VSV moitruong

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 33: Trình bày 1 số VSV thường gặp trong đất, nước, không khí, cơ thể người bình thường

         Đất, nước, không khí

-Đất: có đủ điều kiện cần thiết cho VSV phát triển

-Nước: cũng là môi trường thiên nhiên VSV có thể phát triển, có: Samonella, Shigella, V. cholerea

-Không khí: không có chất dinh dưỡng cho VSV phát triển, lại có ánh sáng mặt trời→vi khuẩn khó nhân lên, tồn tại lâu. Thường gặp VSV gây bệnh đường hô hấp: lao, bạch hầu. S. pyogens, S. aureus, virus cúm, sởi...

         Cơ thể người

-Các VSV trên da và niêm mạc:

 +Ở da chủ yếu là cầu khuẩn Gram dương, điển hình là tụ cầu, phần lớn ở da đầu, họng. Ngoài ra còn có các trực khuẩn Gram dương như Corynebacterium hoffmanii...

-Các VSV ký sinh ở đường tiêu hóa

 +VSV ký sinh ở miệng

         .)Miệng khi có bã thức ăn, nhiệt độ thích hợp là điều kiện thuận lợi cho 1 số VSV phát triển

         .)Thường có: tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn sữa, E.coli, 1 số xoắn khuẩn

 +VSV trong dạ dày

         .)pH dạ dày thấp nên có ít VSV, là những vi khuẩn từ miệng vào

         .)Thường gặp: vi khuẩn lao tồn tại được, Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày tá tràng

 +VSV ở ruột

         .)Người lớn&trẻ em nuôi bằng sữa bò: E. coli (70%), Proteus, cầu khuẩn đường ruột, Klebsiella, 1 số vi khuẩn kỵ khí

         .)Trẻ nuôi bằng sữa mẹ: Bifidobacterium bifidum

-VSV ở đường hô hấp

 +VSV ở mũi: nhiều trực khuẩn giả bạch hầu và tụ cầu, nhất là tụ cầu vàng

 +VSV ở họng mũi: khá phong phú: S.viridans, H. influenza, Nesseria hoại sinh

 +VSV ở phế quản và khí quản: do có niêm dịch, đại thực bào nên đường hô hấp dưới thường không có VSV

-VSV ở bộ máy sinh dục tiết niệu

 +Trong điều kiện bình thường: chỉ có bên ngoài bộ máy sinh dục tiết niệu mới có VSV

 +Nam giới: Mycobacterium smegmatis, lỗ niệu đạo có tụ cầu, trực khuẩn Gram âm

 +Nữ giới: tụ cầu, trực khuẩn giả bạch hầu, cầu khuẩn đường ruột, E.coli

-VSV ở niêm mạc mắt

 +Thường thấy: trực khuẩn niêm mạc hoặc tụ cầu da

-VSV ở bộ máy tuần hoàn và các phủ tạng

 +Bình thường: không có VSV

Câu 34: 3 loại đường truyền bệnh của VSV, mỗi loại 1 ví dụ minh họa

         Tiếp xúc trực tiếp

-Bệnh lậu, giang mai, AIDS... qua quan hệ tình dục

         Gián tiếp

-Lây bệnh gián tiếp qua môi trường trung gian như: không khí, nước, thức ăn, dụng cụ sinh hoạt..., VSV vào người lành rồi gây bệnh, ví dụ: virus cúm, V. cholexrea

         Thông qua môi giới trung gian là côn trùng tiết túc

-VSV từ vật chủ hay môi trường bên ngoài qua côn trùng tiết túc (bọ chét, chấy rận, muỗi...) rồi từ côn trùng tiết túc xâm nhiễm vào người lành. VD: dịch hạch, Arbovirus (sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản)

         Tóm lại, đường xâm nhập của VSV vào cơ thể rất quan trọng đối với sự phát triển của bệnh truyền nhiễm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro