vo nhat

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

VỢ NHẶT                        ( Kim  Lân )

Tóm tắt: Tràng - gã trai ngèo khổ, dân ngụ cư làm nghề đẩy xe bò thuê, nuôi mẹ già. Hai mẹ con ở trong một mái nhà tranh vắng teo, rúm ró. Trận đói kinh khủng đang diễn ra, người chết đói như ngả rạ. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh, hắn hò một câu vượt dốc rất tình. Một cô gái ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng, sau 2 lần gặp mặt thị quyết định theo Tràng về nhà ra mắt mẹ. Xóm ngụ cư ngạc nhiên khi thấy một người đàn bà xa lạ đi theo Tràng họ bàn tán, có phần lo ngại. Trong nhá nhem tối, bà cụ Tứ gặp và nói chuyện với nàng dâu mới. Lần đầu nhà Tràng có dầu thắp đèn… Tiếng ai hờ khóc người chết đói ngoài xóm lọt vào. Sáng hôm sau, bà mẹ chồng và nàng dâu mới quét dọn trong nhà ngoài sân. Bữa cơm – cháo cám – đón nàng dâu mới, bà cụ Tứ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng sau này. Thị nói về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật. Tràng nhớ lại lá cờ đỏ bay phấp phới hôm nào…

1, Tác giả: Kim Lân – cây bút chuyên viết truyện ngắn với đề tài: nông thôn và người nông dân.

2, Tác phẩm:

a, HCST: “ Vợ nhặt” thực ra là một  chương trong tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”, được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công nhưng còn dang dở và mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại, Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này .  “Vợ nhặt”  in trong tập “Con chó xấu xí” (1962).

b, Nội dung:

* Nhan đề:

 - Vợ nhặt – nhặt được vợ (không phải cưới hỏi theo phong tục).

 - Phản ánh thân phận con người bị rẻ rúng như rơm rác, có thể nhặt ở bất kì đâu, bất kì lúc nào. Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng “nhặt” được vợ. Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.

* Tình huống truyện: Nhân vật Tràng, một anh nhà nghèo xấu xí, dân ngụ cư (bị người làng khinh rẻ), giữa lúc đói khát lại lấy được vợ.

- Một người khó có thể lấy vợ như Tràng lại có vợ một cách dễ dàng, hơn nữa có vợ trong cảnh nạn đói đang đe dọa khiến cho người dân xóm ngụ cư ngạc nhiên, thậm chí mẹ Tràng, bản thân Tràng cũng ngạc nhiên. Điều này cho thấy đây là một tình huống độc đáo, bất ngờ và có lí.

- Tràng “nhặt” được vợ là “nhặt” thêm một miệng ăn, “nhặt” thêm tai họa cho mình. Dân làng, mẹ Tràng và bản thân Tràng đều lo lắng. Điều này chứng tỏ đây là một tình huống éo le.

- Gía trị của tình huống:

  + Hiện thực: phản ánh nạn đói và sự rẻ rúng của con người do đói.

  + Nhân đạo:  ca ngợi tình nhân ái, cưu mang đùm bọc nhau.

                        ca ngợi khát vọng của con người hướng tới sự sống và hạnh phúc.

                        tố cáo tội ác của thực dân, phát xít.

* Nhân vật Tràng:

- Lai lịch, ngoại hình: gã trai ngèo khổ, dân ngụ cư làm nghề đẩy xe bò thuê, nuôi mẹ già => bị coi khinh.

- Tính cách:

 + Là người vô tư, nông cạn: không biết tính toán, không ý thức hết hoàn cảnh của mình. Chuyện quan trọng trong đời là lấy vợ mà chỉ quyết định trong giây lát.

 + Tràng là người đàn ông nhân hậu, phóng khoáng:

    . Lấy vợ trước hết là lòng thương đối với một con người đói khát hơn mình.

    . Có ý thức chăm sóc vợ ngay từ buổi đầu (dắt vợ đi ăn, mua cái thúng, mua vài bạc dầu thắp trong đêm tân hôn …).

 + Sau khi có vợ Tràng trở thành một con người có trách nhiêm.

    . Trở về xóm ngụ cư có người đàn bà bên cạnh: vui vẻ, hãnh diện.

    . “Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu, gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng”.

    . “ Hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này”.

* Nhân vật người vợ nhặt:

- Lai lịch, ngoại hình: không rõ lai lịch, không tên, không tuổi, không việc làm, không nhà cửa => thân phận rẻ rúng. Ngoại hình gầy yếu, xanh xao.

- Tính cách:

 + Khi mới gặp Tràng: đanh đá, táo bạo, (chao chát chỏng lỏn).

 + Khi chấp nhận làm vợ Tràng:

    . Rón rén, e thẹn, lo âu, băn khoăn, hồi hộp khi bước chân về “làm dâu nhà người” ( trên đường về xóm ngụ cư khép nép đi sau Tràng, tay vân vê vạt cáo; về nhà rón rén ngồi mớm ở mép giường…)

    . Sau đêm tân hôn trở thành người vợ đảm đang, hiền hậu đúng mực, biết quan tâm chuyện ngoài xã hội (kể chồng và mẹ nghe chuyện người ta phá kho thóc Nhật).

=> Ở thị toát lên lòng khao khát sự sống. Thị tiêu biểu cho số phận những người phụ nữ trong nạn đói năm 1945: nghèo đói, rẻ rúng, nhân phẩm trở lại trong tình người.

* Nhân vật bà cụ Tứ:

- Buổi chiều tối khi gặp con dâu mới:

  + Lúc đầu ngạc nhiên khi thấy người đàn bà lạ trong nhà.

  + Sau khi hiểu được cơ sự, bà tế nhị - gọi thị là con rất tự nhiên và nói chuyện rất thân tình.

  + Vui, buồn lẫn lộn: vui vì con trai có vợ, Bà đã có con dâu.

 + Buồn, tủi vì nghi không lo cưới vợ một cách đàng hoàng cho con.

 + Lo và thương con vì không biết con có qua khỏi nạn đói hay không.

- Buổi sáng hôm sau:

  + Dậy sớm dọn dẹp nhà cửa, nói chuyện vui để tạo niềm vui cho con.

  + Bát cháo cám đắng chát và tiếng trống thúc thuế, bà lại khóc nhưng cố tình không cho con biết.

=> Người mẹ nhân hậu, giàu đức hi sinh.

* Giá trị tác phẩm:

 - Gía trị hiện thực:

   + Phản ánh tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.

   + Phản ánh thực tế - trước nguy cơ của cái đói, cái chết thân phận con người trở nên “rẻ rúng” như rơn như rác.

   + Phản ánh xu hướng những người dân nghèo đã và sẽ đến với CM một cách tự nhiên.

  - Gía trị nhân đạo:

   + Lòng cảm thông sâu sắc của tác giả với những cảnh nghèo đói, trớ trêu. Đó cũng là lời tố cáo tội ác của những thế lực chà đạp lên quyền sống con người – thực dân và phát xít.

   + Phát hiện bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu ở người nông dân nghèo: ngay trên bờ vực của cái chết, họ vẩn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu đùm bọc lẩn nhau.

c, Nghệ thuật:

  - Xây dựng tình huống độc đáo.

  - Phân tích tâm lí nhân vật sâu sắc (đặc biệt tân trạng bà cụ Tứ).

  - Ngôn ngữ nông thôn được thể hiện một cách nhuần nhị.

d, Chủ đề: Những con người bần cùng, lương thiện, trong cảnh đói kém khủng khiếp do bọn thực dân phong kiến gây ra, đã cưu mang đùm bọc lấy nhau và hi vọng một cuộc sống mới tốt đẹp hơn mà CM đem đến.

 LUYỆN TẬP:          

Câu 2 điểm:

1. Nêu HCST tác phẩm?

2. Ý nghĩa nhan đề và tình huống truyện Vợ nhặt?

3. Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật tác phẩm?

Câu 5 điểm:

1. Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

2. Phân tích nhân vật Tràng?

3. Phân tích tâm trạng Bà cụ Tứ khi có con dâu? Anh chị hiểu gì về tấm lòng người mẹ qua hình ảnh bà cụ Tứ?

4. Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm?

5. Nét nghệ thuật nổi bật của truyện ngắn? Chi tiết nào trong tác phẩm gây xúc động hơn cả? Tại sao?

 

                               

 

                                        VỢ CHỒNG A PHỦ                       (Tô Hoài)

 

* Tóm tắt:Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị, không đủ tiền cưới phải đến vay nhà thống lí, bố của thống lí Pá Tra bây giờ. Mẹ Mị đã chết, bố Mị đã già mà món nợ mỗi năm phải trả lãi một nương ngô vẫn còn. Năm đó, ở Hồng Ngài tết đến, A Sử con trai thống lí Pá Tra lừa bắt cóc được Mị về làm vợ cúng trình ma. Mị trở thành con dâu gạt nợ. Khổ hơn con trâu con ngựa, lùi lũi như con rùa trong xó cửa. Mị toan ăn lá ngón tự tử. Thương cha già, Mị chết không đành. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Một cái tết nữa lại đến. Mị thấy lòng phơi phới. Cô uống rượu ực từng bát, rồi chuẩn bị lấy váy áo đi chơi. A Sử đã trói đứng Mị bằng một thúng sợi đay.
      A Phủ vì tội đánh con quan nên bị làng phạt vạ một trăm bạc trắng. A Phủ trở thành người ở nợ cho Pá Tra. Một năm rừng động, A Phủ để hổ bắt mất một con bò. Pá Tra đã trói đứng anh vào một cái cọc bằng một cuộn mây. Mấy ngày đêm trôi qua, A Phủ sắp chết đau, chết đói, chết rét thì được Mị cắt dây trói cứu thoát. Hai người trốn đến Phiềng Sa nên vợ nên chồng. A Phủ gặp cán bộ A Châu kết nghĩa làm anh em được giác ngộ trở thành chiến sĩ du kích đánh Pháp.

I. Tác giả: Tô Hoài là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong văn học hiện đại VN. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Ông cũng là nhà văn luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động. Sáng tác của ông thiên về diễn tả những sự thật của đời thường.

II. Tác phẩm:

 * HCST: “Vợ chồng A Phủ(1952) in trong tập “Truyện Tây Bắc”, được tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội Văn Nghệ Việt Nam (1954 – 1955). “Truyện Tây Bắc” là kết quả chuyến thâm nhập thực tế của Tô Hoài cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc (1952). Trong chuyến nđi này, Tô Hoài đã sống và gắn bó nghĩa tình với đồng bào các dân tộc: Thái, Mường, Mông,… và chính cuộc sống của đồng bào các dân tộc miền núi đã khơi nguồn cảm hứng sáng tạo để Tô Hoài hoàn thành ba truyện ngắn: “Cứu đất cứu mường”, “Mường Dơn” và “ Vợ chồng A Phủ”.

 * Nội dung:

Nhân vật Mị:

1, Mị trước khi về làm dâu nhà thống lí Phá Tra:

     - Mị là cô gái trẻ, đẹp, yêu đời, có tài thổi sáo hay, có bao trai làng say mê.

     - Mị còn là người có ý thức về sự tự do của mình: “Con nay đã biết cuốc nương, làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố, bố đừng bán con cho nhà giàu”.

2, Khi mới về làm dâu:

 - Đêm nào Mị cũng khóc

 - Trốn về nhà.

 - Định tự tử.

=> Những hành động phản kháng.

3, Sau một thời gian làm dâu:

 - Mị không thể chết nên từ bỏ khát vọng tự do.

 - Mị sống một cuộc đời khác.

  + Quen khổ: tưởng mình cũng là con trâu, con ngựa.

  + Lùi lũi: “lùi lũi như con rùa trong xó cửa”, “lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”.

  + Vô thức trước thời gian, mất cảm giác về không gian: buồng kín mít, có một của sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng thấy trăng trắng không biết sương hay là nắng.

 => Sự đày đọa về thể xác và tinh thần đã bóp nghẹt sức sống trong Mị.

4, Cuộc trỗi dậy đầu tiên (những đêm tình mùa xuân trên đất Hồng Ngài):

 - Yếu tố tác động: không khí mùa xuân, những chiếc váy hoa, đám trẻ chơi quay, đặc biệt tiếng sáo gọi bạn tình.

 - Phản ứng của Mị:

  + Mị uống rượu, thổi sáo, lòng Mị “đang sống về ngày trước” ->  đột nhiên vui sướng, thấy mình còn trẻ và muốn đi chơi.

  + Kí ức càng đẹp Mị càng đau đớn trước thực tại -> có ý nghĩ tự tử.

  + Cuối cùng Mị quyết định thoát ra khỏi sự giam hãm tối tăm, chất chội -> hành động: làm cho đèn sáng thêm, quấn tóc lại, lấy cái váy hoa để sẵn sàng bước theo tiếng sáo, đi chơi xuân.

 - Khi bị trói (A sử xuất hiện, trói đứng Mị bằng một thúng sợi dây đay):

  + Tâm tưởng Mị vẫn bay bổng theo những cuộc chơi. Mị vùng bước đi; tay chân không cựa được; Mị lại đau đớn, thổn thức …

 => Sức sống chưa hoàn toàn lụi tắt; ở Mị đã có sự giải thoát về tinh thần.

5, Cuộc trỗi dậy thứ hai (đến cởi trói cho A Phủ):

 - Bối cảnh: A Phủ bị trói đứng tại nhà Thống lí Pá Tra.

 - Phản ứng của Mị:

  + Những đêm đầu thản nhiên thổi lửa hơ tay – có lẽ ở nhà “bố chồng” Mị quá quen với cảnh này.

  + Những giọt nước mắt của A Phủ làm cho Mị nhớ lại đêm năm trước Mị bị A Sử trói.

  + Mị lo cho A Phủ phải chết, chết đau, chết đói, chết rét.

  + Mị thấy căm bọn thống lí “chúng nó thật độc ác”.

  + Từ thương mình đến thương người Mị đã cắt dây trói cứu A Phủ rồi bỏ chạy theo A Phủ.

=> Mị cứu A Phủ xuất phát từ bản năng; những nguyên nhân sâu xa là sự trỗi dậy của khát vọng sống, tự do. Cho thấy sức sống tiềm tàng của người con gái  yếu ớt dám chống lại cả cường quyền và thần quyền.

Nhân vật A Phủ

1, Thân phận: Chàng trai nghèo, khỏe mạnh, mồ côi, sống tự lập từ bé, bị món nợ xô đẩy trở thành nô lệ- người ở gạt nợ nhà thống lí Pá Tra.

2, Tính cách:

 - Giàu bản lĩnh, thiết tha yêu đời: từ nhỏ đả thích sống ở vùng cao, đánh A Sử vì A Sử cậy quyền cậy thế phá đám trong cuộc chơi.

 - Mạnh mẽ, cứng cỏi, lì lợm:

  + Đứng trước sự bất công, hành động một cách quyết liệt: đánh A Sử.

  + Bị bắt, bị phạt vạ (100 đồng bạc trắng) vẫn nhẫn nhục chịu đòn, chịu phạt.

  + Được cỏi trói, vùng bỏ chạy, băng xuống dốc.

=> Tiêu biểu cho thanh niên nghèo miền núi, là người ở gạt nợ, trở thành công cụ lao động đắc lực cho chủ. Vẻ đẹp nổi bật ở A Phủ là lòng ham sống, yêu tự do.

* Giá trị tác phẩm:

1, Gía trị hiện thực:

 - Phản ánh nỗi khổ (thân xác, tinh thần) của người dân nghèo miền núi.

 - Phản ánh sự áp bức, đày đọa người dân của bọn chúa đất nơi miền núi.

 - Phản ánh những quy luật của xã hội: hoàn cảnh tác động đến tính cách con người; con người bị ức hiếp, đè nén sẽ tự tìm đướng giải phóng – xu thế cách mạng.

2, Gía trị nhân đạo:

  - Sự cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với số phận của những con người bất hạnh.

 - Thái độ phê phán sâu sắc của nhà văn đối với bọn quan lại phong kiến miền núi, thái độ căm giận trước những thế lực chà đạp lên quyền sống của con người.

 - Tác giả còn phát hiện và trân trọng những phẩm chất cao đẹp của con người, nhất là tình yêu tự do và sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của người dân miền núi Tây Bắc.

 - Tìm đường đi cho nhân vật: Mị và A Phủ thực sự thoát khỏi cường quyền và thần quyền tìm ra con đường giải phóng thực sự - con đường cách mạng.

- Cái nhìn nhân văn về thiên nhiên và con người Tây Bắc.

* Nghệ thuật:

 - Nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật (nhân vật Mị).

 - Nghệ thật trần thuật linh hoạt => mạch truyện diễn biến liên tục, hấp dẫn.

 - Nghệ thuật miêu tả đặc sắc: cảnh xử kiện, cảnh mùa xuân, tiếng sáo gọi bạn tình.

 - Lời văn tinh tế, giàu chất thơ, đậm màu sắc dân tộc.

* Chủ đề: “Vợ chồng A Phủ” đặt ra vấn đề số phận con người – những con người dưới đáy của xã hội – những con người bị tước đoạt hết tài sản, bị bóc lột sức lao động và bị xúc phạm nặng nề về nhân phẩm. Giải quyết vấn đề về số phận con người, Tô Hoài đã thức tỉnh họ, đưa họ đến với CM và cho họ một cuộc sống mới.

LUYỆN TẬP:

Câu 2 điểm:

1. Nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.

2. Nêu giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm?

Câu 5 điểm:

1. Phân tích nhân vật Mị?

2. Phân tích diễn biến tâm trạng, hành động của nhân vật Mị trong những đêm tình mùa xuân trên đất Hồng Ngài?

3. Phân tích diễn biến tâm trạng, hành động của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ?

4. Phân tích nhân vật A Phủ?

5. Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm?

 

 

                                RỪNG XÀ NU                      (Nguyễn Trung Thành)

Tóm tắt: Truyện kể về một làng ở Tây Nguyên- làng Xô Man- nằm giữa cánh rừng xà nu bạt ngàn, đang từng ngày hứng chịu những trận những trận đại bác của đồn giặc.

Sau ba năm tham gia lực lượng Giải phóng quân, Tnú trở về thăm làng. Thằng bé Heng dẫn đường cho Tnú vì đường vào làng nay đã bố phòng nghiêm ngặt: hầm chông, hố chông, dàn thò chằng chịt….

Đêm đó, Tnú ăn cơm và ở lại nhà cụ Mết. Cả làng tụ họp, Dít kiểm tra giấy phép xong, cụ Mết tự hào kể lại cho mọi người nghe trang sử đấu tranh của làng, trang sử đó gắn bó với cuộc đời Tnú.

Hồi ấy, Mỹ Diệm khủng bố dữ dội, nhưng làng vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ (anh Quyết). Tnú và Mai được giao làm liên lạc cho anh Quyết, rồi được anh Quyết dạy chữ. 

Một lần, trong chuyến đưa thư của anh Quyết lên huyện, Tnú bị địch phục bắt, bị tra tấn nhưng anh không khai. Ở tù ba năm, Tnú vượt ngục,  trở về làng thay anh Quyết lãnh đạo buôn làng tích cực chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa và kết hôn cùng Mai.

Tin làng  Xô Man chuẩn bị vũ khí chờ thời cơ nổi dậy đến tai giặc. Thằng Dục đưa lính đến lùng sục vây ráp. Cụ Mết, Tnú cùng thanh niên lánh vào rừng. Không bắt được Tnú, bọn giặc bắt Mai cùng với đứa con nhỏ chưa đầy tháng đánh đập dã man.

 Từ vị trí ẩn nấp,  Tnú chứng kiến cảnh vợ con bị giặc hành hạ. Sôi sục căm thù, Tnú nhảy xổ vào cứu vợ nhưng rồi Mai và đứa con đã chết, anh cũng bị bắt. Bọn giặc tẩm nhựa Xà nu đốt mười đầu ngón tay anh trước mặt dân làng.

Tnú kiên cường chịu đựng quyết không kêu la. Có tiếng động chung quanh, Tnú thét lên một tiếng, dân làng đồng thanh, nhất tề nổi dậy, thằng Dục và tiểu đội ác ôn đã bị cụ Mết và thanh niên diệt gọn. Làng Xô Man đồng khởi thắng lợi. Tnú gia nhập Giải phóng quân. Anh dũng cảm lập chiến công, được cấp chỉ huy cho về phép thăm làng một đêm.

Sáng hôm sau, Cụ Mết, Dít tiến anh lên đường . Họ chia tay nhau ở đồi xà nu, cạnh con nước lớn.

I. Tác giả: Nguyễn Trung Thành (bút danh khác là Nguyên Ngọc) tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, là thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, có nhiều gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên. Nguyễn trung Thành thành công nhất ở đề tài  Đất nước và con người Tây Nguyên.

II. Tác phẩm:

1, HCST: Năm 1962, NTT trở lại miền Nam vừa chiến đấu, vừa sáng tác. Mùa hè năm 1965, đế quốc MĨ bắt đầu đổ quân ào ạt vào miền Nam, các chiến dịch càn quyét được tổ chức quy mô và rầm rộ hơn. Trong hoàn cảnh ấy, nhà văn viết “Rừng xà nu” như một biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của đồng bào Tây Nguyên nói riêng và đồng bào ta nói chung.“Rừng xà nu” sau này được tuyển in trong tập truyện và kí “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc” (1969).

2, Nội dung:

* Ý nghĩa của thiên truyện qua nhan đề rừng xà nu:Xà nu là một hình ảnh tiêu biểu, quen thuộc của vùng đất Tây Nguyên. Cảm hứng chủ đạo, tư tưởng nghệ thuật của nhà văn khơi nguồn từ chính những hình ảnh đó.

 - Xà nu là chứng nhân của cuộc đấu tranh của dân làng Xô Man.

 - Cây xà nu gắn bó mật thiết với đời sống vật chất và tinh thần của dân làng Xô Man, xà nu trở thành biểu tượng cuộc đời của họ- cuộc sống đau thương nhưng kiên cường và bất diệt.

 * Ý nghĩa của thiên truyện qua hình ảnh cây xà nu, rừng xà nu:

 - Qua đoạn văn đầu của tác phẩm:

  + Xà nu -  hiện thân cho vẻ đẹp của thiên nhiên, thứ hương vị kì thú của Tây Nguyên ( trong ánh nắng “lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng”)

  + Cả rừng xà nu, hàng ngàn cây, không cây nào không bị thương… Xà nu vì thế cũng là biểu tượng cho sự mất mát, đau thương của dân làng Xô Man trước bom đạn giặc thù..

  + Xà nu sinh sôi nảy nở rất nhanh, rất khỏe. Nó là loài cây ham ánh sáng, cứng cáp và vươn mình lên che chở cho làng Xô Man. Tượng trưng cho tư thế luôn sẵn sàng chiến đấu, bất khuất kiên cường, khát vọng tự do và sức sống bất diệt của người dân làng Xô Man 

- Qua hình ảnh những ngon đồi , cánh rừng xà nu trải ra hút tầm mắt, chạy tít tắp đến tận chân trời luôn trở đi trở lại trong tác phẩm:

  => Xà nu không chỉ tượng trưng cho sức sống bất diệt của dân làng Xô Man mà còn tượng trưng cho cả Tây Nguyên và dân tộc Việt Nam

 => Tượng trưng cho sự nối tiếp của những thế hệ anh hùng đứng lên giải phóng Đất nước.

- Nghệ thuật miêu tả: nhân hóa, cách nói đối lập ngã gục/mọc lên; một/bốn/năm

* Nhân vật Tnú(Câu chuyện của Tnú được mở ra từ chổ câu chuyện câu chuyện về A Phủ, hay Núp khép lại)

 - Thủa còn nhỏ: 

  + Tnú được học chữ, có ý thức lớn lên sẽ thay anh Quyết làm cán bộ, lãnh đạo phong trào cách mạng của quê hương.

  + Tnú lì lợm (lấy đá đập đầu vì không học được chữ). Tnú gan góc, táo bạo, đặc biệt nhanh nhẹn, mưu trí, dũng cảm (làm liên lạc cho anh Quyết, bị bắt Tnú vội nuốt tờ giấy vào bụng; đi đường rất sáng dạ; lội sông thì chọn chỗ nước mạnh mà bơi ngang…) => phẩm chất con người CM.

 - Khi trưởng thành:

  + Mạnh mẽ, bản lĩnh, gan dạ, căm thù giặc:

     . Tnú chứng kiến vợ con bị tra tấn; không kìm nén được; Tnú xông vào giữa bọn lính mà chống lại.

     . Tnú bị bắt, bị tra tấn nhưng không một tiếng kêu van. Mười đầu ngón tay cháy đã trở thành mười ngọn đuốc ngút ngàn căm thù, ngút ngàn ý chí quyết tâm vùng lên đánh giặc.

  + Biết vượt qua đau đớn và bi kịch cá nhân vì lợi ích chung của dân làng, của dân tộc. Nổi đau về thể xác, tinh thần không thể dập tắt lòng trung thành với CM của Tnú.

  + Có tính kỉ luật cao: Tnú về phép đúng một đêm theo lệnh cấp trên.

=> Câu chuyện về cuộc đời Tnú được cụ Mết kể lại trong một đêm sau 3 năm Tnú đi lực lượng về thăm làng. Đó cũng là câu chuyện của một thời, một dân tộc từ trong căm hờn, đau thương đứng dậy đấu tranh tự giác.

* Tập thể anh hùng làng Xô Man:

 - Cụ Mết: được hình dung như một cây xà nu lớn, vững chãi, hiện thân cho truyền thống thiêng liêng của bao thế hệ người dân làng Xô Man. Chính Cụ Mết là người định hướng cho người dân làng Xô Man đi đến một chân lí tất yếu: “chúng nó đã cầm súng,mình phải cầm giáo”.

 - Mai – như cây xà nu bị đạn đại bác chặt làm đôi; Dít – như cây xà nu vươn lên tiếp lấy ánh nắng mặt trời; Tnú – như cây xà nu mà không có đạn đại bác nào làm gục ngã. Đây là những con người đại diện cho lực lượng nòng cốt của cuộc kháng chiến; lực lượng tiếp nối truyền thống anh hùng của dân tộc, vững vàng, kiên định trong bão táp chiến tranh.

 - Bé Heng – như mầm xà nu mới nhú lên. Là thế hệ tiếp nối, kế tục cha anh đấu tranh giành thắng lợi cuối cùng.

=> Sự tiếp nối tinh thần đấu tranh bất khuất của dân làng Xô Man.

* Chân lí cách mạng qua lời cụ Mết:

 - “Tnú không cứu được vợ con” – Cụ Mết nhắc lại tới 4 lần để nhấn mạnh: khi chưa cầm vũ khí, Tnú chỉ có hai bàn tay không thì ngay cả người thương yêu nhất Tnú cũng không thể cứu được.

 - Câu nói đó đã khắc sâu một chân lí theo lời của Cụ Mết “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”: chỉ có cầm vũ khí đoàn kết đứng lên đấu tranh mới là con đường sống duy nhất, mới bảo vệ được những gì thân yêu, thiêng liêng nhất. Đó là chân lí cách mạng.

* Khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn:

 - Khuynh hướng sử thi:

  + Chủ đề: đặt ra vấn đề có ý nghĩa sinh tử đối với cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ (chỉ có cầm vũ khí đoàn kết đứng lên đấu tranh mới là con đường sống duy nhất, mới bảo vệ được những gì thân yêu, thiêng liêng nhất)

  + Số phận, cuộc đời bi tráng của nhân vật chính (Tnú) tiêu biểu cho số phận cộng đồng.

  + Bức tranh thiên nhiên được miêu tả, tạo nên cái nền cảnh hùng vĩ, hoành tráng cho câu chuyện.

  + Giọng kể, ngôn ngữ, hình ảnh trang trọng.

 - Cảm hứng lãng mạn:

  + Câu chuyện được kể qua lời Cụ Mết đầy nghiêm trang nhưng cũng đầy niềm tin.

  + Đề cao vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong sự đối lập với tàn bạo, với kẻ thù.

3, Nghệ thuật:

 - Khuynh hướng sử thi.

 - Cảm hứng lãng mạn.

4, Chủ đề:  “Rừng xà nu” là câu chuyện về quá trình trưởng thành trong nhận thức cách mạng của môt con người, cũng như của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Chân lí tất yếu mà họ nhận ra đó là: chỉ có dùng bạo lực CM mới có thể đè bẹp được bạo lực phản cách mạng.

LUYỆN TẬP:

Câu 2 điểm:

(1) Hoàn cảnh sáng tác/ Ý nghĩa nhan đề/ Chân lí cách mạng qua lời cụ Mết/ Đặc điểm khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn thể hiện trong tác phẩm?

(2) Đâu là điểm then chốt trong câu chuyện về cuộc đời Tnú mà người già làng kể bên bếp lửa, trong “cái đêm dài như cả một đời”?

 Gợi ý: điểm then chốt đó là tấn bi kịch của cuộc đời Tnú -> chân lí CM.

(3) Mối quan hệ giữa hai hình tượng: rừng xà nu và Tnú?

 Gợi ý: - Tnú là cây xà nu mà không đạn đại bác nào có thể làm gục ngã.

             - Cuộc đời, phẩm chất Tnú cũng như hình ảnh xà nu.

             - Rừng xà nu sẽ xanh mãi nhờ chân lí CM rút ra từ cuộc đời Tnú.

             - Con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương, bảo vệ thiên nhiên

(4) Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của tác phẩm?

Gợi ý: - Bối cản lịch sử: cuộc kháng chiến chống Mĩ là cuộc chiến không cân sức.

            - TP ra đời như một sự cổ vũ bằng sức mạnh nghệ thuật cho lòng kiên cường đứng lên chống giặc.

Câu 5 điểm: Phântích hình tượng rừng xà nu/ Hình tượng nhân vật Tnú/ Tập thể anh hùng làng Xô Man/ Khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn thể hiện trong tác phẩm?

 

 

 

 

NHỮNG ĐÚA CON TRONG GIA ĐÌNH                       (Nguyễn Thi)

Tóm tắt: Truyện được thuật lại chủ yếu qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt khi anh bị thương nặng, bị lạc đơn vị và nằm lại một mình giũa chiến trường. Việt hồi tưởng lại những sự việc xảy ra từ sau ngày má mất. Cả hai chị em đều háo hức tòng quân, nhưng Chị Chiến nhất định giành đi trước vì cho rằng Việt chưa đủ 18 tuổi. Đến đêm mít tinh, Việt nhanh nhảu ghi tên mình trước. Chị Chiến chậm chân và “bật mí” chuyện Việt chưa đầy 18 tuổi. Nhờ chú Năm đứng ra xin giúp, Việt mới được tòng quân. Đêm hôm ấy,

chị Chiến bàn bạc với Việt về mọi việc trong nhà. Việt răm rắp chấp nhận mọi sự sắp đặt của chị Chiến, vì Việt thấy chị Chiến nói giống má quá chừng.

Sáng hôm sau, hai chị em khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm. Việt cảm thấy lòng mình “thương chị lạ”.

Sau ba ngày đêm, đơn vị đã tìm thấy Việt. Anh được đưa về điều trị tại một bệnh viện dã chiến; sức khoẻ hồi phục dần. Anh Tánh giục Việt viết thư cho chị kể lại chiến công của mình. Việt rất nhớ chị, muốn viết thư nhưng không biết viết như thế nào vì Việt không muốn kể chiến công của mình do tự thấy nó chưa thấm gì so với thành tích của đơn vị và những mong ước của má.

I. Tác giả: Nguyễn Thi là một trong những nhà văn tiêu biểu cho văn học miền Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ. Ông quê ở miền Bắc nhưng gắn bó sâu nặng với đồng bào miền Nam, xứng đáng là nhà văn của người nông dân Nam Bộ.

II. Tác phẩm:

 1, HCST: “Những đứa con trong gia đình” là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi, được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác ở tạp chí Văn Nghệ Quân giải phóng (khoảng năm 1966).

2, Nội dung:

* Tình huống truyện: Truyện được thuật lại chủ yếu qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt khi anh bị thương nặng, bị lạc đơn vị và nằm lại một mình giũa chiến trường. Dòng hồi ức của Việt đứt nối sau những lần ngất đi, tỉnh lại. Đó là câu chuyện về truyền thống đánh giặc của một gia đình – gia đình Việt.

* Truyền thống nối kết những người con trong gia đình: Truyền thống yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, thủy chung, son sắc với CM đã gắn kết những con người trong gia đình với nhau.

a, Nhân vật ông nội, ba , má Việt, chú Năm:

 - Ông nội và ba Việt bị giặc giết hại.

 - Má Việt vừa phải vất vả nuôi con vừa phải đương đầu với những đe dọa, hạch sách của bọn giặc, cuối cùng cũng chết vì bom đạn. Má Việt mang ý nghĩa biểu tượng về người phụ nữ ở một xứ sở ở đất nước ta, cuộc sống thì lam lũ vất vả, chồng chất đau thương nhưng con người lại rất đỗi kiên cường, cao cả.

 - Chú Năm – chú hay kể sự tích gia đình. Chú là tác giả quốn sổ gia đình ghi chép tội ác của giặc và chiến công của các thành viên gia đình. Chú Năm là người lao động chất phác nhưng già tình cảm. Tâm hồn Chú Năm bay bổng, dạt dào cảm xúc khi cất lên tiếng hò. Những lúc đó, chú Năm như đặt cả trái tim mình vào trong câu hò, tiếng hát.

=> Trong dòng sông truyền thống gia đình mình, ông nội, ba, má Việt và chú Năm là khúc sông thượng nguồn, là nơi kết tinh đầy đủ truyền thống gia đình, chú Năm còn là người lưu giữ truyến thống ấy.

b, Nhân vật Chiến, Việt:

 - Nét riêng ở 2 chị em:

  + Chiến mang trong mình nét riêng của mẹ - vóc dáng giống mẹ: “hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, thân người to và chắc nịch”…dường như đó là con người sinh ra để gánh vác, chống chọi và để chiến thắng.

ó Chiến người lớn, chín chắn, biết lo toan, tính toán sắp đặt việc nhà chu đáo, đâu ra đấy. Trước khi 2 chị em đi bộ đội, mượn lời chú Năm Chiến dặn em “…xa nhà thì ráng học chúng học bạn, thù cha mẹ chưa trả mà về là chú chặt đầu”, cho xã đội mượn nhà, gửi bàn thờ ba má… trong cảm nhận của Việt thấy chị giống má “tao cũng đã lựa ý má, nếu má còn sống chắc má tính vậy”.

ó Tất cả mọi việc tuy có tranh giành với em nhưng đều nhường em hết, duy chỉ có việc đi bộ đội.

  + Việt: lộc ngộc, vô tư, mọi việc phó thác cho chị - một cậu con trai đang tuổi ăn, tuổi lớn => hay tranh giành với chị.

ó Đêm trước ngày ra đi, Chiến nói với Việt những lời nghiêm túc thì Việt “lăn kềnh ra ván cười khì khì”,rình chụp một con đom đóm úp trong lòng tay”…

ó Và bộ đội còn mang theo chiếc ná thun, lại còn sợ ma.

 - Nét chung ở 2 chị em:

  + Cùng sinh ra trong một gia đình đầy mất mát, đau thương, hai chị em căm thù lũ giặc, nuôi trong mình nguyện vọng được cầm súng đánh giặc trả thù cho gia đình.

  + Chiến, Việt đều là những chiến sĩ gan góc, dũng cảm:

    ó Chiến vào bộ đội với lời thề như dao chém đá “…nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!”.

    ó  Việt cũng thật đàng hoàng, chững chạc trong tư thế của người chiến sĩ trẻ dũng cảm, kiên cường, tiêu diệt một xe bọc thép của địch bị trọng thương nhưng vẫn trong tư thế chiến đấu “…ngón tay Việt vẫn đang đặt ở cò súng, đạn đã lên nòng”…

   => Chị em Chiến, Việt là khúc sông hạ lưu tiếp nối truyền thống gia đình – truyền thống yêu nước, căm thù giặc, tinh thần cách mạng.

*  Hình ảnh hai chị em khiêng bàn thờ ba má sang gửi nhà chú Năm:

 - Hình ảnh bàn thờ gợi lại cả một hình ảnh gia đình: yêu nước, căm thù giặc, tinh thần CM.

 - Hình ảnh gợi không khí thiêng liêng. Việt vô tư là thế  trong hoàn cảnh ấy trở nên có ý thức sâu sắc

  ó Lúc đầu - “nào đưa ba má sang ở tạm bên nhà chú…”

  ó Về sau - “Việt thấy thương chị lạ…còn mối thù thằng Mĩ thì có thể sờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai”.

 - Hình ảnh mang nghĩa tượng trưng, đó là sự trưởng thành của hai chị em tiếp nối truyền thống, gánh vác việc gia đình.

* Nghệ thuật:

 - Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn:

  + Khuynh hướng sử thi:

ó Cuốn sổ gia đình với truyền thống yêu nước, căm thù giặc, tinh thần chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước cũng là lịch sử của một đất nước, một dân tộc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ những đau thương.

ó Số phận, phẩm chất của những đứa con trong gia đình, những thành viên trong gia đình cũng là số phận, phẩm chất của nhân dân miền Nam trong kháng chến chống Mĩ. Mỗi nhân vật đều tiêu biểu cho truyền thống đấu tranh vì gia đình, vì Tổ quốc.

  + Cảm hứng lãng mạn (sự lạc quan, niềm tin vào tương lai độc lập)

ó Lời chú Năm: “khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đăng bề nước non”.

ó Lời của Việt: “Nào, đưa ba má sang ở tạm nhà chú, chúng con đi đánh giặc trà thù cho ba má, đến chừng độc lập con lại đưa má về”.

* Phương thức trần thuật:

Chyện được thuật lại chủ yếu qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt. Dòng hồi ức của Việt đứt nối sau những lần ngất đi, tỉnh lại. Lối kết cấu dựa vào dòng hồi tưởng như thế làm cho truyện giàu cảm xúc, diễn biến linh hoạt, không tuân theo trật tự thời gian.

 - Nghệ thuật xây dựng nhân vật có cá tính riêng.

 - Ngôn ngữ Nam Bộ nhuần nhị.

3, Chủ đề: Qua hồi ức của Việt khi bị thương về những thanh viên trong gia đình, tác giả ca ngợi tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng của một gia đình cũng là của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ.

LUYỆN TẬP:

* Câu 2 điểm:

- Đoạn trích được trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật nào? Cách trần thuật này có tác dụng như thế nào đối với kết cấu truyện và khắc họa tính cách nhân vật?

- Truyền thống nào đã gắn kết những con người trong gia đình với nhau?

- Ý nghĩa hình ảnh hai chị em Chiến, Việt khiêng bàn thờ ba má sang gửi nhà chú Năm?

- Nêu đặc điểm thuộc khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn thể hiện trong tp?

* Câu 5 diểm:

- Những người trong gia đình của Việt gắn bó với nhau như thế nào? Phân tích sự gắn bó ấy (gắn bó giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc).

- Phân tích nhân vật Chiến, Việt để thấy được sự tiếp nối truyền thống gia đình của những người con?

- Phân tích giá trị sử thi thể hiện trong tp?

- Đoạn văn nào làm cho anh (chị) cảm động nhất. Hãy phân tích?

- Trong tác phẩm, Nguyễn Thi có nêu lên quan niệm: Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, “mà biển thì rộng lắm…rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”.

  Anh (chị) có cho rằng, trong thiên truyện của Nguyễn Thi quả đã có một dòng sông truyền thống liên tục chảy từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha, cho đến lớp người đi sau: chị em Chiến, Việt

 

 

                            

                                    CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA                    (Nguyễn Minh Châu)

Tóm tắt: Theo yêu cầu của trưởng phòng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đến một vùng ven biển miền Trung (cũng là nơi anh từng chiến đấu) để chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau. Sau nhiều ngày “phục kích”, người nghệ sĩ đã phát hiện và chụp được “một cảnh đắt trời cho” – đó là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh đã ngạc nhiên đến sững sờ khi chứng kiến từ chính chiếc thuyền đó cảnh người chồng vũ phu đánh đập vợ một cách dã man, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh trả lại cha mình.

Những ngày sau, cảnh tượng đó lại tiếp diễn và lần này người nghệ sĩ đã ra tay can thiệp . . . Theo lời mời của chánh án Đẩu (một người đồng đội cũ của Phùng) người đàn bà hàng chài đã đến toà án huyện. Tại đây, người đàn bà ấy đã từ chối sự giúp đỡ của Đẩu và Phùng, nhất quyết không bỏ lão chồng vũ phu. Chị đã kể câu chuyện về cuộc đời mình và đó cũng là lí do giải thích cho sự từ chối trên. Rời vùng biển với khá nhiều ảnh, người nghệ sĩ đã có một tấm được chọn vào bộ lịch “tĩnh vật hoàn toàn” về “thuyền và biển” năm ấy. Tuy nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh, người nghệ sĩ đều thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai và nếu nhìn lâu hơn bao giờ anh cũng thấy hình ảnh người đàn bà nghèo khổ, lam lũ bước ra từ tấm ảnh.

I. Tác giả: Trước thập kỷ 80, thế kỉ XX, Nguyễn Minh Châu là cây bút sử thi có khuynh hướng trữ tình lãng mạn. Từ sau thập kỉ 80 đến khi mất ông chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh. “Chiếc thuyền ngoài xa” (1987) bắt nguồn từ một trong những cảm hứng thế sự ấy.

II. Tác phẩm:

1, HCST: “Chiếc thuyền ngoài xa” (1978) là truyện ngắn in đậm phong cách thế sự - triết lí của NMC. Với ngôn từ dung dị, đời thường, truyện kể lại chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiên nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.

2, Nội dung:

* Hai phát hiện của người nghệ sĩ:

 - Phùng, một người nghệ sĩ nhiếp ảnh, được giao nhiệm vụ đi thực tế chụp bổ sung bức ảnh cho bộ hình nghệ thuật. Anh đi tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh thời kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Sau gần một tuần lễ “phục kích” Phùng đã phát hiện một “cảnh đắt trời cho”.một bức tranh mực tàu của một danh họa thới cổ” – cảnh một chiếc thuyền ẩn hiện trong biển sớm mờ sương. Nó khiến anh ngỡ ngàng, bối rối, hạnh phúc trước cái đẹp, thậm chí là cái thiện.

 - Một phát hiện thứ hai đầy nghịch lí: Bước ra từ chiếc thuyền, một người đàn bà xấu xí, mặt rỗ và một người đàn ông thô kệch, độc dữ dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà. Đứa con vì thương mẹ đánh lại cha để rồi nhận lại cái tát của cha nó.Người mẹ ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm chầm lấy nó, chắp tay vái, khóc… rồi lại bỏ chạy theo người đàn ông trở về thuyền.

* Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện:

 - Đẩu khuyên người đàn bà bỏ chồng.

 - Người đàn bà van lạy vi chánh án Đẩu đừng bắt bà phải bỏ con người ấy. Người đàn bà giãi bày tâm sự: Vốn là con nhà khá giả, nhà trong phố nhưng xấu, lại rỗ mặt, không ai lấy. Cuối cùng lấy được chồng là một người con trai hàng chài, cục tính nhưng hiền lành. Con đông, nghèo khổ, túng quẫn đã khiến người chồng thành một kẻ vũ phu, độc dữ. Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão lại đánh vợ một cách tàn nhẫn, ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Vì công việc lênh đênh trên biển không thể thiếu người đàn ông chèo chống, mà sâu xa là vì  những đứa con; người vợ, người mẹ phải nhẫn nhục chịu đòn, sống là sống cho con.

* Các nhân vật trong truyện:

 1, Người đàn bà vùng biển:

 - Ngoại hình: Người đàn bà trạc ngoài 40, thân hình cao lớn với những đường nét thô kệch, khuôn mặt rỗ lúc nào cũng hiện lên sự mệt mỏi. Dường như đó là con người sinh ra để gánh vác những lam lũ, nhọc nhằn.

 - Tính cách nổi bật: cam chịu nhẫn nhục (chi tiết bị chồng đánh không hề chống cự, vẫn chạy theo chồng); giàu tình thương con (lí do không thể bỏ chồng).

 => Với cái tên gọi phiếm chỉ - người đàn bà vùng biển, đó là hình ảnh tượng trưng cho  những người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha, đức hi sinh.

 2, Lão đàn ông vũ phu:

 - Ngoại hình: Tấm lưng rộng và cong như một chiếc thuyền, mái tóc tổ quạ, chân đi chữ bát, đôi mắt đầy vẻ độc dữ .. tất cả toát lên sự độc ác.

 - Tính cách: Thực ra trước đây vốn cục tính nhưng hiền lành, do cuộc sống nghèo đói, khổ cực, con đông nheo nhóc đã biến con người ấy thành một kẻ vũ phu, đánh vợ tàn nhẫn.

 => Người đàn ông chính là thủ phạm gây ra đau khổ cho người thân, nhưng cũng chính là nạn nhân của hoàn cảnh đau khổ ấy. Đặt ra cho chúng ta một suy nghĩ – phải làm sao để nâng cao phần “thiện”, phần “người” của con người này.

3, Chị em thằng Phác:

 - Người chị: thương mẹ, biết suy nghĩ, cố gắng tước con dao trên tay em khi nó định đánh bố; là chỗ dựa tinh thần của người mẹ đau khổ.

 - Thằng Phác: thương mẹ và sẵn sàng đánh lại bố, đó là cách thương của đứa con còn nhỏ, một đứa con trai vùng biển, đáng thương hơn là đáng trách.

4, Phùng và Đẩu:

 - Đều la những người lính từ chiến trường trở về, ở Phùng có cái đa cảm, nhạy bén của trái tim người nghệ sĩ. Ở Đẩu có cái cương trực, thẳng thắn của một vị chánh án huyện. Họ đều không thể làm ngơ trước cái ác, sự bất công, họ chỉ muốn thuyết phục người đàn bà bỏ chống, thế nhưng họ không ngờ tới những cái oái oăm của cuộc đời.

 - Câu chuyện của người đàn bà đã cho Đẩu hiểu thêm về cuộc sống, cho Phùng hiểu thêm về mối quan hệ giữa cuộc sống và nghệ thuật.

* Ý nghĩa truyện:

 - Qua câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện đã cho Đẩu, Phùng và chúng ta hiểu ra được sự thật cuộc đời nhiều khi tưởng như vô lí mà có lí; không thể dễ dãi và đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc và hiện tượng của cuộc sống, phải có cái nhìn đa diện (nhiều chiều).

 - Cùng một lúc Phùng đã phát hiện ra 2 cảnh: cảnh đẹp thơ mộng của chiếc thuyền ẩn hiện trong biển sớm mù sương; khi chiếc thuyền vào bờ, lại xuất hiện người đàn ông đánh vợ, Phùng đã vô tình làm rơi chiếc máy ảnh. Đây là chi tiết có nhiều ý nghĩa:

  + Chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, một khoảng cách đủ để tạo nên vẻ đẹp huyền ảo, nhưng sự thật cuộc đời lại rất gần.

  + Đừng vì nghệ thuật mà quên cuộc đời, bởi nghệ thuật xuất phát từ cuộc đời và vì cuộc sống.

  + Trước khi là người nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, phải là một con người biết yêu ghét, vui buồn trước lẽ đời thường tình, biết hành động để có cuộc sống xứng đáng với con người.

* Ý nghĩa nhan đề:

 - Chiếc thuyền ngoài xa là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật. Đó là chiếc thuyền có thật trong cuộc đời, là không gian sinh sống của gia đình người đàn bà hàng chài – đói kém, con đông, chồng đánh vợ…. Những cảnh tượng đó, những thân phận đó nếu nhìn từ xa, ở ngoài xa sẽ không thấy được. Nhìn từ xa nó lại là bức tranh nghệ thuật đẹp. Vì vậy:

  + Chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, một khoảng cách đủ để tạo nên vẻ đẹp huyền ảo, nhưng sự thật cuộc đời lại rất gần.

  + Đừng vì nghệ thuật mà quên cuộc đời, bởi nghệ thuật xuất phát từ cuộc đời và vì cuộc sống.

  + Trước khi là người nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, phải là một con người biết yêu ghét, vui buồn trước lẽ đời thường tình, biết hành động để có cuộc sống xứng đáng với con người.

5, Nghệ thuật:

 - Xây dựng tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống, chân lí nghệ thuật.

 - Sự hóa thân của tác giả vào nhân vật Phùng để kể lại câu chuyện làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, khách quan, chân thực và giàu chất thuyết phục.

 - Khắc họa nhân vật sắc sảo.

6, Chủ đề:  Bằng tài năng của một cây bút giàu bản lĩnh, qua tác phẩm Nguyễn Minh Châu thể hiện tình yêu tha thiết đối với những cảnh đời, thân phận trớ true của con người và gửi gắm chiêm nghiệm sâu sắc của mình về nghệ thật. Nghệ thuật chân chính phải luôn gắn bó với cuộc đời và vì cuộc đời; người nghệ sĩ cũng như chúng ta không thể nhìn đời một cách đơn giản, cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện, nhiều chiều.

LUYỆN TẬP:

Câu 2 điểm: Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm/ Ý nghĩa nhan đề Chiếc thuyền ngoài xa?

Câu 5 điểm

1) Những phát hiện của nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh tại nơi anh đi tìm bức ảnh theo yêu cầu của nghề nghiệp? Trong những lần đó người nghệ sĩ đã có sự cảm nhận và thái độ ra sao?

2) Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện nói lên điều gì?

3) Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được một tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống, nghệ thuật. Anh (chị) hãy làm rõ điều đó?

4) Cảm nghĩ về các nhân vật trong tác phẩm?

 

 

 

 

THUỐC                                        (Lỗ Tấn)

Tóm tắt: Vợ chồng Hoa Thuyên- chủ một quán trà nghèo- có đứa con trai độc nhất mắc bệnh lao rất nặng. Nhờ có người mách, vào một đêm thu lúc trời chưa sáng hẳn, Lão Hoa Thuyên  tìm tới pháp trường để mua chiếc bánh bao tẩm máu người vừa chịu án chém về cho con ăn vì cho rằng ăn như thế nó sẽ khỏi bệnh.

       Vợ chồng Hoa Thuyên cho bé Thuyên ăn thuốc. Thằng bé thật tiều tuỵ, đáng thương. Vợ chồng Hoa Thuyên đặt hết niềm tin tưởng vào sự hiệu nghiệm của phương thuốc này.

       Trời vừa sáng,  lúc bé Thuyên ăn thuốc xong, quán trà nhà lão Hoa Thuyên dần đông khách. Câu chuyện của bọn họ xoay quanh hai sự việc. Sự việc thứ nhất là tất thảy bọn họ đều tin tưởng vào công hiệu của phương thuốc bánh bao tẩm máu tươi mà thằng bé vừa ăn . Hai là chuyện bàn tán về người tù bị chém sáng nay. Qua lời của Cả Khang thì người bị chém tên là Hạ Du người trong địa phương. Hạ Du theo đuổi lí tưởng đánh đổ nhà Mãn Thanh, giành độc lập, chủ quyền cho người Trung Quốc ( Thiên hạ nhà Mãn Thanh chính là của chúng ta). Hạ Du bị người bà con tố giác và bị bắt. Trong tù Hạ Du vẫn tuyên truyền tư tưởng cách mạng. Tuy nhiên, tất cả những người có mặt trong quán trà hôm đó không một ai hiểu đúng về Hạ Du. Bọn họ cho Hạ Du là điên, là thằng khốn nạn.

         Vào một buổi sáng của ngày Thanh minh năm sau, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên cùng đến nghĩa địa (dành cho người nghèo, người tù và người bị chém) viếng mộ con. Hai người mẹ đau khổ bước đầu có sự đồng cảm . Họ rất ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa. Mẹ Hạ Du đã bắt đầu hiểu ra việc làm của con bà và khóc to “Oan cho con lắm Hạ Du ơi!”

I. Tác giả:

 - Lỗ Tấn (1881 – 1936) tên khai sinh là Chu Chương Thọ, sau đổi thành Chu Thụ Nhân. Quê ông ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc.

  + Lỗ Tấn là nhà văn CM Trung Quốc. Bóng dáng của ông bao trùm cả văn đàn Trung Quốc thế kỉ XX.

  + Năm 13 tuổi, chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh, vì không có thuốc mà chết, ông ôm ấp nguyện vọng học nghế thuốc từ đó.

  + (Trước khi học nghề y, Lỗ Tấn từng học nghề hàng hải với mong muốn được đi đây đi đó đẻ mở mang tầm mắt. Rồi ông lại học nghề khai mỏ với ước vọng góp phần làm giàu cho Tổ quốc, nhưng đều thất vọng).

  + Nhờ học giỏi, ông được nhận học bổng của Nhật. Ông chọn học ngành y để chữa bệnh cho những người nghèo, ốm mà không có thuốc, chết vì ngu dốt và mê tín,…như cha mình. Đang học trường cao đẳng y khoa Tiên Đài thì ông đột ngột thay đổi chí hướng. Một lần xem phim ông thấy những người Trung Quốc khoẻ mạnh, hăm hở xem quân Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho quân Nga. Ông giật mình và nhận ra rằng: Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần và thế là ông chuyển sang làm văn nghệ.

 - Làm văn nghệ, Lỗ Tấn chủ trương dùng ngòi bút của mình phanh phui các “căn bệnh tinh thần” của quốc dân, lưu ý mọi người dùng phương thuốc chạy chữa.

 Tác phẩm tiêu biểu: 3 tập truyện ngắn, nhiều tập tạp văn:

                            Tập truyện ngắn “Gào thét” (1923)

                            Tập truyện ngắn “Bàng hoàng” (1926)

                            Tập truyện ngắn “Chuyện cũ viết lại” (1936).

II. Tác phẩm:

1, HCST: Truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ. Nói về căn bệnh “đớn hèn” của dân tộc Trung Hoa do nhân dân chìm đắm trong mê muội, lạc hậu mà những người cách mạng thì hoàn toàn xa lạ với nhân dân, nhà văn muốn cảnh báo: Người Trung Quốc cần suy nghĩ nghiêm túc về một phương thuốc để cứu dân tộc.

2, Nội dung:

* Ý NGHĨA NHAN ĐỀ “THUỐC”:

 - Nghĩa đen của tên truyện là thuốc chữa bệnh lao. Với tầng nghĩa này, chủ đề tư tưởng của truyện chỉ có thể là chống mê tín dị đoan.

 - Thuốc này còn được hiểu là thuốc độc – đầu độc tư tưởng con người. Người Trung Quốc phải tỉnh giấc, không được “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.

 - Liều thuốc độc ấy lại được pha chế bằng máu của người cách mạng. Tên truyện do đó có một tầng nghĩa thứ 3:  phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng.

* HÌNH TƯỢNG HẠ DU:

 - Hạ Du trong con mắt của những người dân Trung Quốc khi chưa giác ngộ cách mạng:

  + Chú của Hạ Du thì tố giác Hạ Du đi làm “giặc”.

  + Người dân bình luận về hành động của Hạ Du: là hành động “điên rồ”, hành động của “thằng nhãi con  không muốn sống nữa”

  + Khi Hạ Du chết, ông bà Hoa Thuyên mua bánh bao tẩm máu Hạ Du để chữa bệnh cho con.

  + Mộ của Hạ Du ở cùng khu mộ của những người chết chém, chết tù.

=> Người dân chưa hiểu gì vế cách mạng, cách mạng còn xa rời quần chúng.

 - Hạ Du trong con mắt của tác giả và chúng ta:

  + Hạ Du có lí tưởng cách mạng rõ ràng: “Thiên hạ nhà Mãn Thanh là của chúng ta”.

  + Một anh hùng dũng cảm, hiên ngang: dám tuyên truyền lí tưởng cách mạng với cả người cai ngục.

=> Hình tượng biểu trưng cho những người giác ngộ lí tưởng cách mạng sớm.

=> Thể hiện sự trân trọng, thông cảm của tác giả.

* Ý NGHĨA MỘT SỐ HÌNH ẢNH MANG TÍNH BIỂU TƯỢNG:

 * Con đường mòn chia cắt khu nghĩa địa về phía tay trái của những người chết chém hoặc chết tù; phía tay phải là của những người nghèo. Cả hai khu mộ đều dày khít … như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ.

 - Con đường mòn là ranh giới của tự nhiên, nhưng đó cũng la ranh giới của lòng người, của những định kiến xã hội.

 - Một của Hạ Du ở phái tay trái khu nghĩa địa, cùng với mộ của những người chết chém, chết tù. Điều đó chứng tỏ người chiến sĩ cách mạng lúc này bị xem như là “giặc”.

 - Số người chết chém, chết tù cũng nhiều như số người chết vì đói. Chứng tỏ xã hội Trung Quốc lúc đó vừa đen tối, vừa tàn bạo.

* Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật:

 - Không gian nghệ thuật của truyện là tù hãm, u ám, nặng nề: một pháp trường vắng vẻ, một quán trà nghèo nàn, một khu nghĩa địa mộ dày khít với một con đường mòn mờ ảo.

 - Thời gian nghệ thuật thì tiến triển mở đầu bằng mùa thu diễn ra hai cái chết (một của tiểu Thuyên, một của Hạ Du) và kết thúc ở mùa xuân, hai bà mẹ xa lạ với nhau đã bước qua con đường mòn đến an ủi nhau. Phải chăng ranh giới của lòng người, của định kiến sẽ bị phá bỏ, người chết vì cách mạng sẽ có nhiều người biết đến và thông cảm.

=> Mạch suy tư lạc quan của tác giả.

 * Hình ảnh vòng hoa và câu hỏi của bà mẹ:

 - “Có một vòng hoa, hoa trắng hoa hồng xen lẫn nhau, nằm khoanh trên nấm mộ khum khum” của Hạ Du đã khiến bà mẹ ngơ ngác, sửng sốt, tự hỏi “thế này là thế nào?”. Phản ứng của bà mẹ sau đó khóc to: “oan cho con lắm Hạ Du ơi!”..

 => Điều này chứng tỏ bà mẹ đã bừng tỉnh ra được phần nào về sự thật của con mình và đó là cái chết oan. Chứng tỏ không phải ai cũng nhìn nhận và hiểu nhầm Hạ Du; đã có người kính trọng, yêu quý và khâm phục Hạ Du mới có vòng hoa kia.

 => Hình ảnh vòng hoa thể hiện niềm tin của tác giả: nhân dân sẽ thức tỉnh, hiểu cách mạng  và dấn bước theo cách mạng.

3, Nghệ thuật:

 - Cốt truyện dung dị, đơn giản mà sâu sắc.

 - Cách viết cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh mang tính biểu tượng.

4, Chủ đề:

“ Thuốc” phản ánh sự tê liệt của quần chúng và bi kịch của người cách mạng tiên phong. Kêu gọi mọi người cần phải tìm ra một phương thuốc chữa bệnh đớn hèn, ngu muội của dân tộc. Đồng thời tác giả bày tỏ niềm tin vào tương lai: nhân dân sẽ thức tỉnh, hiểu cách mạng và dấn bước theo cách mạng./.

LUYỆN TẬP:

 1. Nêu những nét chính về tác giả Lỗ Tấn? Kể tên 3 tác phẩm tiêu biểu?

 2. Giải thích lí do tại sao Lỗ Tấn chuyển từ nghề thuốc sang nghề viết văn?

 3. Nêu ý nghĩa nhan đề Thuốc của Lỗ Tấn?

 4. Thuốc  đã chỉ rõ: người Trung Quốc dân lúc đó còn ngu muội, xa rời cách mạng. Hãy chứng minh. Qua đó nêu đặc điểm nổi bật trong các sáng tác của Lỗ Tấn?

 5. Thuốc thể hiện niềm tin vào tương lai – nhân dân sẽ thức tỉnh, hiểu CM và dấn bước theo CM của tác giả. Hãy chứng minh?

 6. Cuộc bàn luận trong quán trà, họ bàn về những gì? Ý nghĩa của cuộc bàn luận ấy?

 7. Ý nghĩa chi tiết: hình ảnh con đường mòn chia cắt khu nghĩa địa …?

                                        

 

SỐ PHẬN CON NGƯỜI                         Sô-Lô-Khốp

Tóm tắt: Chiến tranh kết thúc, Xô-cô- lôp mất tất cả - người thân, nhà cửa... Anh đến chỗ của một đồng đội cũ, xin làm lái xe cho một đội vận tải. Tình cờ anh gặp chú bé Va-ni-a mồ côi, không nơi nương tựa vì bố mẹ em đều đã chết trong chiến tranh. Ngay lập tức, anh quyết định nhận Va-ni-a làm con. Chú bé ngây thơ tin rằng Xô-cô-lốp là bố đẻ của mình. Xô-cô-lôp yêu thương, chăm sóc chú bé thật chu đáo như con đẻ và xem nó là niềm vui lớn, niềm an ủi của mình.

        Rồi một chuyện rủi ro xảy ra: xe anh đụng phải con bò và anh bị thu hồi bằng lái, phải chuyển sang làm thợ mộc để kiếm sống. Thể chất anh ngày càng yếu đi, có những lần trái tim đau như quặn thắt lại. Hằng đêm anh vẫn mơ thấy vợ và các con của mình, thức giấc thì gối đẫm nước mắt.  Dù thế, anh vẫn cố trấn tĩnh, vì không muốn để bé Va-ni-a biết được tâm trạng đau buồn của mình.

         Theo lời mời của một người bạn khác ở Ka-sa-rư, anh dẫn bé Va-ni-a đến đó với hi vọng chừng nửa năm sau anh được cấp lại bằng lái mới.

I. Tác giả:

a) Tiểu sử:

 - Sô-Lô-Khốp (1905 – 1984) sinh tại một thị trấn nhỏ trên vùng thảo nguyên sông Đông.

 - Ông tham gia cách mạng từ khá sớm, làm thư kí ủy ban trấn, nhân viên thu mua lương thực, tiễu phỉ,…

 - Từ cuối năm 1922, ông đến Mát-xcơ-va, làm nhiều nghề kiếm sống. Thời gian rảnh, ông tự học, đọc văn và bắt đầu sáng tác.

 - Năm 1925, ông trở lại quê hương và tiếp tục sáng tác văn chương.

 - Năm 1932, M. Sô-lô-khốp trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô.

 - Năm 1939, ông được bầu làm Viện sĩ viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô.

 - Trong thời gian chiến tranh chống phát xít đức, ông theo sát Hồng quân trên nhiều chiến trường với tư cách là phóng viên báo Sự thật

 b) Sự nghiệp văn chương:

 - M. Sô-lô-khốp bắt đầu sáng tác khoảng những năm 1922. Năm 1926, ông cho ra mắt bạn đọc hai tập truyện ngắn: Truyện sông ĐôngThảo nguyên xanh.

 - Tác phẩm tiêu biểu nhất của M. Sô-lô-khốp là bộ tiểu thuyết Sông Đông êm đềm. Bộ tiểu thuyết được viết từ năm 1925 và hoàn thành vào năm 1940.

 - Ngoài ra M.Sô-lô-khốp còn viết nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết khác, tiêu biểu như truyện ngắn Số phận con người (1957).

 - M.Sô-lô-khốp là nhà văn Nga lỗi lạc, đã vinh dự nhận giải thưởng Nôben văn học năm 1965. Tác phẩm của Sô-Lô-Khốp được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Là một nhà tiểu thuyết có tài, ông được liệt vào hàng các nhà văn lớn nhất thế kỉ XX.

II. Tác phẩm:

1, HCST: Truyện ngắn “Số phận con người” của Sô-lô-khốp là cột mốc quan trọng mở ra chân trời mới cho văn học Nga. Tác phẩm thể hiện cách nhìn cuộc sống và chiến tranh một cách toàn diện, chân thực; sự đổi mới cách miêu tả nhân vật, khám phá tính cách Nga, khí phách anh hùng và nhân hậu của người lính Xô Viết.

2, Nội dung:

* NHÂN VẬT XÔ-CÔ-LỐP:

Hoàn cảnh, tâm trạng Xô-cô-lốp sau khi chiến tranh kết thúc và trước khi gặp bé Va-ni-a:

 Hoàn cảnh:

  - Chiến tranh đã cướp đi người vợ yêu quý và 2 con gái của Xô-cô-lốp

  - Đứa con trai cũng chết trong trận chiến cuối cùng khi tiến đánh Béc-lin.

  - Ngôi nhà cũng chỉ là hố bom.

  - Xô-cô-lốp đến U-riu-pin-xcơ, ở nhờ nhà một người bạn và làm lái xe cho một đội vận tải để trang trải cuộc sống.

  -> Xô-cô-lốp mất tất cả, cả niềm tin và hi vọng.

 Tâm trạng:

  - Như người mất hồn, như có cái gì đó vỡ tung ra.

  - Đến U-riu-pin-xcơ, Xô-cô-lốp bắt đầu “say mê cái món nguy hại” – uống rượu.

  -> Nỗi buồn, nỗi đau đớn, không muốn đối diện với sự thật.

  => Biểu tượng của con người bị chiến tranh vùi lấp.

 Xô-cô-lốp nhận bé Va-ni-a làm con:

  a) Bé Va-ni-a:

 - Hoàn cảnh: Va-ni-a mất bố, mất mẹ, sống lang thang, đói rách. Ấn tượng  của Xô-cô-lốp về những lần gặp bé “…rách bươm xơ mướp; mặt mũi thì bê bết nước dưa hấu, lem luốc, bụi bặn, bẩn như ma lem, đầu tóc rối bù”…nhưng đôi mắt thì cứ “như những ngôi sao sáng ngời sau trận mưa đêm”-> bất hạnh, tâm hồn thơ ngây

 - Niềm vui khi có bố: Bé Va-ni-a sung sướng khôn tả, nhảy chồm lên, ôm hôn ríu rít, ... Từ đó suốt ngày quấn quýt bên bố.

 b) Xô-cô-lốp:

  - Nguyên nhân nhận bé Va-ni-a làm con: trái tim của người cha mất con dễ nhạy cảm với trẻ thơ; đặc biệt xuất phát từ trái tim nhân hậu, Xô-cô-lốp nhanh chóng ý thức được rằng “không thể để nó và mình chìm nghỉm riêng sẽ được”->Xô-cô-lốp nhận Va-ni-a làm con.

  - Khi nhận bé Va-ni-a làm con Xô-cô-lốp cũng xúc động vô cùng. Xô-cô-lốp yêu thương bé như con đẻ, hết lòng chăm sóc bé, lo lắng cho tương lai của bé.

 -> Ở Xô-cô-lốp chan chứa lòng nhân ái.

Xô-cô-lốp với khó khăn đời thường và những nỗi đau:

  - Xe của Xô-cô-lốp quẹt phải con bò, bị tước bằng lái, Xô-cô-lốp lại phải tìm nghề khác.

  - Thể chất ngày càng yếu đi, có những lần trái tim đau như quặn thắt lại.

 - Những vết thương lòng của quá khứ cứ ám ảnh trong giấc mơ …

 -> Tất cả nỗi đau ấy ban ngày Xô-cô-lốp cố trấn tĩnh, không hở ra  một tiếng thở dài, Xô-cô-lốp cố giấu đi để không làm tổn thương bé Va-ni-a; nhưng ban đêm có những lúc thức dậy thì gối ướt đẫm nước mắt.

  -> Một con người giàu nghị lực.

  => Xô-cô-lốp là biểu tượng của tính cách Nga kiên cường, dũng cảm mà đầy nhân ái.

 

* NGƯỜI KỂ CHUYỆN, Ý NGHĨA LỜI NGOẠI ĐỀ CUỐI TÁC PHẨM:

 - Kết cấu truyện lồng trong truyện, có 2 người kể chuyện:

  + Anđrây Xô-cô-lốp kể lại cho tác giả.

  + Tác gỉa thuật lại câu chuyện của Xô-cô-lốp cho người đọc.

 - Điểm nhìn của tác giả trùng khớp với điểm nhìn của nhân vật Xô-cô-lốp. Chính tác giả cũng nói “phải biết kịp thời quay mặt đi, đừng làm tổn thương trái tim em bé”.

 - Thái độ của tác giả là đồng cảm với nhân vật. Sau khi nghe xong chuyện của Xô-cô-lốp “với một nỗi buồn thấm thía” nhìn theo hai bố con.

* Lời ngoại đề: “Hai con người côi cút … Tổ quốc kêu gọi”-> Tác giả bày tỏ làng khâm phục và tin tưởng ở tính cách Nga kiên cường, nhân ái. Đó cũng là tố chất để con người vượt qua vô vàn khó khăn, trở ngại trên con đường đi tới tương lai.

* Ý NGHĨA: SỐ PHẬN CON NGƯỜI:

 - Số phận con người trong tác phẩm -Xô-cô-lốp,Va-ni-a, sau cuộc chiến tranh vệ quốc của nước Nga chống phát xít.

 - Số phận con người nói chung: số phận của người thường éo le, trắc trở. Con người phải có đủ bản lĩnh và lòng nhân hậu để làm chủ số phận của mình vượt lên sự cô đơn, mất mát, đau thương.

 - Tác phẩm góp một tiếng nói lên án bão tố chiến tranh phi nghĩa và sức mạnh phũ phàng của nó. Loài người suy nghĩ gì vế số phận con người chúng ta khi trái đất mong manh và nhỏ bé của chúng ta đang tàng trữ một lượng vũ khí hạt nhân đủ hủy diệt trong giây lát một hành tinh lớn gấp trăm ngàn làn trái đất.

3, Nghệ thuật:

 - Nghệ thuật kể chuyện: truyện lồng vào truyện.

 - Xây dựng nhiều tình huống nghệ thuật sâu sắc.

4, Chủ đề: “Số phận con người” tập trung khám phá nỗi bất hạnh của con người sau chiến tranh. Song tuy viết về những đau thương, mất mát mà chiến tranh gây ra, tác giả vẩn giữ vững niềm tin ở tính cách Nga kiên cường, nhân ái.

LUYỆN TẬP:

 1. Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Sô-Lô-Khốp?

 2. Nhân vật Xô-Cô-Lốp tiểu biểu cho tính cách Nga kiên cường và nhân ái. Hãy chứng minh.

 3. Kết cấu truyện có gì đặc biệt? Có nhận xét gì về điểm nhìn và thái độ của người kể chuyện (tg)? Ý nghĩa lời ngoại đề tác phẩm?

 4. Truyện ngắn “Số phận con người” của Sô-lô-khốp đã khắc họa tính cách Nga như thế nào? Tại sao ta gọi nó là tiểu anh hùng ca?

Gợi ý: Tác phẩm được coi là tiểu anh hùng ca vì nhân vật Xô-cô-lốp đã sáng ngời lên phẩm chất kiên cường, dũng cảm, đã biết vươn lên mạnh mẽ từ bão tố chiến tranh, từ bi kịch tâm hồn, và mở rộng một tấm lòng, một trái tim Nga nhân ái.

 5. Người vợ anh bạn Xô-cô-lốp nhìn va-ni-a ăn ngấu nghiến mà nước mắt ròng ròng. Chi tiết ấy có ý nghĩa gì?

Gợi ý:

 - Tiếng khóc thương cho hoàn cảnh tội nghiệp của cháu bé Va-ni-a.

 - Là tiếng khóc thương cho cả Xô-cô-lốp

 - Khóc vì cảm phục trước lòng tốt của người bạn – người lính đã mất đi tất cả sau khi bước khỏi cuộc chiến tranh.

 - Đó cũng là tiếng khóc tự thương cho hoàn cảnh của mình.

 6. Số phận con người ở đây có nghĩa là gì?

 

 

ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ                        Hê-Minh-Uê (En nest He minh way).

Tóm tắt: Sang đến ngày thứ ba, con cá bắt đầu lượn vòng. Bằng tất cả kinh nghiệm và sự khéo léo lão thận trọng thu dây câu nhưng lão biết vòng tròn còn khá lớn, con cá hãy còn xa tầm tay của lão. Từng tí một lão cố gắng thu hẹp vòng lượn của con cá và phát hiện rằng con cá đã thấm mệt nên liên tục ngoi lên trong lúc bơi.
           Sau cú quật đột ngột và cú nảy mạnh ở sợi dây, lão sợ con cá nhảy lên, có thể làm văng mất lưỡi câu, lão nới dây. Nhưng con cá không nhảy lên mà bắt đầu lượn vòng chầm chậm. Lão cho đó là cơ hội lí tưởng để mình nghỉ ngơi dưỡng sức .

           Đến vòng lượn thứ ba, lần đầu tiên lão thấy con cá như một cái bóng đen lướt qua dưới con thuyền, rồi trông thấy rõ hơn khi nó mấp mé mặt nước. Đến vòng lượn tiếp theo lão trông thấy lưng cá nhưng nó vẫn còn ở xa thuyền. Lão chuẩn bị lao, và thu dần dây câu. Đến mấy vòng lượn sau con cá tiến gần mạn thuyền . Dù đã kiệt sức, lão vẫn giẫm chân giữ dây câu, rồi dốc toàn lực phóng lao đâm chết được con cá. Máu cá loang ra nhuộm sẫm cả vùng nước chung quanh. Con cá chết thẳng đơ, trắng bạc và bồng bềnh theo sóng.
            Không thể đưa con cá lên thuyền vì nó quá lớn, lão cẩn thận buộc nó dọc theo mạn thuyền, giương buồm về bến. Lão thật sự hài lòng và tự hào với thành quả lao động của mình.

I. Tác giả:

 - Ơ- nít Hê-Minh- Uê (1899 – 1961) là nhà văn nhà văn Mĩ đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại Phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế gới nói chung. Người thanh niên ấy bước vào đời với nghề viết báo và làm phóng viên mặt trận cho tới kết thúc chiến tranh thế giớ thứ hai.

  - Dù viết về thể nghiệm của những nhân vật từng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất và cuộc chiến tranh thế giới chống phát xít hay viết về những trận đấu bò, săn thú giữ, đấu quyền anh, dù viết về Châu Phi hay Châu Mĩ ông đều nhằm ý đồ “viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”. Hê-minh- uê  quan niệm tác phẩm như một “Tảng băng trôi”.

  - Năm 1945, Hê-minh- uê được tặng giải thưởng Nô ben về văn học.

  - Tác phẩm tiêu biểu: Mặt trời vẫn mọc (tiểu thuyết – 1926), Gĩa từ vũ khí (tiểu thuyết – 1929), Chuông nguyện hồn ai (tiểu thuyết – 1940), Ông già và biển cả (truyện dài – 1952).

 * NGUYÊN LÝ “TẢNG BĂNG TRÔI”: Khi tảng băng trôi, chỉ có một phần rất ít nổi lên, còn lại bảy phần chìm dưới nước. Nhà văn chỉ cần miêu tả một phần nổi trên mặt nước ấy, còn lại bảy phần để cho người đọc tự khám phá, tự rút ra ẩn ý nhờ những hình tượng giàu sức gợi, ý tại ngôn ngoại … nhà văn phải viết giản dị  tránh cầu kì, tuyệt đối không làm cái loa công khai phát ngôn cho ý tưởng của mình.

* TÁC PHẨM MINH HỌA CHO NGUYÊN LÝ “TẢNG BĂNG TRÔI”:

“Ông già và biển cả” – một câu chuyện đơn giản nhưng lại gợi mở nhiều tầng ý nghĩa cho người đọc. Tùy vào sự trải nghiệm, vốn sống, đặc điểm nghề nghiệp … mà có sự cảm nhận khác nhau. Tác phẩm đúng như một “tảng băng trôi”

     Truyện kể lại 2 ngày 3 đêm ra khơi đánh cá của ông lão Xan-ti-a-gô. Trong khung cảnh mênh mông trời biển, chỉ có một mình ông lão, khi chuyện trò với mây nước, chim cá, khi đuổi theo con cá lớn, khi đương đầu với con cá  mập xông vào xâu xé con cá kiếm của lão, để rút cục, đưa vào bờ chỉ còn trơ xương.

     Truyện mở ra nhiều tầng ý nghĩa:

 - Một cuộc tìm kiếm con cá lớn nhất, đẹp nhất đời của ông lão đánh cá.

 - Hành trình nhọc nhằn và dũng cảm của người lao động trong một thế giới vô tình.

 - Thể nghiệm về thành công và thất bại của người nghệ sĩ đơn độc khi theo đuổi ước mơ sáng tạo, rồi trình bày nó trước mắt người đời.

 - Mối liên hệ giữa con người và thiên nhiên.

II. Đoạn trích:

* Ý NGHĨA HÌNH ẢNH NHỮNG VÒNG LƯỢN CỦA CON CÁ KIẾM:

     Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm được nhắc đi, nhắc lại trong đoạn văn, gợi lên những đặc điểm về cuộc đấu giữa ông lão và con cá.

 - Cuộc đấu không chỉ diễn ra trong chốc lát mà vật lộn trong thời gian dài giữa hai đối thủ ngang tài, cân sức.

 - Hình ảnh ông lão lành nghề, kiên cường, giàu kinh nghiệm.

 - Hình ảnh con cá với những cố gắng cuối cùng, mãnh liệt để thoát khỏi bủa vây của ông lão.

* SỰ CẢM NHẬN VỀ CON CÁ CUẢ ÔNG LÃO:

 - Cảm nhận gián tiếp bằng con mắt của người giàu kinh nghiệm với nghề, ông lão quan sát sợi dây mà đoán định vòng lượn của con cá; cảm nhận qua sự đau đớn ở bàn tay thu lưới.

 - Cảm nhận trực tiếp khi đến vòng thứ 3, lão nhìn thấy con cá.

 => Cảm nhận trực tiếp , gián tiếp này được tiếp nhận từ xa đến gần, từ chổ “vòng tròn rất lớn”, con cá “lượn đến chổ xa nhất của vòng tròn cho đến khi sợi dây căng lên”, con cá đã quay về phía thuyền. Tiếp nhận từ bộ phận đến toàn thể, từ “một cái bóng đen vượt dài” cho đến khi “cái đuôi nhô khỏi mặt nước”, rồi nó nhảy lên “phô hết vẻ đẹp và sức lực”.

 - Có một sự cảm nhận khác lạ, đó là sự cảm nhận bằng cả trái tim. Ở đây không đơn thuần là quan hệ giữa người đi săn cố bắt được con mồi mà ngược lại là sự chiêm ngưỡng, cảm kích thậm chí pha chút tiếc nuối vì hành động của mình của ông lão. Ông lão thấy con cá kiếm “hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng”; gọi nó là “anh bạn”, là “người anh em”.

 => Con cá trở thành “nhân vật” sống động.

* HÌNH ẢNH CON CÁ TRƯỚC VÀ SAU KHI ÔNG LÃO CHIẾM ĐƯỢC:

 - Con cá trước khi ông lão chiếm được, nó là con mồi, là đối tượng bi săn đuổi, đẹp và cao quý trước mắt ông lão. Nó trở thành hình ảnh tượng trưng cho ước mơ, lí tưởng mà ông lão theo đuổi trong cuộc đời; rộng ra là tượng trưng cho ước mơ cao đẹp của con người.

 - Con cá sau khi ông lão chiếm được đã thay đổi:

  + Da cá chuyển từ màu gốc, màu tía ánh bạc sang mà trắng bạc.

  + Mắt trông dửng dưng như những tấm kính trong kính viễn vọng hay như một vị thánh trong đám rước.

 => Sự thay đổi này biểu trưng cho hiện thực cuộc đời – ước mơ của con người khi đã trở thành hiện thực, nó không còn xa vời, khó nắm bắt và cũng vì thế, nó không còn đẹp đẽ, huy hoàng như trước.

* Ý NGHĨA ĐOẠN TRÍCH, MINH HỌA CHO NGUYÊN LÍ “TẢNG BĂNG TRÔI”:

 - Tầng ngôn ngữ đơn giản chỉ kể về cuộc vật lộn giữa ông lão đánh cá và con cá kiếm.

 - Mở ra nhiều nghĩa hàm ẩn mà từng người đọc có cảm nhận khác nhau:

  + Qúa trình lao động để có thành quả bao giờ cũng vất vả và gian nan.

  + Trong lao động phải có nghị lực, ý chí, lòng kiên trì mới mong thành công.

  + Ước mơ của con người khi chưa đạt được bao giờ cũng cao đẹp, hấp dẫn; nhưng khi đã trở thành hiện thực sẽ không còn nguyên vẹn nữa …

* Nghệ thuật:

 - Lối kể chuyện độc đáo: kết hợp giữa lời văn kể và lời văn miêu tả cảnh vật, miêu tả đối thoại và độc thoại nội tâm.

 - Cách viết giản dị, văn có nhiều “khoảng trống”, nhiều hình tượng mang tính đa nghĩa để người đọc tự khám phá, tự cảm nhận.

* Chủ đề: Hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con người đến biến ước mơ thành hiện thực. Sự chuyển hóa từ bức tranh với những nét trần trụi, chân thực, giản dị sang một lớp nghĩa hàm ẩn, rộng lớn – đó chính là phong cách của Hê-Minh-Uê và cũng là sự thể hiện nguyên lí sáng tác của ông: tác phẩm nghệ thuật như một “tảng băng trôi”.

LUYỆN TẬP:

 1. Nêu những nét chính về tác giả Hê-Minh-Uê? Kể tên 3 tác phẩm của Hê-Minh-Uê?

 2. Truyện “Ông già và biển cả” ra đời vào năm bao nhiêu? Tóm tắt nội dung và nêu ý nghĩa?

 3. Phát biểu nguyên lí “Tảng băng trôi” và tác phẩm “Ông già và biển cả” đã minh họa như thế nào cho nguyên lí này?

 4. Ý nghĩa hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm?

 5. Sự cảm nhận về con cá của ông lão?

 6. So sánh hình tượng con cá kiếm trước và sau khi ông lão chiếm được nó. Điều này gợi cho anh (chị) say nghĩ gì? Vì sao có thể coi con cá kiếm như một biểu tượng?

 7.Cảm nhận của anh (chị) về “phần chìm” của đoạn trích?

 8. Anh (chị) hiểu thế nào về nguyên lí “tảng băng trôi”? Tìm trong đoạn trích một vài câu văn có nhiều “khoảng trống” và lấp đầy vào đó lời văn của mình.

 Gợi ý:  + Câu văn “Ta đã di chuyển được nó” -> Ta đã di chuyển được nó, ông lão nói. Trên khuôn mặt ông lão hiện lên những nét rạng rỡ, phấn khởi .

           + Câu văn: “Con cá là vận may của ta’-> Con cá là vận may của ta! Và việc ta bắt được nó đã chứng minh rằng ta đã vượt qua được vận đen đủi.

 9. Tóm lược trận chiến của ông lão với con cá kiếm?

 Gợi ý:  + Con cá mắc lưỡi câu, bắt đầu chậm rãi lượn vòng hai giờ đồng hồ; ông lão thu dây, lão mệt nhoài, người đẫm mồ hôi.

+ Con cá đột ngột quật, nhảy lên để hít không khí; ông lão nới thêm chút dây.

+ Con cá lại bắt đầu lượn vòng chầm chậm; ông lão liên tục thu dây ; thoạt tiên thấy một cái bóng đen vượt dài qua dưới con thuyền, sau đó là chiếc đuôi nhô khỏi mặt nước.

+ Con cá cập sát thuyền, khi ông lão chuẩn bị phóng lao, nó khẽ nghiêng mình, trở mình thẳng dậy và bắt đầu lượn thêm vòng nữa.

+ Thời điểm quyết định đã tới, ông lão vận hết sức bình sinh phóng lao xuống sườn con cá ; con cá phóng vút lên khỏ mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực. Ông lão giết được con cá.

 10. Theo anh (chị), Xan-ti-a-gô có những nỗi đau tinh thần nào?

Gợi ý : + Con cá kiếm là mục đích cuối cùng mà ông lão phấn đấu theo đuổi. Tuy nhiên vì cuộc sống và để khẳng định sự tồn tại và ý nghĩa của sự tồn tại con người phải hủy hoại cả những cái thân yêu, quý trọng của cuộc đời mình – ông lão phải giết con cá. Đó chính là sự dằn vặt lớn ở ông.

            + Bắt được con cá là một vận may của ông lão; nhưng để bắt được nó ông lão phải theo nó, bị con cá ‘tha’ đi khắp nơi. Ngay cả khi nó chết rồi thì vận may lại thành vận rủi – ông lão lại phải đương đầu với đàn cá mập. Đó là sự trăn trở vì bị lệ thuộc, bị tước đoạt thành quả lao động.

 

 

HỒN TRƯƠNG BA, RA HÀNG THỊT         (Lưu Quang Vũ)

Tóm tắt: Trương Ba, gần 60 tuổi- là một người làm vườn tốt bụng, đặc biệt rất cao cờ. Do tắc trách, Nam Tào gạch bừa tên Trương Ba, khiến ông phải chết oan. Vợ Trương Ba lên Thiên đình kiện. Theo gợi ý của Đế Thích,  Đế Thích sửa sai, Nam Tào cho hồn Trương Ba nhập vào thể xác hàng thịt ở làng bên vừa mới chết, mới ngoài 30 tuổi, để được sống lại, ,.

Trú nhờ thể xác hàng thịt, hồn Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái : lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, gia đình Trương Ba ngày càng lủng củng.  Đặc biệt, sống bằng thân xác hàng thịt, Trương Ba dần dà tiêm nhiễm một số thói xấu và những nhu cầu vốn xa lạ  với ông. Gay nhất là chị hàng thịt đòi hỏi Trương Ba phải là người đàn ông thực sự của chị . Lí trưởng nhân đấy sách nhiễu vòi tiền; con trai Trương Ba ngày càng đắc ý, lấn lướt, coi thường bố. Ngược lại, vợ, con dâu, cháu nội Trương Ba không thể chịu nổi và dần dần xa lánh. Trương Ba vô  đau khổ.

Trước nghịch cảnh ấy, Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt, cũng không chấp nhận nhập vào xác cu Tị , kiên quyết chấp nhận cái chết.

I. Tác giả:  Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài – làm thơ, sáng tác truyện ngắn, vẽ tranh, đặc biệt là viết kịch. Lưu Quang Vũ không chỉ trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 của thế kỉ XX mà còn được coi là mộttrong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.

II, Tác phẩm:

* HCST:   “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (viết năm 1981 đến năm 1984 mới ra mắt công chúng) là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, đã công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước. Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.

* NỘI DUNG:

  * CUỘC ĐỐI THOẠI GIỮA HỒN VÀ XÁC:    

  - Linh hồn: cao khiết, có đời sống riêng nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn.

  - Xác: sức mạnh âm u, đui mù, một cái vỏ bên ngoài không có tư tưởng, không có cảm xúc, chỉ toàn những đòi hỏi dung tục, tầm thường.

  - Vì sống phụ thuộc vào xác cho nên cuối cùng hồn Trương Ba cũng phải miễn cưỡng nhập vào xác hàng thịt trong đau khổ, bế tắc.

=> Cuộc độc thoại trong tâm trạng một con người : giữa mơ ước đẹp đẽ và những dục vọng bản năng thấp hèn, tầm thường.

=> Cảnh báo : khi con người sống chung với dung tục, sẽ bị dung tục lấn át, thắng thế, ngự trị, tàn phá những gì tốt đẹp, cao quý trong con người.

=> Đồng thời khẳng định ý nghĩa của sự thống nhất giữa linh hồn và thể xác – sống là chính mình, sống thật, sống trung thực, không thể nghĩ một đằng làm một nẻo.

* MÀN ĐỐI THOẠI GIỮA TRƯƠNG BA VÀ NGƯỜI THÂN:

 - Sự thay đổi của Trương Ba khi phải mang thân xác của hàng thịt: từ một con người có tâm hồn cao khiết, có học thức, giỏi cờ, thích chăm sóc cây cối, khéo léo, gia đình tin yêu trở nên một người khác hẳn: thân xác phì nộm, vụng về, luôn đòi hỏi những ham muốn tầm thường (thích uống rượu, thích ăn ngon, chăm sóc cây thì làm gẫy mầm cây, sửa diều cho cu Tị thì làm hỏng cả diều,…).

 - Thái độ của mọi người:

  + Vợ: buồn bã, tủi hờn, định bỏ đi cho Trương Ba thanh thản.

  + Con dâu: cảm thông, xót thương nhưng thừa nhận là không hiểu cha.

  + Cháu gái: phản ứng quyết liệt, dữ dội, không chấp nhận sự có mặt của ông nội: “Ông xấu lắm, ác lắm! cút đi! Lão đồ tể, cút đi!”.

 - Thái độ của Trương Ba: đau khổ, tuyệt vọng, sự tồn tại như thế càng trở nên vô nghĩa, thậm chí gây nặng nề, bức bối.

=> Sống biểu hiện bên ngoài không thật với lòng mình là cuộc sống giả tạo, người xung quanh sẽ nhận ra và xa lánh ta. Cách sống như thế là vô nghĩa. Cần phải có sự thống nhất giữa tâm hồn và thể xác, sống là chính mình.

* MÀN ĐỐI THOẠI GIỮA TRƯƠNG BA VÀ ĐẾ THÍCH:

 - Quan niệm vế ý nghĩa sự sống của Trương Ba: “Không thể sống bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo được”

=> Quan niệm: sống phải có sự thống nhất giữa nội dung (bên trong) và hình thức (bên ngoài), giữa tư tưởng và biểu hiện, giữa suy nghĩ và hành động. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thế xác và tâm hồn. Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình,  sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn.

 - Đế Thích cho TB sống mà sống như thế ông chẳng cần biết; chỉ cần có đối thủ để khẳng định vị trí tiên cờ của mình.

=> Phê phán lối sống vì mục đích của mình mà bất chấp mọi thủ đoạn.

* TRƯƠNG BA TRẢ XÁC, XIN CHO CU TỊ SỐNG, HỒN TRƯƠNG BA HÓA THÂN VÀO NHỮNG VẬT THÂN THƯƠNG TRONG GIA ĐÌNH:

 => Ca ngợi sự chiến thắng, vẻ đẹp của tâm hồn con người trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả tạo để bảo vệ quyền được sống toàn vẹn, hợp với lẽ tự nhiên cùng với sự hoàn thiện nhân cách. Cái đẹp, cái thiện luôn tồn tại bất diệt ( sự chiến thắng của lương tâm, đạo đức đối với bản năng).

* NGHỆ THUẬT:

 - Đối thoại giàu kịch tính, đậm chất triết lí.

 - Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách.

 - Độc thoại nội tâm sâu sắc.

* CHỦ ĐỀ:   Qua đoạn trích và cả vở kịch, tác giả muốn khẳng định: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn còn quý giá hơn. Con người phải luôn luôn đấu tranh với nghịch cảnh, chống lại sự tầm thường, dung tục để hoàn thiện nhân cách.

LUYỆN TẬP:

1.      Đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt thể hiện ý nghĩa gì?

2.      Phân tích những mâu thuẫn, xung đột trong con người Trương ba và thái độ của nhân vật trước hoàn cảnh đó.

3.      Chỉ ra sự khác nhau trong quan niệm của trương Ba và đế thích về ý nghĩa sự sống.

 

 

NHÌN VỀ VỐN VĂN HÓA DÂN TỘC                (Trần Đình Hượu)

I. Tác giả: Trần Đình Hượu là một chuyên gia về các vấn đề văn hóa, tư tưởng Việt Nam. Ông đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa, tư tưởng có giá trị: Đến hiện đại từ truyền thống (1994), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại (1995), Các bài giảng về tư tưởng phương Đông (2001),…

II. Tác phẩm.

* Xuất xứ: đoạn trích trích từ phần II, bài Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc, in trong cuốn Đến hiện đại từ truyền thống. Nhan đề do người biên soạn đặt.

* Nội dung:

 1. Tác giả đã đề cập đến những đặc điểm của văn hóa truyền thống Việt Nam trên cơ sở các phương diện chủ yếu của đời sống tinh thần và vật chất:

 - Tôn giáo: Người Việt không cuồng tin, không cực đoan mà dung hòa các tôn giáo khác nhau để tạo nên sự hài hòa nhưng không tìm sự siêu thoát, siêu việt về tinh thần bằng tôn giáo.

 - Nghệ thuật: Người Việt sáng tạo được những tác phẩm tinh tế nhưng không có quy mô lớn, không mang vẻ đẹp kì vĩ, tráng lệ, phi thường.

 - Về ứng xử: Người Việt trọng tình nghĩa nhưng không chú ý nhiều đến trí, dũng, khéo léo, không kì thị cực đoan, thích yên ổn.

 - Về sinh hoạt: Người Việt ưa sự chừng mực, vừa phải (khéo ăn thì no, khéo co thì ấm; thái quá bất cập…)

 2. Đặc điểm nổi bật trong các sáng tạo văn hóa Việt Nam:

 - Đặc điểm nổi bật trong các sáng tạo văn hóa của Việt Nam: hướng đến tính chất thiết thực, linh hoạt, dung hòa.

- Thế mạnh: nhạy cảm, tinh nhanh, khôn khéo gỡ các khó khăn tìm được sự bình ổn.

 + Tôn giáo:

     Phật giáo: từ bi bác ái, hướng thiện.

     Nho giáo: tư tưởng tôn sư trọng đạo, cách cư xử trong các mối quan hệ.

-> Việt Nam có nhiều tôn giáo nhưng không xảy ra xung đột…

 + Cách sống trọng tình nghĩa -> sống hòa hợp.

 + Tính thiết thực -> văn hóa gắn bó sâu sắc với đời sống thường nhật…

- Hạn chế:

 + Văn hóa Việt chưa có một tầm vóc lớn lao, chưa có một vị trí quan trọng, chưa nổi bật và chưa có khả năng tạo được ảnh hưởng sâu sắc tới các nền văn hóa khác.

 + Gây ra sức ì, cản trở những bước phát triển mạnh mẽ, những cách tân táo bạo, những khám phi thường – điều kiện để tạo nên tầm vóc lớn lao của các giá trị văn hóa.

3. Con đường hình thành bản sắc văn hóa dân tộc:

 - Khả năng tạo tác chỉ là một phần: nguyên nhân dân tộc ta đã trải qua thời gian dài bị đô hộ, áp bức và đồng hóa, nhiều giá trị văn hóa bị mai một -> tạo tác.

- Chiếm lĩnh, đồng hóa những giá trị văn hóa bên ngoài: trong quá trình giao lưu, chúng ta tiếp thu nhưng không rập khuôn mà cải biến theo những ý nghĩa riêng, phù hợp với đặc trưng riêng của dân tộc.

* Gía trị nghệ thuật:

 - Bố cục rõ ràng.

 - Lập luận chặt chẽ.

 - Văn phong khoa học

LUYỆN TẬP:

1.Tác giả đã phân tích đặc điểm của vốn văn hóa dân tộc trên cơ sở những phương diện cụ thể nào của đời sống vật chất và tinh thần?

2. Đặc điểm nổi bật trong các sáng tạo văn hóa ở Việt Nam theo Trần Đình Hựơu là gì? Thế mạnh (ưu điểm) của đặc điểm đó là gì? Hãy chứng minh qua các lĩnh vực văn hóa?

3. Bên cạnh những ưu điểm cũng là thế mạnh thì hạn chế là gì?

4. Vì sao có thể khẳng định “Con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hóa không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa các giá trị văn hóa bên ngoài”?

 

 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#gfdgdf