vo van 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bệnh viện Hà Tĩnh: Thành công ca mổ khó nhất từ trước tới nay

(Dân trí) - Bệnh nhân 24 tuổi nhập viện trong cảnh càng xe bò làm bằng ống tre to hơn bắp chân đâm thẳng vào vùng kín và xuyên ra phía sau...

Vào khoảng 20h, ngày 22/7, Khoa Chấn thương, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh tiếp nhận hai bệnh nhân chấn thương trong một vụ tai nạn giao thông cực kỳ nghiêm trọng. Nạn nhân là Chu Văn Đại (24 tuổi) và Hoàng Văn Trung (21 tuổi) cùng trú ở xóm 4, xã Cẩm Thăng, huyện Cẩm Xuyên.

Theo người nhà bệnh nhân kể lại, khoảng 19h cùng ngày Đại đi xe máy và chở Trung. Cả hai đang chạy trên đường làng thì gặp xe máy do một phụ nữ điều khiển đi ngược chiều kéo theo một xe bò chở đầy lúa. Do lóa mắt bởi ánh đèn pha ngược chiều, anh Trung loạng choạng đâm thẳng vào xe người phụ nữ trên. Cú đâm quá mạnh khiến anh Đại bị càng xe bò làm bằng ống tre to hơn bắp chân đâm thẳng vào phía trước, xuyên qua người một đoạn dài hơn 50cm. Anh Trung may mắn hơn, nhưng cũng bị dập, đứt gân bàn chân trái và rách bìu.

Bệnh nhân Đại đang được theo dõi tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh

Ngay khi phát hiện tai nạn, người nhà và hàng xóm đã dùng dao chặt lìa càng xe, tách người anh Đại ra khỏi xe bò và nhanh chóng chuyển nạn nhân trong tình trạng ống tre xiên ngang người cùng với anh Trung đến bệnh viện cấp cứu.

Tại Khoa Chấn thương, các y, bác sỹ trực ca và những người hiếu kỳ được một phen khiếp đảm khi chứng kiến tình trạng chấn thương của bệnh nhân. Lúc này tình trạng sức khỏe của bệnh nhân rất xấu do mất quá nhiều máu và kiệt sức vì đau đớn.

Theo bác sỹ Nguyễn Quang Trúc, chuyên khoa cấp II - Phó trưởng khoa Chấn thương - Chỉnh hình, thì đây là một trường hợp chấn thương hy hữu từ trước đến nay mà Khoa chấn thương Bệnh viện Hà Tĩnh từng tiếp nhận. Để "dọn" được dị vật ra khỏi cơ thể người bệnh, cần phải trải qua một quy trình phẫu thuật hết sức phức tạp, đòi hỏi tính kiên trì, cẩn trọng và kỹ thuật rất cao.

Sau hơn 3 tiếng đồng hồ làm việc căng thẳng, ca phẫu thuật cấp cứu đặc biệt phức tạp này của các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh đã thành công.

Hiện tại, sau 3 ngày nằm điều trị vết thương sức khỏe bệnh nhân Đại đang trong tình trạng hồi phục tốt, khoảng hơn chục ngày điều trị là có thể ra viện.

Một "liệt sĩ" trở về sau hơn 40 năm lưu lạc

(Dân trí) - Sau hơn 40 năm lưu lạc trên nước bạn Lào, ông Lò Văn Cân (70 tuổi) đã may mắn được đoàn tụ cùng gia đình vào những năm tháng cuối đời. Gia đình ông ngập tràn niềm hạnh phúc của ngày hội ngộ.

Hơn 40 khát khao ngày trở về

Hơn một tháng qua, tin ông Lò Văn Cân trở về sau hơn 40 năm rời quê đi chiến đấu và lưu lạc tại nước bạn Lào đã lan ra khắp nơi. Căn nhà nhỏ của anh Lò Văn Thành (con trai thứ hai của ông Cân) ở thôn Chinh, xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa lúc nào rộn rã tiếng cười nói của họ hàng và bà con đến hỏi thăm và chia vui cùng gia đình.

Hơn 40 năm trước, năm 1959, chàng thanh niên Lò Văn Cân đi làm cán bộ lâm nghiệp ở Lâm trường Cửa Đặt, huyện Thường Xuân. Năm 1962, theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông lên đường nhập ngũ và tham gia vào Tiểu đoàn 923, làm nhiệm vụ tại nước bạn Lào.

Ông Lò Văn Cân hồi tưởng lại cuộc đời bôn ba của mình

Ông Cân nhớ lại, sau một thời gian tham gia chiến đấu tại nước bạn Lào, năm 1964 ông được đơn vị cử đi học sỹ quan ở Hà Bắc. Học xong lớp sỹ quan tại đây, ông trở lại chiến trường tiếp tục chiến đấu.

Năm 1968, trong một lần về phép 10 ngày thăm nhà, ông để lại cho người vợ giọt máu của mình, chính là anh Lò Văn Thành bây giờ. Đến năm 1969 ông về phép lần hai, chưa kịp nhìn mặt con thì đã ra đi biền biệt.

Theo lời ông Cân, năm 1969 trong một lần đơn vị ông bắn rơi một chiếc máy bay địch, khi ông cùng các đồng đội ra xem thì bất ngờ dẫm phải mìn của địch và bị địch bao vây. Bản thân ông bị thương cụt chân phải và mất liên lạc với đồng đội từ đó.

Bị thương nằm lại trong rừng, ông được ba cô gái người Lào phát hiện và đưa về cứu sống. Khi ông đã bình phục hẳn, dân làng ở bản Bạc Nhỏ, huyện Lào Am, tỉnh Xa La Văn (Lào) đã tổ chức đám cưới cho ông cùng cô gái tên Lít - người đã phát hiện và luôn ở bên chăm sóc trong những tháng ngày ông bị thương.

Thời gian trôi đi, vợ chồng ông có với nhau ba người con rồi người vợ bỏ bố con ông ra đi. Những năm tháng sống cảnh gà trống nuôi con tại Lào, tuy trí nhớ không còn minh mẫn nhưng ngày nào ông Cân cũng mang máng nhớ về quê hương và khát khao ngày trở về. Song hoàn cảnh khó khăn, bản thân lại bị thương tật nên mong ước trở lại quê hương mãi chưa thành hiện thực.

Nhắc đến hai từ quê hương, ông Cân xúc động: "Nhớ quê lắm chú ơi, nhưng cuộc sống vất vả lắm không đi đâu được, chân tay thế này biết đi đâu mà hỏi được và cũng không biết hỏi ai. Bao nhiêu năm qua, ta chỉ mong sao gặp được người mình để hỏi đường về quê thôi".

Người đồng hương tốt bụng

Một ngày tháng 5/2010, thấy có người đàn ông lạ đến xóm hỏi mua tóc, lại nói tiếng Việt, ông Cân lân la sang hỏi dò mới biết đó là người Việt Nam sang Lào đi buôn tóc. Niềm vui được gặp được người đồng hương sau mấy mươi năm xa quê khiến ông không khỏi bồi hồi.

Nghe câu chuyện của ông, vị khách lạ hứa khi trở về Việt Nam sẽ đi tìm gia đình báo tin giúp ông. Vị khách xưng là Phan Thế Hạnh, quê ở xóm 7, xã Nghĩa Thuận, thị xã Thái Hòa, Nghệ An.

Bức ảnh chụp ông Cân thời còn trẻ giúp người con trai nhận ra bố

Giữ đúng lời hứa, anh Hạnh mang theo bức ảnh của ông Cân thời trẻ cùng những thông tin từ ông, lặn lội ra Thanh Hóa tìm đến huyện Thường Xuân và tìm được đến nhà anh Lò Văn Thành.

Anh Thành tâm sự: "Lúc nhìn thấy bức ảnh tôi cũng không nhận ra đó là bố mình, vì ngày bố đi tôi còn chưa sinh. Nhưng một số người họ hàng đã nhận ra ông cụ. Lúc đó tôi không biết phải diễn tả niềm vui của mình thế nào nữa. Đúng là anh Hạnh tốt bụng thật. Gia đình anh ấy cũng còn khó khăn lắm nhưng anh ấy vẫn nhiệt tình bỏ bao công sức tìm đến tận nơi để báo tin bố tôi còn sống thật không biết trả ơn anh ấy thế nào nữa".

Sau khi hay tin bố còn sống, hoàn cảnh gia đình khó khăn nên anh Thành đã đi vận động những người trong họ hàng quên góp tiền để sang đưa bố về quê đoàn tụ cùng gia đình. Được sự giúp đỡ tận tình của anh Hạnh, bố con được gặp lại nhau, nhìn thấy mặt nhau sau hơn 40 năm xa cách.

Theo sự hướng dẫn của chính quyền địa phương, anh Thành đã làm những thủ tục liên quan để ông Cân được nhập cảnh về Việt Nam đoàn tụ cùng gia đình.

Nước mắt ngày đoàn tụ

Ngày ra đi, ông chưa được nhìn thấy mặt con, ngày trở về đứa con giờ đã hơn 40 tuổi đầu. Cha con tuy không tỏ mặt nhau nhưng được gặp lại sau hơn 40 năm biền biệt, cả hai bố con cứ ôm chầm lấy nhau mà khóc suốt quãng đường về.

Anh Thành kể lại, sau ngày ông lên đường nhập ngũ, rồi hòa bình lập lại cũng không thấy ông trở về, gia đình đã đi dò hỏi khắp nơi nhưng cũng không có tin tức gì. Đến năm 1992 thì nhận được giấy báo tử của ông. Bao nhiêu năm ở nhà nuôi con chờ chồng, bà Huyên vợ ông đã khóc khô cả nước mắt. Đến năm 1994 bà mất mà không biết rằng người chồng bao nhiêu năm bà mong ngóng vẫn còn sống.

Anh Thành xúc động: "Dù không nhớ được khuôn mặt bố mình, nhưng khi nhìn thấy bức ảnh, những người họ hàng đã nhận ra đó chính là bố tôi. Khi gặp lại ông cụ tôi hạnh phúc lắm. Ông cụ đã chịu khổ quá nhiều rồi. Những năm tháng cuối đời, chúng tôi được chăm sóc cho bố là một niềm hạnh phúc lớn".

Anh em con cháu ông Cân hạnh phúc bên nhau trong ngày đoàn tụ

Hiện người con gái đầu ở Lào xa bố cũng khóc suốt và có nguyện vọng về Việt Nam sống cùng bố. Người con thứ hai cũng đã theo ông Cân về Việt Nam. Chỉ còn người con thứ ba ở Lào của ông đã sang Thái Lan làm ăn.

Trao đổi với Dân trí, ông Lò Văn Ngọ, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Chinh, nói: "Sau khi gia đình đưa được cụ về nhà, chính quyền địa phương cũng rất trăn trở bởi, lâu nay ông cụ sống khổ rồi mà giờ trở về quê trong khi hoàn cảnh hiện tại của gia đình anh Thành cũng đang rất khó khăn. Chúng tôi cũng đã làm những thủ tục trình cấp trên xem xét đối với trường hợp ông cụ. Bản thân ông cụ vừa bị thương lại bị bệnh đái tháo đường nữa nên hoàn cảnh rất khó khăn".

Ông Nguyễn Thanh Phương, Trưởng Phòng LĐ-TB&XH huyện Thường Xuân cho biết: "Trường hợp ông Lò Văn Cân lâu nay gia đình được hưởng chế độ liệt sĩ, chúng tôi cũng đang yêu cầu xã báo cáo lên để trình huyện và có hướng đề xuất lên tỉnh để xem xét chế độ chính sách cho ông cụ sau này. Trước mắt ngày thương binh liệt sĩ thì ông cụ sẽ được hưởng những chế độ chính sách của Nhà nước".

Duy Tuyên - Lê Văn

Share on Facebook

Share on Twitter

Share on Google

Share on Buzz

in

Xem phản hồi

Gửi phản hồi

Các bài mới

Người mù đi xe máy: Một "khả năng" vô cùng nguy hiểm (26/7)

Tạm giữ CĐV Hải Phòng đốt pháo sáng trên sân Hàng Đẫy (26/7)

Hoảng loạn vì 4 cây gỗ lớn lao xuống đường (26/7)

Làng cào hến đổi đời nhờ cổ vật (26/7)

Các bài đã đăng

Bệnh viện Hà Tĩnh: Thành công ca mổ khó nhất từ trước tới nay (26/7)

"Cơn mưa vàng" gây ngập nặng thành phố (26/7)

Một tàu trật bánh, hàng chục tàu ách tắc (26/7)

Hà Giang: 8 người chết vì mưa lũ (26/7)

Nông dân "đắng lòng" nhìn tôm chết hàng loạt (26/7)

Huyền thoại anh hùng Cơtu Alăng Bảy (kỳ 2) (26/7)

Áp thấp gây mưa dông toàn quốc (25/7)

Xe khách tông nhau, ít nhất 5 người bị thương (25/7)

TPHCM: 11 căn nhà "lọt" xuống sông trong đêm (25/7)

5 học sinh thi Olympic Vật lý quốc tế đều đoạt huy chương (25/7)

Tiêu điểm

Video: Rơi lệ nhìn Nhân Ái trên giường bệnh

Dân trí tròn 5 tuổi

Cầu Pô Kô nối đôi bờ vui đã chính thức khởi công

Niềm vui khôn tả ngày khánh thành cầu Dân trí

Sạch bóng "nữ quái", du khách thảnh thơi thăm phố cổ

Từ 20/5, áp dụng mức phạt giao thông "tăng nặng"

Tiết kiệm được 500.000 kWh điện trong giờ trái đất

Tổng Bí thư: Giới thiệu nhân sự BCH Trung ương là khâu quan trọng

Yêu cầu Google sửa sai trên bản đồ trực tuyến

Dân trí ra mắt phiên bản cho mobile

Dép Juicy

250.000 đ

Dép Juicy

Mercedes

2.292.000.000đ

Mercedes

Nội thất phòng ngủ

2.540.000đ

Nội thất phòng ngủ

Từ điển trên điện thoại

Tra từ Anh - Việt

Từ điển trên điện thoại

Mua quảng cáo

Sandal

Sandal

Dành cho bé

Buôn chuyện cùng bạn bè

Buôn chuyện cùng bạn bè

Chat siêu rẻ

Cài GPRS trên mobile

Cài GPRS trên mobile

Với 15.000vnd

Mua quảng cáo

Khu đô thị Đồi chè - Hạ Long -Quảng Ninh. Diện tích 80 Ha

call:0975.06.5555

Donghoduyanh.com

2.500.000 VND

Phân phối chung cư Vân Canh, chọn tầng, chọn hướng

Call: 01695125555

Liên hệ quảng cáo

Tủ đựng cốc chén cho không gian tiện nghi

8.400.000 VNĐ

Sofa bed đa năng

4.500.000 VNĐ

Chọn giường ngủ đẹp chọn Nội thất QualiDecor giuong ngu giường tủ giuong tu

4.370.000 VNĐ

Thanh Hóa:

Xe khách tông nhau, ít nhất 5 người bị thương

(Dân trí) - Đang lưu thông trên đường, do tài xế ngủ gật bất ngờ chiếc xe khách tông thẳng vào đuôi chiếc xe khác đang lừ đừ bắt khách phía trước, vụ tai nạn làm ít nhất 5 người bị thương, hơn 20 hành khách được một phen thất kinh.

Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 14h ngày 25/7, chiếc xe khách 24 chỗ ngồi mang BKS 36M - 1161 đang lưu thông trên tuyến đường từ thị trấn Mục Sơn - thị trấn Thọ Xuân, đoạn qua Khu 2, thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, do tài xế xe khách 24 chỗ ngủ gật nên chiếc xe tông thẳng vào xe khách mang BKS 36M - 6073 đang đi chậm chậm ngay phía trước.

Cú tông khá mạnh khiến cả hai xe bị hư hỏng nặng

Theo những người dân có mặt tại hiện trường vụ tai nạn cho biết, vào thời điểm đó chiếc xe khách mang BKS 36M - 6073 đang đi chậm để bắt khách thì bất ngờ bị xe khách đi phía sau tông thẳng vào đuôi. Lúc đó trên xe khách mang BKS 36M - 1161 đang chở hơn 20 hành khách.

Thông tin ban đầu cho biết, hậu quả vụ tai nạn xảy ra đã làm ít nhất 5 người bị thương phải nhập viện. Do va đập mạnh khiến đầu xe khách 24 chỗ và đuôi chiếc xe khách đi phía trước bị hư hỏng nặng.

Vụ tai nạn khiến hơn 20 hành khách thất kinh

Ngay sau khi tai nạn xảy ra, người dân đã cùng cơ quan chức năng có mặt đưa những người bị thương đi cấp cứu. Những hành khách may mắn thoát chết vẫn chưa hết bàng hoàng sau vụ tai nạn.

Hiện vụ tai nạn đang được CSGT Công an huyện Thọ Xuân điều tra làm rõ.

Duy Tuyên

Cầu Pô Kô nối đôi bờ vui đã chính thức khởi công

(Dân trí) - Sáng nay 27/6, cầu Khuyến học & Dân trí bắc qua sông Pô Kô đã chính thức được động thổ tại xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum trong niềm phấn khởi của đông đảo các em học sinh và người dân hai bên bờ sông.

>> Cần lắm một cây cầu nhân ái

>> Video học sinh vượt sông Pô Kô

Các đại biểu động thổ cầu Khuyến học & Dân trí trong niềm vui sướng của các em học sinh và người dân sống hai bên bờ sông.

Tham dự Lễ khởi công có ông A Nhoi - Phó Chủ tịch thường trực HĐND tỉnh Kon Tum, ông Thao Hồng Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hồi, PGS. TS Lương Ngọc Toản - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, ông Ka Ba Tơ - Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Kon Tum, ông Phạm Huy Hoàn - Ủy viên thường trực Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, Giám đốc Quỹ Khuyến học Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Điện tử Dân trí và ông Đoàn Thanh Tùng - Trưởng Đại diện Công ty BHNT Prudential Việt Nam tại Tây Nguyên đại diện cho các đơn vị tài trợ.

Phát biểu tại lễ khởi công, ông Phạm Huy Hoàn mở đầu bằng một câu tâm huyết của ông Phan Việt Cường, một Việt kiều Mỹ khi gửi tiền về ủng hộ xây dựng cầu: "Dòng Pô Kô địa hình cao nguyên núi rừng thiên nhiên hung hãn, cản nổi sao bao nghĩa tình quyết nối lại đôi bờ vui". Câu nói này cũng là tâm nguyện của hàng vạn tấm lòng bạn đọc Dân trí trong và ngoài nước hướng về Kon Tum hôm nay.

Cũng trong lễ khởi công, ông Phạm Huy Hoàn cho biết, việc kêu gọi ủng hộ xây cầu Khuyến học & Dân trí là một kỷ lục. Chỉ sau khoảng nửa tháng kêu gọi, tổng số tiền mà Dân trí và Quỹ Khuyến học Việt Nam đã tiếp nhận được 1,2 tỷ đồng và tương lai sẽ còn nhiều hơn nữa để phục vụ Quỹ dự phòng cho cầu.

Thay mặt chính quyền tỉnh Kon Tum, ông A Nhoi đã trân trọng cám ơn Quỹ Khuyến học Việt Nam, Báo Điện tử Dân trí cùng các cá nhân, đơn vị hảo tâm đã có lòng ủng hộ cùng nhau chung sức nối lại hai bờ sông Pô Kô.

Trong niềm vui sướng tột độ khi nghĩ tới cảnh lại được đạp xe đi học qua cầu treo, em A Hương học sinh lớp 8A trường THCS Ngô Quyền tâm sự: "Nhà em thuộc xã Đăk Ang bên kia sông nhưng trường học lại ở bên này sông. Mùa khô như thế này nếu khéo lội thì nước chỉ ngập đến đầu gối nhưng chẳng may bước hụt thì sẽ ướt hết quần áo và rất nguy hiểm. Nếu có cầu thì em chỉ phải đi 3km là tới trường còn không thì phải đi đường vòng gần 10km. Em hy vọng cây cầu sẽ kịp hoàn thành vào năm học mới này".

Ông Ka Ba Tơ, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Kon Tum cam kết: "Đây là sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh và Hội Khuyến học Việt Nam, của nhân dân cùng các nhà hảo tâm đối với đồng bào các dân tộc và học sinh xã Đăk Ang đang gặp nhiều khó khăn. Hội Khuyến học tỉnh xin hứa sẽ chỉ đạo giám sát công tác thi công xây dựng cầu treo đúng tiến độ, thời gian và chất lượng...".

Cũng trong buổi Lễ khởi công cầu Khuyến học & Dân trí, Quỹ Khuyến học Việt Nam và Hội Khuyến học tỉnh Kon Tum đã trao tặng 60 suất học bổng (mỗi suất trị giá 200.000 đồng) cho các em học sinh tiểu học và THCS nghèo đã có thành tích học tập tốt của xã Đăk Ang.

Bên cạnh các suất học bổng bằng tiền, Chi nhánh Công ty BHNT Prudential Việt Nam tại Tây Nguyên cũng tặng thêm mỗi em một chiếc cặp trị giá hơn 100.000 đồng/chiếc.

Thế là niềm mong ước bấy lâu của bà con hai bên bờ sông kể từ sau cơn bão số 9 năm 2009 đang dần thành hiện thực. Cầu Khuyến học & Dân trí khởi công, cảnh bám ròng rọc, đu dây đầy "sáng tạo" như những diễn viên đóng thế chuyên nghiệp sắp trở thành chuyện quá khứ...

Một số hình ảnh về buổi Lễ khởi công cầu Khuyến học & Dân trí:

TBT Dân trí Phạm Huy Hoàn và ông Ka Ba Tơ - Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Kon Tum ký hợp đồng tài trợ xây cầu.

Ông A Nhoi - Phó Chủ tịch thường trực HĐND tỉnh Kon Tum phát biểu tại lễ động thổ cầu Khuyến học & Dân trí.

Người dân và các em học sinh háo hức chờ đợi giây phút động thổ.

Các em học sinh "ngóng" buổi lễ từ bên kia sông.

Ông Lương Ngọc Toản - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam (áo trắng) trao học bổng cho các em học sinh.

TBT Dân trí cùng đại diện Prudential trao học bổng cho các em học sinh.

Cách vượt sông hàng ngày của em A Hương

Nhưng nhiều em khác ngập ngừng...

... rồi quay trở lại khi ra đến giữa dòng

Giám đốc 'lò sát sinh' của Khmer Đỏ bị án 35 năm tù

Tòa án đặc biệt về tội ác diệt chủng ở Campuchia hôm nay tuyên 35 năm tù đối với một trong những thủ lĩnh tập đoàn tội phạm Khmer Đỏ - giám đốc nhà tù S-21.

> Bắt đầu xử lãnh đạo Khmer Đỏ

> Cái chết bí hiểm của trùm diệt chủng Pol Pot

Bức ảnh Duch chụp hôm 26/11/2009 tại phiên tòa khi ông ta nói "cảm thấy hối hận và đau khổ" về cái chết của gần 15.000 người ở nhà tù Toul Sleng vào cuối những năm 70. Ảnh: AFP.

Bị cáo là giám đốc một nhà tù kinh hoàng ở Campuchia trong những năm 70, Kaing Guek Eav, 67 tuổi, thường được biết đến dưới tên Duch.

Người này quản lý nhà tù Toul Sleng, ngoại ô Phnom Penh mang mã hiệu S-21. Đây là nơi giam giữ hơn 14.000 người thời Khmer Đỏ. Chỉ hơn 10 người sống sót và thoát ra khỏi trại giam này khi Campuchia được giải phóng.

Trước đó các công tố viên đề nghị mức án 40 năm tù. Với án 35 năm, Duch chỉ phải thụ 30 năm bởi được giảm trừ khoảng thời gian đã bị giam trước khi ra tòa.

Duch là một trong 5 thủ lĩnh cấp cao của Khmer Đỏ còn sống và là người đầu tiên ra trước tòa án đặc biệt do Liên hợp quốc bảo trợ này. Trong lời phát biểu tại tòa năm ngoái, y thừa nhận đã chỉ đạo giết hơn 14.000 tù nhân, nhưng nói rằng chỉ tuân lệnh cấp trên. Y cũng cầu xin được tha thứ.

Tuy nhiên, các công tố viên cho rằng cựu giáo viên toán này đã ra lệnh sử dụng các biện pháp tra tấn tàn bạo để lấy lời khai, trong đó có rút móng chân và gây sốc điện. Duch cũng được xác định là người thông qua toàn bộ các vụ hành quyết.

Trong một cuốn sổ ghi chép của chính Duch còn giữ, khi được lính hỏi xử lý 6 bé trai và ba bé gái bị cáo buộc phản quốc thế nào, ông ta đã trả lời: "Giết đến tên cuối cùng".

Sau khi chế độ Khmer Đỏ bị lật đổ, Duch biến mất trong gần 20 năm, sống bằng nhiều tên giả ở tây bắc Campuchia và chuyển sang đạo Cơ đốc. Hắn bị một nhà báo Anh phát hiện và bị bắt năm 1999.

Duch bị cáo buộc tội chống nhân loại, tội ác chiến tranh, tra tấn và giết người có chủ đích. AP cho hay, tòa án xét xử Duch không có quyền áp đặt án tử hình.

Những trùm Khmer Đỏ khác chuẩn bị ra tòa gồm Noun Chea, phó chủ tịch đảng của Pol Pot; chủ tịch nước thời Khmer Đỏ Khieu Samphan; cựu thủ tướng Ieng Sary và vợ Ieng Thirith, cựu bộ trưởng bộ Nội vụ. Pol Pot, kẻ cầm đầu chế độ diệt chủng, đã chết năm 1998.

Khmer Đỏ cầm quyền ở Campuchia từ năm 1975-1979. Khoảng 1,7 triệu người đã chết dưới bàn tay của chế độ này. Khmer Đỏ thi hành những chính sách tàn khốc như sơ tán người ra khỏi các thành phố, bắt ép dân chúng lao động khổ sai ở nông thôn và giết chóc tàn bạo những người bị nghi ngờ là chống chế độ.

hiếc limousine Mercedes 'của Pol Pot' được rao bán

Chiếc xe sang trọng được cho là do trùm Khmer Đỏ Pol Pot sử dụng từ năm 1975 đến 1979 đang được rao bán tại Campuchia. Nó được một nhà báo nước ngoài phát hiện từ nhiều năm trước khi đang chở dưa hấu ra chợ bán.

Pol Pot đang đựng cạnh chiếc limousine cổ điển hiệu Mercedes, thời còn lãnh đạo Khmer Đỏ. Nay chiếc xe này được rao bán trên mạng đấu giá trực tuyến Ebay với giá khởi điểm 72.000 USD. Ảnh: Ebay.

Chiếc limousine Mercedes Benz Stretch đời 1973 nay được để trong khu vườn khách sạn Renakse, đối diện cung điện hoàng gia ở Phnom Penh, Campuchia. Cỗ xe sang trọng này được cho là đã đưa đón Pol Pot trong suốt những năm 1975-1979. Ảnh: AP.

Nội thất của chiếc limousine Mercedes đời 1973. Chủ sở hữu của chiếc xe hiện nay là một doanh nhân ngành ngân hàng Anh, người bỏ tiền mua từ năm 2001. Ông này khẳng định đây là xe của Pol Pot và đã chi một khoản không nhỏ để phục hồi vẻ đẹp nguyên bản của nó. Ảnh: AP.

Pol Pot, được cho là chủ cũ của chiếc xe sang trọng này, phải chịu trách nhiệm về cái chết của khoảng 2 triệu người Campuchia dưới thời ông ta cầm quyền và thi hành chính sách diệt chủng tàn bạo. Ảnh: AP.

Lời quảng cáo trên Ebay cho rằng, chiếc xe này cũng đã từng được minh tinh màn bạc Mỹ Matt Dillon sử dụng khi quay bộ phim "City of Ghosts" tại Campuchia, năm 2001. Ảnh: AP.

Chiếc Mercedes đang được cẩu lên xe tải trong một lần di chuyển. Hiện chưa có nguồn tin độc lập nào xác định đây đích thực là chiếc xe của Pol Pot. Giới chức Khmer Đỏ trước đây từng có một số chiếc Mercedes màu đen trong đội xe nên rất khó biết đích xác chiếc nào dành riêng cho Pol Pot. Ảnh: Ebay.

Chiếc xe hạng sang trên đường đất Campuchia. Cỗ xe này lần đầu tiên được một nhà báo nước ngoài phát hiện từ nhiều năm trước và mua lại khi nó được các nông dân Campuchia dùng để chở dưa hấu ra chợ bán. Sau đó chiếc xe về tay ông chủ người Anh và nay nó lại được rao bán. Ảnh: Ebay.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#quyyenthe