnh. Hễ nhận được điện thoại của họ là tôi lại lập tức chạy đến bệnh viện.Giờ các con tôi đều đã đi vào con đường phát triển đúng đắn, tôi hy vọng mình có thể cống hiến toàn bộ sức lực còn lại cho xã hội. Mặc dù đôi lúc trong miệng tôi cũng thốt lên "bận, bận, bận", nhưng làm việc không ngừng như con quay cũng đã trở thành một phần tính cách trong tôi, để cho bản thân mình ngồi không, nhàn rỗi, tôi thấy không quen.Sau một ngày vất vả và bận rộn, tôi ngồi vào bàn làm việc, viết cảm nhận của một ngày vào cuốn sổ tay, đó là thói quen đã hơn ba mươi năm nay của tôi. Nhìn dấu mực in trên cuốn sổ chỗ đậm chỗ nhạt, tôi bồi hồi nhớ lại con đường gập ghềnh mà mình đã đi qua, lòng thổn thức vô hạn. Tôi từng viết bài thơ Lựa chọn của tôi, tự nói lên tấm lòng mình và cũng là những điều tôi muốn chia sẻ cùng các con: Thật ra, tôi có thể chọn dãy núi Alps, ngắm nhìn đỉnh núi tuyết trắng, tưởng nhớ về cha; Tôi có thể chọn Jerusalem, theo chân đoàn hành hương cầu nguyện, tế lễ tổ tiên; nhưng tôi đã chọn Trung Quốc, muốn đặt chân lên mọi miền đất nước...

Bí quyết làm thầy huấn luyện giao tiếp của con

1. Các bậc cha mẹ cần tạo dựng một môi trường cởi mở trong gia đình. Nếu chúng ta không bỏ lỡ thời cơ cho con em mình tự trải nghiệm các mối quan hệ xã hội từ khi chúng mới bắt đầu hoạt động giao tiếp xã hội, thì có thể phòng tránh những biểu hiện ngại giao tiếp ở trẻ. Bản thân cha mẹ thiếu tiếp xúc xã hội ở một mức độ nhất định cũng làm hạn chế cơ hội kết giao của trẻ và điều đó cũng liên quan đến việc trẻ ngại giao tiếp.2. Hãy cho một đứa trẻ giao tiếp tốt làm mẫu, thể hiện các kỹ năng giao tiếp xã hội như: mỉm cười, chia sẻ tâm tư tình cảm với người khác, hành động tiếp xúc thân thể mang tính tích cực, ngợi khen... để những đứa trẻ hướng nội, giao tiếp kém bắt chước theo. Trẻ càng làm giống người mẫu thì hiệu quả càng cao.3. Cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp xã hội cho con một cách thường xuyên, đều đặn. Các bậc cha mẹ bắt buộc phải "dạy cho" con em mình một số kỹ năng giao tiếp xã hội như: tham gia hoạt động vui chơi cùng người khác, cách ứng xử thân thiện với bạn bè, chia sẻ đồ chơi, đồ ăn với bạn như thế nào, quan tâm, giúp đỡ và cảm thông với bạn như thế nào. Cha mẹ cần thường xuyên giảng giải cho con trẻ hiểu, chúng nên nói gì, biểu lộ tình cảm và động tác như thế nào khi gặp những tình huống trên, điều này có hiệu quả hơn nhiều so với việc cha mẹ chỉ đơn thuần cho trẻ bắt chước người khác.4. Phụ huynh nên chú ý dành nhiều lời khen cho những "hành vi tốt" của con phù hợp với chuẩn mực xã hội như, hành vi chia sẻ và hợp tác; nhưng tuyệt đối không ủng hộ trẻ khi chúng có những "hành vi không tốt" như: thích công kích, chơi một mình, không coi ai ra gì. Câu chuyện "Khổng Dung nhường lê" nổi tiếng thời cổ của Trung Quốc là một ví dụ thực tế rất hay. Khi nhà có đồ ăn ngon, cha mẹ có thể để trẻ làm người chia phần; khi trẻ có cơ hội chơi cùng mọi người, cha mẹ nên khuyến khích trẻ nghĩ tới người khác, chia sẻ đồ chơi với các bạn...

Có ý thức bồi dưỡng kỹ năng quản lý cho conTrong xã hội hiện đại, kỹ năng quản lý là một loại kỹ năng không thể thiếu của những cá nhân tài năng trong môi trường quốc tế hóa. Nhiều năm trước, tạp chí Fortune của Mỹ từng dự đoán: Đến năm 2010, quản lý dự án sẽ trở thành mô thức quản lý chủ lực của chính phủ Mỹ và giới doanh nghiệp; kỹ năng và trình độ quản lý tạo nên năng lực cạnh tranh chủ yếu của các cá nhân và tổ chức trong thời đại kinh tế mới. Dự đoán này là hoàn toàn chính xác, chỉ có điều người Do Thái đã đưa ra dự đoán này từ lâu.Người Do Thái có kỹ năng quản lý cao hơn so với mặt bằng chung của thế giới một bậc. Điểm mặt CEO của các công ty nổi tiếng toàn cầu, người Do Thái luôn chiếm vị trí ưu thế. Chẳng lẽ, con cháu của người Do Thái đều học qua Học viện Quản lý sao? Học viện Quản lý không đào tạo kỹ năng quản lý, nếu không Học viện Quản lý sẽ trở nên vô cùng nhộn nhạo! Gia đình chính là nơi bồi dưỡng kỹ năng quản lý của CEO hiệu quả nhất. Phương pháp giáo dục con cái "nhận thù lao theo cơ chế thị trường" rèn luyện kỹ năng quản lý thông tin, kỹ năng quản lý giá thành, kỹ năng quản lý thời gian của con trẻ trên nhiều phương diện. Đứa trẻ được rèn luyện những kỹ năng quản lý như thế sẽ dễ trở thành nhân tài trong môi trường quốc tế hóa tương lai.Lấy gia đình tôi làm ví dụ, từ khi thực hiện phương pháp nhận thù lao theo cơ chế thị trường, tôi nhận thấy các con ngày càng được luyện tập kỹ năng quản lý dự án. Cùng làm việc nhà và tham gia vào các kế hoạch của gia đình đã trở thành trách nhiệm của cả ba đứa trẻ. Bất kể việc to việc nhỏ trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình đều cùng nhau bàn bạc, trao đổi. Việc lớn bao gồm chọn trường, chọn ngành, sắp xếp công việc trong gia đình, lập kế hoạch tương lai cho cả nhà; việc nhỏ thì như ngày hôm nay ăn những món gì, mọi người cùng đưa ra thực đơn của mình. Phụ huynh đừng coi thường quyền quản lý của con trẻ trong gia đình, rất nhiều việc chúng có thể xử lý êm xuôi. Các bước cụ thể như sau:(1) Rèn luyện kỹ năng quản lý thông tin của conTrước đây, ba đứa con tôi đều là tiểu hoàng đế trong nhà, chúng chỉ quan tâm đến quyền lợi của mình, chẳng hề để ý đến những bước đi và kế hoạch của gia đình. Còn tôi thì ôm đồm hết mọi việc, vì tôi là người lớn mà! Song các bà mẹ Do Thái không suy nghĩ như vậy, họ cho rằng con cái cũng là người chủ nhỏ, có trách nhiệm tham gia vào việc quản lý gia đình, họ khuyến khích con em mình động não thu thập thông tin, bày mưu hiến kế cho gia đình, cả nhà cùng góp sức giải quyết.Huy Huy đứng bên sạp hàng trong chợ thực phẩm ở Israel.Ví dụ, các bậc cha mẹ Do Thái giao cho con mình toàn quyền xử lý kỳ nghỉ phép hằng năm. Con cái chịu trách nhiệm lập kế hoạch đi nghỉ cho cả nhà, chúng tự lên mạng thu thập thông tin liên quan đến địa điểm du lịch. Trong quá trình thu thập thông tin, bọn trẻ phải tiến hành sắp xếp, phân tích, quy nạp các thông tin về đặc điểm du lịch, báo giá và thời tiết của các nơi, cuối cùng hình thành một bản báo cáo nhỏ, thuyết trình trước cả nhà. Phụ huynh Do Thái rất thích nhờ con cái làm "cây Phả hệ" hoặc album ảnh gia đình. Để thu thập thông tin, bọn trẻ phải đi hỏi ông bà của chúng những chuyện từ xa xưa, sau đó diễn đạt lại bằng lời của mình, làm thành một cuốn album gia đình, kết hợp giữa hình ảnh và chữ viết, tặng người thân và bạn bè. Làm "cây Phả hệ" sẽ rèn luyện tích cực cho kỹ năng quy nạp thông tin cho trẻ.Ngoài ra, những vị phụ huynh am hiểu về cổ phiếu còn chủ động hướng dẫn con em mình cùng chú ý tới những tin tức liên quan đến công ty đầu tư, cho chúng biết thông tin nào sẽ thúc đẩy cổ phiếu tăng giá hoặc giảm giá và làm ảnh hưởng tới khoản tiền đầu tư. Những phương pháp nhỏ này dường như rất đơn giản, bình thường, nhưng lại ẩn chứa dụng tâm giáo dục gia đình của người Do Thái, rèn luyện hiệu quả kỹ năng quản lý thông tin của con em họ.Con trai cả Dĩ Hoa của tôi vốn là đứa mù mờ thông tin, không ngờ quá trình rèn luyện theo nguyên tắc có làm có hưởng đã khiến nó lột xác, trở thành người thông thạo tin tức. Những thông tin thằng bé cung cấp trực tiếp đã làm tăng "GDP'' cho gia đình chúng tôi.Tri thức cũng là một loại thông tin, chịu khó bồi đắp tri thức ngày sau ắt sẽ có đất dụng võ. Khi nhà trường giảng đến luật di dân của Israel, trong đầu Dĩ Hoa chợt liên tưởng đến hoàn cảnh nhà mình, nó lập tức giơ tay hỏi thầy giáo về những điều luật có liên quan. Kết quả, nó phát hiện ra tôi chưa đi lĩnh khoản tiền phúc lợi nhằm hỗ trợ ổn định cuộc sống cho dân di cư. Sau khi tan học, thằng bé chạy thẳng về nhà, ban đầu nghe con trình bày, tôi còn không tin. Trước giờ người Do Thái làm việc gì cũng chắc chắn, nói một là một, hai là hai, sao lại quên trả tiền phúc lợi cho tôi được chứ? Nhưng, nghe Dĩ Hoa nói đến các kiến thức liên quan đâu ra đấy, lại có căn cứ xác thực, tôi bán tín bán nghi đi hỏi. Không ngờ Dĩ Hoa nói đúng, tôi lĩnh được 12.000 agorot tiền ổn định cuộc sống từ Cục Di dân. Thời điểm đó, đối với gia đình tôi mà nói, đây không phải là một khoản tiền nhỏ. Tôi vẫn luôn muốn mở một quán cơm Trung Quốc ở Israel, vừa kinh doanh các món ăn Trung Quốc, vừa bán nem rán. Tôi tính một hai năm nữa mình mới thực hiện được ước muốn này, nào ngờ con trai tôi vận dụng tri thức và trí tuệ của mình mau chóng giúp tôi hoàn thành ước nguyện. Dẫu chỉ là một tiệm trân châu nhỏ tới mức không thể nhỏ hơn, nhưng nó cũng làm tăng nguồn thu của cả nhà, đó cũng là trái ngọt đầu tiên của "cuộc cách mạng" giáo dục trong gia đình tôi.Con trai thứ Huy Huy của tôi chưa tới ba mươi tuổi đã trở thành triệu phú trên thế giới, trước hết là nhờ kỹ năng quản lý thông tin của nó. Những người bạn học Israel đặt cho nó biệt hiệu là cuốn danh bạ điện thoại kèm bản đồ thông tin. Như chúng ta đều biết, kỹ năng quản lý thông tin của những người bạn nhỏ Israel xuất sắc vượt bậc, người được chúng tán thưởng nhất định phải giỏi thật sự. Bất luận đi đến đâu, Huy Huy cũng nghe nhiều, nhìn nhiều, quan sát nhiều, hỏi nhiều. Làm những việc chi tiết này một cách quy củ giúp nó tạo thành thói quen sắp xếp các loại thông tin. Nó giống như một đầu máy VCR, ghi lại rõ ràng quy trình làm việc và yêu cầu xử lý thông tin căn cứ vào nhu cầu của mình. Những thói quen tốt ấy vẫn đi theo Huy Huy cho đến ngày nay.Như khi Huy Huy và các bạn cùng lớp đến khu chợ thương mại, nó ghé thăm những quầy hàng bán các mặt hàng nhỏ như rau củ, hoa quả, xem quầy hàng nào bán đắt hàng hơn. Qua quá trình phân tích, quan sát, Huy Huy phát hiện ra, cư dân thành phố Kiryat Shmona rất ưa thích tinh dầu, quạt gỗ đàn hương và khăn tơ tằm của Trung Quốc. Huy Huy cực kỳ phấn khởi, nó gửi số tiền kiếm được từ việc bán nem rán về Thượng Hải, nhờ bạn bè và người thân mua các mặt hàng đó gửi sang Israel. Mua một chiếc khăn tơ tằm trị giá 25 tệ ở Trung Quốc, bán ra được 250 agorot ở Kiryat Shmona, tương đương 500 tệ, lợi nhuận quá lớn.Tại sao Huy Huy luôn thu được lợi nhuận hậu hĩnh? Từ nhỏ nó đã lấy câu nói sau làm châm ngôn: Dẫu là gió, bạn cũng phải biết nó bắt nguồn từ đâu. Sở dĩ Huy Huy có thể bước vào ngưỡng cửa cao ngất của ngành kinh doanh kim cương, vì nó đã rèn luyện kỹ năng sử dụng thông tin từ nhỏ.Tôi có đứa cháu họ đã học đến thạc sĩ, một hôm thầy giáo liệt kê một số vật liệu giao cho nó đi mua.Phản ứng đầu tiên của nó sau khi nhận bản liệt kê là hỏi thầy giáo: "Em phải đi đâu mua những thứ này?"Thầy giáo ngạc nhiên đáp: "Ở chỗ bán vật liệu xây dựng."Nó lại hỏi tiếp: "Thầy nói luôn cho em biết chỗ bán vật liệu xây dựng nằm ở đâu đi ạ?"Thầy giáo nói cho nó biết địa điểm cụ thể.Đến buổi chiều, nó quay lại.Thầy giáo hỏi: "Em mua được chưa?"Nó thưa: "Em đến chỗ thầy chỉ, nhưng họ nói chỗ họ không bán hàng!"Thầy giáo hỏi lại: "Vậy em không hỏi xem chỗ nào mua được vật liệu sao?"Nó hồn nhiên trả lời: "Lần sau tới đó em sẽ hỏi lại!"Thầy giáo đành bó tay, không nói được gì.Đó là biểu hiện của việc thiếu kỹ năng quản lý thông tin. Đợi đến khi con trẻ vào Học viện Quản lý mới bắt đầu học kỹ năng quản lý thông tin thì đã quá muộn rồi. Kỹ năng quản lý thông tin thực chất là một loại kỹ năng sinh tồn, nó đến từ sự bồi dưỡng của gia đình ngay từ khi con còn nhỏ.(2) Rèn luyện kỹ năng quản lý giá thành của conTrong Hồng đăng ký, Lý Ngọc Hòa có câu hát "con nhà nghèo sớm lo liệu việc nhà." Vì con em nhà nghèo biết làm việc vặt trong nhà từ thuở nhỏ, thậm chí chúng còn tham gia vào các quyết sách của gia đình. Ngược lại, ở Israel, con em nhà giàu hiểu việc nhà hơn, các vị phụ huynh cố tình cho con em mình thâm nhập vào cuộc sống. Vun vén gia đình là công việc thử thách con người nhiều nhất, đó mới là Học viện Quản lý đích thực nhất của con người.Trí thông minh của trẻ thường làm người lớn phải kinh ngạc. Theo lý mà nói, tôi làm nem rán cũng được coi là thạo nghề, tôi từng nghĩ không biết bao nhiêu cách giảm giá thành nhưng đều không hiệu quả, vậy mà Dĩ Hoa mới hơn mười tuổi đầu, vừa mới bắt tay vào làm nem rán đã nghĩ ra bí quyết nhỏ làm giảm giá thành. Bí quyết nằm ở gia vị làm nhân nem. Người Israel thích ăn các loại rau thanh đạm như cà chua, ớt xanh, không ăn thịt lợn và các loài động vật sống dưới nước như tôm. Tôi làm nhân nem theo khẩu vị của họ, tôi băm hành tây, cà rốt, bắp cải, giá đỗ, rắc gia vị là hạt tiêu và bột nêm gà, sau đó lại cho thêm đường vào cho có màu, nhân bên trong trông vừa đẹp mắt lại còn thơm ngon. Nhưng bột nêm dùng rất nhanh hết, ở Israel lại không tiện mua nên giá thành bị đẩy lên cao.Phương pháp nhận thù lao theo cơ chế thị trường kích thích Dĩ Hoa suy nghĩ về vấn đề giảm giá thành nem rán, thằng bé trầm ngâm nói với tôi rằng: "Mẹ ạ, chúng ta không nên cho ba loại gia vị vào cùng một lúc. Ở Israel không mua được bột nêm gà, chúng ta mang từ Thượng Hải sang đây rất phiền phức, cần phải dùng tiết kiệm. Nếu bỏ ba loại gia vị vào rau, khi gặp nước bột nêm gà bị dính rất nhanh, làm vậy rất lãng phí bột nêm gà của chúng ta. Nếu bỏ bột nêm gà vào sau cùng rồi cuốn bánh đa nem lại, thì không những giữ được mùi vị thơm ngon, mà còn tiết kiệm chi phí."Trong tay Dĩ Hoa có một cuốn sổ nhỏ, ghi chép rõ ràng từng việc. Ví dụ, số bột mì hôm nay mua về đáng lý làm được năm mươi lăm cái bánh đa nem, gói năm mươi lăm cái nem. Nhưng khi trải bánh đa nem ra, nó không cẩn thận làm hỏng vài cái nên chỉ còn lại năm mươi cái. Sau đó nó làm ra bao nhiêu cái nem rán, bán hết bao nhiêu, còn lại bao nhiêu, đều được ghi lại rõ ràng trong cuốn sổ tay.Thật không ngờ, từ khi có tinh thần trách nhiệm những đứa con của tôi vốn quen cơm bưng tận miệng lại có thể lột xác như vậy. Trong giây phút ấy, tự đáy lòng mình tôi đã dấy lên sự khâm phục cách giáo dục sinh tồn của quê hương mình.Dĩ Hoa rất có tinh thần trách nhiệm, nhỡ hôm nào không bán hết nem rán, nó không bao giờ ăn hết hoặc tùy tiện tặng cho người khác, nó nhất định sẽ mang về nhà, kiểm điểm trước mặt mọi người, sau đó mới lựa chọn có ăn nem rán hay không. Còn Huy Huy, nếu bán nhầm mất một cái nem rán, nó tự giác bỏ ra 1 agorot tiền bồi thường.Khi có người đặt nem rán, Huy Huy luôn tranh thủ thời gian mang cho người ta lúc nem còn nóng, vì sợ ảnh hưởng đến cảm nhận khi ăn của khách hàng.Tôi lo Huy Huy đói bụng, nên dặn nó: "Huy Huy, trên đường đi, con nhớ lấy mấy cái ra ăn nhé."Huy Huy lắc đầu đáp: "Không được đâu mẹ. Con và anh đã phân chia công việc rồi, làm bao nhiêu thì bán bấy nhiêu, số lượng nem rán có hạn, nếu con ăn nem rán trên đường đi thì đến khi về nhà sẽ cảm thấy có lỗi." Huy Huy cho rằng ba anh em nó đã giao kèo với nhau rồi thì không được tùy ý làm trái quy định. Nó mang toàn bộ số nem rán đi giao, nếu như còn thừa, nó mang về nhà rán lại rồi mới ngồi ăn.Ở Israel, tôi từng bắt gặp một cảnh tượng vô cùng xúc động như sau:Vào trong toilet, tôi nghe thấy căn phòng nhỏ bên cạnh phát ra âm thanh kỳ lạ, tiếng động kéo dài, lại quá lạ lùng, nên tôi không khỏi tò mò.Tôi ghé mắt nhìn qua khe cửa, những gì đập vào mắt làm tôi rất xúc động.Thì ra, có một cô bé tầm bảy, tám tuổi đang kỳ cạch sửa bồn cầu. Hỏi ra mới biết, sau khi con bé đi vệ sinh xong, vì bồn cầu gặp trục trặc, nước vẫn tiếp tục chảy ra, nên một mình nó ngồi chồm hỗm trong đó, nghĩ cách sửa bồn cầu, ngăn không cho nước chảy hết ra ngoài gây lãng phí. Lúc đó không hề có cha mẹ hay thầy cô ở bên cháu bé.Không ngờ một cô bé mới bảy, tám tuổi đã có ý thức tiết kiệm tài nguyên môi trường như vậy.Có thể có phụ huynh sẽ nói: "Bây giờ con vẫn còn nhỏ, chỉ cần sau này lớn lên nó biết nên làm gì là được rồi, không cần yêu cầu quá cao đối với một đứa trẻ." Tuy nhiên, chúng ta đừng xem nhẹ giai đoạn đầu đời của trẻ, vì bất kỳ một sự tương tác nào giữa bạn và con cái đều ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời sau này của chúng. Vì vậy, ngành giáo dục có quan niệm rất quan trọng đó là "cẩn thận khi bắt đầu." Ngay từ ban đầu bạn đã có cách xử sự không đúng với con, có lẽ cả đời bạn cũng không thể làm lại được. Quản lý giá thành cũng là một loại tinh thần trách nhiệm, mà tinh thần trách nhiệm của con cái lại được vun đắp trong cuộc sống hằng ngày. Bình thường khi con đánh đổ can dầu nhưng không chịu dọn dẹp, bạn đừng mong có một ngày nó đột nhiên thay đổi thành người có tinh thần trách nhiệm. Tinh hoa của nguyên tắc có làm có hưởng khiến con trẻ nhận thấy bản thân chúng rất có năng lực, đồng thời khiến chúng hiểu về chi phí giá thành, hiểu về trách nhiệm.(3) Rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian của con"Các con, mẹ có câu hỏi như thế này: nếu có 86.400 tệ chuyển vào tài khoản của các con hằng ngày và buộc phải tiêu hết trong ngày hôm ấy, vậy các con sẽ sử dụng số tiền này như thế nào?"Trên đời này thật sự có chuyện tốt như vậy sao?Đúng vậy, bạn thật sự làm chủ một tài khoản thần kỳ như vậy, đó là "thời gian". Mỗi ngày mỗi người chúng ta đều có 86.400 giây được chuyển vào tài khoản của mình. Đối diện với của cải lớn như vậy, bạn dự định sử dụng chúng như thế nào?Trước khi rèn luyện kỹ năng quản lý tài sản cho trẻ, phụ huynh Do Thái thường dạy con em mình bài học đầu tư đầu tiên là đầu tư thời gian!Họ nói cho trẻ biết, nếu con muốn giàu có thì nhất định phải đầu tư vào thứ có giá trị hơn vàng bạc, đó là thời gian. Hầu hết mọi người trên thế giới đều muốn trở nên giàu có, nhưng rất nhiều người không muốn đầu tư cho thời gian trước nhất. Họ viện cớ, tôi chưa có thời gian, tôi rất bận, tôi phải làm việc... Những quan điểm và cách bào chữa thường thấy này là nguyên nhân lý giải tại sao thế giới chỉ có số ít người giàu.Quản lý thời gian là bài học đầu tư đầu tiên mà trẻ em Do Thái được học từ cha mẹ. Không ít phụ huynh Trung Quốc than phiền kỹ năng quản lý bản thân của con mình quá kém, luôn thua ở tính ỷ lại. Thật ra, bản chất của kỹ năng quản lý bản thân là một loại kỹ năng quản lý thời gian, nó liên quan đến năng suất làm việc và sự thành công hay thất bại của con trẻ trong sự nghiệp.Ban đầu Huy Huy nhà tôi cũng là một đứa trẻ không biết quản lý thời gian, đầu tư thời gian, tôi càng cho nó nhiều thời gian, nó càng không biết quý trọng. Sau khi thực hiện nguyên tắc có làm có hưởng trong gia đình, Huy Huy nhận ra nó cần phải sắp xếp quỹ thời gian của mình mỗi ngày. Ví dụ, trong năm tiếng đồng hồ sau khi đi học về, nó phải hoàn thành việc nhà ghi trên lịch trực nhật, còn phải ôn lại một số bài tập cần thiết trên lớp và đi đá bóng cùng các bạn nhỏ ở tầng dưới. Sắp xếp ba việc này ra sao đây? Ưu tiên việc nào trước? Việc nào cũng muốn hoàn thành thì năng suất làm việc phải như thế nào?Huy Huy chạy tới hỏi tôi: "Mẹ, có cách nào hay không mẹ?"Nghĩ đến ngày trước cả nhà thường lãng phí thời gian làm bữa trưa, con trai tôi đột nhiên cảm thấy tiếc thời gian, trong lòng tôi ánh lên niềm vui. Để Huy Huy biết quản lý thời gian, tôi không giúp thằng bé làm hết việc nhà, tiếp tục làm nồi cơm điện và máy giặt cho nó giống như trước đây nữa, tôi nói: "Con trai, thiếu thời gian là chuyện hết sức bình thường. Khi chúng ta không thể nào có được nhiều thời gian hơn người khác, thì cách duy nhất là làm sao lập kế hoạch sử dụng quỹ thời gian của mình một cách hiệu quả." Tôi còn kể cho thằng bé nghe câu chuyện về Âu Dương Tu, một học giả lớn của Trung Quốc: "Âu Dương Tu là một người vô cùng bận rộn, thoạt nhìn con sẽ thấy ông ấy không có thời gian viết văn làm thơ, song ông ấy lại biết quản lý thời gian của mình, sáng tác văn chương ở 'tam thượng'. Con có biết 'tam thượng' là ở đâu không? Đó là trên lưng ngựa, trên gối ngủ và trên nhà xí!"Từ khi có ý thức rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian của các con, tôi nhận ra muốn nâng cao kỹ năng quản lý thời gian của bọn trẻ, các bậc cha mẹ cần cho chúng hiểu rõ ba kiến thức thông thường. Thứ nhất, thời gian là tài sản hao mòn; thứ hai, có việc nặng việc nhẹ, việc gấp gáp hay việc thong thả; thứ ba, thời gian có tính phân loại. Cha mẹ có trách nhiệm dạy con trẻ phân bổ thời gian theo tính chất của sự việc, để cho chúng hiểu mình cần phải làm việc quan trọng trước và đặt ra thời gian cố định mỗi ngày để thực hiện những công việc dài hạn.Có thể sẽ có ý kiến phản biện, để con gánh vác một số kế hoạch của gia đình chỉ làm mất thời gian của nó, thậm chí còn làm mệt óc con vì phải quản lý thời gian, sao phải tự chuốc lấy phiền hà? Truyền thống giáo dục gia đình của người Do Thái càng muốn tìm đến những sự phiền hà như vậy, quan niệm giáo dục gia đình của họ là đào tạo ra một nhân tài gắn kết với xã hội, chứ không phải là một học sinh học nghề chỉ biết đọc sách. Học sinh học nghề thật đáng sợ, vì chúng chỉ kỳ vọng vào độ cao của trình độ học vấn.Thời đại học, Huy Huy chưa từng học chuyên ngành quản lý, nhưng nó lại trở thành một nhà quản lý thực thụ, điều hành công ty quy củ, hơn nữa nó vẫn giữ được sự cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi. Phần lớn mọi người không đạt được trạng thái này, vì họ không rèn kỹ năng quản lý thời gian từ khi còn nhỏ. Một số nghiên cứu chứng minh: Sự chênh lệch về năng suất làm việc giữa một người có năng suất làm việc cao và một người có năng suất làm việc kém là hơn mười lần, điểm chung của những người thành công là biết khéo léo sử dụng thời gian nhằm nâng cao hiệu quả lao động. Trên thực tế, tất cả mọi người đều phải nắm vững phương pháp và quan niệm quản lý thời gian.Bước vào căn nhà của chúng tôi ở Israel, bạn sẽ nhận thấy phòng Huy Huy trang trí đặc sắc. Trên giường, rèm cửa sổ, giá treo quần áo, tủ, gương, tường... chỗ nào cũng dán kín các mẩu giấy đủ màu sắc và kiểu cách. Bên trên những mẩu giấy ấy ghi từ vựng và những mẫu câu thường sử dụng trong tiếng Hebrew, tiếng Anh. Huy Huy không muốn thời gian trôi đi một cách vô ích, dù chỉ một phút. Vì vậy, trước lúc nhắm mắt ngủ, nó đọc thầm mẩu giấy dán ở đầu giường; sáng hôm sau thức dậy, nó vừa mặc quần áo vừa đọc mẩu giấy dán trên tường; đến khi đi rửa mặt, mẩu giấy trên gương lại đập vào mắt nó. Không riêng gì ở nhà, khi ra ngoài, Huy Huy cũng không dễ bỏ qua từng phút giây nhàn rỗi. Trước khi ra khỏi nhà, nó bỏ mẩu giấy nhỏ vào túi áo, lúc nào cũng có thể tiện tay lấy ra xem, ghi nhớ. Cho dù cuối tuần đi làm thêm ở tiệm bánh mì, nó cũng sẽ dán mẩu giấy nhỏ ở trước giá bánh mì, vừa làm vừa học. Hễ có cơ hội là nó lại nói chuyện với ông chủ để học khẩu ngữ. Đôi khi hai mẹ con tôi đang nằm trò chuyện huyên thuyên, ngoảnh lại thì đã thấy Huy Huy ngủ từ lúc nào rồi, trong tay vẫn giữ khư khư bảng từ vựng.Quản lý thời gian là một việc thú vị biết bao, nó có thể phát huy tác dụng kỳ diệu đối với sự phát triển của trẻ. Tổ chức và quản lý thời gian của mình một cách hợp lý giúp con bạn biết làm việc có trật tự, từ đó trẻ biết phân bổ thời gian, tinh thần và sức lực để làm việc hiệu quả và giải quyết các vấn đề gặp phải.Các bậc cha mẹ không cần hâm mộ con nhà người ta sau này lớn lên trở thành CEO, điều hành cả một công ty, vì các CEO bắt đầu bài học vỡ lòng về chuyên môn của mình từ chính gia đình, chứ không phải ở Học viện Quản lý. Tôi thường nghe không ít phụ huynh phàn nàn, vòi nước trong nhà đang chảy, con đi vào cũng chẳng biết đường khóa lại; con đang chơi đồ chơi, bỗng quay sang xem ti vi, không thèm dọn đống đồ chơi bày la liệt dưới đất, làm bố mẹ suýt ngã; con vì ham chơi hoặc hiệu quả học tập thấp nên không hoàn thành bài tập, buổi sáng không dậy nổi, phụ huynh phải soạn sách vở thay con, thậm chí còn làm hộ bài tập. Con cái chưa đi vào nền nếp như vậy, những bậc làm cha làm mẹ có nên xem xét lại bản thân mình hay không. Thiết nghĩ một đứa trẻ ngay đến chuyện ăn mặc của mình cũng chẳng lo xong, vậy bạn làm sao có thể trông mong sau này lớn lên nó sẽ có kỹ năng quản lý số phận của mình và số phận của bao nhiêu nhân viên trong công ty?Trong thế kỷ XXI, con cái chúng ta sẽ phải đối mặt với môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn và không thể nói trước được điều gì. Các bậc cha mẹ hãy trang bị đầy đủ kỹ năng quản lý như, ý thức quản lý chi phí giá thành, ý thức quản lý thông tin, ý thức quản lý thời gian và kỹ năng quản lý bản thân, quản lý công việc cho con cái ngay từ khi chúng còn nhỏ. Đó là sự chuẩn bị và tích lũy cần thiết cho quá trình trưởng thành, học tập và công việc sau này của trẻ, có như vậy chúng mới có thể ung dung đối mặt với tương lai.

Phương pháp bồi dưỡng kỹ năng quản lý của con

1. Lên kế hoạch cho mỗi ngày

Xác định mục tiêu của mỗi ngày, tạo thành thói quen sắp xếp các công việc phải làm hằng ngày. Buổi sáng thức dậy suy nghĩ xem mình cần làm việc gì trước nhất và bắt tay vào làm cho đến khi hoàn thành. Sau đó lại làm công việc thứ hai, cứ tiếp tục như vậy cho đến hết. Nếu kết thúc một ngày, con vẫn chưa thể hoàn thành tất cả các công việc, phụ huynh nên khuyên chúng đừng quá bận tâm lo lắng.

2. Phân biệt tính cấp bách và tính quan trọng

Việc cấp bách chưa hẳn là quan trọng, ngược lại việc quan trọng cũng không hẳn đã cấp bách. Với một đống việc bày ra trước mắt, phụ huynh hãy gợi ý cho con tự hỏi chính mình, đâu mới là việc thật sự quan trọng, cần ưu tiên xử lý trước. Nếu con trẻ bị cuốn vào việc cấp bách, cuộc sống của chúng sẽ có nguy cơ ngột ngạt, quá tải.

3. Tận dụng triệt để thời gian làm việc hiệu quả nhất

Phụ huynh nên cho con biết, nếu con thực hiện nhiệm vụ quan trọng nhất vào thời gian làm việc hiệu quả nhất trong ngày, con sẽ tốn rất ít sức lực mà vẫn hoàn thành được rất nhiều việc. Vậy khi nào mới là thời gian làm việc hiệu quả nhất? Thời gian làm việc hiệu quả của mỗi người không giống nhau, con cái cần phải tự tìm hiểu.

4. Dốc toàn bộ sức lực hoàn thành nhiệm vụ quan trọng nhất

Điều quan trọng không phải là làm một việc tiêu tốn bao nhiêu thời gian, mà là có bao nhiêu thời gian con không bị làm phiền. Một khi dốc toàn bộ sức lực vào làm việc, bất cứ khó khăn nào cũng có thể giải quyết dễ dàng, còn cứ nửa vời, vừa làm vừa chơi thì chẳng giải quyết được việc gì. Mỗi lần chỉ có thể suy xét một việc, mỗi lần chỉ có thể làm một việc.

5. Sử dụng mười phút trước khi tan học

Gần đến giờ tan học, rất nhiều học sinh thường đứng ngồi không yên. Thật ra, mười phút trước giờ tan học là "thời gian vàng", có tác dụng "kế thừa cái cũ, sáng tạo cái mới."

a. Chỉnh lý vở ghi trên lớp. Vở ghi tóm tắt nội dung bài giảng hằng ngày, bao gồm một số ý quan trọng của buổi học, do ghi vội nên nội dung hơi lộn xộn, học sinh cần sắp xếp lại trước khi kết thúc bài học của một ngày.

b. Kiểm tra bài tập. Học sinh đánh dấu những bài tập đã làm xong, đồng thời nắm rõ số lượng bài tập chưa hoàn thành.

1. Khi bản thân con muốn làm một việc nào đó, dù con làm không hoàn hảo, cha mẹ cũng nên khuyến khích con tiếp tục cố gắng, tuyệt đối không được quát tháo: Đừng làm nữa, mày chỉ làm hỏng việc thôi.

2. Phụ huynh có ý thức tạo cơ hội cho con biết tự lập, có thể bảo con tìm một đồ vật quen thuộc trong nhà hoặc là đặt ra một câu hỏi và để con tự tìm đáp án. Khi bồi dưỡng kỹ năng quản lý của con, phụ huynh phải đi từ dễ đến khó để con có động lực trong quá trình trải nghiệm thành công, chủ động tiến lên phía trước.

3. Kết hợp giữa "quản" và "thả." Muốn bồi dưỡng kỹ năng quản lý của con, phụ huynh cần phải kết hợp giữa "quản" và "thả." "Quản" tức là khi con làm một việc nào đó, phụ huynh phải quan tâm hỏi han, dự đoán con gặp khó khăn gì, sẵn sàng hướng dẫn con làm một vài việc cần thiết. "Thả" là buông tay cho con làm. Con sẽ dạn dày hơn trong quá trình thực hiện.

4. Nuôi dưỡng thói quen. Tục ngữ nói: "Mới đầu thói quen giống như tơ nhện, về sau nó giống như dây thừng." Bồi dưỡng kỹ năng quản lý của con, quan trọng nhất là phụ huynh cho trẻ hình thành thói quen tự lập và thường xuyên đôn đốc con.

5. Khi tâm trạng trẻ không tốt, phụ huynh không nên bắt con em mình tự lập hoặc ép con chịu trách nhiệm.

Triệu phú thế giới đi lên như thếGiáo dục "hành động tích cực" của IsraelTôi chú ý đến việc rất nhiều cha mẹ cho rằng, con cái có thành tích học tập tốt thì chẳng phải lo sau này nó không sống được trong xã hội, cho rằng con cái có thành tích học tập tốt có nghĩa là ngày sau cả nhà sẽ được nở mày nở mặt. Nói cách khác, họ cho rằng con cái "đạt thành tích học tập tốt" đồng nghĩa với việc nó có kỹ năng sinh tồn. Tất nhiên, khi con còn nhỏ thì đúng là như vậy, nhưng đến khi trưởng thành, con cái cần rời xa mái trường để thích nghi với cuộc sống thực tế, bản thân chúng sẽ gặp vô vàn khó khăn, trở ngại khi cuộc sống thực tế đòi hỏi ở chúng rất nhiều những kỹ năng khác nhau. Trong khi những kỹ năng này lại không được dạy ở bất kỳ trường học nào, như vậy, chẳng phải những đứa trẻ đó sẽ rất thua thiệt hay sao? Trong nhiều việc, đi trước một bước thì sẽ thành công. Ví dụ, Huy Huy sinh năm 1978, là điển hình của thế hệ 7x, vì nó không có cha mẹ giàu có, cũng không có họ hàng thân thích làm ông to bà lớn, nhìn vào số tuổi của nó, chẳng ai bảo nó mua được nhà ở Thượng Hải. Thế mà, nó lại mua được nhà cao cửa rộng làm người thân toại nguyện, trước năm ba mươi tuổi, nó đã trở thành triệu phú thế giới, thành thạo rất nhiều các kỹ năng chuyên nghiệp.Huy Huy lớn lên trong nền giáo dục đa quốc gia, trải qua những thay đổi về môi trường giáo dục từ Trung Quốc đến Israel, bản tính của nó vẫn không thay đổi, nhưng tính chậm chạp và ỷ lại thì dần mất đi. Năm tháng tôi rèn, tôi nhìn thấy một cậu con trai dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm, tận mắt chứng kiến nó đi lên từ một sinh viên bình thường tốt nghiệp đại học, trở thành thương nhân kinh doanh kim cương. Trong thâm tâm, Huy Huy luôn cảm phục phương pháp giáo dục sinh tồn của người Israel đã giúp nó biến ước mơ thành hiện thực."Con xin ngài, sau này ban cho con sự nghiệp tốt đẹp, trở thành một Yuppie thành công. Còn bây giờ, xin ngài hãy phù hộ cho con học tốt trước đã."Đó là lời Huy Huy viết trên một tờ giấy vào năm 1995 mà tôi vô tình phát hiện ra nó trong lúc dọn nhà. Thằng bé giấu tờ giấy gửi gắm ước mơ của mình ở dưới đế tượng Quan Âm. Lúc đó, Huy Huy vẫn đang đi học, nó hy vọng trời phật phù hộ, giúp nó thực hiện ước mơ. Quả nhiên, chưa đến ba mươi tuổi, Huy Huy đã thực hiện được ước mơ của mình, chỉ có điều những thành công ấy không phải là do Quan Âm phù hộ cho nó, cũng không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, mà là kết quả thẩm thấu lâu dài phương thức giáo dục sinh tồn của người Israel.Triệu phú thế giới đi lên từ nghèo khó.Trong bầu không khí giáo dục như vậy, nếu con cái của người Do Thái không mấy thông minh, chúng cũng sẽ không ngừng tìm tòi, học hỏi, rèn luyện để hiểu biết cặn kẽ về một lĩnh vực nào đó và cuối cùng đạt được thành tích cao hơn người khác một bậc, bao gồm cả phương diện học tập. Thành tích học tập của đại đa số học sinh Do Thái đều rất tốt, có một điểm rất quan trọng là các em học sinh bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm, kỹ năng quản lý bản thân, sống tích cực và làm việc hiệu quả ngay trong quá trình hun đúc, giáo dục sinh tồn.Ngày trước ở Thượng Hải, Huy Huy không thích nêu câu hỏi trong giờ học, gặp vấn đề khó hiểu, nó chỉ tìm hiểu qua loa cho xong chuyện, chứ không đào sâu tận gốc. Từ khi đến Israel, Huy Huy thấy các bạn trong lớp coi việc trao đổi bài vở với thầy cô giáo là một cách hưởng thụ, nên nó cũng ngồi không yên. Nó muốn hỏi thầy cô nhưng vẫn còn hơi nhút nhát, không dám mở miệng. Và thế là hai mẹ con tôi cùng nhau lên kế hoạch cụ thể hóa một mục tiêu rất thực tế: Mỗi ngày lên lớp, Huy Huy phải giơ tay phát biểu hai lần, nếu kiên trì thực hiện một tuần thì sẽ có thưởng. Sau khi đạt được mục tiêu này, tôi lại cùng Huy Huy đặt ra một mục tiêu cao hơn, mỗi tiết học đều phải giơ tay ít nhất một lần. Sau hai tháng, thầy giáo của nó nhận xét, trên lớp Huy Huy tích cực phát biểu. Còn Huy Huy cũng nói với tôi: "Thì ra, làm rõ những thứ mình chưa hiểu thật thú vị."Đến khi Huy Huy trở lại Thượng Hải học đại học, tôi không phải căn dặn thằng bé chuyện này nữa, nó đã coi việc nêu câu hỏi với giảng viên là một bài học bắt buộc. Thằng bé học chuyên ngành tiếng Anh, nó thường viết những vấn đề chưa hiểu rõ vào cuốn sổ tay của mình, mỗi lần lên lớp chỉ hỏi thầy cô một câu. Như vậy là nó đã giành được sự quan tâm, ưu ái của thầy cô, nó càng ngày càng nắm vững các kỹ năng cơ bản về ngoại ngữ. Trong khi đó, rất nhiều bạn học của nó ngại hỏi thầy cô, có sinh viên sợ thầy cô đánh giá mình là đứa ngu dốt, có sinh viên lại lo thầy cô từ chối khéo. Huy Huy nhà tôi không có những gánh nặng tư tưởng này, vì giáo dục "hành động tích cực" của người Isarel giúp nó biết ung dung đối mặt với những áp lực tâm lý.Mạng lưới quan hệ không phải là miếng bánh béo bở từ trên trời rơi xuống, nó đòi hỏi bạn phải vun vén và giữ gìn qua năm tháng. Về phương diện này, đích xác là Huy Huy đã học được tinh hoa trong phép xã giao của người Do Thái. Nhờ những màn diễn kịch tập luyện cách thức đối nhân xử thế từ thuở nhỏ mà sau này nó rất chủ động trong giao tiếp, ứng xử. Trong quá trình tôi luyện ở bên ngoài, nó còn biết thiết lập mạng lưới xã giao của mình. Ở thành phố Kiryat Shmona, nơi chúng tôi cư trú, mọi người gọi thằng bé là "đại sứ ngoại giao." Được dân Do Thái trao cho biệt hiệu "đại sứ ngoại giao" quả là cực kỳ khó. Chúng ta cần phải biết rằng, kỹ năng giao tiếp của người Do Thái được cả thế giới công nhận, vì họ phân bố rải rác ở các nơi trên thế giới, cho nên họ coi mối quan hệ giữa người với người là nhân tố tiên quyết dẫn đến thành công.Cũng nhờ những mối quan hệ tốt đẹp, Huy Huy giảm được không ít phiền muộn và luôn nắm bắt được những cơ hội tốt. Ví dụ về việc đẩy mạnh tiêu thụ nem rán, ở trường học Huy Huy quan hệ với bạn bè rất tốt, chính vì vậy, bạn học thường chủ động giúp nó bán hàng. Có hôm, một bạn học bảo Huy Huy là hàng xóm nhà cậu bé sắp mở bữa tiệc lớn trong vườn, thằng bé hỏi: "Huy Huy có muốn cung cấp nem rán cho nhà đó không?" Huy Huy trả lời: "Đương nhiên là có chứ." Thế là, thằng bé dẫn Huy Huy đến nhà xóm của mình, hỏi trực tiếp. Cô chủ nhà nếm thử các loại nem rán Huy Huy mang đến, cảm thấy nem rán rất phù hợp làm món tráng miệng cho buổi tối, hơn nữa cô ấy cũng có ấn tượng rất tốt đối với lời giới thiệu của Huy Huy về món ăn bình dân của Trung Quốc, nên đặt ngay một trăm cái nem rán vị sô-cô-la và phô mai.Mấy ngày sau bữa tiệc, Huy Huy lại đến thăm cô chủ nhà, hỏi cô ấy có cảm nhận như thế nào về hương vị nem rán tối hôm đó. Cô ấy nói: "Đúng lúc cô đang muốn liên hệ với cháu, món nem rán hôm đó làm tăng thêm hương vị Trung Quốc cho bữa tiệc của cô, cô nhận được rất nhiều lời khen từ khách mời. Tuần tới, một người bạn của cô cũng mở tiệc, cô ấy nhờ cô đặt một trăm cái nem rán tương tự như lần trước ở chỗ cháu." Vậy là, Huy Huy mới mười tuổi đã biết mở rộng mạng lưới khách hàng của mình, thật sự rất đáng khen.Huy Huy có được thành công như ngày hôm nay, vì nó làm việc nghiêm túc, không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào. Cho dù là xin nhân viên quản lý chợ chừa lại cho nó một vị trí nhỏ hay là việc mở chuyên mục riêng cho nó trên một tờ báo của Israel. Hồi học đại học ở Thượng Hải, tuy học chuyên ngành ngoại ngữ nhưng có thời gian là nó lại đến các buổi triển lãm trang phục Thượng Hải, triển lãm nội thất, xem mình có học hỏi được điều gì hay không. Có khi nó làm phiên dịch, có khi phân phát tài liệu, hoặc đưa ra đề nghị: "Nếu ngài muốn ở lại Thượng Hải vài ngày, có thể tôi sẽ giúp được ngài."Huy Huy luôn động viên tôi: "Mẹ ạ, tham gia các buổi triển lãm cũng là một cách tìm kiếm cơ hội."Huy Huy không phải là đứa có tham vọng viển vông, nó biết lấy mạng lưới quan hệ làm bàn đạp.Huy Huy được nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Israel rất coi trọngTôi bổ sung thêm một chi tiết ý nghĩa nữa, đó là người Do Thái coi ngoại ngữ là môn học quan trọng nhất bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp của con trẻ. Trong quá trình hình thành và phát triển, dân tộc Do Thái đã sớm nhận ra sự khác biệt về ngôn ngữ là trở ngại giao lưu văn hóa. Vì vậy, mỗi người dân đều đặt ra yêu cầu khắt khe đối với bản thân mình là cần phải thông thạo một, hai ngoại ngữ, điều đó giúp họ nắm bắt được các cơ hội trong hoạt động thương mại đa quốc gia. Trẻ em Do Thái tích cực học ngoại ngữ vì chúng tin rằng: "Biết nói một vài ngoại ngữ tức là bạn có một vài giá trị cá nhân."Tỷ lệ người dân biết nói những ngoại ngữ phổ biến ở đất nước Israel đứng hàng đầu thế giới. Hồi Huy Huy còn ở Thượng Hải, nó chỉ biết một ngoại ngữ duy nhất là tiếng Anh. Sau này đến Israel, thằng bé mới vỡ lẽ, thì ra mình biết quá ít ngoại ngữ. Trong quá trình tiếp xúc với người Do Thái, Huy Huy nhận thấy họ thường biết ba đến bốn ngoại ngữ. Như Maya, bạn học người Do Thái là di dân từ Thụy Sỹ tới, biết nói tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Anh và một thứ tiếng miền núi được sử dụng phổ biến ở Thụy Sỹ. Este, một bạn học khác người Do Thái, đến từ Thụy Điển, biết nói lưu loát tiếng Thụy Điển, tiếng Đức, tiếng Anh và tiếng Idris. Huy Huy có tố chất về ngôn ngữ lại chịu khó thức khuya dậy sớm, nỗ lực học tập, nên trình độ tiếng Hebrew và tiếng Anh của nó cũng tiến bộ vượt bậc.Không ngờ có một ngày, kỹ năng ngoại ngữ thuần thục mang lại cho Huy Huy một cơ hội bất ngờ, khiến nguyên Bộ trưởng Quốc phòng của Israel rất xem trọng.Tối hôm ấy, Huy Huy làm thêm ở nhà hàng, nó nhiệt tình chào hỏi mấy vị khách vừa bước vào cửa bằng tiếng Hebrew lưu loát: "Chào buổi tối, hoan nghênh quý khách ghé thăm nhà hàng! Xin hỏi các vị cần gì?"Trong sáu vị khách vừa bước vào nhà hàng, có ba người đàn ông và ba người phụ nữ, trong đó có một vị mặc quân phục. Sau màn chào hỏi, một người phụ nữ ngẩng đầu lên quan sát Huy Huy, bà ấy hỏi thằng bé: "Làm sao cháu có thể nói tiếng Hebrew giỏi như vậy?"Khi nắm vững một ngoại ngữ, không những chúng ta có thêm khả năng diễn đạt bằng một ngôn ngữ khác, mà nó còn ảnh hưởng tới cách tư duy, thậm chí làm thay đổi tính cách con người. Vì sự khác biệt về ngôn ngữ không chỉ thể hiện ở từ đơn, quan trọng hơn là phương thức biểu đạt không giống nhau."Cháu là người nước nào? Tại sao lại đến Israel?" Một vị khách khác đi cùng đoàn tỏ ra hiếu kỳ, hỏi Huy Huy.Người Israel rất hiếu kỳ về người phương Đông, nhưng họ thường không phân biệt được người Trung Quốc, người Nhật Bản và người Hàn Quốc."Cháu là người Trung Quốc, cháu sắp nhập ngũ ở Israel ạ!" Huy Huy lễ phép thưa."Nhập ngũ ở Israel?"Sau khi nghe Huy Huy giới thiệu xong về bản thân, một vị khách bàn đó lập tức hỏi: "Cháu muốn làm việc ở Bộ Quốc phòng không?""Cháu muốn gia nhập Không quân hoặc Cục tình báo cơ ạ." Vào Cục tình báo là ước mơ bấy lâu nay của Huy Huy."Anh hãy ghi lại số chứng minh nhân dân, họ tên và thời gian nhập ngũ của cậu ta." Vị khách này căn dặn người mặc quân phục ngồi bên cạnh. Đợi Huy Huy đọc xong số chứng minh nhân dân của mình, ông quay người vỗ vai động viên thằng bé: "Chàng trai, ước mơ của cháu sẽ trở thành hiện thực".Nhưng, Huy Huy không để tâm đến chuyện này, dù sao đây cũng chỉ là một cuộc gặp gỡ tình cờ trong cuộc sống.Ngờ đâu, mấy tháng sau, Huy Huy nhận được giấy báo nhập ngũ, mở ra xem, nó ngỡ ngàng là Cục Tình báo. Lúc này, nó mới chợt nhớ ra cuộc gặp với mấy vị khách ở nhà hàng hôm ấy. Nó tả lại quân hàm của người mặc quân phục cho Dĩ Hoa, Dĩ Hoa tròn mắt kinh ngạc: "Ông ấy là trung tướng. Chỉ có Tổng Tham mưu trưởng chỉ huy lục quân, hải quân và không quân mới được làm trung tướng đấy." Huy Huy tiếp tục miêu tả người mặc áo đen, Dĩ Hoa khẳng định chắc nịch: "Ông ấy là Bộ trưởng Quốc phòng!"Những thành công Huy Huy đạt được trong sự nghiệp sau này cũng là nhờ vào kỹ năng ngoại ngữ. Sự tự tin về ngôn ngữ khiến người khác khó có thể hoài nghi năng lực, ưu thế của nó, và cũng chính điều này đã giúp thằng bé kết giao với ông chủ của một công ty kim cương cao cấp ở Israel. Về sau, Huy Huy nắm bắt cơ hội mở nghiệp vụ bán lẻ kim cương ở Trung Quốc, sáng lập một thương hiệu hoàn toàn mới. Dòng sản phẩm mới được tiêu thụ mạnh ở trong nước nâng mức tiêu thụ kim cương của Trung Quốc vượt qua mức tiêu thụ kim cương của Mỹ, trở thành nước tiêu thụ kim cương hàng đầu thế giới. Một lần nữa, Huy Huy lại chứng minh cho mọi người thấy nó có con mắt tinh tường, đồng thời chứng minh niềm tin vào giáo dục ngôn ngữ của người Do Thái là hoàn toàn đúng đắn: "Biết nói một vài ngoại ngữ tức là bạn có một vài giá trị cá nhân".Từ một sinh viên bình thường đến thương nhân kim cương thế giớiSau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Huy Huy chủ động gọi điện thoại chào hỏi ông chủ công ty kim cương ở Israel mà trước đây nó từng làm phiên dịch giúp ông ta. Rất ít phụ huynh Do Thái đi xin việc cho con cái giống như phụ huynh Trung Quốc, họ dạy con em mình từ nhỏ là bản thân con có thể tự làm mọi việc. Có thể con đường bọn trẻ chọn sẽ trải đầy chông gai, thậm chí chúng có thể rơi vào thất bại bất kỳ lúc nào, nhưng cảm giác vui vẻ và tự tin vào mỗi bước chân của chúng đều in dấu trên con đường đi đến mục tiêu chính là nguồn gốc quan trọng xây dựng nên niềm tin và giá trị bản thân của mỗi người. Cũng chính kỹ năng ấy sẽ khiến con trẻ luôn tràn đầy tự tin, kiên định đi tới ước mơ của mình.Trong điện thoại, ông chủ công ty kim cương hẹn Huy Huy ngày hôm sau tới trung tâm kim cương. Trong lòng Huy Huy rất phấn khởi, nhưng nó vẫn điềm tĩnh bảo tôi: "Có lẽ đây là một cơ hội tốt cho con, con sẽ cố gắng. Nhưng nếu con không được nhận thì cũng coi như là một lần rèn luyện, mở rộng tầm mắt mẹ ạ."Israel được vinh danh là "thủ đô kim cương của thế giới." Mặc dù Israel không có nguồn tài nguyên kim cương, nhưng dựa vào kỹ thuật cắt, đánh bóng và gia công kim cương lâu đời nổi tiếng trên thế giới, kim cương đã trở thành ngành công nghiệp trụ cột của nền kinh tế nước này. Israel hiện chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch thương mại ngành kim cương toàn thế giới. Ramat Gan, trung tâm kim cương nằm ở phía Đông Tel Aviv, là nơi giao dịch kim cương và là trụ sở của trung tâm nghiên cứu phát triển kỹ thuật ngành công nghiệp kim cương của Israel. Ramat Gan cùng với Antwerp của Bỉ, New York của Mỹ và Mumbai của Ấn Độ là bốn trung tâm giao dịch kim cương lớn nhất thế giới. Ramat Gan tập trung 2.500 nhà máy, hiệu buôn kim cương, thật xứng với tên gọi thủ đô kim cương của Israel và cũng là trung tâm của ngành công nghiệp kim cương thế giới.Thương nhân Do Thái tôn sùng nguyên tắc kinh doanh 78:22. Tỷ lệ giữa khí ni tơ và ô xy trong tự nhiên là 78:22; tỷ lệ giữa hàm lượng nước và các vật chất khác trong cơ thể là 78:22; tỷ lệ giữa đường tròn nội tiếp của hình vuông và các phần khác cũng là 78:22. Người Do Thái cho rằng, 78:22 là quy luật vũ trụ, không thể chống lại, cho nên họ làm ăn theo nguyên tắc này. Họ cho rằng 22% người giàu trên thế giới đang nắm giữ 78% của cải xã hội, bởi vậy nên họ muốn kiếm tiền từ 22% dân số sở hữu 78% tài sản thế giới, mà kim cương là một trong những mặt hàng ưa chuộng nhất của 22% dân số đó. Kim cương (Jewel) có nghĩa là kim cương của người Do Thái (Jew).Trước khi tới thành phố kim cương Ramat Gan, Huy Huy đi mua một bộ âu phục sang trọng, lúc đến công ty thì ông chủ đang bàn dở công chuyện với mấy người khác trong phòng làm việc, nhìn thấy Huy Huy bước vào, ông ta lên tiếng: "Cậu đến thật đúng lúc, phiền cậu ghi chép lại các số liệu chúng tôi nói."Ghi chép sổ sách không được coi là việc phức tạp, hơn nữa Huy Huy đã được rèn luyện theo nguyên tắc có làm có hưởng trong gia đình, bản thân lại từng đi bán hàng rong, nên khi các vị lãnh đạo nói đến các khoản nợ, nó vừa nghe đã hiểu liền, ghi lại rất rõ ràng.Trước lúc ra về, ông chủ bảo Huy Huy: "Ngày mai nếu cậu không bận thì lại tới đây một chuyến nhé."Tài năng mới nổi.Như đã hẹn, hôm sau Huy Huy lại đến, ông chủ vẫn bảo nó ghi chép sổ sách, làm liên tục trong ba ngày, Huy Huy luôn hoàn thành xuất sắc công việc được giao. Từ nhỏ, đầu óc nó giống như cái máy vi tính, nó chẳng những có thành tích học môn toán đứng đầu lớp, mà khả năng quan sát và ghi nhớ cũng rất tốt, những thứ nó từng nhìn qua đều được lập trình trong đầu."Chàng trai, cậu ghi chép rất tốt, rất rõ ràng và không sai sót." Ông chủ vừa nói vừa đưa cho Huy Huy một tờ giấy, "Cậu xem có giải được bài toán này không?" Huy Huy có tố chất tâm lý vững vàng, chỉ tốn một vài phút nó đã làm xong."Cậu có hứng thú làm việc ở chỗ chúng tôi không?" Ông chủ mỉm cười hỏi Huy Huy.Kim cương là một ngành đòi hỏi trình độ cao, nên lính mới rất khó bước vào nghề, Huy Huy đã chờ cơ hội này từ lâu, nó nhận lời: "Tôi sẵn lòng làm việc ở đây. Xin ngài yên tâm, tôi sẽ làm việc siêng năng, chăm chỉ".Nói được làm được, Huy Huy thường xuyên làm việc tới khuya, sau khi rời cơ quan, nó phải đi bộ một quãng đường dài mới về đến chỗ ở. Ngủ được một vài tiếng, nó lại bật dậy, đi nhờ xe đến trung tâm kim cương. Không lâu sau, nhờ sự siêng năng, chăm chỉ và phẩm chất đạo đức tốt, Huy Huy nhận được sự tín nhiệm của ông chủ, ông ấy cho nó được toại nguyện ngồi trước một đống kim cương và học cách phân loại. Đó là con đường tất yếu để trở thành thương nhân kim cương.Cơ hội luôn dành cho những cái đầu biết chuẩn bị, những bài học về giám định châu báu thời đại học giúp ích cho Huy Huy rất nhiều trong công việc mới, nó nhanh chóng làm quen với công việc phân loại kim cương, miêu tả sản phẩm mới và gọi điện tìm kiếm khách hàng ở khắp nơi.Phân loại kim cương là công việc cực kỳ hao phí tinh thần và sức lực, nó đòi hỏi người làm phải có một tâm hồn khác với người thường, phải phân biệt được đâu là kim cương có giấy chứng nhận thật mang giá trị cực kỳ cao, đâu là kim cương giả hoặc là sản phẩm gia công, đồng thời phải nhìn ra những lỗ hổng hay tì vết nhỏ như mũi kim của kim cương. Phiền phức hơn là, nhiều khi có những hạt bụi li ti bám vào bề mặt kim cương, chỉ hiện rõ trên kính hiển vi nên mắt thường rất khó nhận ra.Để trở thành một người chuyên nghiệp trong lĩnh vực kim cương, mọi người khó có thể hình dung được sự nỗ lực mà Huy Huy đã bỏ ra, nó trân trọng mỗi một cơ hội đến với mình và nỗ lực vượt qua từng thử thách đầy áp lực. Đầu tiên, nó đổ túi kim cương ra một cái bàn dài giống như bàn học sinh, đặt đèn bàn có độ sáng cao và một cái cân nhỏ lên đó. Nó đeo kính lúp chuyên dụng, dùng kẹp nhỏ nhẹ nhàng gắp kim cương để dưới ánh đèn, quan sát cẩn thận kỹ lưỡng, phân loại kim cương theo cấp bậc, rồi hỏi ý kiến ông chủ để nghiệm thu. Sau đó, nó lại trộn lẫn toàn bộ số kim cương vào nhau, phân loại lại lần nữa, lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy nhằm kiểm chứng năng lực của bản thân. Mỗi khi các vị triệu phú gây dựng cơ đồ từ hai bàn tay trắng nhớ lại khoản tiền đầu tiên tự mình kiếm được, họ đều cảm thấy chua xót. Huy Huy cũng không phải là ngoại lệ. Nó thường nói, tìm kiếm ý nghĩa của cuộc đời, có lẽ không phải là đứng ở một ngưỡng cửa, mà quan trọng là sau khi bước vào ngưỡng cửa đó, bạn phải đánh đổi sự nỗ lực và chuyên tâm của mình để đi đến mục tiêu sau cùng.Tôi chia sẻ bí quyết thành công của Huy Huy từ một sinh viên đại học bình thường đến chàng trai Do Thái sáng giá nhất vùng Thượng Hải, tiếp đó trở thành triệu phú trên thế giới khi còn rất trẻ, không nhằm mục đích thôi thúc các bậc cha mẹ dồn hết tâm sức vào việc đào tạo con cái mình trở thành triệu phú, tôi chỉ muốn mọi người hiểu rằng, yêu con không phải là xem bạn cho con ăn sung mặc sướng thế nào, mà phải xem bạn có thể phát huy kỹ năng và tố chất sinh tồn của con như thế nào. Chỉ riêng chuyện cha mẹ mua nhà, mua xe cho con cái cũng làm chúng thiếu ý chí phấn đấu những mấy năm trời. Các bậc cha mẹ chưa hiểu đúng về kỹ năng tự chủ, không cảm nhận được việc lập nghiệp là điều hạnh phúc nhường nào, tự tích lũy là sự vui vẻ nhường nào, trên thực tế họ đã tước mất sức chiến đấu của con trẻ.Mọi người thường nói "con nhà nghèo sớm biết lo liệu việc nhà", nhưng nay lại có người nói rằng, trẻ em bây giờ không cần mó vào việc nhà vì điều kiện sống quá tốt. Thật ra, trẻ xuất thân trong gia đình nghèo khổ chưa chắc sẽ có tiền đồ, còn trẻ xuất thân trong gia đình giàu có cũng không hẳn là đồ vô tích sự, mấu chốt ở đây là phụ huynh dẫn dắt con em mình ra sao, vận dụng sự hiểu biết của mình như thế nào.Mấy năm gần đây, ở Trung Quốc thịnh hành trào lưu "giáo dục tố chất", tiếc là đa phần các vị phụ huynh lại thường nghĩ rằng cho con cái học đủ các môn như âm nhạc, mỹ thuật, võ thuật, vũ đạo, thư pháp, vv... nghĩa là con cái họ đang được giáo dục tố chất một cách toàn diện. Họ hoàn toàn coi nhẹ kỹ năng đối nhân xử thế, xác lập tọa độ giá trị, phẩm chất đạo đức, sự hiểu biết tương quan giữa mối quan hệ tri thức và nghề nghiệp, lý tưởng sống cùng với khả năng thay đổi thực tiễn của con em mình. Những yếu tố đó mới thật sự là nội hàm của "giáo dục tố chất", đồng thời cũng là tố chất cần thiết nhất để cho con trẻ thi thố ngoài xã hội. Còn các trường trọng điểm hay các lớp học phụ đạo cao cấp đều không có nghĩa vụ và cũng không có thời gian và công sức đâu để đào tạo những tố chất này cho bọn trẻ, chỉ có đôi bàn tay đưa nôi của người cha người mẹ mới có thể đem đến cho con món quà trưởng thành.Cha mẹ cho con cái học tiếng Anh, học đàn tranh, học múa, học cờ vây thì chúng sẽ có tiền đồ? Khi nghe các bậc phụ huynh nói một cách hãnh diện về điểm số của con em mình, tôi chẳng biết nói gì, họ hoàn toàn không để ý đến thực trạng rất nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng chưa có đủ kỹ năng sinh tồn, thiếu kỹ năng quản lý tài sản, tâm trạng giống như "gia tộc dâu tây", nên chỉ biết ăn bám cha mẹ. Đó thật sự không phải là lỗi ở con cái, mà là lỗi ở những người làm cha làm mẹ không giáo dục tố chất gia đình khoa học, nền nếp và hiểu biết cho những đứa con như thế này, để đến khi rời xa mái trường, chúng ngã ngay ở vạch xuất phát.


Cha mẹ là những người chịu khó, giàu đức hy sinh, vô tư và cam chịu nhất trên đời, nhưng xét trên khía cạnh giáo dục gia đình, sự yêu thương ở đây không chỉ là hao tốn thể lực, tâm lực và tài lực, mà quan trọng hơn phải xuất phát từ quan niệm! Quan niệm sai lầm sẽ dẫn đến kết cục thất bại. Để không phụ lại thiên chức làm cha làm mẹ, chúng ta hãy bắt đầu thay đổi quan niệm giáo dục con cái. Cơ hội luôn thuộc về người sớm có sự chuẩn bị, tương lai của con được mở ra từ ngày chúng ta thay đổi quan niệm giáo dục của mình!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro