vs mt khong khi_2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 16. Khí O2

a. Nguồn gốc: O2 trong không khí là sản phẩm của quá trình quang hợp. Cây xanh có khả năng sản xuất O2 dưới tác động của ánh sáng mặt trời.

b. Tính chất:

- O2 là chất khí không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí

d = 32/29 = 1,1

- O2 ít tan trong nước: 100ml nước ở 200C, 1atm hòa tan 3,1ml khí O2.

- Độ tan: S = 0,0043g/100g nước.

c. Tác động sinh học:

- O2 là dưỡng khí đối với cơ thể

- Thiếu O2 gây rối loạn quá trình oxy hóa - khử ở mô bào, quá trình trao đổi chất diễn ra không hoàn toàn, hình thành các sản phẩm độc trung gian, làm cơ thể mệt mỏi, ngạt và chết.

d. Ý nghĩa vệ sinh:

- Việc xác định nồng độ O2 trong không khí không có ý nghĩa thực tế về mặt vệ sinh vì lượng O2 trong chuồng gần như lượng O2 trong không khí.

- Khi hàm lượng một số khí khác tăng như hàm lượng O2 trong không khí giảm, khi đó cần có các biện pháp làm thông thoáng chuồng nuôi để cung cấp O2 vào tiểu khí hậu chuồng nuôi.

 - Khi vận chuyển gia súc từ vùng đồng bằng lên miền núi cao và ngược lại cần chú ý vì lên cao hàm lượng O2 trong không khí giảm, gia súc thường mệt mỏi; vì vậy cần có thời gian để gia súc thích nghi với sự thay đổi này.

Câu 17. Khí CO2

a. Nguồn gốc

- Trong tự nhiên:

+ CO2 là sản phẩm của quá trình đốt cháy nhiên liệu đặc biệt là nhiên liệu hóa thạch: than đá, khí gas, xăng dầu…

+ CO2 là sản phẩm của quá trình lên men, thối rữa…

+ CO2 là sản phẩm của quá trình h/hấp của t/vật,đ/vật và con người.

- Trong chuồng nuôi:

­+ CO2 do v/n thải ra qua hơi thở

+ CO2 sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu dùng để sưởi ấm

+ CO2 là sản phẩm của quá trình lên men phân giải t/ăn, nc tiểu…

- Trong cơ sở giết mổ:

-trong cơ sở chế biến sp đv:

b. Tính chất

- CO2 là khí nặng hơn không khí, có tỷ trọng d = 1,529; không màu, không mùi

- Trong không khí, trung bình CO2 chiếm 0,32% (thường dao động từ 0,3 - 0,4%)

- Trong chuồng nuôi, CO2 thường ở lớp không khí phía dưới (gần nền chuồng) và ở góc chuồng

- CO2­ trong tiểu khí hậu chuồng nuôi thường cao hơn trong đại khí hậu, hàm lượng biến động tùy thuộc vào độ thông thoáng của chuồng. Nếu chuồng sạch, thoáng thì lượng CO2 trong chuồng chỉ gấp 2 - 3 lần lượng CO2 trong đại khí hậu. Nếu chuồng bẩn, kém thoáng thì lượng CO2 đạt 0,5 - 1%.

- CO2 là chất khí có khả năng hấp thu mạnh bức xạ mặt trời, là chất có vai trò lớn trong việc gây ra hiệu ứng nhà kính.

- CO2 là 1 chỉ tiêu đánh giá mức độ thông thoáng của chuồng nuôi

- Tiêu chuẩn v/s: 0,25 - 0,3%.

c. Tác động sinh học

- Bình thường CO2 là chất khí không độc, có tác dụng kích thích trung khu hô hấp. Người ta đã ứng dụng điều này trong chữa ngạt thở bằng cách bổ sung 5% CO2 vào khí O2 giúp cơ quan hô hấp nhanh hồi phục.

- Khi CO2 tăng, tỷ lệ O2/ CO2 thay đổi, gây hiện tượng thiếu O2 giả, cơ thể tăng quá trình hô hấp, trao đổi chất. Quá trình trao đổi chất diễn ra không hoàn toàn, sinh ra các sản phẩm trung gian gây ngộ độc. Ngoài ra CO2 còn vào máu và mô bào, ảnh hưởng đến hệ đệm, gây ngộ độc toan.

- Nồng độ CO2 ≤ 1%: con vật thở sâu và rối loạn vận mạch, con vật mệt mỏi, giảm sức đề kháng và sức sản xuất.

- Nồng độ CO2 = 4 – 5%: kích thích niêm mạc đường hô hấp gây ho, nóng ngực, tim đập nhanh và rõ, áp lực máu tăng.

- Khi nồng độ CO2 giảm thấp < 0,02% cũng ảnh hưởng đến quá trình hô hấp vì cơ thể hô hấp cần CO2 và O2 với tỷ lệ nhất định (95% O2, 5% CO2). Khi CO2 giảm thấp, ảnh hưởng đến sự thu nhận khí của cơ thể (ít xảy ra trong tự nhiên).

d. Biện pháp kiểm soát khí CO2

- Có các biện pháp bảo vệ mt

- Giảm nguyên nhân sinh ra CO2 trong chuồng nuôi

- Xây dựng chuồng trại thông thoáng, đạt tiêu chuẩn

- Thực hiện đúng quy trình chăn nuôi và vệ sinh

Câu18 Khí CO

a. Nguồn gốc

- Trong tự nhiên:

+ CO được tạo ra do quá trình đốt chảy nhiên liệu trong điều kiện thiếu O2

+ CO có nhiều trong hầm mỏ

+ Trong đất có 1 số quá trình hình thành khí CO

­- Trong chuồng nuôi, cơ sở giết mổ, cơ sở chế biến sản phẩm động vật: CO sinh ra do việc đốt cháy nhiên liệu không hoàn toàn, đặc biệt là việc sử dụng than đá làm khí đốt.

b. Tính chất

- CO là chất khí không màu, không mùi, không kích thích thần kinh và niêm mạc nên rất khó nhận biết

- CO tồn tại lâu trong môi trường : 4 tháng - 1 năm tùy mức độ thông thoáng à gây ảnh hưởng lâu dài đến những động vật sống trong môi trường có CO.

c. Tác động sinh học

CO vào phổi rồi vào máu. CO và Haemoglobin (Hb) có ái lực rất lớn, lớn hơn nhiều lần so với ái lực của O2 và Hb (ở người: gấp 300 lần, thỏ: gấp 150 lần).

CO + Hb = HbCO

à Do đó có thể bị thiếu O2, nhất là ở não.

- Tiêu chuẩn vệ sinh: trong chăn nuôi CO < 0,02 mg/l.

d. Biện pháp kiểm soát

- Đảm bảo chuồng thông thoáng

- Hạn chế sử dụng than hoặc đốt cháy nhiên liệu để sưởi

Câu 19 Khí NH3 (Amoniac)

a. Nguồn gốc

- NH3 là sản phẩm của sự phân giải các hợp chất hữu cơ chứa nitơ

- Trong tự nhiên, NH3 từ 0,001 – 2,5 mg/m3

- Trong chuồng nuôi: NH3 là sản phẩm của sự phân giải phân, nước tỉeu, chất thải, thức ăn thừa…

+ Trong nước tiểu có ure à phân giải thành NH3

+ Trong phân có nhiều chất hữu cơ chứa nitơ chưa được phân giải hết, đặc biệt là trong phân gia súc bị bệnh đường tiêu hóa, gia súc ăn nhiều protein.

- Trong cơ sở giết mổ, chế biến sản phẩm động vật: NH3 là sản phẩm của sự phân giải các chất chứa trong dạ dày, ruột, các sản phẩm phụ của quá trình giết mổ, chế biến.

b. Tính chất

- Không màu, mùi khai, kích thích đầu mút dây thần kinh

- Tỷ trọng d = 0,769, nhẹ hơn không khí, dễ hòa tan

- Dễ hấp thụ trên bề mặt ẩm

c. Tác động sinh học

- NH3 kích thích niêm mạc mắt, niêm mạc đường hô hấp. Biểu hiện:

+ con vật ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt ( khi nồng độ thấp, thời gian kích thích ngắn)

+ khi nồng độ cao gây viêm niêm mạc mắt, viêm dính bờ mi, viêm đường hô hấp trên

- Khi nồng độ cao, thời gian tác động dài: NH3 hòa tan trong niêm dịch, hấp thu vào máu, làm hệ đệm của máu thay đổi, tăng kiềm dự trữ của máu, làm con vật trúng độc kiềm.

NH3 còn kết hợp với Hb à làm chức năng vận chuyển O2 của Hb mất, con vật thiếu O2 ở mô bào.

- Sau đó, NH3 lên não kích thích thần kinh trung ương gây rối loạn hô hấp, con vật hôn mê

- Chú ý: nếu hàm lượng NH3 thấp, cơ thể có khả năng tự giải độc, đào thải NH3 qua nước tiểu

NH3 + CO2à (NH2)2CO

- Tiêu chuẩn vệ sinh:

d. Biện pháp kiểm soát

- Giảm thiểu các nguyên nhân sinh NH3­, đảm bảo quy trình chăn nuôi, vệ sinh loại bỏ các chất thải trong chuồng nuôi, vệ sinh chuồng trại.

- Hàm lượng NH3­ trong không khí tỷ lệ thuận với độ ẩm à phải giảm độ ẩm kết hợp làm thông thoáng chuồng.

- Dùng 1 số chất có khả năng hấp phụ, trung hòa như than, vôi…

Câu 20. Khí H2S (Hydro sulfua)

a. Nguồn gốc

H2S là sản phẩm của quá trình phân giải hợp chất hữu cơ có chứa S (phân, chất thải, thức ăn thừa, sản phẩm phụ của quá trình giết mổ, chế biến)

b. Tính chất

- H2S là chất khí không màu, mùi trứng thối

- Có tính chất tương đối giống NH3: dễ hấp phụ trên bề mặt ẩm, dễ hòa tan trong nước, trong hơi ẩm. Nhưng sau khi hấp phụ, H2S được cố định bền ở môi trường và các vật liệu à gây mùi hôi thối kéo dài, lưu cữu trong chuồng nuôi ( khác với NH3: NH3 khi hấp phụ vào những vật ẩm, không khí ẩm, nếu làm thông thoáng thì NH3 có khả năng tách ra).

- H2S có tính axit, có khả năng kích thích đầu mút dây thần kinh

c. Tác động sinh học

- Khi vào cơ thể gây kích thích và viêm cục bộ

Khi vào đg hh,trong niêm dịch:

H2S + NaOH à Na2S + H2O

H2S + KOH à K2S + H2O

Na2S và K2S kích thích đầu mút dây thần kinh, gây viêm cục bộ

- Khi Na2S vào máu, Na2S lại được thủy phân thành H2S

Na2S + H2O à NaOH + H2S tân sinh

H2S tân sinh có tác động mạnh, ảnh hưởn sâu sắc hơn so với H2S ở môi trường.

+ H2S tân sinh kết hợp với Fe2+ trong nhân Hem của Hb, làm cơ thể thiếu O2.

+ H2S tân sinh theo máu đến thần kinh trung ương, tác động đến trung khu hô hấp, tuần hoàn, vận mạch à làm rối loạn hô hấp, tuần hoàn, vận mạch, gây chết.

- Tiêu chuẩn vệ sinh trong chuồng nuôi: < 0,01 ml/l (10 ppm) hoặc 0,015 mg/l

d. Biện pháp kiểm soát

- Có những biện pháp như với khí NH3:

+ Thực hiện tốt quy trình vệ sinh, quy trình chăn nuôi

+ Xây dựng chuồng đảm bảo thông thoáng

- Biện pháp hóa học:

+ Dùng chất ngụy trang, có mùi mạnh hơn, ưa thích hơn phun phủ lên trên ( sử dụng nhiều trong y tế, công sở)

+ Dùng những chất trung hòa, là những chất có tính oxy hóa như O3, dung dịch H2O2, KMnO4, K2Cr2O7, Clo và các chế phẩm của Clo ( NaOCl, Ca(OCl)2, nước Javen...), thường sử dụng NaOCl 2%, Ca(OCl)2 2% phun sương trong môi trường không khí:

NaOCl + H2O à HOCl + HCl

HOCl à [O] + HCl

H2S + [O] à S + H2O

+ Dùng chất hấp phụ, hấp thụ: than hoạt tính, vôi... vừa giảm được độ ẩm trong chuồng nuôi

- Biện pháp sinh học:

+ Dùng các chế phẩm được chiết ra từ cây cỏ tự nhiên: De-odorase dùng phun sương hoặc bổ sung vào thức ăn với hàm lượng 120 g/tấn thức ăn. Cơ chế tác động: giúp tiêu hóa và hấp thu triệt để hơn, kích thích sinh trưởng à sản phẩm khi thải ra ngoài triệt để hơn, giúp cải thiện k/hậu ch/nuôi.

+ Dùng các chế phẩm được tạo thành từ vi khuẩn:

Chế phẩm EM (Effective Micro-organisms): chế phẩm này được tạo thành từ khoảng 80 loại vi khuẩn trong tự nhiên với các nhóm khác nhau, tác dụng giống De-odorase: tăng tiêu hóa, kích thích sinh trưởng.

Chế phẩm Bamix (do Việt Nam sản xuất, tương tự EM)

Những chế phẩm này có thể phun vào chuồng, chất độn chuồng hoặc trộn vào thức ăn. Với gà, do sợ độ ẩm nên thường trộn vào chất độn chuồng hoặc trộn vào thức ăn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro