Mở bài + lời dẫn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

      Nhà văn Thạch Lam đã từng nói: "Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để người đọc có bài học trông nhìn và thưởng thức". Đúng vậy! Đã là một nhà văn, cầm bút viết lên tác phẩm, dùng ngòi bút biến chất liệu thành những câu văn thì có lẽ, điều tạo nên sự khác biệt giữa những nhà văn chân chính là " đôi mắt" nhìn đời của họ. Như "người dẫn đường tới xứ sở cái đẹp", đằng sau mỗi mảnh đất hiện thực mà nhà văn tái hiện ta luôn nhìn thấy trong đó những điều mới lạ, những phát hiện tinh tế và cả những triết lí nhân sinh sâu sắc. Xã hội bao gồm nhiều mảnh ghép nhỏ mà mỗi nhà văn là người phản ánh những khía cạnh ấy trong cuộc sống. Nếu ta từng bật cười với cảnh "một đám ma có tất cả nhưng chẳng có gì " trong Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng, thì khi đến với Vợ Nhặt của Kim lân ta thực sự xúc động với một đám cưới "thiếu tất cả mà đầy đủ tất cả" của Tràng và Thị.

      Kim Lân được đánh giá là một trong những gương mặt xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông sáng tác trước và cả sau cách mạng, sở trường của ông là viết về truyện ngắn. Ông chuyên viết về đề tài nông thôn và những người con người bé nhỏ cam phận, chân quê và bình dị vùng Đồng Bằng Bắc Bộ. Nguyên Hồng từng nhận xét "Kim Lân là một nhà văn đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy nông thôn". Ông là mẫu nhà văn "Quý hồ tinh, bất quý hồ đa", "vết kĩ lưỡng, viết từ gan ruột, không chấp nhận sự nhạt nhẽo, giả tạo" ( Đỗ Kim Hồi). Sự nghiệp sáng tác của ông không nhiều nhưng để lại nhiều tác phẩm có giá trị. "Vợ nhặt" là một tác phẩm như thế! Vợ Nhặt được coi là một kiệt tác trong sự nghiệp sáng tác của Kim Lân cũng như là truyện ngắn xuất sắc của văn xuôi VN hiện đại. Tiền thân của tác phẩm này là một chương trong tiểu thuyết "Xóm ngụ cư" được tác giả viết ngay sau CMT8 năm 1945, sau đó bị mất bản thảo. Tận đến khi hòa bình lập lại năm 1954, ông mới dựa vào cốt truyện cũ để viết "Vợ Nhặt".

Nạn đói khủng khiếp và dữ dội năm 1945 đã hằn in trong tâm trí Kim Lân-một nhà văn được xem là con đẻ của đồng ruộng. Đến với những mảnh đất hiện thực được cày xới kĩ lưỡng dưới những trang văn của các cây bút gạo cội như Nam Cao, Ngô Tất Tố..thì Kim Lân vẫn có một mùa bội thu. "Vợ nhặt" lúc bấy giờ như một tia chớp lóe lên giữa màn đêm tối kịt của đói nghèo, đau khổ và bất hạnh. Kim Lân đã không chỉ tái hiện lại bức tranh hiện thực đời sống khách quan, mà qua lăng kính chủ quan của mình bức tranh ấy có những nét khám phá, cái nhìn mới lạ đầy hấp dẫn. Cái nhìn ấy là gì? Là viết về cái đói, thông qua nạn đói nhà văn muốn gửi đến một thông điệp ý nghĩa hơn, nhân văn hơn, thấm đẫm giá trị hơn: Khi đói người ta không nghĩ ngay đến cái chết, chỉ nghĩ đến con đường sống. Dù trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết thì họ vẫn khát khao hạnh phúc, hướng về ánh sáng,  vẫn tin vào sự sống và hi vọng ở tương lai, vẫn muốn sống, sống cho ra người. Và chân lý ấy đã được KL truyền tải trọn vẹn trong nhân vật...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro