Vo ghi Sinh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nhóm 1

 Bài 15+16: Tiêu hoá ở động vật

I.Khái niệm tiêu hoá

1. Tiêu hoá là gì?

Tiêu hoá là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.

2. Phân loại:

-Có 2 kiểu tiêu hoá:

+Tiêu hoá nội bào: Tiêu hoá bên trong TB

+Tiêu hoá ngoại bào: Tiêu hoá bên ngoài TB

3. Ý nghĩa:

-Tiêu hoá giúp cơ thể lấy được các chất trong thức ăn.

II. Tiêu hoá ở các nhóm động vật

1. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá

-Đại diện: Động vật nguyên sinh như trùng biến hình,trùng roi…

-Cơ quan tiêu hoá: Chưa có

-Cơ chế tiêu hoá: Tiêu hoá nội bào,thức ăn được tiếp nhận bằng hình thức thực bào và nhờ các enzim thuỷ phân chứa trong lizoxom mà thức ăn được tiêu hoá,cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.

2. Ở động vật có túi tiêu hoá

-Đại diện: ruột khoang

-Cơ quan tiêu hoá: túi tiêu hoá

-Cơ chế: Thức ăn được biến đổi thành các chất dinh dưỡng trong khoang tiêu hoá và được hấp thụ qua màng tế bào,chuyển hoá thành những phần riêng của tb cơ thể,đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.

3. Ở động vật đã hình thành ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá

-Đại diện: Động vật có vú,chim,côn trùng

-Cơ quan tiêu hoá:Ống tiêu hoá (nhiều bộ phận)

-Cơ chế:+ Chủ yếu tiêu hoá hoá học nhờ enzim từ tế bào tuyến

              + Một phần là tiêu hoá cơ học (tạo thuận lợi cho biến đổi hoá học)

ð  Chiều hướng tiến hoá: +Ngày càng phức tạp,từ chưa có cơ quan tiêu hoá đến có cơ quan tiêu hoá đơn giản(túi tiêu hoá) và phức tạp(ống tiêu hoá)

                                           +TÍnh chuyên hoá ngày càng tăng

                                           + Tiêu hoá nội bào=>tiêu hoá ngoại bào=>động vật ăn được thức ăn có kích thước lớn

III. Tiêu hoá ở động vật ăn thịt và ăn tạp

1. Ở khoang miệng

-Thức ăn hoặc con mồi được bắt giữ,căn,xé,nhai,nghiền nhờ hàm răng hoặc mỏ sắc,biến thành các phần tử nhỏ,tạọ điều kiện cho biến đổi hoá học nhờ các enzim tiết ra từ tuyến nước bọt.

-Răng được chuyên hoá để thực hiện các chức năng khác nhau:

+Răng cửa: Nhọn và sắc=>gặm và lấy thịt ra khỏi xương

+Răng nanh: Nhọn và dài=> cắn chặt vào con mồi và giữ con mồi

+Răng trước hàm: Lớn,sắc,có nhiều mấu dẹt=>cắt thịt thành mảnh nhỏ để dễ nuốt

 2. Ở dạ dày và ruột

­-Dạ dày:

+Thịt được tiêu hoá cơ học và hoá học giống như trong dạ dày người. Dạ dày co bóp làm nhuyễn thức ăn trộn đều với dịch vị. Enzim pepsin thuỷ phân prôtêin thành các peptit 

-Ruột ngắn vì thức ăn giàu chất dinh dưỡng và dễ tiêu:

+Ruột non: Ngắn(vài mét),dung để tiêu hoá thức ăn

+Ruột tịt: Không phát triển, không có chức năng tiêu hoá

+Ruột già: Ngắn,hấp thụ lại nước và chứa chất thải cặn bã

3. Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng

- Bề mặt hấp thụ của ruột lớn vì có nhiều nếp gấp của niêm mạc ruột,trên đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ nằm trên đỉnh của các tế bào lông ruột=>tạo điều kiện hấp thụ hết các chất dinh dưỡng

- Cơ chế hấp thụ: Gồm vận chuyển chủ động và thụ động. Các chất hấp thụ được vận chuyển qua đường máu và bạch huyết trở về tim và phân phối đến các tế bào.

IV. Tiêu hoá ở động vật ăn thực vật

1. Biến đổi cơ học

a. Ở động vật nhai lại: Trâu,bò…

Lúc ăn chúng chỉ nhai qua một lần rồi nuốt, sau đó ợ lên và nhai lại.

b. Ở động vật dạ dày đơn:Ngựa,động vật gặm nhấm

Tiêu hoá cơ học chủ yếu ở miệng, chúng nhai ở miệng kĩ hơn động vật nhai lại.

c. Gà và các loại chim ăn hạt:

Tiêu hoá cơ học chủ yếu ở dạ dày do lớp cơ của dạ dày chắc, khoẻ.

2. Biến đổi hoá học và sinh học

a. Ở động vật nhai lại:

- Dạ dày ở động vật nhai lại chia thành 4 ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế.

- Thức ăn thức ăn được thu nhận và nhai qua loa rồi nuốt vào dạ dày cỏ, khi dạ dày đã đầy thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.

- Ở dạ dày cỏ vi sinh vật phát triển mạnh gây các biến đổi về mặt sinh học.

- Thức ăn được đưa đến dạ múi khế và ở đây dưới tác động của axit HCl và enzim dịch vị, vi sinh vật trở thành nguồn cung cấp prôtêin cho động vật.

- Như vậy quá trình tiêu hoá ở dạ dày bắt đầu bằng quá trình biến đổi cơ học và biến đổi sinh học, tiếp đó là quá trình biến đổi hoá học.

b. Ở các động vật dạ dày đơn:

Quá trình biến đổi sinh học xảy ra ở ruột tịt. Ruột tịt chứa một lượng lớn vi sinh vật.

c. Ở chim và gia cầm:

- Thức ăn được chuyển từ diều đến dạ dày tuyến và dạ dày cơ.

+ Dạ dày tuyến tiết dịch tiêu hoá.

+ Dạ dày cơ khoẻ và chắc nghiền nát các hạt thấm dịch tiêu hoá sẽ biến đổi một phần chuyển xuống ruột.

- Ở đáy ruột, thức ăn tiếp tục biến đổinhờ các enzim có trong dịch tiêu hoá tiết ra từ tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến mật.

* Thức ăn chủ yếu của động vật ăn thực vật chủ yếu là xenlulôzơ. Xenlulôzơ chụi sự biến đổi sinh học nhờ vi sinh vật sống trong hệ tiêu hoá của động vật chủ.

* Vi sinh vật tiết ra enzim xenlulôza đẻ tiêu hoá xenlulôzơ, tạo nên các sản phẩm dùng làm nguyên liệu tổng hợp nên các chất sống của bản thân chúng. Chính vi sinh vật là nguồn bổ sung protein cho cơ thể chủ.

Hô hấp ở động vật

I. Khái niệm về hô hấp ở động vật:

 1. Khái niệm:

 Hô hấp là tập hợp những quá trình trong đó cơ thể lấy 02 từ môi trường bên ngoài để oxi hoá các chất trong tế bào và giải phóng CO2 ra ngoài.

 2. Các dạng hô hấp:

 - Hô hấp ngoài : Là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường thông qua bề mặt trao dổi khí.

- Hô hấp trong : là quá trinh trao đổi khí giữa tees bào với môi trường xung quanh( máu, nước) trong nội bộ cơ thể.

 - Hô hấp tế bào : Là quá trình oxi hoá các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạ động sống.

II. Bề mặt trao đổi khí.

1. Khái niệm về bề mặt trao đổi khí

Bề mặt trao đổi khí của cơ quan hô hấp là nơi diễn ra quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường xung quanh qua đó lấy 02 và thải CO2 ra ngoài môi trường.

2. Các yêu cầu của bề mặt trao đổi khí

-Bề mặt trao đổi khí rộng

- Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt

- Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.

- Có sự lưu thông khí

III. Các hình thức hô hấp

1. Hô hấp qua bề mặt cơ thể:

- Động vật đơn bào hoặc đa bào bậc thấp : ruột khoang, giun tròn, giun dẹp.

- Sự trao đổi khí được thực hiện trực tiếp qua màng tế bào hay bề mặt cơ thể nhờ sự khuếch tán.

2. Hô hấp bằng hệ thống ống khí:

- Động vật : côn trùng.

- Hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa không khí. Các ống dẫn phân nhánh nhỏ dần phân bố đến tận các tế bào của cơ thể. Hệ thống ống khí thông ra ngoài bằng lỗ thở.

3. Hô hấp bằng mang:

- Động vật : cá, tôm, cua, trai, ốc

- Ngoài 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí, cá xương còn có thêm 2 đặc điểm làm tăng hiệu quả trao đổi khí là :

 + Miệng và diềm nắp mang phối hợp nhịp nhàng giữa để tạo dòng nước lưu thông từ miệng qua mang.

 + Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang.

4. Hô hấp bằng phổi:

- Động vật : Bò sát, Chim, Thú, riêng lưỡng cư hô hấp bằng da và phổi, chim hô hấp bằng phổi và hệ thống túi khí.

- Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích của khoang bụng hoặc lồng ngực. – Sự thông khí ở phổi của lưỡng cư nhờ sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.

Bài 18. Tuần hoàn máu

·                   Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn

·        Cấu tạo chung của hệ tuần hoàn

+ Dịch tuần hoàn:  Máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô.

+ Tim là một máy bơm hút và đẩy máu chảy trong mạch máu.

+ Hệ thống mạch máu: gồm hệ thống động mạch (ĐM), hệ thống mao mạch (MM) và hệ thống tĩnh mạch (TM).

·        Chức năng của hệ tuần hoàn:

Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất (TĐC) và trao đổi khí (TĐK) cho các hoạt động sống của cơ thể.

·                   Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật

Động vật đa bào có cơ thể nhỏ, dẹp và động vật đơn bào không có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể

Các dạng hệ tuần hoàn

·        Hệ tuần hoàn hở và Hệ tuần hoàn kín

HTH hở

HTH kín

Đại diện

- Đa số loài thuộc ngành thân mềm (trai, ốc sên,…)

- Ngành chân khớp (côn trùng, tôm,…)

- Mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu.

- Động vật có xương sống

Đặc điểm

KHÔNG CÓ mao mạch nối giữa ĐM và TM

CÓ mao mạch nối giữa ĐM và TM

Con đường máu

Máu từ tim dồn vào ĐM, vào thẳng khoang cơ thể rồi quay trở về tim theo TM.

Máu từ tim dồn vào ĐM, đến MM (TĐC/TĐK với tế bào) rồi quay trở về tim theo TM.

Nhận xét

- Máu chảy với áp lực thấp

- Máu chảy với áp lực trung bình hoặc cao

- Máu chảy chậm

- Máu chảy nhanh

- Máu, dịch mô và chất thải bị trộn lẫn

- Máu và dịch mô riêng biệt

     => Hiệu quả TĐC/TĐK không cao

     => Hiệu quả TĐC/TĐK cao hơn

Ghi chú

Gồm:   + HTH đơn

            + HTH kép

·        Hệ tuần hoàn đơn và Hệ tuần hoàn kép

HTH đơn

HTH kép

Đại diện và cấu tạo tim

Cá: tim 2 ngăn (tâm thất ở trên và tâm nhĩ ở dưới)

- Lưỡng cư: tim 3 ngăn

- Bò sát: tim 3 ngăn và vách hụt (trừ cá sấu tim 4 ngăn)

- Chim và thú: tim 4 ngăn

Đặc điểm

- Chỉ có 1 vòng tuần hoàn

- Có 2 vòng tuần hoàn

      + vòng nhỏ: qua phổi

      + vòng lớn: đi khắp cơ thể

- Máu chỉ qua tim 1 lần nên chảy với áp lực trung bình và tốc độ bình thường

- Máu qua tim 2 lần nên chảy với áp lực cao và tốc độ nhanh

=> Nhận xét: Hiệu quả trao đổi khí/trao đổi chất của hệ tuần hoàn kép lớn hơn vì máu giàu Oxi và máu CO2 không bị pha trộn với nhau

* Về sự tiến hóa của hệ tuần hoàn

- Từ không có hệ tuần hoàn đến có hệ tuần hoàn

- Cấu tạo hệ tuần hoàn ngày càng phức tạp

- Hiệu quả TĐC/TĐK ngày càng cao

·                   Hoạt động của tim

·        Biểu hiện của tim

- Tiếng tim: “thình” “thịch”

            + “thình”: đóng van nhĩ – thất

            + “thịch”: đóng van động mạch

- Điện tâm đồ:

Điện tâm đồ là đồ thị ghi những thay đổi của dòng điện trong tim. Những dòng điện được tạo ra từ quá trình co bóp tim tuy rất nhỏ, khoảng 1 phần nghìn volt, nhưng có thể dò thấy được từ các cực điện đặt trên tay, chân và ngực bệnh nhân và chuyển đến máy ghi. Máy ghi điện khuếch đại lên và ghi lại trên điện tâm đồ. Điện tâm đồ được sử dụng trong y học để phát hiện các bệnh về tim như rối loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim v.v...

- Mỏm tim đập

·        Tính tự động của tim

- Tính tự động của tim là khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim nhờ hệ dẫn truyền tim

- Hệ dẫn truyền tim bao gồm : nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puoockin.

- Hoạt động của hệ dẫn truyền:

Nút xoang nhĩ (tự phát xung điện) làm cơ tâm nhĩ co, xung điện lam đến nút nhĩ thất làm bó His co rồi theo mạng Puốc kin lan khắp tim làm cơ tâm thất co.

- Ý nghĩa:      

+ tự động hoạt động, cung cấp đầy đủ oxi và dưỡng chất cho cơ thể ngay cả khi ngủ.

            + ứng dụng trong chữa bệnh

·        Chu kì hoạt động của tim

- Mỗi chu kì tim được tính từ lần co tâm nhĩ thứ nhất đến lần co tâm nhĩ thứ hai.

- Một chu kì của tim bao gồm 3 pha, (đối với người trưởng thành bình thường) kéo dài 0.8 giây

Hoạt động

Nghỉ

Tâm nhĩ

0.1s

0.7s

Tâm thất

0.3s

0.5s

·        Thời gian nghỉ>thời gian hoạt động

·         Tim có thể phục hồi chức năng

+ Pha nhĩ co: diễn ra trong 0,1 giây

+ Pha thất co: diễn ra trong 0,3 giây

+ Pha dãn chung: diễn ra trong 0,4 giây

- Mối quan hệ giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể: khối lượng cơ thể càng lớn thì nhịp tim càng chậm

·                   Hoạt động của hệ mạch

·        Cấu trúc của hệ mạch

- Thiết diện: ĐM>TM>MM

- Tổng thiết diện: MM>TM>ĐM

·        Huyết áp

- Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch khi tim co bóp đẩy máu vào động mạch

- Huyết áp tâm thu ứng với lúc tim co. Huyết áp tâm trương ứng với lúc tim giãn

- Trong suốt chiều dài của hệ mạch (từ động mạch đến mao mạch và tĩnh mạch) có sự biến động về huyết áp (giảm dần từ động mạch về tĩnh mạch)

- Tác nhân gây thay đổi: Lực co tim, nhịp tim, khối lượng, độ quánh của máu, sự đàn hồi của mạch máu.

·        Vận tốc máu

- Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây

- Vận tốc máu trong các đoạn mạch của hệ mạch liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của mạch  và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch, cụ thể:

            + Tổng tiết diện của mạch càng nhỏ thì vận tốc máu càng lớn và ngược lại

            + Chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch càng lớn thì vận tốc máu càng lớn và ngược lại

- Tốc độ máu giảm dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch, thấp nhất trong mao mạch và tăng dần từ tiểu tĩnh mạch về tĩnh mạch chủ

CÂN BẰNG NỘI MÔI

I. Khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi

Khái niệm: Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.

Ý nghĩa:

- Sự ổn định về các điều kiện lý hóa của môi trường trong (máu, bạch huyết và dịch mô) đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.

- Các tế bào, các cơ quan của cơ thể chỉ hoạt động bình thường khi các điều kiện lý hóa của môi trường thích hợp và ổn định.

II. Sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi

Bộ phận

Các cơ quan

Chức năng

Tiếp nhận kích thích

Thụ thể hoặc các cơ quan thụ cảm: mạch máu, da,...

-         tiếp nhận kích thích từ môi trường bên ngoài

-         hình thành xung thần kinh truyền về từ bộ phận điều khiển

Điều khiển

Trung ương thần kinh, tuyến nội tiết

Điều khiển hoạt động các cơ quan bằng cách gửi đi tín hiệu thần kinh hoặc hoocmon

Thực hiện

Các cơ quan: thận, gan, tim, phổi

Tăng hoặc giảm hoạt động nhằm đưa môi trường về trạng thái cân bằng và ổn định

vSự thay đổi môi trường trong cơ thể sẽ tác động lên cơ quan tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc thụ quan) - cơ quan này truyền thông tin dưới dạng xung thần kinh lên cơ quan điều khiển (cơ quan thần kinh hoặc tuyến nội tiết)

v Cơ quan điều khiển truyền xung thần kinh hoặc hocmon xuống cơ quan thực hiện

v Cơ quan thực hiện làm thay đổi nội môi trở về trạng thái bình thường.

vSự thay đổi này có thể trở thành kích thích tác động ngược trở lại bộ phận tiếp nhận kích thích => LIÊN HỆ NGƯỢC.

III. Vai trò của thận và gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu

1.     Vai trò của thận

* Vai trò của thận: tái hấp thu hoặc thải bớt nước và các chất hòa tan trong máu, giúp điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu.

*Áp suất thẩm thấu của máu ảnh hưởng bởi lượng nước và nồng độ các chất tan trong máu.

Thận thải ra các chất thải (ure, creatin,...) qua đó duy trì áp suất thẩm thấu.

2.     Vai trò của gan

Khi xa bữa ăn, nồng độ glucose giảm, tuyến tụy tiết hoocmoon glucagon, chuyển glicogen thành glucose đưa vào máu => nồng độ glucose tăng lên, duy trì mức ổn định

Vai trò của gan: điều hòa nồng độ đường huyết

IV. Vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi

vCác tế bào trong cơ thể hoạt động trong môi trường pH nhất định.

vCác hoạt động của tế bào và các cơ quan sảnh sinh ra các chất có thể làm thay đổi pH máu => pH máu ổn định nhờ hệ đệm.

vHệ đệm có khả năng lấy đi H+ hoặc OH- khi các ion xuất hiện trong máu

vPhổi và thận có vai trò quan trọng trong cân bằng pH nội môi

 CO2 tăng lên sẽ làm tăng H+ trong máu. Khi đó phổi sẽ thải CO2

 Thận điều hòa pH nhờ khả năng thải H+ và Na+, thải NH3

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#lily